SKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂNSKKN SƠ ĐỒ TƯ DUY GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
Trang 1SƠ ĐỒ TƯ DUY
GÓP PHẦN ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN NGỮ VĂN
Người thực hiện: Quách Mộc Ngôn
Tháng 05/2017
Trang 2MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài:
1 1)Về cơ sở lí luận: Phân môn Tiếng Việt
chiếm vị trí quan trọng ở trường THPT
1.2) Về thực tiễn: Thực trạng dạy và học phân
môn Tiếng Việt ở trường THPH
3
3 Các giải pháp và phương pháp tiến hành 13
Trang 3I - ĐẶT VẤN ĐỀ
- -1) – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1.1.Về lý luận:Ngữ văn chiếm vị trí quan trọng ở trường THPT :
Từ nhiều năm nay môn Ngữ Văn (cùng với môn Toán) giữ một vai trò quan trọng ởTrường THPT Môn học này không những là môn học bắt buộc thi Tốt nghiệp THPT mà
nó còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp học sinh (HS) phát triển tư duy Bởi lẽ, Ngữ văn
là môn học công cụ, hỗ trợ diễn đạt tốt các môn học khác Đúng như GS TS Lê Ngọc Tràkhẳng định: “Dạy Văn khai trí, khai tâm” Ngữ văn không chỉ giúp HS biết yêu cái hay cáiđẹp của văn chương mà còn nâng tâm hồn cao đẹp, chan chứa tình người, chắp cánh baoước mơ, nhất là những giá trị chân- thiện – mỹ của cuộc sống Đây chính là chính là nhữnggiá trị cao quý và cần thiết của văn học trong thời kinh tế thị trương hiện nay …
1.2 Về thực tiễn: Thực trạng dạy và học Ngữ văn ở trường THPT :
a) Về phía học sinh :
Ở trường THPT, môn Ngữ văn chiếm một vai trò rất quan trọng Thế nhưng nhữngnăm gần đây chất lượng dạy và học môn học này có chiều giảm sút Không ít HS khôngcòn thích thú học môn Ngữ văn Số lượng học sinh đăng kí thi vào các khối C, D giảmđáng kể Trong các kì thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, chúng gặp không ít bài văn dởkhóc dở cười… Tình trạng học sinh không thuộc bài, không thích giờ ôn tập Ngữ văndiễn ra thường xuyên Từ đó dẫn đến chất lượng bài làm không cao Học sinh “tán” lanman, dài dòng, có khi tràng giang đại hải mà không trúng vào đâu cả là rất phổ biến Bàilàm sẽ thiếu ý và không nắm được ý chính nên dễ xa đề, lạc đề… Hiện tượng trên khôngcòn xa lạ, nhất là đối với giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay
Trang 4Bàn về vấn đề này có nhiều nguyên nhân: khách quan lẫn chủ quan Nguyên nhânchính là do học sinh chưa thấy hết tầm quan trọng của môn Ngữ văn (như đã nói ở trên).Một phần là do HS cho rằng học ngành khoa học xã hội thì khó xin việc làm, kiếm thunhập ít hơn khoa học tự nhiên Mặt khác, người học ngại khó, ngán ngẫm việc học bài, vìcho rằng nội dung bài học các môn khoa học xã hội, nhất là môn Ngữ văn thường dài, khónắm bắt các chính (so với các môn khoa học tự nhiên) Một phần là do học sinh không lậpđược dàn bài, không hệ thống được các ý chính và không chắt lọc được những kiến thứcquan trọng trong bài giảng và trong lúc ôn tập của giáo viên…
b) Về phía giáo viên:
Hiện nay, khi dạy Ngữ văn, chúng ta cũng gặp không ít giáo viên (kể cả bản thântôi) hay sa đà vào lối diễn giảng lan man, dài dòng (nhất là khi chuẩn bàu chưa kĩ ở nhà);chưa hình thành được hệ thống kiến thức then chốt, nhất là trong giờ ôn thi Tốt nghiệpTHPT … Từ đó, học sinh sẽ nắm bài mơ hồ, lan man, dàn trải như cách giảng của giáoviên (GV) HS không được khắc sâu những kiến thức cần nhớ và lược bỏ những kiến thứckhông cần phải nhớ (vì không quan trọng)…
