Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nêu tr ên, luận văn đã đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau: 1 Giới thiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ liê
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
DOÃN KIÊN (YIN JIAN)
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG HỒI ĐÁP LỜI KHEN CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY TRONG TIẾNG HÁNVÀ TIẾNG VIỆT
(QUA TƯ LIỆU CÁC TRANG MẠNG)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà NỘI - 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
DOÃN KIÊN (YIN JIAN)
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG HỒI ĐÁP LỜI KHEN CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY TRONG TIẾNG HÁNVÀ TIẾNG VIỆT
(QUA TƯ LIỆU CÁC TRANG MẠNG)
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu thống kê, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình khoa học nào khác Các tài liệu tham khảo và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Doãn Kiên
(YinJian)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Việt Nam, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô, các giáo sư của trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn, và của rất nhiều bạn bè, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô, các bạn đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Đặc biệt, tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới GS.TS.Nguyễn Văn Khang, Thầy đã tận tâm giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này.Một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cảcác quý thầy cô giáo vàcác bạn học cùng lớp đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thành chương trình học và bản luận văn này
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2017
Doãn Kiên
(YinJian)
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU - 1 -
1 LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI - 1 -
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN - 1 -
2.1 Mục đích nghiên cứu - 1 -
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - 2 -
3 PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU - 2 -
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU - 4 -
5 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN - 5 -
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN - 5 -
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN - 5 -
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu - 6 -
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở phương Tây - 6 -
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc - 8 -
1.1.3 Tình hình nghiên cứu ởViệt Nam - 11 -
1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận văn - 17 -
1.2.1 Xung quanh thuật ngữ “giới tính” và “giới” - 17 -
Trang 61.2.2Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới - 20 -
1.2.3 Hành vi ngôn ngữ và hành vi tiếp nhận lời khen - 29 -
1.2.4Cấu trúc và loại hình tiếp nhận lời khen - 33 -
1.3 Tiểu kết - 36 -
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỒI ĐÁP LỜI KHEN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC TRONG TIẾNG HÁN TIẾNG VIỆT- 37 - 2.1.Một số loại hình của chiến lược hồi đáp lời khen của giới trẻ Trung Quốc và Việt Nam trong tiếng Hán và tiếng Việt - 38 -
2.1.1.Hồi đáp lời khencủa giới trẻ Trung Quốc trong tiếng Hán - 38 -
2.1.2.Hồi đáp lời khencủa giới trẻ Việt Nam trong tiếng Việt - 42 -
2.2Những khảo sát cụ thể - 44 -
2.2.1 Phân tích hồi đáp lời khen và giới tính khác nhau trong tiếng Hán- 44 - 2.2.2 Phân tích hồi đáp lời khen và giới tính khác nhau trong tiếng Việt- 47 - 2.3 Phân tích hội đáp lời khen về hình thức bên ngoài trong tiếng Hán và tiếng Việt - 50 -
2.3.1 Trong tiếng Hán - 50 -
2.3.2Trong tiếng Việt - 51 -
2.4Tiểu kết - 52 -
Trang 7Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐNGOÀI NGÔN NGỮ ĐẾN HỒI ĐÁP LỜI KHEN CỦA GIỚI TRẺ TRUNG QUỐC VÀ VIỆT
NAM - 53 -
3.1 Nhận xét chung - 53 -
3.2 Những nguyên nhân về văn hóa xã hội tác động đến lời hồi đáp khen của giới trẻ Trung Quốc và Việt Nam - 54 -
3.2.1 Về tính lịch sự trong hồi đáp - 54 -
3.3 Nhận xét - 57 -
3.3.1 Lý do khác nhau trong lời đáp lời khencủa giới trẻ hai nước - 57 - 3.3.2Lý do khác nhau về hồi đáp lời khen giữa nam và nữ - 58 -
3.4Tiểu kết - 62 -
KẾT LUẬN - 64 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 65 -
Trang 8MỞ ĐẦU
1 LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Khen người khác hay được người khác khen và hồi đáp lời khen là một trong những cách ứng xử văn hóa phổ biến trong cuộc sống của con người nhưng lại mang những đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa riêng của từng cộng đồng và theo từngxã hội.Từ phía người khen, đó là khen ai, khen ở đâu, khen lúc nào, khen cái
gì và khen như thế nào; từ phía người được khen, đó là thái độ hồi đáp và cách hồi đáp lời khen như thế nào cho phù hợp với đối trượng và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể Tất cả nh ững sự tương tác ấy được biểu thị chủ yếu bằng ngôn ngữ gồm: ngôn từ
và các yếu tố phi ngôn từ ( như cử chỉ)
Từ góc độ ngữ dụng học, với lí thuyết hành vi ngôn ngữ (speech acts), hành
vi khen thuộc vào phạm trù ứng xử (behabitives, - 1 -comportementaux) Theo hướng này, nghiên cứu lời khen phải chỉ ra được các biểu thức ngôn từ của hành vi khen và tiếp nhận lời khen (hồi đáp khen) ở các bối cảnh giao tiếp khác nhau
Từ góc độ ngôn ngữ học xã hội, hành vi khen được nghiên cứu theo quan hệ tương tác giao tiếp có sự phân tầng về xã hội Theo hướng này, với tư cách là biến thể, khen và tiếp nhận lời khen của người khen và người tiếp nhận lời khenđược xem xét dưới tác động của các tầng lớp trong xã hội như:tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, địa vị, học vấn,
Cho đến nay, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu , khảo sát vềlời khen, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứuchuyên sâu về đặc điểm ngôn ngữ tronghồi đáp lờikhen của giới trẻ Trung Quốc và Việt Nam hiện nay Vì thế , chúng tôi chọn đặc điểm ngôn ngữ trong hồi đáp lời khen của giới trẻ Trung Quốc
và Việt Nam hiện nay làmchủ đề luận văn
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ được sử dụngtronghồi đáp
Trang 9lời khen của giới trẻ Trung Quốc trong tiếng Hán và giới trẻ Việt Nam trongtiếng Việt Thông qua đó, luận văn chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa lời khen của giới trẻ hai nước; chỉ ra các yếu tố v ề văn hóa, xã hội đã tác động đếnngôn ngữ giao tiếp nói chung cũng nhưngôn ngữ trong tiếp nhận lời khen nói riêng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nêu tr ên, luận văn đã đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu như sau:
