1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tháo gỡ rào cản trong phát triển nhân lực khoa học và công nghệ thực hiện giám định công nghệ tại công ty vinacontrol hà nội

90 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

thời đưa ra các biện pháp chính sách cụ thể tháo gỡ giúp các doanh nghiệp xúc tiến thương mại như công ty VINACONTROL HÀ NỘI nhận rõ tình trạng và thực hiện các biện pháp để phát triển n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Học viên xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy, Cô đã trực tiếp giảng dạy các môn học chung, các chuyên đề trong chương trình đào tạo của khoá học, qua đó đã truyền đạt cho học viên rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu và bổ ích

Học viên xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô, cán bộ phụ trách chuyên môn và hành chính của Phòng Quản lý sau đại học, Ban chủ nhiệm và cán bộ, viên chức khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên tham gia học tập và nghiên cứu tại trường

Học viên xin chân thành cảm ơn Tiến sỹ Nguyễn Văn Học, Thầy hướng dẫn trực tiếp học viên hoàn thành luận văn này

Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các vị nguyên là lãnh đạo, lãnh đạo đương nhiệm, các cán bộ, công chức, bạn bè đồng nghiệp công

ty Vinacontrol Hà Nội đã tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ học viên trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Học viên xin cảm ơn mọi sự đóng góp cho việc hoàn thiện luận văn này

Hà Nội, ngày 5 tháng 10 năm 2017

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Tên đề tài 6

2 Lý do chọn đề tài 6

3 Lịch sử nghiên cứu 7

4 Mục tiêu nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 10

6 Mẫu khảo sát 10

7 Câu hỏi nghiên cứu 10

8 Giả thuyết nghiên cứu 10

9 Mô tả tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 11

10 Cấu trúc dự kiến của Luận văn 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KH&CN THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ 13

1.1 Một số khái niệm 13

1.1.1 Nguồn nhân lực 13

1.1.2 Nhân lực KH&CN (scientific and technical personnel) 15

1.1.3 Quản lý 17

1.1.4 Rào cản 20

1.1.5 Công nghệ 21

1.2 Giám định công nghệ 24

1.2.1 Phân loại giám định công nghệ 24

1.2.2 Nội dung giám định công nghệ 24

1.3 Vai trò của giám định công nghệ trong quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ 31

1.4 Những rào cản trong phát triển nhân lực thực hiện giám định công nghệ 33

1.4.1 Thủ tục giám định mang nặng tính hành chính 33

1.4.2 Tâm lý ngại đổi mới theo hướng định hướng thị trường mới 34

Trang 5

1.4.3 Năng lực chuyên môn về các lĩnh vực KH&CN 34

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY VINACONTROL HÀ NỘI 37

2.1 Về Công ty cổ phần tập đoàn Vinacontrol 37

2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động giám định của VINACONTROL HÀ NỘI 40

2.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty: 40

2.2.2 Cơ sở vật chất 42

2.2.3 Nguồn nhân lực 44

2.3 Quy trình thực hiện giám định thương mại 45

2.3.1 Nhận yêu cầu giám định 45

2.3.2 Diễn biến vụ giám định 45

2.3.3 Kết quả kiểm tra 46

2.4 Những khó khăn, thuận lợi 47

2.4.1 Khó khăn: 47

2.4.2 Thuận lợi: 50

2.4.3 Kết quả thực hiện hoạt động 52

2.4.4 Công tác thị trường: 55

2.4.5 Công tác kỹ thuật nghiệp vụ 59

2.4.6 Duy trì hệ thống quản lý chất lượng 61

2.4.7 Quản trị hành chính, quản trị tài chính 62

2.5 Nhận diện rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN phục vụ giám định công nghệ tại VINACONTROL HÀ NỘI 63

2.5.1 Về nhận thức và tâm lý chần trừ 63

2.5.2 Nguồn nhân lực 65

2.5.3 Năng lực đầu tư, hạ tầng kỹ thuật và cung cấp thông tin công nghệ yếu 65

Trang 6

2.6 Nguyên nhân rào cản 66

Tiểu kết chương 2 67

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THÁO GỠ RÀO CẢN TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KH&CN THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY VINACONTROL HÀ NỘI 69

3.1 Tiếp cận đề xuất giải pháp 69

3.2 Giải pháp nội tại tháo gỡ rào cản 69

3.2.1 Mục tiêu ngắn hạn và giải pháp 69

3.2.2 Mục tiêu trung hạn và giải pháp 70

Về bản chất các giải pháp này là các giải pháp chuẩn bị cho khai thác thị trường dịch vụ giám định công nghệ tại công tyVINACONTROL Hà nội 73

3.2.3 Mục tiêu dài hạn và giải pháp 74

3.2.2 Nguồn nhân lực 75

3.2.3 Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật 77

3.3 Các giải pháp vĩ mô 77

3.3.1 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh loại hình dịch vụ giám định công nghệ 77

3.3.2 Tuyên truyền để nhận thức đúng vè vai trò của giám định công nghệ và thị trường dịch vụ này 78

3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực 78

3.3.4 Đầu tư và đảm bảo thông tin cho giám định công nghệ 79

Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 85

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

APCTT Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu á và Thái

Bình Dương CBNV Cán |Bộ Nhân Viên

CNTT Công Nghệ Thông Tin

GĐ1 Giám Định 1

GĐ2 Giám Định 2

HACCP Hazard Analisis Critical Points

KH&CN Khoa Học và Công Nghệ

NC & PT Nghiên Cứu và Phát Triển

NC & TK Nghiên Cứu và Triển Khai

NVTH Nghiệp Vụ Tổng Hợp

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

TQM Total Quality Management

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

hiệp quốc, viết tắt

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tác nhân cản trở (rào cản) và thúc đẩy đổi mới 21

Bảng 2.1 Thống kê theo bậc học và độ tuổi của nhân lực Vinacontrol Hà Nội 44

Bảng 2.2 Về tài chính của toàn Chi nhánh 52

Bảng 2.3 thống kê tăng trưởng kinh doanh giai đoạn 2012 đến 2016 của Vinacotrol Hà Nội 52

Bảng 2.4 Về sản phẩm dịch vụ toàn chi nhánh 53

Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của các đơn vị 53

Bảng 2.6 Kết quả các mặt hàng giám định của toàn Chi nhánh 58

Hình 2.1 Phân bố các chi nhánh các công ty thuộc tập đoàn VINACONTROL 38

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của Công ty 39

Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức của Chi nhánh Hà Nội 40

Trang 9

- Việc mua bán công nghệ dẫn đến nhu cầu giám định công nghệ ít nhất phục vụ cho các hợp đồng thương mại, cao hơn để biết được tính cập nhật của công nghệ, tránh được tình trạng công nghệ lạc hậu, biến nước ta thành “bãi rác công nghệ”

- Tuy nhiên, việc giám định công nghệ tại các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL hiện nay vẫn theo phương thức cảm quan là chủ yếu và về

cơ bản vẫn lấy thông tin của bên bán (hoặc bên mua) để so sánh với thực tế rồi đưa ra kết luận giám định