Mặt khác, vì môn Ngữ văn bắt buộc HS thi Tốt nghiệp THPT nên giáo viên (GV)nào cũng giảng kĩ và yêu cầu HS học nhiều, GV sợ thiếu ý so với đáp án của Bộ Giáo dục
và Đào tạo…Điều này dẫn đến việc tạo nhiều áp lực cho cả GV và HS
Xuất phát từ những lí do trên và thực tế giảng dạy ở trường THPT Trần Văn Bảy,
chúng tôi chọn đề tài: “Sơ đồ tư duy góp phần ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn”
2) MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Mục đích của bài viết này là nhằm biến những kiến thức chung chung, trừu tượngkhó nhớ của văn học thành những sơ đồ tư duy một cách trực quan, sinh động… Nó tạpđiều kiện cho HS dễ hệ thống hóa kiến thức; ghi nhớ các từ then chốt ngắn gọn; HS có
“đất” tự do sáng tạo, không bị áp đặt khô cứng theo lời giảng của GV… Từ đó, nó sẽ góp
Trang 5phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nhất là nâng cao hiệu quả trong việc ôn thiTốt nghiệp THPT môn Ngữ văn …
3 ) ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
“Sơ đồ tư duy góp phần ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn” là một trong
những phương pháp khá mới mẻ và gây không ít khó khăn khi vận dụng vào việc giảngdạy Vì thế, đây không phải là “chìa khóa vạn vạn năng” để giúp chúng ta áp dụng được tất
cả các bài học Chúng tôi chỉ vận dụng phương pháp này trong một số bài học Ngữ văn ởlớp 12 và ôn thi Tốt nghiệp THPT, chủ yếu là các bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự
sự … Từ những yêu cầu đó, chúng tôi hi vọng góp một phần nhỏ bé trước yêu cầu của nền
giáo dục của tỉnh nhà hiện nay, bởi lẽ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích
cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực
tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (“Luật Giáo dục năm
2005”- Nxb Chính trị Quốc gia, tr 12)
4) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận;
- Phương phápphân tích , tổng hợp;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp thực nghiệm, kiểm chứng …
5) TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Theo truyền thống, xưa nay lúc giảng dạy và khi ôn tập Tốt nghiệp THPT, GV thường dạyNgữ văn theo phương pháp diễn giảng, vấn đáp và gợi mở… GV thường trình bày
dưới dạng một bài văn hoặc dàn ý Chúng tôi, sử dụng “Sơ đồ tư duy …” để ôn tập là
một việc làm khá mới mẻ Điều này giúp cho HS dễ hệ thống kiến thức một cach trực
Trang 6quan, cụ thể, định lượng được dàn ý và nội dung mà mình cần phân tích, đồng thời tránh được cách làm bài lan man, dài dòng, xa đề, lạc đề Kiến thức tồn tại dưới dạng
Phương pháp sơ đồ tư duy là tên gọi khác của phương pháp dùng mô hình Nó là hệ
thống các kí hiệu mà cấu trúc và chức năng của nó có khả năng phản ánh đúng cấu trúc vàchức năng của hệ thống gốc ( A môxôp ) Yêu cầu đối với phương pháp sơ đồ hóa lýthuyết là phải đảm bảo : tính khái quát , tính thay thế tối đa , tính không trùng lặp , tính
nhất quán và tính tiếp nối (Dẫn theo Hà Hồng Vân- “Phát triển năng lực ngôn ngữ cho
học sinh trong việc học tiếng Việt”- Đại học Cần Thơ, 1998.)
