Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918Một cách hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 1918
Trang 1MỘT CÁCH HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1858-1918
A ĐẶT VẤN ĐỀ:
I Lí do chọn đề tài:
Phương pháp giáo dục hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên Trong học tập nhất là môn lịch sử, học sinh xem là môn phụ nên học một cách qua loa, học sinh học chỉ là đối phó để có điểm.Giáo viên giảng, học sinh nghe, giáo viên ghi bảng học sinh chép, giáo viên hỏi học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời Khi kiểm tra cácem đọc từ chữ đầu đến chữ cuối mà không hiểu mình đang đọc cái gì.Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi đó nhà trường hiện nay còn thiếu nhiều phương tiện dạy học
Từ yêu cầu vàthực tế trên đòi hỏi chúng taphải đổi mới phương pháp dạy học lịch sửnhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy vànắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học Vậy làm thế nào để học lĩnh hội được kiến thức trọng tâm và ngày càng yêu thích và say mê môn học? Có rất nhiều biện phápnhư: sử dụng đồ dùng trực quan, hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, sử dụng hệ thống câu hỏi Nhưng việc hệ thống hóa kiến thức lịch
sử bằng sơ đồ là một biện pháp rất quan trọng, giúp học sinhnắm vững hơn những kiến thức bài học, hiểu sâu hơn các sự kiện lịch sử, giai đoạn lịch sử nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng, tôi xin trình bàymột số vấn đề về việc: “Hệ thống hóa kiến thức lịch
sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918 bằng sơ đồ” Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học
II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập với “Hệ thống hóa kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918 bằng sơ đồ” Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 8A và đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch
sử của trường THCS Đỉnh Bàn
1
Trang 2III Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhìn rõ thực trạng việc sử dụng đồ dung trực quan và cách hệ thống hóa kiến thức một giai đoạn lịch sử ở trường THCS
- Nắm chắc nguyên tắc và phương pháp sử dụng đồ dung trực quan
- Rút ra những yêu cầu chung và bài học kinh nghiệm trong quá trình dạy học lịch sử ở những phần, những giai đoạn lịch sử khác
IV Giả thiết khoa học
- Khai thác kênh hình rèn luyện cho học sinh kỹ năng ,kỹ xảo,quan sát, nhận xét, mô tả, phân tích nhận định, đánh giá
- Sử dụng lược đồ là một trong những hình thức làm việc cao của học sinh , góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh, giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn
- Thông qua việc khai thác kênh hình, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng phân tích ,so sánh, đọc, trình bày diễn biến trên lược đồ
- Rèn kỹ năng tư duy cho học sinh trong việc khai thác kênh hình
- Học sinh tích cực suy nghĩ,phát huy tính tư duy ,tự giác, chủ động, sáng tạo của mình
V.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử: Phương phápthông tin tái hiện; Phương pháp Nhận thức lịch sử; Phương pháp tìm tòi nghiên cứu Ngoài ra, tích hợp trong các phương pháp đó, phương pháp phát vấn nêu vấn đề, phương pháp trình bày miệng đặc biệt là phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệptrao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy
- Sử dụng các câu hỏi điều tracó thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn lịch sử lớp8, để khắc phục nhược điểm trong phươngpháp kiểm tra đánh giá cần phối hợp sử dụng tốt các mức độ câu hỏi từ thấp đến cao: Nhận biết -> Thông hiểu -> Vận dụng thấp -> Vận dụng cao
- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh
và bổ sung hợp lí
2
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I Cơ sở khoa học:
1 Cơ sở lí luận
Bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn lành mạnh, trong sáng, có lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế giới khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần hình thành thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng
Không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ
Giảng dạy là đưa đến cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá trị quí báu của loài người về phương diện tri thức cũng như về phương diện tình cảm, tư tưởng góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ
Học lịch sử là tìm hiểu về quá khứ của xã hội loài người, quá khứ của dân tộc, quá khứ của địa phương Những quá khứ đó lại có quan hệ mật thiết với hiện tại và tương lai Trong bài giảng, bài học lịch sửtư duy, tình cảm của giáo viên và học sinh hướng về những gì rất gần gũi đó là những con người thật những con người cụ thể chứ không phải là những con người hư cấu Trong lịch
sử dân tộc địa phương những con người đó là lại càng gần gũi hơn đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh chị của những ngườiđang giảng dạy và học tập lịch sử
Để giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức giáo viên bắt đầu từ việc giúp học sinh hiểu biết cụ thể, nắm được kiến thức lịch sử Đó là nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục, đồng chí Phạm Văn Đồng có viết: “Dạy lịch sử phải dạy như thế nào? Nhất định phải dạy cho học sinh hiểu biết những sự kiện lịch sử, những qui luật lịch sử qua các thời đại chứ không thể nói ba hoa về chính trị ở đây Cả lịch sử nước ta là một sự cỗ vũsâu xa vô cùng Dạy sử tốt nhất định tạo cho người thanh niên ta say mê với dân tộc, say mê và tự hào về dân tộc một cách đúng mực, không hề tự kiêu, không hề nảy sinh chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.”