1) Giới thiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ liên quan đến ngữ dụng học (như lí thuyết hành vi ngôn ngữ) và liên quan đến ngôn ngữ học xã hội (như mối quan hệ giữa ngôn ngữ vàngữ dụng) 2) Đưa ra một cái nhìn tổng quát về hành vi tiếp nhận lời khen trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói chung và tiếng Hán-Việt nói riêng qua cách phân tích, khảo sát
và chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ giới của hành vi hồi đáp lời khen trong giao tiếp ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt
3) Khảo sát, nghiên cứu những đặc điểm ngôn ngữ giới ở hồi đáp lời khen trong giao tiếp tiếng Hán và tiếng Việt:
– Khảo sát phân tích hồi đáp lời khen trong tiếng Hán và tiếng Việt của giớinam
và nữ trẻ tuổi ở Trung Quốc và Việt Nam
–Phân tích, giải thích nguyên nhân hồi đáp lời khen của giới nam nữ trẻ Trung Quốc và Việt Nam trong tiếng Hán và tiếng Việt
3 PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện luận vănnày, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau:
Trang 10Các phương pháp và thủ pháp điều tra, khảo sát của ngôn ngữ học xã hội: phỏng vấn sâu, nhập thân vào vai giao tiếp, quan sát vàthống kê phân loại tư liệu bằng hệ thống giao tiếptrên mạng
Phỏng vấn sâu: Sử dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn theo
cách trò chuyện để thu thập thông tin về lời khen Chẳng hạn, chúng tôi gặp gỡ bạn bè và các bạn sinh viên khác rồi đưa ra chủ đề về trang phục và hỏi nh ững câu hỏi gợi ý như: “nếu hôm nay thấy sếp của bạn diện một bộ trang phục mới, đẹp thì bạn sẽ khen như thế nào để cho vừa lòng”; hoặc tự đưa ra một lời khen hay hồi đáp lời khen trong bối cảnh giao tiếp cụ thể nào đó để bạn bè và các bạn sinh viên nhận xét và đưa ra ý kiến
Nhập thân vào vai giao tiếp: Cách điều tra này đòi hỏi chúng tôi phải tham
gia trực tiếp vào các cuộc trò chuyện (trở thành một nhân vật cụ thể trong giao tiếp) Trong khi trò chuyện, bản thân mình phải cố gắng “lái” cuộc trò chuyện có liên quan đến lời khen và hồi đáp lời khen để thu thập thêm tư liệu Chẳng hạn, cùng nhau bàn về trang phục, chúng tôi sẽ đưa ra lời khen trước hoặc nhận xét về trang phục trước để từ đó mọi người cùng tham gia bàn về chủ đề này Trong các cuộc bàn bạc như vậy sẽ xuất hiện các lời khen và hồi đáp lời khen khác nhau
Quan sát: Có thể nói, đi đâu cũng gặp có thể gặp các cuộc giao tiếp khác
nhau nên chúng tôi cố gắng quan sát và ghi chép lại khi có các lời khen và hồi đáp lời khen xuất hiện
Thống kê phân loại tư liệu bằng hệ thống giao tiếptrên mạng: thu thập tư liệu
về hồi đáp lời khen từ tư liệu trên mạng
Trang 11Việc chọn mẫu điều tra: trong hai loại mẫu chủ ý và mẫu ngẫu nhiên, chúng
tôi sử dụng chủ yếu là mẫu ngẫu nhiên Lí do là vì phạm vi tư liệu rộng và nhiều, nếu chọn mẫu chủ ý sẽ làm hạn chế tư liệu nên chúng tôi sử dụng mẫu ngẫu nhiên
để nguồn tư liệu được phong phú hơn
Các phương pháp và thủ pháp khác được sử dụng trong luận văn knày như: phân tích diễn ngôn, quy nạp, diễn dịch, thống kê, miêu tả, phân tích hệ thống
4 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ TƢ LIỆU NGHIÊN CỨU
1) Đối tượng nghiên cứu, khảo sát của luận vănnày là hành vi tiếp nhận lời khen được biểu hiện bằng ngôn từ (bằng lời) Các biểu hiện bằng cử chỉ (phi lời) như bắt tay, mỉm cười, ra dấu hiệu, nháy mắt, chưa được xem xét đến trong luận văn này
2) Tư liệu mà chúng tôi thu thập chủ yếu bằng hai nguồn là giao tiếp nói và giao tiếp viết
- Đối với tư liệu từ giao tiếp nói, chúng tôitiến hành thu thập tư liệu bằng cách ghi âm, quan sát ghi chép và tiến hành phỏng vấn
- Luận vănsử dụng tư liệu từ các phim phát sóng trên các chương trình truyền hình của Trung Quốc và Việt Nam
- Đối với tư liệu từ giao tiếp viết, chúng tôi thu thập tư liệu từ các báo điện
tử, các website, blog, facebook, và một số truyện đã phát hành
3) Nguồn tư liệu của luận văn là các cuộc giao tiếp hiện nay Nếu trong luận văncó sử dụng các tư liệu giao tiếp củaluận văn khác hay của người nghiên cứutrước thì đây chỉ là tư liệu được lấy làm gương mà thôi
Trang 125 Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lí luận, luận văn muốn góp phần vào nghiên cứu những vấn đề về giao tiếp trong ngôn ngữtiếng Hán và tiếng Việt dưới tác động của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ Tách nhân tố giới ra thành một biến xã hội để nghiên cứu hồi đáp lời khen, luận văn cũng góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính
Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần vào nghiên cứu giao tiếp trong tiếng Hán và tiếng Việt dưới tác động của nhân tố giới Thông qua tiếp nhận lời khen có thể thấy được những biến đổi về lối ứng xử văn hóa - ngôn ngữ của người Trung Quốc và người Việt cũng như những thay đổi trong cách nhìn nhận về giới của người Trung Quốc và người Việt
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận vănđược cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan đến luận văn
Chương 2 Đặc điểm của hồi đáp lời khen trong tiếng Hán của giới trẻ Trung Quốc và trong tiếng Việt của giới trẻ Việt Nam
Chương 3 Tác động của các nhân tố ngoàingôn ngữ đếnhồi đáp lời khen của giới
trẻ Trung Quốc và Việt Nam
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
Trang 13THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ởphương Tây
Từ năm 1970 của thế kỉ xx, ngôn ngữ học phương Tây đã có nhiều nghiên cứu về lời khen, ví dụ nh ư:Pomerantz 1978, Manes and Wolfson 1981, Wolfson
1983, Holmes 1988, Holmes and Brown 1987, Herbert 1989, Herbert 1990, v.v Các tác giả này đã thu thập nhiều ví dụ thực tế về lời khen để nghiên cứu định lượng định tính từ cuộc sống hằng ngày
Theo Wolfson (1983) [57], ở Mĩ, các lời khen thường tập trung vào hai chủ
đề chính là vẻ bề ngoài và khả năng (năng lực) của con người Chẳng hạn:
– Các lời khen về vẻ bề ngoài có thể xuất hiện ở mọi mối quan hệ thân – sơ, thậm chí, phổ biến ngay trong lần gặp đầu tiên Hơn nữa, tạm gác lại tính chất châm biếm thì lời khen về vẻ bề ngoài của ai đó được coi là phát ngôn lịch sự tích cực, dễ được chấp nhận hơn Trong vẻ bề ngoài ấy, trang phục và kiểu tóc luôn là chủ đề nổi trội của các lời khen
– Các lời khen về kĩ năng thường tập trung vào sự hoàn thành tốt công việc hoặc các kĩ năng khác như việc nấu một bữa ăn ngon chẳng hạn
Hai chủ đề khen này cũng được phổ biến ở New Zealand: lời khen về vẻ bề ngoài chiếm 45%; lời khen về khả năng chiếm 27.5%; lời khen về vật sở hữu (tài sản) chiếm 10,5% ; lời khen liên quan đến tính cách chiếm 13.5% Một điểm đáng chú ý là, ở Mĩ và New Zealand, giới nữ nhận được nhiều lời khen về vẻ bề ngoài còn đ àn ông New Zealand cũng nhận được những lời khen về vẻ bề ngoài nhưng
