1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuật

21 2,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 5,39 MB

Nội dung

SKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuậtSKKN Phát triển năng lực của học sinh THCS thông qua môn học Mỹ thuật

Trang 1

4 III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4

6 V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 4

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GDVN Giáo dục Việt Nam

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Bối cảnh của đề tài

Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang giaiđoạn kinh tế thị trường.Vì thế, GD trong xã hội chuyển sang kinh tế thị trườngđang đứng trước nhiều thách thức mới Bức tranh GD Việt Nam đang lôi cuốncác nhà quản lí GD làm sao đưa GDVN đáp ứng nền GD tiên tiến trên thế giới

Vì vậy vấn đề "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" là một vấn đề then chốt,cốt lõi để con người Viện Nam phát triển toàn diện Toàn ngành GD - ĐT nổlực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ độngsáng tạo của học sinh

Xác định mục tiêu đó môn học Mỹ thuật nhằm giáo dục HS phát triển cácnăng lực cá nhân (năng lực nhận thức; năng lực kỹ năng và kỹ thuật; năng lựcbiểu đạt; năng lực giao tiếp; năng lực đánh giá) Đồng thời bồi dưỡng, giáo dụcnhân cách và các phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống theo chuẩn mực trong đờisống văn hóa xã hội của dân tộc và quốc tế

II Lý do chọn đề tài

Mỹ Thuật là một trong những môn học cần thiết cho sự phát triển cân đốihài hòa của HS Nhận thức được tầm quan trọng đó, hiện nay môn Mỹ thuật đãđược đưa vào chương trình học ở trường THCS của hầu hết các nước trên thếgiới và là môn học bắt buộc đối với tất cả HS

Mỹ thuật là môn học mang tính đặc thù, luôn đòi hỏi sự sáng tạo, năng lựcthẩm mỹ và niềm đam mê thật sự để luôn tìm ra cái mới Hơn nữa nó cũng làmôn học nhằm tạo ra cái đẹp, muốn vậy phải có tình cảm, thái độ thẩm mỹ.Người thầy cần phải có phương pháp và nghệ thuật truyền thụ, không chỉ cungcấp kiến thức cho HS mà còn kích thích được hứng thú học tập cho HS làm chocác em cảm thấy được tầm quan trọng của môn học và yêu thích nó

Vẽ trang trí là một trong 4 phân môn của bộ môn Mỹ thuật Học phân mônnày giúp các em có cách nhìn cách cảm nhận về bố cục đường nét, hình mảng,màu sắc, đậm nhạt Trên cơ sở đó học sinh phát huy trí tưởng tượng, sáng tạocác họa tiết, các hình, bài trang trí đẹp, đồng thời cảm thụ được cái đẹp của sảnphẩm mỹ thuật, để làm đẹp cho mình và cuộc sống xung quanh Nhưng qua bài

vẽ của các em chưa thể thể hiện được điều đó, hầu như các em còn lúng túng,khó khăn khi thực hành Là GV tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm sao để các emhọc tốt phân môn VTT

Trang 4

Với quan điểm của người dạy học nói chung và giáo viên Mỹ thuật nóiriêng chính là đưa lại kết quả cuối cùng học sinh tiếp cận, lĩnh hội được kiếnthức, kích thích tính tò mò, hứng thú, tư duy độc lập sáng tạo Đặc biệt phát triểnđược năng lực tự giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả nhất, có như vậy dạyhọc mới hiệu quả Chính vì thế tôi mạnh dạn vận dụng một số phương phápnâng cao hiệu quả trong phân môn vẽ trang trí cho học sinh trường THCS

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1 Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy học trong nội dung chương trình

phân môn VTT trường trung học cơ sở

2 Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 6 đến lớp 9 trong học tập mỹ thuật

IV Mục đích nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu thực trạng bài vẽ trong phân môn vẽ trang trí của HSTHCS, tôi nhận thấy hầu hết các em chưa thể thể hiện được bố cục đường nét,hình mảng, màu sắc, đậm nhạt; chưa phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạotrong các họa tiết, các hình, bài trang trí đẹp; hầu như các em còn lúng túng, khókhăn khi thực hành Từ đó, tác giả nêu một số cách vận dụng các phương phápdạy học nhằm giúp nâng cao hiệu quả học phân môn VTT cho HS THCS

V Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

Giúp các em hiểu rõ và hiểu sâu sắc bản chất ngôn ngữ đặc trưng của VTT:đường nét, mảng( mảng trọng tâm, mảng phụ), cách sắp xếp, hòa sắc chung củabài, họa tiết…Quan trọng hơn hét các em hiêu cách kết hợp họa tiết, đường nét,màu sắc ra sao cho hợp lí để tạo hiệu quả cho bài trang trí Qua đó giúp HShứng thú và có bài vẽ đẹp hơn đồng thời ứng dụng có hiệu quả trong trang trítrong cuộc sống Bên cạnh đó còn giúp các em phát huy khả năng học tập tíchcực, tư duy sáng tạo, cảm thụ được những giá trị văn hóa mà ông cha ta để lại

B PHẦN NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

Phương pháp dạy - học là PP truyền thụ của thầy và PP học của trò nhằmnâng cao hiệu quả việc dạy và học Khi nói đến phương pháp dạy - học Mỹ thuậtngười ta thường đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan, không chỉ về cách dạy -học chung chung Chi- xchi- a- côp, danh họa người Nga, đồng thời là nhà sưphạm lỗi lạc đã nói: Họa sĩ giỏi chưa chắc đã là GV dạy vẽ tốt Ông đã đánh giácao phương pháp truyền đạt của GV dạy Mỹ thuật nói riêng, dạy - học nóichung

Bên cạnh đó, Mỹ thuật là môn học trực quan, dạy - học MT phải dựa vào

đồ dùng dạy học là chủ yếu Đồng thời phải huy động cả kiến thức tổng hợp củanhiều bộ môn khác Vì thế ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng còn phải biết

Trang 5

cách dạy, đó chính là phải có PP dạy - học tốt.

Để nâng cao hiệu quả dạy học phân môn vẽ trang trí, ngoài những kiếnthức cần thiết về mặt lý thuyết và một số kỹ năng thực hành, người giáo viêngiảng dạy cần phải biết vận dụng khoa học, linh hoạt những phương pháp dạyhọc phù hợp với phân môn trang trí

II Thực trạng của vấn đề

Xung quanh chúng ta, ở bất kỳ nơi đâu đều có trang trí, từ trang trí nhà cửa,

xe cộ, các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày… và tất cả đều mang tínhtrang trí Vì vậy trang trí là một nhu cầu thiết yếu với con người, với xã hội, vớinền kinh tế quốc dân và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống (Kiến trúc đôthị; trang trí nội, ngoại thất; trang trí phục trang; trang trí điện ảnh …)

Trang trí là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục thẩm mỹ cho họcsinh nói chung và chương trình Mỹ thuật bậc THCS nói riêng Đối với ngườidạy và người học cần phải nắm vững kiến thức cơ bản về trang trí mới phát huy,nâng cao được năng lực sáng tạo, óc thẩm mỹ vốn có trong mỗi người và uốnnắn được thị hiếu cho đúng hướng

1 Nội dung dạy học phân môn vẽ trang trí ở trường THCS

1.1 Khái niệm trang trí

Trang trí là một nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng họa tiết, màu sắc,hình khối… trên mặt phẳng (giấy, gỗ, vải…) hay trong không gian (nhà, cănphòng, công viên…) theo những nguyên tắc chung để tạo nên sản phẩm đẹp,hợp nội dung đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của con người

1.2 Nội dung dạy học phân môn vẽ trang trí trong chương trình Mỹ thuật THCS

Phân môn trang trí ở THCS được đưa vào từ lớp 6 đến lớp 9 Những bàihọc chủ yếu nhằm nâng cao về kiến thức về mặt lí thuyết lẫn thực hành, các tiếthọc trang trí cơ bản như (Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, đường diềm)được sắp xếp học đi học lại nhiều lần ở mỗi lớp nhằm giúp học sinh nắm vữngkiến thức biết cách bố cục trong trang trí và phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo.Nội dung học trang trí ở THCS có sự sắp xếp mang tính đồng tâm, phát triển đểhọc sinh tiếp cận môn học từ dễ đến khó, từ tìm màu đến tô màu, từ vẽ thêm hoạtiết cho đến sắp xếp họa tiết…

