1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách công

71 502 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 245 KB

Nội dung

I. Tổ chức thực hiện (thực thi) chính sách công 1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính sách công 1.1. Khái niệm Tổ chức thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.

Trang 1

CHƯƠNG III

Tổ chức thực hiện và đánh giá

chính sách công

PGS TS Văn Tất Thu Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

Trang 2

- Tổ chức thực hiện chính sách công là toàn

bộ quá trình chuyển ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng

Trang 3

1.2 Vị trí của thực hiện chính sách

- Tổ chức thực hiện chính sách là một khâu

hợp thành chu trình chính sách, nếu thiếu vắng công đoạn này thì chu trình chính sách không thể tồn tại Tổ chức thực hiện chính sách là một hệ thống nhất nhất là với hoạch định chính sách

- So với các khâu khác trong chu trình chính

sách, tổ chức thực hiện chính sách có vị trí đặc biệt quan trọng, là bước thực hiện hóa chính sách trong đời sống xã hội

Trang 4

- Tổ chức thực hiện chính sách tốt không những mang lại lợi ích to lớn cho các nhóm đối tượng thụ hưởng, mà còn góp phần làm tăng uy tín của nhà nước trong quá trình quản

lý xã hội

- Để có được một chính sách tốt, các nhà hoạch định phải trải qua một quá trình nghiên cứu, tìm kiếm công phu Nhưng dù tốt đến đâu chính sách cũng trở thành vô nghĩa nếu nó không được đưa vào thực hiện

Trang 5

1.3.Ý nghĩa tầm quan trọng của tổ chức thực hiện chính

sách

1.3.1 Tổ chức thực hiện chính sách là giai đoạn biến ý đồ

chính sách thành hiện thực

- Tổ chức thực thi chính sách là giai đoạn biến thái

độ ứng xử của nhà nước với các đối tượng quản lý thành hiện thực.

1.3.2.Tổ chức thực thi chính sách để từng bước thực

hiện các mục tiêu chính sách và mục tiêu chung

1.3.3.Tổ chức thực hiện (thực thi) chính sách là để

khẳng định tính đúng sai của chính sách

Trang 6

1.3.4 Qua tổ chức thực hiện chính sách giúp cho chính sách ngày càng hoàn chỉnh

- Ngoài ra tổ chức thực hiện đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống là quá trình phức tạp, đầy biến động, chịu sự tác động của một loạt các yếu tố, thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chính sách.

- Tổ chức thực hiện chính sách không tiến hành tốt dễ dẫn đến thiếu tin tưởng thậm chí chống đối của nhân dân đối với nhà nước (thí dụ việc thực hiện chính sách đền bù đất đai thời gian qua).

Trang 7

2 Các bước tổ chức thực hiện chính sách công

2.1 Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách công

- Các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:

+ Kế hoạch tổ chức điều hành

+ Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực

+ Kế hoạch thời gian triển khai thực hiện

+ Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực thi chính sách

Trang 8

+ Dự kiến nội quy, quy chế về tổ chức điều hành; về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hành của các nhân, tổ chức tham gia; tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật…

- Kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch thực thi chính sách do lãnh đạo có thẩm quyền các cấp thông qua

Trang 9

2.2 Phổ biến, tuyên truyền chính sách công

- Giúp cho các đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia hgiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách để họ tự giác thực hiện

- Giúp cho CBCC có trách nhiệm tổ chức thực thi nhận thức đầy đủ tính chất, quy mô, tầm quan trọng của chính sách để họ tích cực tìm kiếm các giải pháp thực hiện

Trang 10

2.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sáchcông

- Để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp

Trang 11

2.4 Duy trì chính sách công

- Là hoạt động bảo đảm cho chính sách tồn tại

và phát huy được tác dụng trong môi trường thực tế

- Nếu gặp phải khó khăn do môi trường biến động các cơ quan nhà nước cần sử dụng các công cụ quản lý tác động tạo môi trường thuận lợi cho việc thực thi chính sách

Trang 12

2.5.Điều chỉnh chính sách công

- Điều chỉnh để chính sách phù hợp với yêu cầu quản lý và tình hình thực tế

- Cơ quan nào ban hành chính sách cơ quan đó

có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung chính sách

- Có thể điều chỉnh biện pháp, cơ chế thực hiện

và các nội dung khác, nhưng không được làm thay đổi mục tiêu chính sách, nếu thay đổi mục tiêu coi như chính sách thất bại

Trang 13

2.6 Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách công

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách giúp kịp thời bổ sung hoàn thiện chính sách

- Chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách

Trang 14

2.6 Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách công

- Là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực thi chính sách

- Đối tượng được xem xét đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành là các cơ quan nhà nước từ

TW đến cơ sở

- Xem xét đánh giá việc thực thi của các đối tượng thụ hưởng chính sách (đối tượng được thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp)

Trang 15

- Thước đo đánh giá kết quả thực thi chính sách là: tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách; ý thức chấp hành các quy định về

cơ chế, biện pháp thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện về không gian và thời gian

Trang 16

3 Những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách công

3.1 Yêu cầu thực hiện mục tiêu

- Thực thi chính sách là những hoạt động cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng tham gia nhằm đạt những mục tiêu trực tiếp Vì vậy, đạt mục tiêu chính sách là yêu cầu cơ bản nhất

Trang 17

3.2 Yêu cầu bảo đảm tính hệ thống

- Nội dung của tính hệ thống bao gồm: Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách;

hệ thống trong tổ chức bộ máy tổ chức thực thi chính sách; hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý khác của nhà nước Yêu cầu này được đảm bảo trong thực thi chính sách sẽ là cơ sở trực tiếp cho việc đạt mục tiêu đề ra

Trang 18

3.3 Yêu cầu các cơ quan nhà nước phải bảo đảm tính pháp lý, khoa học và hợp lý trong tổ chức thực hiện chính sách công

- Tính pháp lý được thể hiện trong tổ chức thực hiện chính sách là việc chấp hành các quy định về thực thi chính sách để đảm bảo tính tập trung, thống nhất trong chấp hành chính sách

Trang 19

- Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống bộ máy quản lý nhà nước phải gọn, nhẹ đủ năng lực tổ chức thực hiện chính sách theo quy trình khoa học Tính khoa học thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách là việc phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả một chính sách v.v…

Trang 20

3.4 Yêu cầu bảo đảm lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng

- Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích và nhà nước là người bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức Để thực hiện chức năng này, nhà nước thường dùng chính sách công để đảm bảo lợi ích cho các đối tượng thụ hưởng trong xã hội Kết quả này sẽ củng cố niềm tin của người dân vào nhà nước thông qua các chính sách công, vì thế đảm bảo lợi ích thật sự cho các đối tượng thụ hưởng là yêu cầu quan trọng trong thực thi chính sách

Trang 21

4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chính sách công

4.1 Yếu tổ khách quan

- Yếu tố khách quan là những yếu tố xuất hiện

và tác động đến tổ chức thực thi chính sách từ bên ngoài, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý Các yếu tố này tồn tại và vận động theo quy luật khách quan ít tạo ra những biến đổi bất thường, do đó không gây được sự chú

ý của các nhà quản lý

Trang 22

Nhưng tác động của chúng đến quá trình thực thi chính sách lại rất lớn, vì cơ chế tác động giữa chúng với các vấn đề chính sách được hình thành trên cơ sở của quy luật những yếu

tố khách quan chủ yếu có thể kể ra đây là:

Trang 23

a Tính chất của vấn đề chính sách là yếu tố gắn liền với mỗi chính sách Tính chất của vấn

đề chính sách có tác động trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề bằng chính sách như: Nếu vấn đề chính sách là đơn giản, liên quan đến ít đối tượng chính sách thì công tác tổ chức thực thi sẽ thuận lợi hơn các vấn đề phức tạp có quan hệ lợi ích với nhiều đối tượng trong xã hội

Trang 24

b Môi trường thực thi chính sách là yếu tổ liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường tự nhiên và quốc tế, … Các hoạt động này diễn ra theo quy luật trong những điều kiện cụ thể, nên

nó độc lập với quá trình thực thi chính sách Theo nghĩa rộng, môi trường thực thi chính sách chứa đựng toàn bộ các thành phần vật chất

và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách như các nhóm lợi ích có được từ chính sách trong xã hội; các điều kiện vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế; bầu không khí chính trị; xã hội trật tự; quan hệ quốc tế rộng mở

Trang 25

c Mối quan hệ giữa các đối tượng thực thi chính sách thể hiện sự thống nhất hay không

về lợi ích của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách Nếu lợi ích của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách không mâu thuẫn với nhau và với đối tượng thụ hưởng thì chính sách được triển khai thực hiện dễ dàng và ngược lại, lợi ích của đối tượng tham gia thực hiện chính sách mâu thuẫn với lợi ích của đối tượng thụ hưởng thì thực hiện chính sách sẽ khó khăn, thậm chí còn thất bại