Trang 14chỉ khoảng 40%, phần lớn các lời khen này là từ giới nữ Kết quả nghiên cứu được tiến hành tại khuôn viên của một trường đại học của Mĩ cho thấy, giớinam khen
về ngoại hình của giới nữ nhiều gấp hai lần so với giới nữ khen ngoại hình của giớinam (52% so với 26%) Phụ nữ thường khá thận trọng trong việc đưa ra lời khen có liên quan đến bề ngoài,đến vẻ đẹp hình thể của đàn ông bởi đó được coi là vấn đề khá nhạy cảm Có thể nói, trong khi đàn ông không để ý thậm chí không thích nhận được lời khen về ngoại hình thì giới nữ lại đặc biệt coi trọng các lời khen về vẻ bề ngoài của mình
Kết quả khảo sát của Wolfson cho thấy, trong thói quen giao tiếp của người
Mĩ, giớinam hiếm khi đưa ra hoặc nhận được những lời khen về ngoại hình từ những giớinam khác và cũng hiếm khi nhận được những lời khen này từ phụ nữ, nên nhìn chung, đây không phải là một chủ đề thú vị đối với cả nam và nữ Tác giả cũng lưu ý thêm rằng, những lời khen như vậy thường có ởgiớinam còn trẻ tuổi (hơn là giới nữ cùng độ tuổi này) và đối với giớinam có địa vị cao hơn hoặc đang thực hiện một số công việc mang tính đặc thù thì dường như có phần khắt khe hơn Như vậy thì giới tính,quan hệ tuổi t ác và địa vị xã hội là nh ững nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn chủ đề khen
Nam và nữ khen như thế nào cũng là một nội dung của mối quan hệ giữa hành vi khen và giới Kết quả nghiên cứu đối với hành vi khen cho thấy có sự lặp
đi lặp lại đáng ngạc nhiên của cả chủ đề khen cũng như các từ ngữ chuyên dùng
để miêu tả các chủ đề này, đến mức chúng trở thành các mô thức Dưới đây là một
số mô hình khen mà Manes và Wolfson đã tổng kết được qua tư liệu khảo sát ở Mĩ
Trang 15ít đưa ra lời khen hơn nữ nhất là khen đối tượng cùng giới [49]
R Lakoff là người có công đưa ra nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới, trong đó có lời khen Theo Lakoff, trong lời khen của giới nữ thường có
các tính từ như: adorable, charming, lovely, divine,… (thật đáng ngưỡng mộ,
quyến rũ, đáng yêu, siêu phàm); còn trong lời khen của giớinam lại thường là các
tính từ trung tính như: good, great…(tuyệt, tuyệt vời, tốt) [53]
1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Từ năm 1980 đến nay, các nhà Hán ngữ học đã nghiên cứu đối chiếu lời khen
và tiếp nhận lời khen về hình thức bên ngoài của con người trong tiếng Hán với các ngôn ngữ khác nhau và chỉ ra sự khác biệt giữa chúng (Zuo 1988, Chen 1993,
Ye 1995, 邹维诚 “Zou weicheng” 1990, 何自然 “He ziran” 1995,郭爱先“Guo
Trang 16xianai” 1996,李悦娥 “Li yuee” 2000,施家伟 “Shi jiawei” 2000)
王集杰, 徐正华 “Wang jijie, Xu zhenghua” (2005: 221-223) [40] so sánh nghiên cứu lời khen và tiếp nhận lời khen trên cơ sở lí thuyết củaHerber: tiếp nhận lờikhen có hồi đápchấp nhận là : 41.30%; tiếp nhận lời khen theo cách không đồng ý là: 27.50% Trong đó có 31.30%mang đặc trưng văn hóa Trung Quốc.Cụ thể các tác giả chia 31.30% cách hồi đáp này thành ba loại:1.Tiếp nhận tính nguyên nhân, chỉ ra nguyên nhân được khenkhi tiếp nhận lời khen
2.Giảm mức độ lời khen, cách hồi đáp này biểu thị sự khiêm tốn của người Trung Quốc, trong tiếng Anh, cách tiếp nhận thường là không tiếp nhận hoặc không chân thành
3.Hỏi lại, như “thế ạ?” để hồi đáp lời khen, đây không nên hồi đáp vấn đề của đối phương, thường biểu thị hài lòng, vui vẻ hoặc biểu thị đồng ý
Các nghiên cứu còn chỉ ra đặc trưng của lời khen và hồi đáp khen về hình thức trong tiếng Hán nh ư: về đặc trưng từ vựng, sử dụng số lượng cao nhất là tính từ; trong lời khen tiếng Hán,sử dụng chủ ngữ ngôi thứ nhất cực kỳ ít, đa số đều sử dụng ngôi thứ hai; nội dung khen chủ yếu tập trung vào bên ngoài và thành tích; trong lời khen tiếng Hán có hai chủ đ ề đặc biệt hơn là khen v ề tính cách và khen thành viên gia đình Truyền thống hồi đáp lời khen tiếng Hán là “từ chối” ( Ye
1995, 何自然 “He ziran” 1995)[58,35] Tuy nhiên, trong 20 năm trở lại đây có nhiều biến đổi “nói chung, trong khi từ chối càng ngày càng ít, thì tiếp nhận càng ngày càng lên cao.” (冯友 “Feng you” 2006:28)[33].Lý do có một số khác biệtđ
ó là do tùy theo xã hội phát triển và văn hóa giao tiếp phương Tây, người Trung
Trang 17Quốc sử dụng lời khen tiếng Hán có nhiều biến đổi
Bắt đầu từ năm 1990, người nghiên cứu lời khen bắt đầu từ góc độ giới tính.Trong đó, đáng chú ý là nghiên cứu của Ye.Ye (1995: 207-302)[58] áp dụng phương pháp điều tra bằng anket để thu thập tư liệu, trong nghiên cứu sủ dụng DCT(Discourse Completion) hoàn thành đối thoại, từ bên ngoài và tính cách để điều tra tình hình sử dụng lời khen nam và nữ.Kết quả cho thấy, giới nữ sử dụng khen trực tiếp và khen gián tiếp nhiều hơn, giới nam sử dụng không đồng ý và không phản ứng.Trong hồi đáp lời khen, giới nữ sử dụng tiếp nhận nhiều và “tiếp nhận + bổ sung”, giới nam sử dụng không tiếp nhận và không hồi đáp nhiều hơn Trong tiếng Hán cũng đã có một số người nghiên cứu lời khen từ góc độ giới tính(贾玉新 “Jia yuxin” 1997, 魏耀章 “Wei yaozhang” 2001,权立宏 “Quan lihong” 2004)贾玉新 “Jia yuxin” (1997) Kết quả nghiên cứu cho thấy, bất kể lời khen tiếng Hán hay là lời khen tiếng Anh, giới nam càng ngày càng thích sử dụng ngôi thứ ba hoặc không xưng hô; còn giới nữ thích sử dụng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai hơn giới nam Năm 1998, 魏耀章 “Wei yaozhang” sử dụng phương pháp quan sát tham dự (Participant-observation) nghiên cứu lời khen tiếng Hán và đưa
ra kết luận rằng, giới namvà giới nữ sử dụng lời khen khác biệt chủ yếu làởchủ đề: chủ đề của nam chủ yếu là trí tuệ, chủ đề của nữ chủ yếu biểu hiện ở bên ngoài, trang phục
冯鸿江 “Feng hongjiang” (2003) và 权立宏 “Quan lihong” (2004) đều áp dụng mô hình nghiên cứu của Ye, sử dụng quyển câu hỏi DCT điều tra tình hình
sử dụng lời khen của sinh viên trong trường đại học.Khác biệt là giới nữ khen
Trang 18người khác càng đơn giản, càng được người khác khen.Trong cách hồi đáp lời khen khác biệt về giới tính thể hiện rõ rệt hơn, cụ thể, đa số giớinam sử dụng cách không hồi đáp, còn giớinữsử dụng hồi đáp nhiều.Nghiên cứu của 权立宏 “Quan lihong” [37] cho thấy, giớinam vàgiớinữ sửdụng lời khen và hồi đáp lời khen đều
có khác biệt: giớinữ thích khen trực tiếp, giớinam sử dụng không khen, khen gián tiếp và không hồi đáp;giớinữ tiếp nhận lời khen nhiều, giớinamđa số tiếp nhận lời khen bằng cách từ chối
Tại Trung Quốc, khảo sát thực tế về lời khen trong tiếng Hán hiện đại tại Côn Minh, các tác giả cho thấy,giớinam thường sử dụng lời khen “có ẩn ý”, còn lời khen của giới nữ thường kèm theo phần giải thích cho những lời khen của họ Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc cũng cho thấy kết quả tương tự: 80.5% các hành vi khen tường minh được giới nữ chọn lựa để thực hiện với những người cùng giới khác, trong khi đó số liệu thu được ở giớinam là 57.2%; 9% hành vi khen “có ẩn ý” được giớinam đưa ra với đối tượng cùng giới và chỉ có 2.3% các hành vi khen “có ẩn ý” được đưa ra giữa giới nữ Giớinam cũng chọn cách không phản ứng lại thay vì chấp nhận hoặc từ chối lời khen (28%), trong khi đó số giới