2 Cơ sở thực tiễn
a Thuận lợi:
Giáo viên có nhiều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như: sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm nhân vật Giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức cho nhau, thông qua hoạt động này những học sinh yếu kém sẽ được sự hướng dẫn của giáo viên và các học sinh khá giỏi, học sinh
sẽ nắm chắc kiến thức và hiểu sâu hơn về bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch
sử Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kếthợp và khai thác triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin
3
Trang 4Học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời cáccâu hỏi giáo viên đặt ra, nhiều em có chuẩn bị bài mới ở nhà Đa số học sinh tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đã đưa hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức Họcsinh yếu, kém đã và đang nắm bắt kiến thức cơ bản thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, tìm hiểu qua sơ đồ, lược đồ, đọc sách giáo khoa, vấn đáp các em đã mạnh dạn trả lời các câu hỏighi nhớ các sự kiện, nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình
b Khó khăn:
Vẫn còn một số ít giáo viên chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suynghĩ, nắm vững kiến thức, vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói- trò nghe’, “thầy đọc- trò chép” Do đó nhiều học sinh chưa nắm kiến thức mà chỉ học thuộc một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn sách giáo khoa hoàn toàn Một số câu hỏi giáo viên đặt ra khó, học sinh không trả lời được nhưng lại không có câu hỏi gợi ý nên nhiều khi phải trả lời thay cho học sinh Một số tiết giáo viên chỉ nêu vài câu hỏi và chỉ gọi một số học sinh khá, giỏi trả lời, chưa có câu hỏi giành cho đối tượng học sinh yếu, kém, làm cho đối tượng này ít được chú ý và không được tham gia hoạt động đều này làm cho các em tự ti vềnăng lực của mình, các em cảm thấy chán nản và không yêu thích môn học
Học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm, việc tiếp thu bài chậm, đặt câu hỏi phải cụ thể, lặp lại nhiều lần Các em chưa xác định được động cơ học tập, học như thế nào?học cho ai? học để làm gì? Vì thế cácem chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm của người học sinh Học sinh chưa xác định nội dung của bài học, tiếp thu bài một cách máy móc, các em luôn có tư tưởng lịch sử là môn phụ nên không cần thiết
II Thực trạng dạy và học ở trường TH CS Đỉnh Bàn :
Đại đa số giáo viên đều cố gắng tìm hiểu đưa ra những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, trực quan, lập niên biểu, vấn đáp,… Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như: vẫn còn sử dụng phương pháp “thầy nói – trò nghe”,
“thầy đọc – trò chép” Do đó nhiều học sinh không nắm vững kiến thức, khi trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa đọc nguyên bản nên học thuộc một cách máy móc nhanh quên
Thiết bị môn lịch sử (bản đồ, hiện vật,…) còn thiếu, các tranh ảnh, lược đồ sách giáo khoa thì một số ít giáo viên chỉ cho học sinh khai thác sơ sài hoặc quan sát qua loa Cũng có khi giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lược đồ mà không hướng dẫn kĩ càng, học sinh không biết cách vẽ nên tiết dạy không có lược đồ,
4
Trang 5… dẫn đến tiết học nhàm chán, học sinh nắm bắt kiến thức mơ hồ, mau quên nên kết quả học tập của học sinh chưa cao
Qua kiểm tra kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918, đa số học sinh chưa hệ thống hóa được kiến thức chỉ trả lời những câu hỏi mang tính chất trình bày, còn những câu hỏi giải thích tại sao, so sánh, đánh giá nhận thức thì trả lời chưa được tốt, chưa biết vận dụng và liên hệ kiến thức giữa các bài các chương, chưa nắm rõ các sự kiện lịch sử qua các giai đoạn hay lẫn lộn giữa sự kiện này với sự kiện khác Cụ thể:
III Giải Pháp thực hiện:
Chúng ta biết rằng, sơ đồlà hình vẽ quy ước, có tính chất sơ lược, nhằm mô
tả một đặc trưng nào đó của sự vật hay một quá trình nào đó.Vậy nên sơ đồ cũng
được xem là một dạng của bản đồ tư duy Bản đồ tư duy còn được gọi là sơ đồ
tư duy, hay lược đồ tư duy (Mind Map),… là một hình thức “ghi chép” đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến thức của một chủ đề, các cách giải một dạng bài tập,…Do đó khai thác tốt sơ đồ, tạo được những sơ đồ hữu ích là giải pháp tốt cho quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh
1 Yêu cầu khi tiến hành thực hiện giải pháp.
1.1 Đối với học sinh:
Học sinh phải đọc trước bài mới trong sách giáo khoa, chuẩn bị tất cả các câu hỏi trong SGK phần sẽ học
Trong giờ học phải chú ý nghe giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến, xây dựng bài, không tiếp thu máy móc phải có suy nghĩ
Biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho
Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên định hướng học sinh phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này với sự kiện khác
Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử
5
Trang 6Đặc biệt sau một giai đoạn hay kết thúc một chủ đề học sinh tự xây dựng được một sơ đồ để hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức
1.2 Đối với giáo viên:
Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án (hoặc giáo án điện tử), bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ
Hạn chế giảng giải, thuyết trình, hạn chế đưa ra những câu hỏi vụn vặt nên tập hợp các câu hỏi thành gợi ý, hướng giải quyết vấn đề
Khi giảng bài mới phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên hệ kiến thức cũ, biết sự kiện đó nằm trong giai đoạn lịch sử nào
Khi học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên cần theo dõi, giải đáp ngay các thắc mắc của học sinh
Không nên đưa ra những câu hỏi quá đơn giản như: có - không, đúng - sai Nếu đặt câu hỏi như vậy phải kèm theo vế sau như vì sao? Hoặc tại sao?Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi khó sẽ làm cho học sinh căng thẳng Nếu câu hỏi khó giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề
Trong lúc học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên không nên hối thúc học sinh, có thể nêu gợi ý tạo cho học sinh không khí thoải mái
Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếu thiếu có thể cho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể Nếu dạy nhữngbài có các danh nhân, vị anh hùng dân tộc nên sơ lược thân thế sự nghiệp, kết hợp giáo dục tư tưởng đạo đức
Nội dung bài phải thật ngắn gọn cô động nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài
2 Một số giải pháp thực tế trong việc hệ thống kiến thức lịch sử bằng sơ
đồ trong dạy học lịch sử phần lịch sử việt nam lớp 8:
2.1 Chương trình lịch sử lớp 8 gồm 3 phần:
- Lịch sử thế giới cận đại,
- Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 –1945),
- Lịch sử Việt Nam (1858 –1918)
Các phần này kế tiếp chương trình lớp7,vì thế khi học tập học sinh không chỉ nắm những kiến thức từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể, mà còn phải tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện trong sự phát triển chung, thống nhất
6
Trang 72.2 Hệ thống hóa kiến thức phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 –1918:
7
Trang 82.2.1 Khái quát hóa kiến thức
Quan sát sơ đồ ta dễ dàng giúp học sinh nắm được những nội dung trọng tâm sau:
2.2.1.1.Từ 1858 đến 1896 là quá trình chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ:
- 1858 đến 1896: chống thực dân Pháp xâm lược,
- 1896 đến 1918: chống thực dân Pháp đô hộ
2.2.1.2.Từ 1858 đến 1896 là quá trình chống thực dân Pháp xâm lược do triều đình tổ chức Tuy nhiên giáo viên phải hướng dẫn học sinh thấy được: năm
1884 triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt biến nước ta từ một quốc gia phong kiến độc lập thành một xã hội thực dân nửa phong kiến Từ 1885 đến
1896 diễn ra phong trào Cần vương chống Pháp, phong trào này vẫn mang danh nghĩa triều đình tổ chức Vậy nên đến 1896 khi phong trào Cần vương tan rã mới kết thúc cuộc kháng chiến do triều đình tổ chức
2.2.1.3 Khi thực dân Pháp vào xâm lược Việt nam (1858) thì nhân dân đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và cuộc chiến này chỉ kết thúc khi đất nước sạch bóng quân thù
2.2.1.4 Khi thực dân Pháp vào xâm lược thì ngay sau đó một số quan lại sĩ phu có tư tưởng tiến bộ đã đưa ra những cải cách duy tân
2.2.2 Kiến thức cụ thể
Qua việc khái quát hóa hệ thống kiến thức, học sinh dễ dàng nắm được những nội dung trọng tâm của phần Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918 Đó
là cơ sở để học sinh lĩnh hội những kiến thức cụ thể của giai đoạn lịch sử này:
2.2.2.1 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 - 1884)
2.2.2.1.1 Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
1 Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
a Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859
+ Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu
- Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên
- Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng, suy yếu + Pháp đánh Đà Nẵng:
Trang 9- Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam
- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của chúng bước đầu thất bại
b Chiến sự ở Gia Định năm 1859
+ Ngày 17 - 2 - 1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống
cự yếu ớt rồi tan rã
+ Ngày 24 - 2 - 1859, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long
+ Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn
2 Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873
a Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kě
+ Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861)
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại
b Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây
+ Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây:
- Triều đình đã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân
ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh
- Do thái độ cầu hòa của triều đình, Pháp đã chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn
+ Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:
- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh
- Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông
Trang 102.2.2.1.2 Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884).
1 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
+ Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp
“hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc + Diễn biến:
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội Từ
đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định
2 Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874).
+ Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng)
+ Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định
+ Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết + Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874) Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp
3 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm 1882.
+ Âm mưu của Pháp:
- Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng được Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc địa
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai
+ Diễn biến:
- Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã kéo ra Hà Nội khiêu khích
- Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp thành Không đợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt từ sáng đến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn
- Sau đó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định