- Ngoài việc thiếu các phương tiện hiện đại, việc thiếu các giám định viên có kiến thức KH&CN và trình cập nhật công nghệ mới không thể đáp ứng được nhiệm vụ giám định công nghệ phục vụ mục tiêu đổi mới công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp mua bán công nghệ tiến bộ

- Lãnh đạo các công ty giám định thuộc hệ thống VINACONTROL không muốn thêm chức năng giám định trình độ công nghệ phục vụ mục tiêu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, chỉ gói gọn trong giám định cảm quan để sớm hoàn thành các thương vụ

- Việc nhận diện rõ các rào cản trên có thể giúp các nhà hoạch định chính sách phối hợp chính sách thương mại với chính sách KH&CN, đồng

Trang 10

thời đưa ra các biện pháp chính sách cụ thể tháo gỡ giúp các doanh nghiệp xúc tiến thương mại (như công ty VINACONTROL HÀ NỘI) nhận rõ tình trạng và thực hiện các biện pháp để phát triển nhân lực KH&CN đáp ứng nhiệm vụ giám định công nghệ phục vụ đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong nền kinh tế là cần thiết

Trên cơ sở phân tích, học viên lựa chọn đề tài “Tháo gỡ rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ tại công ty VINACONTROL HÀ NỘI”

3 Lịch sử nghiên cứu

3.1 Trần Trí Đức (2003) “Chính sách phát triển nhân lực NC&TK trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt nam” đã làm rõ khái niệm về nhân lực KH&CN và những khái niệm có liên quan khác, kinh nghiệm xây dựng chính sách phát triển nhân lực NC&TK của một số nước châu Á và đề xuất các chính sách đối với Việt nam trong bối cảnh chuyển đổi Logic giải quyết vấn đề gợi suy cho học viên cách tiếp cận trong đề xuất các giải pháp tháo gỡ các rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN thực hiện nhiệm vụ giám định công nghệ Thực tế cho thấy việc chuyển đổi từ thuần túy giám đinh cảm quan sang giám định công nghệ, theo logic hình thức cũng không khác mấy so với việc chuyển đổi thể chế kinh tế xét theo khía cạnh quản lý

3.2 Nguyễn Thị Anh Thu (2004) Báo cáo đề tài cấp bộ về chính sách phát triển nhân lực NC&PT trong các Viện NC&PT” đã làm rõ khái niệm nhân lực NC&PT, phân tích hiện trạng và đề xuất các giải pháp chính sách để phát đội ngũ này trong các viện NC&PT (nay được gọi là các viện NC&TK theo thuật ngữ thông lệ quốc tế)

3.3 Ths Lê Thị Tố Uyên (2013) trong bài viết đăng trên báo điện tử của Sở KH&CN Thành phố Hải phòng về “Phát triển nhân lực KH&CN thành

Trang 11

phố đáp ứng nhu cầu tái cấu trúc nền kinh” đã nêu ra quan niệm về sự nhân lực KH&CN và vai trò của đội ngũ này trong tái cấu trúc nền kinh tế thành phố

3.4 Nguyễn Mạnh Quân (2005) với Tổng luận về sự phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN đã phân tích các quan niệm về nhân lực KH&CN của các nước ASEAN và ứng với các quan niệm đó là các chương trình đào tạo và tái đào tạo khả dĩ đáp ứng mục tiêu đã đề ra Cách phân tích này gợi mở cho đề tài trong đề xuất giải pháp tháo gỡ các rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN đáp ững nhu cầu giám định công nghệ của công ty VINACONTROL HÀ NỘI

3.5 Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Hòa (2016) “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN lĩnh vực năng lượng nguyên tử Việt nam thông qua ứng dụng cách tiếp cận hệ thống trong đào tạo” đã đề cập tới các quan niệm về nhân lực KH&CN nói chung và trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói riêng Những bất cập trong phát triển nhân lực KH&CN trong lĩnh vực này và tác giả đã khuyến nghị giải pháp đào tạo theo hệ thống để vượt qua những khó khăn, hạn chế đó

3.6 Luận văn thạc sĩ Mạc Thu Hiền (2015) “Giải pháp thu hút nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân theo tiếp cận chính sách đổi mới” làm rõ khái niệm về nhân lực KH&CN và nhân lực KH&CN chất lượng cao, vai trò của đội ngũ này trong phát triển kinh tế-

xã hội nói chung và trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân nói riêng Bằng tiếp cận chính sách đổi mới, tác giả đã đề xuất một hệ thống các biện pháp nhằm thu hút nguồn nhân lực đó cho sự phát triển ngành năng lượng hạt nhân nước ta

3.7 Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2015) – Viện Tổ chức Nhà nước với bài viết về Quan niệm về nhân lực KH&CN của một số nước trên thế giới cũng đã làm rõ khái niệm này tùy thuộc vào cái nhìn của từng nước, trên cơ

Trang 12

Nhận xét chung

Có thể nói rằng, những nghiên cứu trên đây hoặc thông qua các trích dẫn kinh điển, hoặc bằng cách nhìn tổng hợp đã làm rõ khái niệm cơ bản về nhân lực KH&CN với các thành phần tạo hệ có liên quan, các chính sách phát triển đội ngũ với một triết lý chính sách “hiền tài là kho báu của quốc gia”, nói cách khác là động lực của phát triển Những khái niệm này được học viên

hệ thống hóa lại như những khái niệm công cụ với một số lý giải trong việc lựa chọn khái niệm này hay khái niệm khác Cần nhấn mạnh rằng, các khó khăn vướng mắc với tư cách là “rào cản” trong phát triển nhân lực KH&CN của đất nước nói chung đã được các tác giả trên đây cũng như các học giả khác phân tích để qua đó đề xuất các chính sách phát triển nguồn nhân lực này

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, các công trình trên dành rất ít dung lượng cho nghiên cứu những vấn đề phát triển nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ (hiểu theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này), nhất

là việc đó lại được thực hiện ở một tổ chức dịch vụ giám định thuần cảm quan cho mục đích thương mại Việc nhận diện các rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN cho giám định công nghệ (đang nằm ngoài lối mòn giám định thương mại của các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL nói chung và VINACONTROL HÀ NỘI nói riêng và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ là ý tưởng mong muốn của học viên trong nghiên cứu đề tài luận văn này

4 Mục tiêu nghiên cứu

4.1 Mục tiêu tổng quát

Đề xuất giải pháp tháo gỡ rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ tại công ty VINACONTROL HÀ NỘI

4.2 Mục tiêu cụ thể - nhiệm vụ nghiên cứu

- Nhận diện rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ tại công ty VINACONTROL HÀ NỘI

Trang 13

- Phân tích hiện trạng nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ tại công ty VINACONTROL HÀ NỘI;

- Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ các rào cản được phân tích, nhận diện

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Phạm vi không gian

Nghiên cứu khảo sát chức năng nhiệm vụ, nhân lực thực hiện các hoạt động của công ty VINACONTROL HÀ NỘI; kinh nghiệm giám định công nghệ phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp tại cơ sở có chức năng tương tự;