nữ chọn cách này là 12.8% [59]
1.1.3 Tình hình nghiên cứu ởViệt Nam
1.1.3.1Nghiên cứu hành vi khen và tiếp nhận lời khen ở Việt Nam
Khen là một động từ thường dùng trong tiếng Việt, vì thế, từ góc nhìn hệ thống - cấu trúc, động từ khen thường được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt của các tác giả như Nguyễn Kim Thản, Diệp
Trang 19Quang Ban,… những công trình về từ vựng ngữ nghĩa như của Nguyễn Văn Tu,
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp,… và một số luận văn, luận áncó liên quan Ví
dụ, luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thu Hoa (1996) “Cấu trúc nghĩa của động từ nói năng “khen”, “tặng”, “chê” Khi ngữ dụng học được nghiên cứu ở Việt Nam, khen được nghiên cứu với tư cách là một hành vi ngôn ngữ Một số bài viết, công trình nghiên cứu về ngữ dụng học trên cứ liệu của tiếng Việt đã đề cập đến hành vi khen Điều cần nhấn mạnh là, cả 4 công trình này đều nghiên cứu hành vi khen và hồi đáp khen theo hướng đối chiếu với tiếng Anh/Anh Mĩ
Thứ nhất, luận văntiến sĩ của Nguyễn Quang (1999) về “Một số khác biệt giao tiếp lời nói Việt - Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen”, luận văn này chú trọng tới yếu tố văn hóa và xuyên văn hóa trong lời khen và tiếp nhận lời khen giữa hai dân tộc Việt - Mĩ Trên cơ sở điều tra thực tế 100 phiếu tiếng Việt và
100 phiếu tiếng Anh, luận vănđã đưa ra được các mô hình cũng như những nhận xét đáng chú ý Chẳng hạn, theo tác giả, hành vi khen thường phải thỏa mãn hai điều kiện là không làm mất thể diện của người được khen và cũng không đe dọa thể diện của chính mình; cách thức tiếp nhận lời khen phụ thuộc nhiều vào thông
số của đối tượng được khen như quan hệ giữa đối tượng khen và đối tượng được khen,chủ đề khen, ngữ cảnh khen, các yếu tố cận ngôn và phi lời nói đi kèm, ngôn ngữ vật thể Theo tác giả Nguyễn Quang, chủ đề khen gồm bốn nhóm: dáng vẻ bề ngoài; điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất; cuộc sống tinh thần, khả năng trí tuệ, thăng tiến sự nghiệp; giao tiếp xã hội [25]; Các chiến lược người Việt tiếp nhận lời khen gồm: khẳng định, phủ định, lảng tránh, phân vân, khen phản hồi, phản
Trang 20ứng lồng ghép, im lặng [25]
Thứ hai, “Về cách thức khen và tiếp nhận lời khen trong phát ngôn Việt và Mĩ” [8], tác giả Hồ Thị Kiều Oanh đã lấy khen làm điểm xuất phát để đối chiếu Theo tác giả, “người Việt và người Mĩ có thể khen bất cứ ai nói chuyện với mình (từ người bạn rất thân cho đến người mới quen) về nhiều lĩnh vực khác nhau như: dáng vẻ bề ngoài, điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất, khả năng trí tuệ, kĩ năng, năng khiếu, sự hoàn thành công việc, nhiệm vụ và thuật giao tiếp xã hội, v.v [23] Tác giả đã tiến hành đối chiếu và chỉ ra một số nét khác biệt về hành vi khen, hồi đáp khen giữa hai nền văn hóa Mĩ - Việt theo 5 nhóm: khen và hồi đáp khen về dáng vẻ bề ngoài; khen và hồi đáp khen về điều kiện kinh tế, cuộc sống vật chất; khen và hồi đáp khen về khả năng trí tuệ, kĩ năng, năng khiếu; khen và hồi đáp khen về sự hoàn thành công việc, nhiệm vụ; khen và hồi đáp khen trong xã giao Thứ ba, “Cách đáp lại lời khen trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện hội thoại”, tác giả Kiều Thị Thu Hương đã xuất phát từ lí thuyết phân tích hội thoại để lần lượt khảo sát cách đáp lại lời khen trong tiếng Anh và cách đáp lại lời khen trong tiếng Việt; cấu trúc tán thành hạ ngôn; giảm nhẹ mức độ khen; chuyển đối tượng khen; khen lại; phủ nhận lời khen Từ sự mô tả ấy, bài viết chỉ ra những tương đồng và khác biệt cơ bản trong hành vi hồi đáp khen giữa tiếng Anh và tiếng Việt [13]
Thứ tư, luận văntiến sĩ của Trần Kim Hằng (2011) về “Văn hóa ứng xử của người Việt và người Anh: những cặp thoại phổ biến (khen và hồi đáp khen)”, đã thực hiện trên cơ sở hội thoại tự nhiên của người Mĩ và người Việt Nam Luận
Trang 21vănkhảo sát hành vi khen và hồi đáp khen của người Mĩ và người Việt Nam được phân theo các nhóm xã hội như vùng miền, tuổi tác, học vấn, giới tính Điểm đáng chú ý của luận vănnày là tác giả đưa ra được nhiều mô hình khen - hồi đáp khen, việc sử dụng ngôn từ trong đó cũng như bổ sung thêm về lí thuyết Chẳng hạn, theo tác giả, về mục đích khen, ngoài những nội dung mà các tác giả phương Tây đưa ra như đã nêu ở trên, hành vi khen còn có những mục đích như: thể hiện sự khiêm tốn, nhường nhịn; bày tỏ sự ăn năn, hối hận; để khuyên, dạy; để từ chối lời
đề nghị; để đối phó với những tình huống không hay, nhằm cải thiện tình hình,…[7]
1.1.3.2Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính ở Việt Nam
Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới tính ở Việt Nam cũng đ ã sớm được chú ý [29], tuy nhiên, theo Nguyễn Thị Thanh Bình (2003), người đặt vấn đề và nghiên cứu một cách có hệ thống phải kể đến tác giả Nguyễn Văn Khang, trong bài “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ (trên cứ liệu gia đình người Việt-1996) ”, Nguyễn Văn Khang cho rằng: “yếu tố giới tính là sự tồn tại có thực trong giao tiếp ngôn ngữ Nó tồn tại từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ để giao tiếp và chiều thông qua giao tiếp thì giới tính được bộc lộ” [14, tr187] Vấn đề này đã được tác giả trình bày một cách hệ thống thành một chương và chuyên sâu tại ba cuốn sách về Ngôn ngữ học
xã hội [15,16,17]
Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển của các chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội, ngữ dụng học, ngôn ngữ học nhân chủng ở Việt Nam, vấn đề về mối tương
Trang 22quan ngôn ngữ và giới tính đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả với tư liệu là tiếng Việt hoặc đối chiếu giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác Có thể chỉ ra một số hướng nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, coi giới tính là một nhân tố tác động đến giao tiếp, các công trình nghiên cứu trên cơ sở của tư liệu tiếng Việt hoặc theo hướng đối chiếu (tiếng Việt với các ngôn ngữ khác) đã chỉ ra tác động của giới tính đối với giao tiếp ngôn ngữ của người Việt:
– Nghiên cứu vấn đề lịch sự gắn với yếu tố giới: Vũ Thị Thanh Hương
“Giới tính và lịch sự” [10]; Vũ Tiến Dũng “Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói)”[3]
– Nghiên cứu sự bộc lộ giới tính trong ngôn ngữ theo sự phát triển của lứa tuổi: Nguyễn Thị Thanh Bình (2000) “Xưng và gọi: bằng chứng về giới trong ngôn từ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội và Hoài Thị” [1], “Một số khuynh hướng nghiên cứu về mối liên hệ giới và sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em” [2]