Theo Nguyễn Thành Thi, sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp mới, góp phần
phát huy trí lực tính chủ động tích cực của học sinh trong giờ học (Tài liệu tập huấn: Cải
tiến phương pháp , kĩ thuật kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ văn- Đại học Sư phạm
TP Hồ Chí Minh)
Vậy là phương pháp sử dụng sơ đồ hóa kiến thức đã được các nhà khoa học đánh
giá cao Nó từng được áp dụng nhiều ở các môn khoa học tự nhiên nhiều hơn khoa học xãhội và đã được thực tiễn công nhận tính ưu việt của nó
Trang 72 CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Qua nhiều năm áp dụng , chúng tôi thấy phương pháp này có nhiều tác dụng đáng kể :
a) Phương pháp sơ đồ tư duy có tác dụng biến những nội dung lý thuyết , khái niệm
dài dòng, phức tạp trở nên ngắn gọn, đơn giản Điều này giúp HS dễ hiểu , dễ nhớ và dễvận dụng vào bài tập thực hành
Ví dụ 1:
Khi dạy bài “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh (phần tác giả), GV cho HS họcthuộc một đoạn văn dài như sau :
Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
- Văn học có tính chiến đấu : “Nay ở trong thơ nên có thép - Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
- Văn chương phải có tính chân thật và dân tộc Người căn dặn các nhà văn : “Miêu tả phải cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” Người dạy : “Nên lưu ý phát huy cốt cách dân tộc:.
- Văn chương phải có tính mục đích :
Trước khi đặt bút viết, Bác đặt ra câu hỏi: Viết cho ai (đối tượng sáng tác) Viết để làm gì (mục đích sáng tác) Viết về cái gì (nội dung sáng tác) Viết như thế nào? (phương pháp sáng tác)…
GV biến đổi lí thuyết trên thành sơ đồ sau
Trang 8Chẳng hạn khi tóm tắt hay phân tích nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” của Kim Lân hay nhân vật Người đàn bà làng chài trong
“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu,… Từ đó học sinh rất hứng thú, vì nắm
được các ý cốt lõi của bài học và hình thành được dàn bài khi làm văn…
b) Phương pháp
sơ đồ tư duy còn làm cho nội dung các khái niệm mang tính lí luận , trừu tượng cuả phân
môn học trở nên cụ thể, sinh động Nó giúp HS hình dung ra vấn đề một cách trực quan hơn Khắc sâu được kiến thức hơn
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
dân tộc
Tính mục đích
Trang 9
Qua sơ đồ trên, HS không những nắm được những nét cơ bản cuộc đời nhân vật và
nội dung tác phẩm “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành) mà còn thấy được kết cấu vòng
tròn của tác phẩm, đồng thời dễ hình dung phẩm chất kiên cường và sức sống mãnh liệt,bất diệt của rừng xà nu và con người Tây Nguyên trong thời chống Mĩ Nhưng nếu có điềukiện, GV có thể làm một sơ đồ chi tiết hơn thì HS dễ hiểu bài hơn nữa…
c) Phương pháp này còn giúp cho GV tiết kiệm được quỹ thời gian trên lớp GV có điềukiện hướng dẫn HS thực hành Bởi lẽ, sau khi HS nhắc lại kiến thức đã học, GV gợi ý HSphát họa sơ đồ, làm cho HS nắm vững kiến thức trong giờ ôn tập Từ đó, HS có thể tự tinghi nhớ kiến thức, rồi triển khai, phát triển các ý, hay tìm dẫn chứng dể minh họa… GVgiúp cho HS kết hợp được giữa học và hành, đồng thời phát huy được tính tích cực của
HS, tránh áp đặt cách cảm nhận…
Chẳng hạn: Khi ôn thi Tốt nghiệp THPT, GV cho HS sơ đồ sau và yêu cầu HS triển khai
thành các ý cụ thể về nhân vật Mị (“Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài):
Trang 10Phương pháp này đem đến hiệu quả khá cao trong giảng dạy , không chỉ tiết kiệm được
thời gian mà tránh được phương pháp dạy học thầy đọc , trò ghi , HS học vẹt theo kiểu
Sức sống tiềm tàng
Đồng tiền Cường quyền Thần quyền Đêm tình mùa xuân
Đêm đông mở trói cho A Phủ
Trang 11ĐỀ : Phân tích hình ảnh người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
DÀN Ý
I/Mở bài :
Giới thiệu khái quát về xuất xứ và đặc điển của nhân vật người đàn bà hàng chài trong
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
II/ Thân bài :
1) Sự xuất hiện của nhân vật:
a) Ngoại hình: Thân hình cao lớn, thô kệch Mặt rỗ, tái mét vì mệt mỏi Tấm lưng áo bạc
phếch, rách rưới → Sự vất vả, lam lũ và nghèo khổ nơi người đàn bà làng chài b) Tên gọi: Không tên, được gọi một cách phiếm định là “Người đàn bà”
2) Cảnh ngộ : Vốn sinh ra trong một gia đình khá giả nhưng người đàn bà làng chài bị
người tình ruồng bỏ trong lúc có mang thai… → Số phận bất hạnh.