7 Câu hỏi nghiên cứu

8 Giả thuyết nghiên cứu

8.1 Giả thuyết chính: Khắc phục nhận thức của lãnh đạo và nhân viên,

Trang 14

phục vụ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp là giải pháp cơ bản để tháo gỡ rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ tại công ty VINACONTROL HÀ NỘI

8.2 Giả thuyết phụ: Những bất cập về nguồn nhân lực trình độ KH&CN là rào cản chính trong phát triển nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ tại công ty VINACONTROL HÀ NỘI

9 Mô tả tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Tiếp cận lý thuyết

- Tiếp cận tâm lý học: Nhận diện tâm lý ngại đổi mới của lãnh đạo doanh nghiệp, tác phong lãnh đạo, tác động âm tính đến phát triển nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ tại công ty VINACONTROL HÀ NỘI;

Tiếp cận phương pháp

- Tiếp cận hệ thống: Đây sẽ là tiếp cận xuyên suốt trong quá trình thực hiện Luận văn từ việc xây dựng đề cương, thiết kế câu hỏi, phân tích hiện trạng công ty VINACONTROL HÀ NỘI, các rào cản và tác động của các rào cản đến phát triển nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ tại công

ty VINACONTROL HÀ NỘI;

- Tiếp cận nội quan và ngoại quan: trong nhận xét và phân tích chủ quan

và khách quan về thực trạng nhân lực của công ty VINACONTROL HÀ NỘI;

- Tiếp cận cá biệt / so sánh: Học viên sử dụng tiếp cận này trong nghiên cứu kinh nghiệm của các đơn vị tương đương như công ty VINACONTROL HÀ NỘI

Các phương pháp thu thập thông tin

- Nghiên cứu tài liệu: Thu thập, xử lý thông tin có liên quan đến thực trạng tổ chức và hoạt động của công ty VINACONTROL HÀ NỘI;

- Phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu: Học viên sẽ tiến hành phỏng vấn/phỏng vấn sâu một số chuyên gia, một số nhà quản lý, một số lãnh

Trang 15

đạo phòng ban về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu Việc phỏng vấn sâu thực hiện theo phương thức khuyết danh, phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi (xem phụ lục 1)

10 Cấu trúc dự kiến của Luận văn

Trang 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KH&CN

THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Nguồn nhân lực

Thuâ ̣t ngữ nguồn nhân lực (hurman resourses) xuất hiê ̣n vào t hâ ̣p niên

80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý , sử dụng con người trong lao động Nếu như trước đây phương thức quản tri ̣ nhân viên (personnel management ) với các đă ̣c trưng coi nhân viên là lực lượn g thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao đô ̣ng của ho ̣ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 80 đến nay với phương thức mới , quản lý nguồn nhân lực (hurman resourses management ) với tính chất mềm dẻo hơn , linh hoa ̣t hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất

các khả năng tiềm tàng , vốn có của ho ̣ thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao đô ̣ng phát triển Có thể nói, sự xuất hiê ̣n của thuâ ̣t ngữ "nguồn nhân lực" là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong viê ̣c sử du ̣ng nguồn lực con người [2]

"Nguồn lực con người" hay "nguồn nhân lực”, là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy

mô, loại hình, chức năng khác nhau ) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế – xã hô ̣i của quốc gia, khu vực , thế giới Như vậy, nguồn nhân lực là nguồn lực với các

yếu tố vâ ̣t chất , tinh thần ta ̣o nên năng lực , sức ma ̣nh phu ̣c vu ̣ cho sự phát

triển nói chung của các tổ chức

Trang 17

Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về nhữ ng tác đô ̣ng của toàn cầu hoá đối với nguồn nhân lực đã đưa ra đi ̣nh nghĩa nguồn nhân lực là trình

đô ̣ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn ta ̣i dưới da ̣ng tiềm năng của con người

Theo David Begg: “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn

mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu

tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”[1]

Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó, nhờ tính thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển

Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng bao gồm các yếu tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá

Như vậy, các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội

Khái niệm "nguồn nhân lực" (Human Resoures) được hiểu như khái niệm "nguồn lực con người" Khi được sử dụng như một công cụ điều hành, thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn được gọi là nguồn lao động Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao

Trang 18

Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội

Vì vậy, có thể định nghĩa: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội

1.1.2 Nhân lực KH&CN (scientific and technical personnel)

Theo định nghĩa của UNESCO (UNESCO manual for Statistics on

scientific and technogical activities Paris, June 1984 Trg 34), nhân lực

KH&CN (NLKHCN) có thể xác định là tổng số người tham gia trực tiếp vào hoạt động KH&CN trong một cơ quan hoặc một đơn vị và được trả công cho việc làm của mình Nhóm này bao gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phụ trợ

- Nhà khoa học: Những người làm việc có khả năng sử dụng hoặc

sáng tạo kiến thức và kỹ năng (engineering) và các nguyên lý công nghệ Tức

là những người được đào tạo về khoa học hoặc công nghệ tham gia các chức nghiệp trong hoạt động KH&CN, những nhà quản trị cao cấp và những người chỉ đạo các hoạt động KH&CN Trong trường hợp các hoạt động NC&TK,

“nhà khoa học” đồng nghĩa với nhà nghiên cứu và trợ lý nghiên cứu tham gia

cả trong khoa học tự nhiên lẫn trong khoa học xã hội và nhân văn

Trang 19

- Kỹ thuật viên: là những người làm nhiệm vụ kỹ thuật viên trong hoạt

động KH&CN, đã được đào tạo về kỹ thuật và dạy nghề trong các lĩnh vực kiến thức hoặc công nghệ, kể cả theo hình thức vừa học vừa làm

- Nhân lực phụ trợ: là những người có hoạt động kết hợp trực tiếp với kết

quả họat động KH&CN, thí dụ: thư ký, cán bộ quản lý, công nhân có tay nghề cao hoặc thấp trong các nghề nghiệp khác nhau và mọi nhân lực hỗ trợ khác

- Nhân lực cho hoạt động NC&TK “Nhân lực cho hoạt động

NC&TK cần phải kể tất cả những người được sử dụng trực tiếp cho NC&TK cũng như những người cung cấp các dịch vụ trực tiếp như các giám đốc các

dự án NC&TK, các nhà quản trị và đội ngũ thư ký” (Trần Chí Đức Về đội

ngũ cán bộ khoa học của Việt Nam Hội thảo Quốc gia về Chính sách Khoa học và kỹ thuật 20-21/11/1996)

Những người cung cấp các dịch vụ gián tiếp như đội ngũ bảo vệ, nhà ăn cần được loại trừ, mặc dù rằng tiền lương và thù lao của họ vẫn được tính trong chi phí thường xuyên khi thống kê về chi tiêu tài chính

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, rất khó xác định họ tham gia trực tiếp vào NC&TK ở mức độ nào Các sinh viên sau đại học cũng vậy, họ chỉ tham gia một phần trong những hoạt động NC&TK