– Nghiên cứu giao tiếp tiếng Việt của người Việt dưới tác động của nhân tố giới có: Hoàng Thị Sâm “Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thi” [26]; Nguyễn Đức Thắng “Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt” [28]; Hoàng Thị Tưới “Đặc điểm ngôn ngữ giới tính qua hình thức các cặp hỏi – đáp trong một số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
và Nguyễn Thị Thu Huệ” [30], cùng nhiều khóa luận ngôn ngữ khác Đáng chú
ý là 2 luận văntiến sĩ c ủa: Nguyễn Thị Mai Hoa “Đặc điểm ngôn ngữ giới tính
Trang 23trong hát phường vải Nghệ Tĩnh ” [9] và Trần Thanh Vân “Đặc trưng giới tính biểu hiện cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp” [16]
– Nghiên cứu về sự tác động của yếu tố giới tới tư duy ngôn ngữ có Nguyễn Trà My “Tác động của nhân tố giới tính đến sự sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt khảo sát trên đối tượng là sinh viên” [21]
– Nghiên cứu yếu tố giới được phản ánh trong thành ngữ tiếng Việt từ góc nhìn ngôn ngữ học nhân chủng là một phần nội dung luận văntiến sĩ của Trần Thị Hồng Hạnh [8]
– Nghiên cứu đối chiếu sự tác động của nhân tố giới tới sử dụng ngôn ngữ giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác Ví dụ: Đỗ Thu Lan (2006), “Tác động của nhân tố giới tính đối với việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (trên cứ liệu ngữ khí từ tiếng Hán và việc chuyển dịch chúng sang tiếng Việt) [33], Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), “Hiện tượng phân biệt giới tính của người sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật” [27]
Thứ hai, nghiên cứu quan niệm về giới cũng như sự kì thị về giới nữ được thể hiện trong ngôn ngữ và qua đó góp phần vào việc kế hoạch hóa ngôn ngữ chống kì thị, tạo ra sự bình đẳng về giới Ví dụ: Đỗ Thị Kim Liên “Trường ngữ nghĩa biểu hiện quan niệm về giới nữ trong tục ngữ Việt” [19], Nguyễn Văn Khang “Kế hoạch hóa ngôn ngữ về chống kì thị giới tính” [15], Nguyễn Văn Khang “Xã hội học ngôn ngữ về giới: Kỳ thị và kế hoạch hóa ngôn ngữ chống kì thị đối với giới nữ trong việc sử dụng ngôn ngữ” [16], Trần Xuân Điệp “Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt” [4], Quang Minh,
Trang 24“Thêm một cách nhìn về một số biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong việc sử dụng tiếng Việt” [20]
Có thể nói, trên cơ sở lí thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới cùng các nội dung đặt ra trong nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, giới ngôn ngữ học Việt Nam đã có đóng góp, một mặt từ tư liệu tiếng Việt để khẳng định biểu hiện của giới trong ngôn ngữ và tác động của nhân tố giới đến việc sử dụng ngôn ngữ, mặt khác, góp phân đi sâu, bổ sung thêm những nhận xét về mối quan hệ này
1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận văn
1.2.1 Xung quanh thuật ngữ “giới tính” và “giới”
1.2.1.1Từ “giới tính”, “giới” trong đời sống xã hội
Xung quanh hai thuật ngữ “giới tính”, “giới” và mối quan hệ giữa chúng hiện có những quan niệm như sau:
Giới tính: Khi một đứa trẻ chào đời, một trong những câu hỏi đầu tiên thường được đặt ra, đó là “con trai hay con gái? ” Đây chính là giới tính Trong tiếng Việt, giới tính được hiểu là “những đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái, nói tổng quát” [24] Trong các mối quan hệ xã hội, có thể nói, cùng với tuổi tác, nghề nghiệp, giáo dục, giới tính là một trong những yếu
tố được quan tâm và thường được quan tâm trước hết (như trong hồ sơ lí lịch, hộ chiếu, chứng minh thư, các tờ khai, )
Giới: Trong tiếng Việt, giới được hiểu là “những lớp người trong xã hội được phân theo một đặc điểm rất chung nào đó như về nghề nghiệp, địa vị xã hội” [24]
Trang 25Tuy định nghĩa này mới chỉ nhắc đến nghề nghiệp, địa vị xã hội, nhưng cách dùng của nó có thể hiểu là còn có thể có những sự phân chia khác nữa, chẳng hạn như giới tính, đó là cách gọi: giớinam/giới nam, giới nữ/giới nữ
Trong tiếng Hán có hai từtương đương với giới tính (性别) và giới (性) 性别(giới tính) được giải thích là phân biệt đực hay là cái, thường chỉ giới nam và giới nữ.性 (giới) được giải thích là:
a Sự biểu thị năng lực và tác dụng của người và sự vật bản thân, ví dụ: 性格(tính cách),属性(thuộc tính)
b Sự biếu thị tính chất, tư tưởng, tình cảm vv, ví dụ: 典型性(tính tiêu biểu)
c Sự biểu thị phạm vi ngữ phát của danh từ hay đại từ tính từ
d Sự biểu thị sinh dục của động vật,ví dụ: 性交(tính giao)
e Sự phân chia về giới tính nam nữ và giống đực giống cái, ví dụ: 性别(giới tính)
1.2.1.2Giới với tư cách là một thuật ngữ chuyên ngành
Vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX, ở các nước nói tiếng Anh xuất hiện một ngành khoa học về gender (giới), sau đó lan toả sang các quốc gia khác Ở Việt Nam, ngành khoa học này bắt đầu được chú ý vào những năm 80 của thế kỉ
XX Giới được quan niệm như sau: “Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những kì vọng liên quan đến nam và nữ.” [5]; “Giới là sự tập hợp các hành vi học được từ xã hội và những kì vọng về các đặc điểm và năng lực cần được cân nhắc nhằm xác định thế nào là một giớinam hay một phụ nữ (hoặc một cậu bé hay một cô bé) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định”
Trang 26[22]
Như vậy, khác với giới tính, giới không phải là cái mà con người sinh ra là đã
có, không phải cái mà con người sở hữu mà là cái mà con người phải hành động,
xử sự trong các hoạt động xã hội và chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình giáo dục cũng như tự giáo dục Trong một xã hội nhất định, người nam và người nữ không chỉ có những đặc điểm sinh học (giới tính) khác nhau mà còn đối diện với những mong đợi của xã hội về ngoại hình, tính cách, trách nhiệm với cộng đồng,… được cho là phù hợp với từng giới tính Dựa vào những đặc điểm sinh học căn bản của một người là nam hay là nữ, những cơ chế xã hội đã tạo ra các khuôn mẫu giới để xác định cái gì là phù hợp với giớinam và giới nữ trong bối cảnh văn hóa – xã hội
cụ thể Những hành vi giới không phải mang yếu tố bẩm sinh mà là sự luyện tập của con người dựa vào những quy tắc, những chuẩn mực trong cộng đồng mà họ sinh sống, nhằm đáp ứng sự trông đợi hay kì vọng của cộng đồng đó
1.2.1.3Thuật ngữ “giới tính”, “giới ” trong ngôn ngữ học xã hội
Trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội, hai thuật ngữ này đều được sử dụng
và trong nhiều trường hợp thay thế cho nhau Chẳng hạn: P.Trudgill (1983), D.Baron (1986) sử dụng sex; D.Bolinger (1980) sử dụng sexism; R.Shuy (1975), J.Holmes (1989, 1991, 1993) sử dụng gender; C.West (1979), S.Romaine (1989)
sử dụng gender and sex; D.H Zimmerrman (1977), R Lakoff (1979) sử dụng sex and gender Trong tiếng Việt, Vũ Thị Thanh Hương (1999) sử dụng giới tính; Lương Văn Hy, Nguyễn Thị Thanh Bình (2000) sử dụng giới; Nguyễn Văn Khang sử dụng giới tính (1989, 2005), sử dụng giới (2012) Mặc dù việc sử dụng