3) Tính cách :
a/ Cam chịu, nhẫn nhục: :
-Bị chồng đánh “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng chị vẫn “cam
chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”, và xem chuyện chịu đựng là một lẽ đương nhiên
- Chị cảm thấy xấu hổ nhục nhã, đau đớn vì con mình chứng kiến cảnh ấy, bởi có lòng tựtrọng
b/ Vị tha, giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời :
- Chị van xin “quý tòa” để được không li dị với chồng, vì con và hạnh phúc gia đình.-Chị cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của chồng (nghèo túng, lại không biết uống rượu đểgiải sầu)
-Chị thấy chồng mình ngày xưa cũng hiền lành nhưng cục tính Hắn là một nạn nhân củađói nghèo, đáng thương hơn đáng giận (Điều này khiến Phùng và Đẩu phải ngạc nhiên)…
4 )
Đánh giá chung về nhân vật :
a) Nghệ thuật:
Trang 12- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ tự sự giản dị nhưng có tính triết lí
- Người kể chuyện: Ngườời kể chuyện là nghệ sĩ Phùng đã tạo ra một điểm nhìn trầnthuật sắc sảo
- Tình huống truyện độc đáo: “Tình huống nhận thức” → Khám phá chân lí cuộc sống và
nghệ thuật
b) Nội dung:
- Số phận đau thương, bất hạnh của bao người phụ nữ đang bị đói nghèo, lạc hậu vây bủa -Vẻ đẹp trong tâm hồn – tính cách của những người vợ, người mẹ giàu lòng vị tha, giàutình thương con và rất thấu hiểu lẽ đời
- Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu: văn học phài gắn bó với cuộc đời…;nhà văn phải có cái nhìn cuộc đời một cách đa diện, nhiều chiều, tránh đơn giản,chủ quan…
III/ Kết bài:
- Tính điển hình của nhân vật
- Đánh giá thành công, hạn chế (nếu có) về xây dựng nhân vật.của Nguyễn Minh Châu
và tách động của tác phẩm đối với văn học và cuộc sống
Để ôn tập cho HS 12 thi tốt nghiệpTHPT và hệ thống hóa dễ dàng lượng kiến thứctrên, chúng tôi tạm đưa ra một sơ đồ tư duy như sau :
Trang 13
Chúng tôi thiết nghĩ sơ đồ tư duy trên sẽ giúp HS dễ nhớ, dễ thuộc và có một dàn ý cơ bản
đủ ý khi làm bài, tránh nhìn những con chữ ngoằn ngoèo, dài dòng, khó nhớ Tuy nhiên,
HS phải cố gắng học thêm dẫn chứng và kĩ năng diễn đạt câu chữ thì bài văn mới tốt được.Một điều đáng nói là sơ đồ này giúp HS dễ đạt điểm trung bình
(Trên đây chưa phải là sơ đồ hoàn hảo nhưng nó góp phần minh họa cho phần lí thuyết đã nói trên).