Việc tính số người tham gia vào hoạt động NC&TK được tiến hành theo 3 nội dung sau:

Xác định loại nào có tham gia vào NC&TK;

Trang 20

trong các tổ chức NC&TK độc lập, các trường đại học, có quan hệ (trực tiếp hay gián tiếp) với hoạt động NC&TK, nhân lực trong các tổ chức NC&TK và các bộ phận làm công việc đổi mới công nghệ/ sản phẩm của doanh nghiệp

Như vậy, có thể thấy rằng các loại nhân lực “nhà khoa học”, “kỹ thuật viên” được xác định bằng cả trình độ lẫn chức vụ (occupation), trong khi các nhân lực phụ trợ được xem xét chỉ bởi tiêu chuẩn chức vụ

Định nghĩa nhân lực KH&CN của UNESCO như vậy là khá rộng và bao quát một lực lượng lao dộng khá đông Định nghĩa trên đây về nhân lực cho NC&TK hẹp hơn, nó được xem xét chủ yếu trên phương diện chức nghiệp Tương tự như vậy đối nhân lực KH&CN thực hiện giám định công nghệ được xem như là nhân lực có trình độ KH&CN và làm chức nghiệp giám định công nghệ và được pháp luật hiện hành ở nước ta gọi là giám định viên công nghệ Chức nghiệp này sẽ được xem xét dưới đây

1.1.3 Quản lý

“Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người Quản lý chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận

và quan niệm khác nhau” [1]

F.W Taylor (1856-1915) là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ

đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất

H Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình

và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập

kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra

Trang 21

M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con người, khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng: Quản

lý là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành thông qua người khác

C I Barnarrd (1866-1961) tiếp cận quản lý từ góc độ của lý thuyết hệ thống, là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý tổ chức cho rằng: Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công việc chuyên môn để duy trì và phát triển tổ chức Điều quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức

đó là sự sẵn sàng hợp tác, sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin

H Simon (1916) cho rằng ra quyết định là cốt lõi của quản lý Mọi công việc của tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ thể quản lý

Ra quyết định quản lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong tổ chức

Paul Hersey và Ken Blanc Harh tiếp cận quản lý theo tình huống quan niệm rằng không có một phương thức quản lý và lãnh đạo tốt nhất cho mọi tình huống khác nhau Người quản lý sẽ lựa chọn phương pháp quản lý căn cứ vào tình huống cụ thể

J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich trong khi nhấn mạnh tới hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho rằng: Quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được

Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra

Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weichrich đã chia các cách tiếp cận về quản lý thành các loại:

Trang 22

- Tiếp cận theo hành vi quan hệ cá nhân;

- Tiếp cận theo hành vi nhóm;

- Tiếp cận theo hệ thống hợp tác xã hội;

- Tiếp cận theo hệ thống kỹ thuật - xã hội;

- Tiếp cận theo lý thuyết quyết định;

- Tiếp cận hệ thống;

- Tiếp cận toán học hoặc “khoa học quản lý”;

- Tiếp cận theo điều kiện hoặc theo tình huống;

- Tiếp cận theo các vai trò quản lý;

- Tiếp cận tác nghiệp

Trong số các tiếp cận trên, Harold Koontz và các đồng sự đặc biệt lưu ý

và đồng quan điểm với tiếp cận tác nghiệp (tiếp cận này còn được gọi là trường phái quy trình quản lý) Tiếp cận này được đề cao bởi vì “Trường phái tác nghiệp thừa nhận sự tồn tại một hạt nhân trung tâm của khoa học quản lý

và lý thuyết đặc dụng cho quản lý và cũng rút tỉa những đóng góp quan trọng

từ các trường phái và các cách tiếp cận khác” Chính vì vậy, Harold Koontz

và các đồng nghiệp cho rằng: Bản chất quản lý là phối hợp các nỗ lực của con người thông qua các chức năng lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo và kiểm tra

Điều đáng lưu ý là các tác giả của “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” cho rằng: “khu rừng lý thuyết quản lý không chỉ tiếp tục nở hoa mà còn rậm rạp hơn gần gấp đôi con số các trường phái hoặc cách tiếp cận đã được tìm ra trong hơn hai mươi năm trước” Những tiếp cận và quan niệm khác nhau đã tạo ra bức tranh đa dạng và phong phú về quản lý, góp phần cho việc nhận thức ngày càng đầy đủ và đúng đắn hơn về quản lý

Từ các tiếp cận và quan niệm về quản lý trong lịch sử tư tưởng quản lý,

có thể tổng hợp và rút ra định nghĩa về quản lý như sau: Quản lý là tác động

Trang 23

có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đổi

1.1.4 Rào cản

Rào cản (Obstacle) (còn gọi là rào chắn (barrier) hay một chướng ngại vật (stumbling block)) là một đồ vật, một thứ gì đó, một hành động hay tình huống gây trở ngại Do vậy, có những kiểu rào cản khác nhau, chúng có thể là rào cản vật thể, kinh tế, tâm sinh lý, văn hoá, chính trị, kỹ thuật hay thậm chí

là quân sự Có thể hiểu là việc ngăn, không cho vượt qua, là sự trở ngại, ngăn cách, đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua

Trong thực tiễn với bất kỳ một hoạt động nào của con người đều có thể gặp phải những rào cản làm cho hoạt động hay quá trình đó đi lệch hướng với mục tiêu đã đặt ra, không thể tiếp tục hoạt động hoặc hoạt động không đạt hiệu quả như mong muốn Những rào cản đó được tạo nên một hay nhiều yếu

tố mang sắc thái tiêu cực gây nên Người ta thường gọi là những rào cản trong quá trình hoạt động của con người

Hiện nay thuật ngữ “rào cản” được dùng khá phổ biến, tuy nhiên nó lại không phải là một thuật ngữ chính thống Có thể hiểu một cách chung về rào cản trong phát triển nói chung là những yếu tố nào đó gây cản trở quá trình

đó, trong đó có yếu tố nguồn nhân lực là rào cản đáng kể Đầu tiên là năng lực

về kỹ thuật của đội ngũ Kinh nghiệm cho thấy, ở những đơn vị có đội ngũ am hiểu về chuyên mônvà có nhiều năng lực về kỹ thuật hơn thì quá trình thực hiện đổi mới sẽ nhanh chóng và thuận lợi Yếu tổ con người có trình độ với nhận thức rõ ràng về nghiệp vụ cộng với sự hỗ trợ của các phương tiện CNTT hiện đại sẽ đẩy nhanh quá trình thực hiện đổi mới Một yếu tố tâm lý của lãnh lãnh đạo và cán bộ quản lý theo kiểu “đứng giữa ngã ba đường” ngại đổi mới

Trang 24

sẽ phức tạp hóa, cản trở quá trình đổi mới: đổi chức năng, đổi mới cơ cấu, đổi mới thị trường v.v…

Rào cản nhìn dưới giác độ đổi mới có thể được xem như tất cả các tác nhân cản trở đổi mới (xem bảng dưới đây)