Trang 27thuật ngữ có khác nhau nhưng nội dung nghiên cứu thì tất cả đều coi nam hay nữ
là biến xã hội tác động đến ngôn ngữ
Như vậy, nếu giới tính (sex) được hiểu là sự phân định giữa nam và nữ về mặt sinh học thì giới là sự phân định về mặt xã hội Nếu giới tính có tính bẩm sinh (sinh ra đã có), đồng nhất (giớinam hay phụ nữ trên khắp thế giới đều có cấu tạo sinh học cơ bản giống nhau), không biến đổi (cấu tạo và chức năng sinh học của nam và nữ trong suốt quá trình lịch sử là bất biến) thì giới có tính tập nhiễm (do giáo dục mà có), tính đa dạng (khác nhau tùy theo phạm vi địa lí hay văn hóa) và năng động (luôn vận động và thay đổi) Để thống nhất cách gọi, trong luận vănnày chúng tôi sử dụng thuật ngữ giới
1.2.2Những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
1.2.2.1Những vấn đề chung trong nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới thể hiện ở sự giống nhau và khác nhau được biểu hiện ở trong ngôn ngữ về hai giới cũng như trong việc sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới
Như đã biết, ngôn ngữ sử dụng những kí hiệu hữu hạn để biểu thị thế giới khách quan vô hạn cộng với chức năng là công cụ giao tiếp và tư duy, nên ngôn ngữ là của chung cho mọi người trong cộng đồng, theo đó cũng là của chung của
cả nam và nữ Tuy nhiên, ở một góc độ khác, là tấm gương phản ánh xã hội, sự phân chia loài người thành "hai nửa" giới nam và giới nữ thì tất nhiên sẽ có sự khác nhau ở mặt ngôn ngữ John Gray đã dùng hình ảnh “đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim” để ví sự khác biệt ngôn ngữ giữa nam và nữ [47] Bởi vì
Trang 28trong thực tế, chúng ta không đến từ những hành tinh khác nhau mà những khác biệt đó chỉ có thể được nhận diện khi đàn ông và đàn bà cùng chung sống trong một không gian xã hội nhất định, đặc biệt là trong sự tương tác chéo Theo Steven Smith, “ngôn ngữ là một hệ biến hóa của mong muốn xã hội để đánh dấu khác biệt về giới” “Khảo sát vội vàng nhất về loài người cũng sẽ cho thấy rằng cùng giới không thể đảm bảo sự tương đồng nhưng khác giới sẽ có thể đảm bảo sự khác biệt” [Eve Kosofsky Sedgwick, 1990] Từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội, với hai biến là biến độc lập (independent variables; X) và biến phụ thuộc (dependent variables; Y) có quan hệ gắn bó với nhau "nếu thay đổi X thì Y cũng thay đổi, Nguyễn Văn Khang cho rằng, khi giới là biến xã hội (độc lập) tác động vào ngôn ngữ thì theo đó, ngôn ngữ sẽ thay đổi (tức là việc sử dụng ngôn ngữ giữa các giới
sẽ khác nhau); khi ngôn ngữ là biến độc lập tác động vào giới thì sẽ góp phần vào thay đổi cách nhìn về giới mà trước hết là cách nhìn kì thị về giới.[17]
Mặc dù trước đó, trong các công trình nghiên cứu của E.d Sapir, O.Jersperson, đã có đề cập đến vấn đề ngôn ngữ và giới nhưng phải chờ đến R Lakoff thì vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới mới được nghiên cứu một cách hệ thống Với cuốn "Language and woman’s place" (Ngôn ngữ và vị trí của người phụ nữ), có thể khẳng định rằng, Robin Lakoff là người tiên phong trong những nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới [52] Như đầu đề của cuốn sách, R.Lakoff muốn hướng đến hai mục tiêu, đó là: 1/ Nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới; 2/ Nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ, từ đó mong muốn góp phần vào phong trào nữ quyền (chống kì thị đối với giới nữ)
Trang 29Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn và giới, R.Lakoff tập trung vào phong cách ngôn ngữ giới nữ Đương nhiên, khi nói đến phong cách ngôn ngữ của giới nữ cũng là ngầm so sánh với phong cách ngôn ngữ của giớinam Về phong cách ngôn ngữ của giới nữ, R.Lakoff nghiên cứu cách phát âm, cách sử dụng từ, cách sử dụng câu cũng như cách diễn đạt Dựa vào quá trình xem xét nội quan và khả năng trực giác của mình, R.Lakoff đã đề xuất một nhóm những đặc trưng nổi bật về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa và phong cách diễn đạt để nhận diện ngôn ngữ của phụ nữ Cụ thể:
Về ngữ âm: 1/ Phụ nữ khi phát âm các nguyên âm dòng trước thường đẩy vị trí của lưỡi ra phía trước nhiều hơn (so với nam) và khi phát âm các nguyên âm dòng sau, phụ nữ thường đẩy vị trí của lưỡi ra phía sau nhiều hơn (so với nam); 2/ Trong nhiều biến thể phương ngữ khu vực của tiếng Anh Mĩ, phụ nữ có xu hướng phát âm cao hơn giớinam khi phát âm các nguyên âm cao và ngược lại phát âm thấp hơn giớinam khi phát âm các nguyên âm thấp; 3/ Phụ nữ sử dụng khá đa dạng cao độ, ngữ điệu trong giao tiếp cũng như cách thể hiện sự cường điệu hóa, dùng trong dấu “…” mà Lakoff gọi đó là speaking in italics (nhấn âm) tạo thành câu hỏi cho những phát ngôn tường thuật Ví dụ: Excuse me, you are standing
on my foot? (Xin lỗi, ngài đang dẫm lên chân tôi?)
Về từ vựng: 1/ Phụ nữ có xu hướng thích sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc chính xác (như beige “màu be”, aquamarine “ngọc bích, cánh sen”, lavender “tím nhạt”, mauve “tím hồng”, ecru “vàng xám”) và có vốn từ vựng phong phú hơn trong một số lĩnh vực phù hợp với phụ nữ như nấu nướng, may vá,…2/ Phụ nữ
Trang 30thường sử dụng các từ đệm, từ cảm thán ở dạng trung tính, nhẹ nhàng như oh dear (eo ơi, trời ơi), trong khi đàn ông thường ưa dùng những dạng thức ngôn ngữ thô thiển và có phần tục tĩu hơn như shit (mẹ kiếp); 3/ Phụ nữ thường sử dụng một
số từ và cấu trúc như well, you know,…nghe có vẻ như một lời phân trần, một hành vi rào đón để làm giảm áp lực của thông tin; 4/ Đối với những từ thiên về bộc lộ cảm xúc hơn là cung cấp thông tin, phụ nữ thường sử dụng một số từ “dịu dàng” như adorable (thay vì great), charming (thay vì terrific), sweet (thay vì coll), lovely, divine (thay vì neat); 5/Phụ nữ thường dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh như so, very, really, absolutely,… Ví dụ, phụ nữ thích cách nói kiểu That was so nice; How absolutely marvellous; so intelligent nhằm tăng hiệu quả giao tiếp, đồng thời lại thích sử dụng cách giảm nhẹ như kind of (kiểu như, hơi hơi) trong kind of difficult (hơi hơi khó) để làm dịu căng thẳng
Về sử dụng câu trong giao tiếp: 1/ Câu hỏi đuôi thường được phụ nữ ưa dùng nhằm truyền tải tính không chắc chắn, thiếu thuyết phục và làm “mềm hóa” phát ngôn Ví dụ: The way prices are rising is horrendous, is not it? (Giá đang tăng khủng khiếp, đúng không?); 2/ Phụ nữ thường đưa ra những yêu cầu ở dạng kết hợp và gián tiếp để thể hiện tính lịch sự Ví dụ: I wonder if you would mind handing me that book (Tôi phân vân rằng liệu có làm phiền ngài lắm không khi tôi muốn mượn cuốn sách đó); 3/ Phụ nữ thiên về sử dụng các dạng thức ngôn ngữ chuẩn, thể hiện qua việc tránh dùng các từ ngữ được xem là thiếu thẩm mĩ, hay việc phát âm chính xác các âm như âm /g/ trong từ going thay vì cách nói thân mật goin Đặc điểm này có mối liên hệ với đặc điểm ngôn ngữ “siêu lịch sự” trong lịch