3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
Từ thực tế chung và thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT Trần Văn Bảy,chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm ở hai lớp ngẫu nhiên là 12A7 và 12A16 của trường
(bất
hạnh)
Tính cách
- Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
- Quan niệm: Nghệ sĩ phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.
Nghệ thuật
Cam chịu ,
nhẫn nhục Giafu đức hi sinh, thấu hiểu lẽ đời
Xây dựng NV
Điểm nhìntrần thuật
Tạo tình huống : nhận thức
Trang 14Đây là hai nhóm có sự chênh lệch nhau về số lượng, chất lượng, vì 12A7 là lớp bình
thường, còn 12A16 là lớp chọn khối D nhưng chúng tôi không còn cách nào khác hơn, bởi
lẽ, tôi chỉ được phân công dạy 2 lớp 12 Tuy nhiên, chúng tôi có thể tiến hành được là dựavào độ chênh lệch của hai lớp ở bài viết khảo sát chất lượng đầu năm và bài thi học kì II ởcuối năm (Đây là hai bài viết làm chung đề nên dễ đối chiếu) … Đến cuối năm, nếu 2 lớpthực nghiệm và đối chứng có rút ngắn khoảng cách chênh lệch, số lượng HS khá, giỏicũng tăng lên, tức là có sự tiến bộ
Qua khảo sát chất lượng đầu năm, chúng tôi đã thống kê như sau: Tỉ lệ trung bình
của Lớp 12A7 (Nhóm thực nghiệm) là: 20/28 chiếm tỉ lệ 71,43% Lớp 12A16 (Nhóm đối chứng) có tỉ lệ từ trung bình trở lên là 25/25, chiếm tỉ lệ là 100% Hai nhóm này có độ chênh lệch là 28,57% Sau gần 7 tháng áp dụng phương pháp này trong giờ dạy Ngữ văn
thì hiệu quả, chất lượng tăng lên khá rõ rệt Chúng tôi căn cứ vào bài viết số thi học kì II(Ở cuối năm) Qua đó chúng tôi nhận thấy nhóm thực nghiệm.thuộc lớp 12A7 của trường.Học sinh hứng thú hơn trong học tập, đặc biệt là biết lập dàn ý phân tích nhân vật và biếttóm tắt tác phẩm tự sự bằng sơ đồ tư duy Độ chênh lệch giữa 2 lớp được thu hẹp còn là :
17,86… Đặc biệt là số lượng HS khá, giỏi ở lớp 127 cũng tăng lên và số HS Tb và yếu
Trang 15Qua bốn năm áp dụng phương pháp này, chúng tôi đã thu hoạch được một số kết quả đángkể:
- Hơn 90% HS hiểu bài ngay tại lớp
- HS có thêm kỹ năng quan sát, phân tích sơ đồ và biết biến nội dung lý thuyết thànhnhững sơ đồ dễ nhớ ( Chẳng hạn: khi tóm tắt một tác phẩm văn học hay tóm tắt đặc điểmtính cách của một nhân vật.) …
- HS biết lập dàn ý trước khi làm bài, tránh thiếu ý cơ bản, chất lượng bài làm được nângcao
- GV tiết kiệm được quỹ thời gian 45 phút trên lớp; đáp ứng được mục tiêu bài học; giải
quyết được phần Luyện tập trong sách giáo khoa ngay tại lớp; phát huy được tính chủ
động tích cực của HS
- GV cảm thấy tự tin, thoải mái và chủ động hơn trong tiết dạy học của mình
- Chất lượng của lớp 12A4 được nâng cao rõ rệt, số HS khá giỏi và trên trung bình cũng
được tăng lên Cụ thể như sau (Xem thêm ở phần Phụ chú):
Tăng
Số lượng TB Tỉ lệ % Số lượng TB Tỉ lệ %12A7
Chúng ta có thể tham khảo thêm tỉ lệ xếp loại : giỏi, khá, TB và yếu ở của hai lớp ,
để thấy rõ sự tiến bộ của lớp thực nghiệm: 12A4 như sau:
Trước khi tác động