Bảng 1.1 Tác nhân cản trở (rào cản) và thúc đẩy đổi mới

Pháp lý Hê ̣ thống các bảo

đảm, pháp lý yếu , thiếu

Hê ̣ thống pháp lý bảo đảm tính hướng dẫn, đảm bảo đổi mới

Tổ chức

quản lý

Quá tập trung quan liêu, bao cấp, cứng nhắc

Các cơ chế mềm dẻo , thay đổi phù hợp với cơ chế tâ ̣p trung , dân chủ , luôn điều chỉnh , coi tro ̣ng tự chủ của doanh nghiê ̣p

1.1.5 Công nghệ

Để có thể có một cái nhìn đầy đủ về giám định công nghệ phục vụ cho các giao dịch công nghệ (mua bán, chuyển giao v.v…) với tư cách như là một dịch vụ trung gian thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ, cần xem xét một

số loại định nghĩa về công nghệ sau đây

Trang 25

Định nghĩa 1: Theo tác giả J Baranson (1976) Công nghệ là tập hợp

các kiến thức về một quy trình hoặc/và các kỹ thuật chế biến cần thiết để sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh Như vậy, bản chất của công nghệ là tập hợp các kiến thức với mục tiêu là sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm

Định nghĩa 2: Ngân hàng thế giới (1985) định nghĩa "công nghệ là

phương pháp chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố: thông tin về phương pháp; phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để thực hiện việc chuyển hóa; sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào và tại sao" Theo định nghĩa này thì công nghệ là thông tin, công cụ, sự hiểu biết và mục tiêu: để chuyển hóa nguồn vào thành sản phẩm

Định nghĩa 3: Tác giả Sharif (1986 - APCTT) cho rằng "công nghệ

bao gồm khả năng sáng tạo, đổi mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau

và sử dụng chúng một cách tối ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất, xã hội và văn hóa’ Tác giả này còn coi công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 dạng cơ bản: dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm trung gian hoàn chỉnh); dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm); dạng tài liệu (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích hợp được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu v.v ); và dạng thiết chế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty

tư vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp ) Trong định nghĩa này công nghệ

có thể là vật thể (thiết bị máy móc), hay còn được gọi là phần kỹ thuật (technoware); con người, phần con người (Humanware); ghi chép, phần thông tin (Inforware); và thiết chế tổ chức, hay phần tổ chức (Orgaware); Mục tiêu của công nghệ là để sử dụng tối ưu các kỹ thuật, để tác động vào các yếu tố môi trường vật chất, xã hội, văn hóa

Trang 26

Theo Luật KH&CN 2013 thì Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí

quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ phương tiện dung

để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm

Các định nghĩa về công nghệ trên đây phản ánh những cách nhìn khác nhau

về công nghệ của các cá nhân và/hoặc tổ chức khác nhau và thường là nhằm phục

vụ cho công việc và dựa vào kinh nghiệm của các tác giả/ tổ chức này

Cũng có thể thấy rằng các định nghĩa trình bầy trên đây về bản chất có những nét tương đồng nhưng trọng tâm nhấn mạnh thì khác nhau Có định nghĩa nhấn mạnh bản chất của công nghệ là "kiến thức" và chủ yếu phản ánh thực tế của các nước phát triển nơi giao dịch về công nghệ dưới dạng mua bán sáng chế, hợp đồng li-xăng là phổ biến Định nghĩa APCTT, Ngân hàng thế giới đưa ra nhằm đáp ứng những vấn đề liên quan đến quá trình công nghiệp hóa của các nước đang phát triển, nhấn mạnh tới các dạng thức cụ thể của công nghệ và/hoặc vật mang kiến thức công nghệ đó (như con người, thiết bị, tài liệu)

Một thực tế khá phổ biến trong giới quản lý KH&CN ở nước ta là việc coi công nghệ gồm 4 phần như theo định nghĩa của Sharif Điều này được bộc

lộ ở ngôn từ giới quản lý KH&CN hay dùng, trong một số giáo trình giảng dạy về quản lý công nghệ và ở nhiều ấn phẩm khác về chính sách công nghệ, chuyển giao công nghệ Nên nhớ rằng bản thân các tác giả đưa ra định nghĩa này cũng nhấn mạnh với định nghĩa như vậy sẽ thuận tiện cho việc đàm phán chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, rằng việc chia công nghệ thành các phần như vậy giúp bên mua (tiếp nhận chuyển giao) công nghệ dễ xác định các hạng mục cần đàm phán và các cân nhắc kèm theo (Ramanathan, 2000) Đồng thời có thể giúp ích cho việc giám định Do vậy Luận văn dung định nghiã này cho các phân tích tiếp theo trong các chương sau

Trang 27

1.2 Giám định công nghệ

1.2.1 Phân loại giám định công nghệ

Giám định công nghệ dự án đầu tư: là hoạt động kiểm tra và đánh giá

để xác định mức độ đạt được về mặt công nghệ của Dự án đầu tư đã triển khai trong thực tế tại thời điểm giám định so với nội dung công nghệ nêu trong Dự

án đầu tư đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư/quyết định đầu tư

Giám định công nghệ Hợp đồng chuyển giao công nghệ: là hoạt động kiểm tra và đánh giá để xác định mức độ đạt được của công nghệ đã chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong thực tế tại thời điểm giám định so với các nội dung của Hợp đồng đã được Cơ quan quản lý Nhà nước

có thẩm quyền đăng ký

1.2.2 Nội dung giám định công nghệ

Theo quy định tại thông tư số 14/TT-BKHCN của Bộ KH&CN, quy trình giám định công nghệ được thực hiện như dưới đây Đi trước một bước phải nói rằng đây là quy trình rất phức tạp, có nhiều thủ tục hành chính mà hậu quả của nó có thể làm chậm tiến độ đầu tư của các dự án nếu không có hệ thống chuyên gia thẩm định có trình độ KH&CN trong các lĩnh vực tương ứng Các chuyên gia này, trong quy trình được gọi là các thẩm đinh viên

1.2.2.1 Giám định dự án đầu tư

+ Giám định máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất

a) Đánh giá sự phù hợp và tính đồng bộ của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với yêu cầu nêu trong Hồ sơ Dự án

b) Đánh giá chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với các tiêu chí đã nêu trong Hồ sơ Dự án:

- Công suất huy động thực tế so với công suất thiết kế;

Trang 28

tạo ra sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng quy định: như độ chính xác gia công,

độ tinh khiết chế biến,

- Tính tiên tiến của dây chuyền sản xuất, tỷ lệ thiết bị tiên tiến, hiện dại;

- Mức độ cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất ;

- Xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất, hãng sản xuất);

- Năm sản xuất, thực trạng kỹ thuật của máy móc, thiết bị, thời gian đã qua sử dụng và chất lượng còn lại (đối với thiết bị đã qua sử dụng)

- Chi phí (hoặc định mức tiêu hao) năng lượng cho một đơn vị sản phẩm;

- Chi phí (hoặc định mức tiêu hao) nguyên, vật liệu cho một đơn vị sản phẩm;