Trang 31sự
Thứ hai, nghiên cứu sự kì thị giới trong ngôn ngữ từ đó mong muốn góp phần vào phong trào nữ quyền (chống kì thị), R Lakoff đã chứng minh rằng, sự kì thị về giới nữ thể hiện trong ngôn ngữ, đó là: 1/ Các từ chỉ nghề nghiệp “có giá trị”, các chức vụ “có vai vế” trong xã hội đều được cấu tạo bằng yếu tố -man (spokerman, congressman saleman, chairman,…), thậm chí ngay từ woman/women cũng phải có hậu tố man); trong trường hợp mà nữ đảm nhận thì lập tức sẽ thêm yếu tố woman- women/lady/female doctor, women/female lawyer) hoặc có cách cấu tạo riêng để nhận diện (actor/ actress, ambasador/ ambasadress, hero/ heroin); 2/ Trong tiếng Anh, cách xưng gọi Mr, Miss, Mirs khiến nguời ta đặt câu hỏi, tại sao giới nữ lại phải phân biệt giữa phụ nữ chưa chồng (Miss) với phụ nữ có chồng (Mirs) trong khi đó giớinam chỉ có một cách gọi Mr mà không
có hai cách gọi (hai từ) để phân biệt giữa đàn ông chưa vợ với đàn ông có vợ; 3/ Khi sử dụng ở ngôi trung tính, người ta thường dùng he/his mà không dùng she/her,ví dụ: Every one is required to remove his shoes (Tất cả mọi người đều phải bỏ giày); 4/ Ở Mĩ, trong các lễ hội, khi giao tiếp, người ta thường hỏi phụ nữ
“What does your husband do?” (Xin hỏi, phu quân của quý bà làm gì ạ?), chứ tuyệt nhiên không có ai hỏi “What does your wife do?” (Xin hỏi, phu nhân của quý ông làm gì ạ?); nếu có người hỏi về công việc của người vợ thì lập tức sẽ được nghe câu trả lời của đức ông chồng là “She is my wife, that’s what she does” (Cô ấy là vợ tôi, đó là công việc cô ấy làm)
Có thể nói, cuốn sách này đã có ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết những công
Trang 32trình nghiên cứu theo lối kinh nghiệm về sự khác biệt giới trong cách sử dụng ngôn ngữ trong vài thập kỉ sau đó Đánh giá rất cao đóng góp của R.Lakoff, các nghiên cứu sau này đã chỉ ra rằng, bên cạnh những cái được còn có những điểm cần bàn luận xung quanh vấn đề này Cụ thể: 1/ Điều R.Lakoff muốn làm chỉ là để nhận ra một số đặc điểm tạo nên ngôn ngữ của phụ nữ trong tiếng Anh Mĩ; 2/ Một
số nhân tố nhất định trong bức tranh mà R.Lakoff miêu tả chi tiết cũng chỉ có một phần hiện thực và là những khuôn mẫu; 3/ Ngôn ngữ phụ nữ của R.Lakoff vẫn dường như chỉ thích hợp với tầng lớp trung lưu mà thôi Điều đó thể hiện ở phụ nữ
da đen trung lưu không tìm được hình ảnh gắn bó chính họ trong tài liệu đương thời về ngôn ngữ giới tính; 4/ Phương pháp của R.Lakoff chủ yếu được dùng trong nghiên cứu ngữ pháp và những điều rút ra nghe có vẻ chấp nhận được dường như là từ chính bản thân bà
1.2.2.2Những vấn đề cụ thể trong nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới
Theo hướng nghiên cứu của R.Lakoff, các nghiên cứu ngôn ngữ về giới sau này đã phát triển rất mạnh Dưới đây, tạm gác lại vấn đề thứ 2 (sự kì thị về giới thể hiện trong ngôn ngữ, vì không liên quan đến luận văn), chúng tôi tập trung điểm lại một số nghiên cứu tiếp theo về nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới, hay nói một cách cụ thể hơn theo cách nhìn của ngôn ngữ học xã hội, đó là, giới như một biến xã hội trong nghiên cứu ngôn ngữ
a Trên bình diện ngữ âm:
Những nghiên cứu sau này đã sử dụng các thiết bị ngữ âm học để tìm ra sự khác biệt về âm vực trung bình giữa nam và nữ Ví dụ, theo nghiên cứu của Gison
Trang 33và Ramsaran (1989), âm vực của nam là 100- 150 Hz, còn âm vực của nữ là 200-
325 Hz Các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc đã phân tích và chỉ ra rằng, người nói với âm vực trung bình bằng hoặc cao hơn 150 Hz thường là giới nữ, còn nếu thấp hơn 150 Hz thì đó là giớinam Theo kết quả nghiên cứu này, âm vực trung bình của người nói tiếng phổ thông Trung Quốc dao động trong khoảng từ 9070 Hz [17, tr.238]
Trong cách phát âm, giữa nam và nữ cũng có cách phát âm khác nhau trước một số âm Ví dụ, trong tiếng Anh Mỹ, giớinam sử dụng âm mũi hoá nhiều hơn giới nữ Giải thích điều này, Shuy (1967) và Austin (1965) cho rằng, âm mũi hoá mang âm sắc thô, mạnh, rất có nam tính, vì thế, phụ nữ ít sử dụng trong giao tiếp Trong tiếng Nga, âm mũi hoá lại rất hay được phụ nữ sử dụng để tạo nên sắc thái cho lời nói của mình, ngoài ra, trong quá trình giao tiếp, khi âm mũi được pha thêm âm yết hầu cũng làm tăng cảm giác tín nhiệm, thậm chí, nó còn là tiêu chí của sự thân thiện
Trong phát âm, giới nữ thường phát âm chuẩn hơn giớinam và sử dụng các biến thể ngữ âm ổn định hơn giớinam Chẳng hạn, kết quả khảo sát cho thấy giớinam có tần suất sử dụng dạng thức thông tục của “ing”cao hơn giới nữ ở New England
b Trên bình diện từ vựng:
Sự khác biệt về từ vựng giữa nam và nữ được biểu hiện ở việc sử dụng các từ
để phân biệt giới Ví dụ : trong tiếng Nga có sự phân biệt музыкант-музыкантка, бог-богиня (danh từ); он-она (đại từ); веселый-веселая (tính từ);
Trang 34говорил-говорила (động từ) ; trong tiếng Anh, sử dụng hai đại từ he/his (nam) và she/her (nữ) Các hậu tố “-ess, -tte, -ine” chuyên dùng để cấu tạo danh từ liên quan đến giới nữ, ví dụ: god-goddess (thần-nữ thần); host-hostess (chủ nhà - bà chủ nhà); hero-heroine (anh hùng- nữ anh hùng ; trong tiếng Việt như nam-nữ, trai/giai-gái, ông-bà, anh-chị, chú –thím, cậu mợ; cụ ông-cụ bà, em trai-em gái, bác trai-bác gái, anh em-chị em,v.v
Trong mỗi ngôn ngữ đều có một số từ chuyên dùng cho mỗi giới Ví dụ, trong tiếng Anh, handsome chỉ dùng để nói về vẻ đẹp của giớinam, nếu nói về giới nữ phải là beautiful; trong tiếng Việt, các từ thướt tha, yểu điệu chỉ dùng cho giới nữ
Phát triển luận điểm của R.Lakoff về sự kì thị giới trong cấu tạo từ có yếu tố man ở sau (spokerman, congressman, saleman, chairman, thậm chílàwoman/women) và yếu tốwoman/women ở trước (woman/lady/female doctor,), các nghiên cứu sau này đã đẩy xa và đi đến cực đoan trong cái gọi là
“khoảng trống từ vựng” (tức là chỉ có ở giới nữ mà không có ở giới nam) Chẳng hạn, phụ nữ làm nghề luật sư thì phải là women/female lawyer Việc thêm woman/female vào trước lawyer hàm ý cái gọi là nghề nghiệp của phụ nữ vốn chỉ
là housewife (bà nội trợ), còn nếu "lấn" sang công việc của đàn ông thì phải có thêm woman (women) như một cách "đánh dấu"; chỉ có sự phân biệt Mirs (gái có chồng) và Miss (gái chưa chồng) ở nữ mà không có ở nam (Mr : nam chỉ có một cách gọi) “Trong các ngôn ngữ ở phương Đông như tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng Việt, chỉ có tiết phụ (người đàn bà thủ tiết khi chồng chết) mà không có tiết phu