Trang 26

d Tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách được hiểu là thực lực và tiềm năng mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác Tiềm lực của nhóm lợi ích được thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, … về cả quy mô

và trình độ

Trang 27

đ) Đặc tính của đối tượng chính sách là những tính chất đặc trưng mà các đối tượng có được

từ bản tính cố hữu hoặc do môi trường sống tạo nên qua quá trình vận động mang tính lịch

sử Những đặc tính này thường có liên quan đến tính tự giác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, lòng quyết tâm, tính truyền thống, … khi tham gia thực thi chính sách

Trang 29

b Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước

- Đây là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách công Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để

có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai, v.v…

Trang 30

Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán

bộ, công chức còn thể hiện ở khả năng thực hiện các quy trình và thủ tục hành chính để giải quyết các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội

có liên quan đến thực thi chính sách công

Trang 31

c Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi chính sách

- Đây là yếu tố ngày càng có vị trí quan trọng

để cùng nhân sự và các yếu tố khác thực hiện thắng lợi chính sách của nhà nước Để thực hiện chính sách trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất cần tăng nhanh cả

về số lượng và chất lượng

Trang 32

Trong thực tế, do chỉ thiếu các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thì các cơ quan nhà nước khó

có thể chuyển tải những nội dung chính sách đến với chủ thể tham gia và đối tượng thụ hưởng một cách thường xuyên

Trang 33

d Sự đồng tình ủng hộ của người dân

- Là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của một chính sách Đây là vấn đề hết sức lớn lao, bởi việc thực hiện các mục tiêu chính sách không thể chỉ do các cơ quan nhà nước làm, mà phải có sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Vì nhân dân không chỉ là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách, mà còn là đối tượng trực tiếp thụ hưởng những lợi ích do chính sách mang lại

Trang 34

Do vậy, một chính sách đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân và xã hội về mục tiêu và biện pháp thi hành thì nó sẽ nhanh chóng đi vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ thực hiện Còn một chính sách không thiết thực với đời sống nhân dân, khôn g phù hợp với điều kiện

và trình độ dân trí thì sẽ bị tẩy chay hoặc “bỏ rơi” không thực hiện

Trang 35

5 Các hình thức triển khai thực hiện chính sách

5.1 Hình thức thực hiện từ trên xuống

- Chính sách công do Nhà nước hoạch định (xây dựng) và tổ chức thực thi, nên hình thức

tổ chức triển khai thực hiện chính sách từ trên xuống nói chung là thuận lợi Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện vật chất, kỹ thuật và nhân sự để thực thi chính sách

Trang 36

- Tuy nhiên hình thức này vẫn có những hạn chế nhất định Mặc dù các cơ quan nhà nước thường xuyên theo dõi việc triển khai thực hiện chính sách, nhưng vẫn có những khoảng cách nhất định với các đối tượng chính sách và môi trường thực tế chính sách đang diễn ra

Trang 37

- Dù cho nhà nước thống nhất với đại đa số nhân dân thì vẫn còn tồn tại những nhóm lợi ích mâu thuẫn với nhà nước và xã hội Ví dụ trong số đối tượng của chính sách với những người có công, vẫn có những tổ chức và cá nhân cố ý công thần, đòi hỏi quá mức với nhà nước và xã hội Hoặc trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, nhà nước không thể bao cấp cho bất kỳ thành phần nào, trong khi các thành phần đều mong muốn nhận được những khoản cho không từ ngân sách nhà nước, nhất là thành phần kinh tế nhà nước

Trang 38

- Ngoài ra, CBCC tham gia tổ chức thực hiện chính sách không hoàn toàn đồng nhất với đối tượng chính sách

- Ngay giữa các cấp quản lý nhà nước cũng có khoảng cách về tổ chức thực thi chính sách thông thường cấp trung ương chu toàn hơn so với cấp địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách

- Ngoài ra, cách thức triển khai này chỉ thiên

về ý chí của cấp điều hành ít quan tâm đến nguyện vọng của đối tượng chính sách

Trang 39

5.2 Hình thức triển khai thực hiện chính sách từ dưới lên

- Hình thức này dường như ngược lại với hình thức từ trên xuống Chính quyền địa phương các cấp chủ động triển khai đưa chính sách vào cuộc sống theo yêu cầu phát triển của địa phương mình Các bước tổ chức thực thi chính sách cũng được tiến hành theo nguyên lý chung, khoa học từ xây dựng kế hoạch thực thi đến đánh giá tổng kết thực hiện chính sách

Trang 40

- Theo hình thức này các địa phương chủ động triển khai thực hiện chính sách theo những điều kiện hiện có nhằm đạt mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ Bằng cách đó các địa phương chủ động tìm kiếm các giải pháp tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả nhất

Ngày đăng: 27/12/2017, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w