- Tính an toàn, mức độ gây ô nhiễm môi trường

Có thể tiến hành giảm định máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất khi ở các trạng thái: Đang vận hành hoặc không vận hành (đã lắp đặt hoàn chỉnh hoặc còn tháo rời)

Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực sản xuất mà lựa chọn các nội dung và chỉ tiêu cụ thể khi giám định máy móc, thiết bị và đẩy chuyền sản xuất cho phù hợp với ngành, lĩnh vực đó

+ Giám định về tài liệu, thông tin và thiết kế kỹ thuật

a) Đánh giá sự phù hợp và đầy đủ của các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật thông tin công nghệ, tài liệu thiết kế kỹ thuật đảm bảo yêu cầu sản xuất, vận hành máy móc thiết bị

b) Thông tin về tính năng an toàn và sức khoẻ đối với người sử đụng công nghệ, cộng đồng và môi trường xung quanh

c) Mức độ đáp ứng thông tin (tin học hoá) phục vụ sản xuất và quản lý + Giám định về tổ chức và quản lý sản xuất

a) Doanh nghiệp có được cấp Chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn : ISO 9000, HACCP H (Hazard Analysis and Critical Control Point - phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn", TQM (Total

Trang 29

Quality Management – Quản lý chất lượng toàn diện), phù hợp với từng loại dây chuyền sản xuất không

b) Tỷ lệ sản phẩm được sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng đăng ký (sản phẩm hợp chuẩn)

c) Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu so với tổng sản phẩm sản xuất ra và so với tỷ lệ xuất khẩu yêu cầu trong Quyết định đầu tư

d) Tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ so với sản phẩm được sản xuất ra đ) Năng suất lao động

e) Mức độ tiên tiến của hệ thống quản lý doanh nghiệp (tin học hoá một số khâu như: quản lý công nghệ, vật tư, tiếp thị )

g) Khả năng cạnh tranh (về chất lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra

h) Chi phí nhân công, vốn cho một đơn vị sản phẩm

+ Giám định về trình độ nguồn nhân lực

a) Tỷ lệ cán bộ quản lý hội đủ chức đanh (%)

b) Kỹ năng của công nhân trực tiếp sản xuất (bậc thợ trung bình)

c) Tỷ lệ cán bộ, công nhân được đào tạo và thích ứng với công nghệ sản xuất (%)

d) Tỷ lệ cán bộ, công nhân trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm trên tổng số cán bộ, nhân viên của Doanh nghiệp (%)

+ Kết luận giám định công nghệ dự án đầu tư

a) Máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất;

b) Về tài liệu, thông tin và thiết kế kỹ thuật;

c) Về tổ chức và quản lý sản xuất;

d) Về trình độ nguồn nhân lực

1.2.2.2 Giám định công nghệ hợp đồng chuyển giao công nghệ

Trang 30

+ Đánh giá về tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị sản xuất (Đối với thiết bị việc giám định thực hiện như trên)

+ Chất lượng sản phẩm được sản xuất nhờ việc áp dụng công nghệ được chuyển giao so với tiêu chuẩn chất lượng đã thỏa thuận

+ Đánh giá về mức độ hoàn thành các nội dung công nghệ được chuyển giao so với nội dung đã nêu trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ (số lượng, chất lượng):

a) Bí quyết, thông tin công nghệ, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế

sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ công nghệ, phần mềm máy tính,

b) Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ

c) Các đối tượng Sở hữu công nghiệp

d) Các dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo

+ Xem xét, đánh giá trên thực tế về số lượng, chất lượng chuyên gia, chất lượng nhân viên trước và sau đào tạo, kết quả đạt được sau khi được hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo

+ Thời gian hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo thực tế so với dự kiến

+ Tính toán các chi phí cần phải thanh toán cho chuyển giao công nghệ

so với mức phí các Bên thoả thuận và đã được xác nhận đăng ký

+ Kết luận giám định các nội dung Hợp đồng chuyển giao công nghệ a) Về công nghệ và thiết bị sản xuất

b) Về chất lượng sản phẩm được sản xuất

c) Về mức độ hoàn thành nội dung công nghệ được chuyển giao

d) Về kết quả hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo (số lượng, chất lượng, thời gian) đ) Về chi phí thanh toán thực tế cho chuyển giao công nghệ

Trang 31

Giám định công nghệ được thực hiện khi có trưng cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân có liên quan nhằm làm rõ một số yêu cầu cụ thể nhưu có dấu hiệu làm sai nội dung đã được đăng ký, có khiếu nại, tranh chấp, vi phạm pháp luật về quản lý công nghệ và chuyển giao công nghệ

Hoạt động giám định công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức: + Tổ chức giám định công nghệ

+ Giám định viên công nghệ

Việc giám định có được thực hiện theo: i) Giám định toàn bộ dây chuyền sản xuất: Giám định trên toàn bộ một lô thiết bị, một hệ thống dây chuyền thiết bị (lò luyện thép, con tàu, máy chuyên dụng, ) hoặc ii) Giám định mẫu đại diện: Sử dụng khi cần kiểm tra thiết bị, máy móc có số lượng lớn Phương pháp này thường áp dụng khi giám định các đối tượng sản xuất

có điều kiện ổn định, sản xuất hàng loạt

b) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định;

Trang 32

quy định dưới đây;

d) Có trụ sở và phương tiện kỹ thuật để kiểm nghiệm được các chỉ tiêu quan trọng chủ yếu theo yêu cầu;

đ) Có quy trình nghiệp vụ kỹ thuật giám định phù hợp với công nghệ cần giám định theo trưng cầu của Cơ quan quán lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan;

+ Giám định viên công nghệ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên về chuyên môn phù hợp với yêu cầu và lĩnh vực công nghệ cần giám định;

b) Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực công nghệ cần giám định từ

05 năm trở lên và đã qua khóa đào tạo về nghiệp vụ giám định;

c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

d) Không trong thời hạn chấp hành kỷ luật liên quan đến lĩnh vực giám định hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích

1.2.2.5 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định công nghệ và giám định viên công nghệ

+ Quyền của Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ a) Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành các hoạt động giám định công nghệ

b) Ký kết Hợp đồng dịch vụ giám định công nghệ

c) Yêu cầu người sử dụng dịch vụ giám định công nghệ cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hoạt động giám định

d) Lập báo cáo kết quả giám định công nghệ

đ) Nhận phí (thù lao) cho hoạt động giám định công nghệ

+ Nghĩa vụ của Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ a) Bảo đảm việc giám định theo đúng yêu cầu của Bên yêu cầu giám định

Trang 33

b) Bảo đảm việc giám định một cách độc lập, khách quan, khoa học vị chính xác

c) Cái bí mật đối với công nghệ giám định theo quy định của pháp luật d) Chịu trách nhiệm trước Bên yêu cầu giám định và trước pháp luật

về kết quả giám định

1.2.2.6 Đăng ký hoạt động gíam định công nghệ

+ Phân cấp đãng ký hoạt động Giám định công nghệ

a) Các Tổ chức giám định công nghệ có vốn nước ngoài và Giám định viên công nghệ là người nước ngoài đăng ký hoạt động tại Bộ KH&CN

b) Các Tổ chức giám định công nghệ không có vốn nước ngoài và Giám định viên công nghệ là người Việt Nam đăng ký hoạt động tại Sở KH&CN nơi Tổ chức đặt trụ sở chính và nơi Giám định viên đăng ký hộ khẩu thường trú