Trang 35(người đàn ông thủ tiết khi vợ chết); chỉ có từ ghép goá phụ (người phụ nữ chết chồng) mà không goá phu (người đàn ông chết vợ); chỉ có trinh nữ (người con gái còn trinh trắng) mà không có trinh nam (người đàn ông còn trinh trắng) [trong tiếng Việt có cách nói gái tân và trai tân, tuy nhiên chưa trở thành một mục từ trong từ điển]” [60] Cũng vậy, khi nghe phát ngôn He is a bachelor/spinster (Anh ấy là người đôc thân) thì là "chuyện bình thường", nhưng nếu nói She is a spinster (Cô ấy là người đôc thân) thì như có ý lăng nhục
c Trên bình diện giao tiếp:
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới trong giao tiếp ngôn ngữ được nghiên cứu nhiều ở các nội dung như chủ đề giao tiếp và chiến lược giao tiếp Chẳng hạn, Shen Habing đã khảo sát mức độ quan tâm chủ đề hội thoại của mỗi giới cho thấy các chủ đề về chính trị, kinh tế được giớinam quan tâm nhiều hơn giới nữ, trong khi đó các chủ đề về xã hội, giáo dục thì giới nữ lại quan tâm nhiều hơn: chính trị (giớinam: 86,8%, giới nữ: 13.2%); kinh tế (giớinam: 79,8%, giới nữ: 20,3%); xã hội (giớinam: 49,5%, giới nữ: 50,5%); sức khỏe (giớinam: 59,9%, giới nữ: 40,1%); gia đình và giáo dục (giớinam: 26,5%, giới nữ: 73,5%); thiên nhiên (giớinam: 62,6%, giới nữ: 37,4%); tình yêu và hôn nhân (giớinam: 65,8%, giới nữ: 34,2%); các bài hát (giớinam: 42,3%, giới nữ: 57,7%) [17, tr.250] R.Lakoff đã điều tra cách sử dụng hai từ “oh dear” và “shit” để chỉ ra rằng ngôn ngữ của nữ lịch sự hơn ngôn ngữ của nam (nam thường sử dụng “shit”, còn nữ thì sử dụng
“oh dear”) Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Tiến Dũng cũng có những kết luận tương tự khi nghiên cứu giới tính và lịch sự [11,12] Don Zimmerman và Candace West đã
Trang 36sử dụng phương pháp trò chuyện nhỏ tại khuôn viên Santa Barbara của Đại học California năm 1975 cho rằng: trong các cuộc trò chuyện, giớinam thường có vẻ thích ngắt lời người khác hơn là giới nữ Đối tượng được ghi băng này là những người da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu và dưới 35 tuổi Zimmerman và West đã đưa ra 31 đoạn nói chuyện nổi bật Họ cho hay trong 11 cuộc trò chuyện giữa nam
và nữ, giớinam sử dụng 46 hình thức ngắt lời trong khi giới nữ là 2 Từ mô hình nghiên cứu tương đối nhỏ đó, Zim và West đã kết luận rằng, mức độ giớinam ngắt lời nhiều hơn vì khi đó họ đang thống trị hoặc cố gắng tỏ ra thống trị và họ là người có uy quyền hơn [60] Khảo sát của Pamela Fishman (1983) đối với quá trình tương tác ngôn ngữ của các giới, tính trung bình, giớinam thường nói lâu hơn gấp hai lần so với giới nữ và cuộc trò chuyện giữa một nhóm người đôi khi không thành công, không chỉ vì bất cứ điều gì liên quan đến tính cố hữu trong cách thức phụ nữ nói mà chủ yếu phụ thuộc cách thức mà giớinam phản ứng lại hoặc không phản ứng [46] Mulac (1986) khi nghiên cứu so sánh người phát ngôn nam và nữ dựa trên 35 đặc trưng ngôn ngữ đã đưa ra nhận xét: phụ nữ sử dụng nhiều từ chêm xen Kết quả này phù hợp với giả thuyết của Lakoff và với những suy nghĩ vốn dĩ dành cho phụ nữ: phụ nữ là những người giao tiếp không quyết đoán, không tự tin [56]
1.2.3 Hành vi ngôn ngữ và hành vi tiếp nhận lời khen
1.2.3.1 Khái niệm “hành vi ngôn ngữ”
Hành vi ngôn ngữ (speech act; còn gọi là: hành động ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói, ) được hiểu là hành vi được thực hiện bằng phương tiện
Trang 37ngôn ngữ Theo J Austin (1962) khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp cũng là đồng thời thực hiện 3 hành vi: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi mượn lời (perlocutionary act) và hành vi tại lời (illoccutionary act) Hành vi tạo lời là hành
vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ (như ngữ âm, từ, ), các quy tắc của ngôn ngữ (như các kiểu kết hợp từ thành câu, v.v) để tạo ra các phát ngôn có ý nghĩa trong ngôn ngữ Hành vi mượn lời là hành vi sử dụng (có thể coi là “mượn”) phương tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ đối với người nghe, người nhận, có khi ở chính người nói Hành vi ở lời là hành vi người phát ngôn thực hiện ngay trong phát ngôn của mình và tạo ra những hiệu quả thuộc ngôn ngữ (phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận)
Ngữ dụng học chú trọng tới hành vi ở lời, theo đó, J Austin đã chia hành vi ngôn ngữ thành 5 nhóm: 1) Phán xử: là hành vi đưa ra những lời phán xét về một
sự kiện hay một giá trị nào đó dựa trên chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lí lẽ vững chắc, như: tính toán, miêu tả, đánh giá, phân loại, ; 2) Hành xử: là hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành vi nào đó, như: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ, khẩn cầu, van xin, giới thiệu, bổ nhiệm, khuyến cáo, ; 3) Cam kết: là hành vi ràng buộc người nói vào một chuỗi những hành động nhất định, như: bảo đảm, giao ước, hứa hẹn, thề nguyền, ; 4) Trình bày: là hành vi dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng từ, như trả lời, khẳng định, phủ định, phản bác, nhượng bộ, ; 5) Ứng xử: là hành vi phản ứng đối với cách xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan; là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác:khen ngợi, cám ơn,
Trang 38xin lỗi, chào mừng, phê phán, chia buồn,
Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế trong cách phân loại của J Austin (chỉ phân loại các động từ ngôn hành, không có tiêu chí phân loại rõ ràng), J Searle đã tiến hành phân loại hành vi ngôn ngữ như sau: quan điểm phân loại là phải phân loại hành vi ngôn ngữ chứ không phải chỉ phân loại các động từ ngôn hành; cơ sở phân loại là bộ tiêu chí được xây dựng dựa trên 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ; kết quả là phân ra thành 5 nhóm:
a Tái hiện:mục đích của lời nói là miêu tả một sự tình nào đó đang được nói đến; hướng khớp ghép là lời - thực tại; nội dung mệnh đề là một mệnh đề; các mệnh đề có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai logic; trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều được xác tín; các hành động của nhóm này gồm: xác nhận, thông tin, giải thích, khẳng định, tán thành,
b Điều khiển: đích ở lời là đặt người tiếp nhận (nghe) vào trách nhiệm thực hiện hành vi nào đó trong tương lai; hướng khớp ghép là hiện thực - lời; nội dung mệnh đề là hành động tương lai của người tiếp nhận; trạng thái tâm lí là sự mong muốn của người phát ngôn; các hành động của nhóm này gồm: ra lệnh, yêu cầu,
đề nghị, cho phép, cấm, chỉ thị, khuyên,
c Cam kết: đích ở lời là trách nhiệm thực hiện một hành vi nào đó trong tương lai mà người nói bị ràng buộc; hướng khớp ghép là thực tại - lời; nội dung mệnh đề là một hành động tương lai của người nói; trạng thái tâm lí là ý định của người nói; các hành động của nhóm này gồm: cam đoan, thề, hứa hẹn, tặng, biếu,