+ Thủ tục đăng ký hoạt động Giám định công nghệ

a) Tổ chức giám định công nghệ hoặc Giám định viên công nghệ nộp hai bộ Hồ sơ đăng ký hoạt động giám định công nghệ (trong đó có một bộ Hồ

sơ gốc) cho Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và nộp lệ phí theo quy định của Nhà nước

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét Hồ sơ, cấp giấy chứng nhận hoạt động cho tổ chức giám định công nghệ và Giám đính viên công nghệ Trong trường hợp không đồng ý cấp giấy chứng nhận, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

c) Tổ chức giám định công nghệ và Giám định viên công nghệ phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trong Hồ sơ đăng ký

1.2.2.7 Hồ sơ đăng kýgiám định công nghệ

Trang 34

a) Đơn đăng ký hoạt động giám định công nghệ

b) Quyết định thành lập tổ chức, giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

c) Giải trình về năng lực giám định công nghệ của tổ chức

d) Lý lịch khoa học của Giám định viên công nghệ, là người đứng đầu

tổ chức

đ) Danh sách Giám định viên công nghệ của tổ chức

e) Danh mục trang thiết bị chính, cơ sở vật chất của tổ chức

g) Trụ sở chính của tổ chức

+ Đối với Giám định viên công nghệ

a) Đơn đăng ký hoạt động giám định công nghệ

b) Lý lịch khoa học của Giám định viên công nghệ

c) Nơi làm việc của Giám định viên công nghệ

d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (có công chứng) và các giấy tờ khác có liên quan của Giám định viên công nghệ (nếu có)

1.3 Vai trò của giám định công nghệ trong quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ

Các quy định pháp luật trong quản lý nhà nước đối với hoạt động ứng dụng, CGCN đều có mục đích ngăn chặn, loại bỏ công nghệ lạc hậu, công nghệ ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh và sự phát triển bền vững của quốc gia

Với định hướng như vậy, công tác thẩm định công nghệ dự án đầu tư

có vai trò quan trọng Hiện nay, theo Luật Đầu tư, chỉ có những dự án đầu tư

sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao mới lấy ý kiến về công nghệ của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền Để bảo đảm công nghệ trong các dự án đầu tư tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường được xem xét ngay trong giai đoạn đầu, đặc biệt đối với các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mà có sử dụng công nghệ phải được cơ quan quản

Trang 35

lý nhà nước có thẩm quyền có ý kiến về công nghệ ngay trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư Dự án FORMUSA là một thí dụ khá điển hình về các nguy cơ tiềm ẩn

Các cơ quan có trách nhiệm xem xét, có ý kiến về công nghệ dự án đầu

tư trong giai đoạn này gồm Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan chuyên môn về KH&CN thuộc UBND tỉnh, thành phố Hơn nữa, không chỉ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư mà ngay cả trong giai đoạn quyết định đầu tư, đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn khác, việc có ý kiến về công nghệ cũng được đặt ra và được quy định đầy

đủ trong dự án Luật

Về quản lý CGCN, với cách tiếp cận quản lý theo từng danh mục công nghệ, trong dự án Luật đã quy định rõ tiêu chí xác định đối với công nghệ khuyến khích chuyển giao, công nghệ hạn chế chuyển giao và công nghệ cấm chuyển giao Đối với công nghệ hạn chế chuyển giao, để bảo đảm kiểm soát, ngăn ngừa những công nghệ lạc hậu, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp phép CGCN Đối với công nghệ khuyến khích chuyển giao việc quy định cơ chế đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN là cần thiết để có thể giám sát nội dung công nghệ chuyển giao, giám sát việc ứng dụng, hạn chế tình trạng nhập khẩu tràn lan, trùng lặp gây lãng phí nguồn lực của xã hội Đồng thời việc đăng ký cũng giúp ngăn ngừa, hạn chế hiện tượng chuyển giá qua hoạt động CGCN, gây thất thu thuế của Nhà nước

Cơ quan quản lý Nhà nước các cấp chỉ có thể thực hiện được nhiệm vụ trên nếu có đầy đủ thông tin về công nghệ cũng như thông tin về kết quả giám định công nghệ Mặt khác 2 loại thông tin này giúp cho việc định giá công nghệ được sát hơn bởi có thể khắc phục tính bất cân xứng về thông tin công

Trang 36

nghệ bao hàm cả giám định thương mại – việc làm thường xuyên của các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL Điều đó được thể hiện trong quy trình giám định trên đây Mặc dù quy trình thật sự còn nhiều vấn đề phải bàn

1.4.1 Thủ tục giám định mạng nặng tính hành chính

Các quy định mục 1.2 trên đây, những hướng dẫn mang tính “bao vây” quá phức tạp để thực hiện một việc suy cho cùng chỉ là một dịch vụ KH&CN Việc làm chỉ cần một tổ chức đánh giá độc lập hay ít nhất tổ chức với các chuyên gia KH&CN có chuyên môn trong các lĩnh vực công nghệ tương ứng

đã có thể đăng ký hoạt động này trước pháp luật Điều quan trọng việc đặt hàng thẩm định của các cơ quan nhà nước và quy định trách nhiệm đối với kết quả thẩm định Các quy định phức tạp gây nản lòng cho lãnh đạo các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL trong việc đầu tư phát triển nhân lực KH&CN để thực hiện dịch vụ giám định công nghệ theo quy trình “bao vây”

và “an toàn tuyệt đối” đối với cơ quan quản lý nhà nước

Việc quy định này cũng tương tự như quy định đăng ký Doanh nghiệp KH&CN Thay vì căn cứ chỉ vào tính chất sản phẩm (có thâm dụng tri thức hay không), người ta đã đưa ra rất nhiều các thủ tục không liên quan khác khiến các doanh nghiệp không muốn thực hiện các thủ tục đăng ký Không phải ngẫu nhiên mà ở Trung quốc hay các nước công nghiệp khác, người ta chỉ cần một chỉ số là sản phẩm công nghệ cao là đủ để được hưởng các ưu đãi cho các doanh nghiệp KH&CN

Trang 37

Tuy nhiên, thách thức thường đi với cơ hội như một cặp phạm trù Nếu lãnh đạo và tập thể các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL có quyết tâm đầu tư đến cùng bởi đơn giản là thị trường (nhu cầu giám định công nghệ rất lớn Thực tế cho thấy, từ khi Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đi vào hoạt động đến nay mới chỉ thẩm định được 14/170 nhiệm vụ Phần do doanh nghiệp không hiểu hết quy trình lập dự án, phần vì cơ chế tài chính cho quỹ chưa rõ ràng, phần quan trọng là thủ tục thẩm định kéo dài đến nửa năm cũng

là mất cơ hội đầu tư Trong tương lai dịch vụ này sẽ có thị trường không nhỏ

và sẽ là cơ hội cho những công ty muốn mở hướng vào thị trường này

1.4.2 Tâm lý ngại đổi mới theo hướng định hướng thị trường mới

Cũng như trong sản xuất, những doanh nghiệp có thi phần định thường không muốn đi tiên phong vào các lĩnh vực mới, khác với truyền thống Đây cũng là tâm lý chung của một số nhà quản lý công ty trong hệ thống VINACONTROL Tâm lý này một phần xuất phát từ các quy định quá cứng đối với hoạt động giám định từ đăng ký hoạt động, quy trình giám định, quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân thực hiện giám định, một phần do ngại đổi mới Đổi mới sản phẩm dịch vụ cho thị trường mới (khắt khe không chỉ bởi chuyên môn KH&CN mà còn bởi các nguy cơ do các quy định hành chính) đòi hỏi những đầu tư nguồn lực trong đó có nguồn nhân lực KH&CN tương ứng, tái cấu trúc hoạt động chuyên môn và quản lý Vì các nguyên nhân trên nên tâm lý này cũng là một rào cản trong phát triển nhân lực KH&CN thực hiện nhiệm vụ giám định công nghệ tại các công ty của hệ thống VINACONTROL

1.4.3 Năng lực chuyên môn về các lĩnh vực KH&CN

Tương ứng của đội ngũ nhân viên trong các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL nhiều nhưng yếu về nghiệp vụ giám định công nghệ, đòi

Trang 38

hỏi phải đào tạo và tái đào tạo, bổ sung chuyên môn và chức nghiệp KH&CN trong các lĩnh vực cần giám định

Vấn đề là ở chỗ, hoạt động giám định thương mại truyền thống không đòi hỏi mức chuyên môn sâu để đáp ứng các nhu cầu của thị trường Thị trường dịch vụ giám định công nghệ vừa đòi hỏi chuyên sâu vừa đòi hỏi tính trách nhiệm trong kết quả giám định nên đầu tư cho phát triển nhân lực KH&CN đủ phẩm cấp để thực hiện nhiệm vụ này là rất đáng kể Điều đó đòi hỏi nỗ lực to lớn của lãnh đạo cũng như của nhân viên phải vượt qua chính mình để có thể “tái đào tạo” bổ sung kiến thức hoặc thu hút lực lượng chuyên gia bên ngoài để khỏa lấp các khoảng thiếu hụt trong khi chưa kịp đào tạo lớp chuyên gia mới Do vậy sự yếu, thiếu năng lực chuyên môn cũng là một loại rào cản trong việc phát triển nhân lực KH&CN cho việc thực hiện nhiệm vụ giám định công nghệ tại các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL

Tiểu kết chương 1

Nhân lực KH&CN được xem như là yếu tố động lực của lực lượng lượng sản xuất không chỉ bởi nó có chức nghiệp tạo ra các sản phẩm thâm dụng tri thức khoa học mà bởi nó còn có thêm chức nghiệp phản biện xã hội, trong đó có giám định công nghệ Đơn giản là vì kết quả giảm định tác động trực tiếp đến quyết sách trong quản lý nhà nước cũng như quản trị của doanh nghiệp

Thật vậy, trong đầu tư và chuyển giao công nghệ (xuất nhập công nghệ) giám định công nghệ là công cụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và trở nên không thể thiếu trong quản lý cũng như trong sản xuất của doanh nghiệp Tuy nhiên, tâm lý ngại đổi mới, muốn hoạt động theo lối mòn của các cấp lãnh đạo trong hệ thống VINACONTROL đã như là một rào cản đối với sự phát triển nhân lực thực hiện hoạt động này Hoạt động thuận túy theo giám định thương mại, đội ngũ cán bộ trong hệ thống này không được mở rộng tầm nhìn, mai một những tri thức KH&CN đòi hỏi phải đào tạo lại và đào tạo đội

Trang 39

ngũ KH&CN mới, mới có thể thực hiện được hoạt động giám định công nghệ Nguồn lực hạn hẹp cho các đầu tư lớn để chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ giám định công nghệ - thị trường mới đang và sẽ trở thành rào cản cho việc phát triển nhân lực KH&CN đối với các công ty thuộc hệ thống VINACONTROL hiện nay Mặc dù vậy, đổi mới và rào cản đổi mới luôn xuất hiện như một cặp phạm trù Đổi mới sẽ thành công nếu có sự quyết tâm lớn, nhận thức và đặt ra mục tiêu rõ ràng trên cơ sở phân tích hiện trạng của bản thân, tập trung nguồn lực sắn sàng thực hiện các mục tiêu ưu tiên Theo logic này, học viên sẽ trình bày phân tích hiện trạng của trường hợp nghiên cứu – VINACONTROL HÀ NỘI cùng với việc tham vấn ý kiến của một số chuyên gia, nhà quản lý hưu chức cũng như đương chức để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các rào cản nói trên, từ đó đề xuất các biện pháp tháo gỡ

Trang 40

CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH CÔNG NGHỆ

TẠI CÔNG TY VINACONTROL HÀ NỘI

2.1 Về Công ty cổ phần tập đoàn Vinacontrol

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacontrol được xác định qua những dấu ấn quan trọng sau đây:

Ngày 24/10/1957: Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp có quyết định số

514/BTN-TCCB ngày 24/10/1957 thành lập Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK trực thuộc Bộ Thương nghiệp (kiêm Sở Giám định hàng hóa XNK)

Ngày 16/07/1974: Bộ trưởng Ngoại Thương có quyết định số

513/BNgT-TCCB ngày 16/07/1974: Tách Sở Giám định hàng hóa XNK ra khỏi Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK và đổi tên thành Công ty Giám định hàng hóa XNK Việt Nam (Vinacontrol)

Ngày 12/11/1988: Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại có quyết định số

420/KTĐN-TCCB ngày 12/11/1988: Hợp nhất Công ty Giám định hàng hóa XNK và Cục Kiểm nghiệm hàng hóa XNK thành Công ty Giám định hàng hóa XNK Việt Nam (Vinacontrol)

Năm 2004 và 2005: Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyết định số

1758/2004/QĐ-BTM ngày 29/11/2004 và quyết định số 1525/QĐ-BTM ngày 24/05/2005 chuyển Công ty Giám định hàng hóa XNK thành Công ty Cổ phần Giám định VINACONTROL

Ngày 1/6/2005: VINACONTROL chính thức hoạt động theo chế độ

sở hữu cổ phần

Ngày 21/12/2006: VINACONTROL chính thức niêm yết cổ phiếu tại

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán

Hà Nội), mã VNC

Ngày 23/5/2011: Công ty Cổ phần Giám định VINACONTROL chính

thức chuyển thành Công ty Cổ phần Tập đoàn VINACONTROL theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông tháng 4 năm 2011

Tập đoàn VINACONTROL có trụ sở chính ở Hà nội nhưng có các chi

Ngày đăng: 28/12/2017, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w