Học phần lí thuyết chỉ giúp học sinh nắm vững những khái niệm cơ bản,những kiến thức tạo cơ sở ban đầu cho sự hình thành sáng tạo, học sinh biếtphân biệt các dạng bài trang trí: trang trí cơ bản hay trang trí ứng dụng Vì vậyphần lí thuyết phải có trọng tâm, giáo viên giảng giải vừa sức với khả năng nhậnthức của học sinh và có nhiều liên hệ thực tế để học sinh dễ hiểu và dễ làm bài

Trang 6

Đối với phần thực hành GV yêu cầu các em thực hiện đúng theo quy trình cácbước: kẻ trục đối xứng, tìm bố cục (hình mảng, hoạ tiết) biết sắp xếp hoạ tiếthợp lí Cuối cùng phải tô màu, nhưng công việc tô màu của học sinh tiểu họckhác với tô màu của học sinh THCS Các em biết cách sử dụng màu sắc sao chohợp lí và hài hoà Trong mỗi bài vẽ trang trí phải tìm màu chủ đạo, có thể sửdụng hoà sắc nóng hay hoà sắc lạnh, sử dụng các gam màu trầm hay các gammàu sáng.

Để làm được điều đó thì GV trong mỗi bài dạy phải tạo được hứng thú họctập cho các em, với tinh thần tự nguyện, tự giác không mang tính gò bó hay bắtbuộc Muốn vậy, giáo viên phải có một lượng kiến thức cần thiết để cung cấpcho học sinh Trong mỗi tiết dạy giáo viên chỉ là người đóng vai trò hướng dẫnhọc sinh lĩnh hội kiến thức, học sinh phải tự tìm tòi, sáng tạo Có như vậy giờhọc mới không bị chán nản, khô cứng, mà gây được hứng thú học tập cho các

em nhằm mang lại hiệu quả cao Đó là quan hệ hai chiều

2 Thực trạng dạy - học phân môn vẽ trang trí ở trường THCS

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này và tìm ra giải pháp tối ưu, trong quátrình giảng dạy tôi đã tiến hành điều tra nghiên cứu, trong đó phương pháp chính

Trải qua quá trình tìm hiểu từ thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy:

2.1 Đối với giáo viên

Trang 7

Vị trí và vai trò của phận môn vẽ trang trí chiếm 1/3 lượng kiến thức bộmôn mĩ thuật, nhưng hầu như giáo viên đều chưa nhận thấy tầm quan trọng củaphân môn này

Mỹ Thuật vốn là môn học trực quan đồ dùng dạy học là chủ yếu nhưnggiáo viên dạy chưa đầu tư sưu tầm thêm một số tranh ảnh phục vụ cho tiết học.Một phần lớn giáo viên đã không chuẩn bị tranh cũng không vẽ trực tiếp lênbảng hướng dẫn các em Một điều khá phổ biến là phần lớn các trường chưaquan tâm và đầu tư thích đáng cho phân môn này, một số trường sử dụng giáoviên bộ môn khác sang dạy mĩ thuật do đó chất lượng không cao

Qua các tiết học người dạy ít chú ý phân tích tranh vẽ của các họa sĩ nênkiến thức về vẽ trang trí của các em còn hạn chế Điều đáng buồn hơn nữa GV

để cho HS chép theo SGK mà chẳng hiểu gì về cái hay cái đẹp của bài trang trílàm cho các em không phát huy trí tưởng tượng sáng tạo nên đem lại hiệu quảkhông như mong muốn

Phần lớn giáo viên còn hạn chế kinh nghiệm dạy bài học này, chưa chịukhó khai thác công nghệ thông tin, ít nghiên cứu tài liệu trên sách, báo, tạp chí,trên mạng Khai thác nội dung chưa toát lên đặc điểm và vẻ đẹp các tác phẩm

Mĩ thuật, phân tích yếu tố kĩ thuật nhiều hơn yếu tố thẩm mĩ, đó là vẻ đẹp bốcục, đường nét, họa tiết, tương quan đậm nhạt, hòa sắc trong quá trình hướngdẫn học sinh vẽ bài GV ít góp ý sữa sai, động viên khích lệ các em Đánh giá,nhận xét kết quả học tập ít chú ý nêu lên các "lí do" vì sao bài vẽ đẹp hoặc chưađạt yêu cầu, do vậy HS thường công nhận hơn là hiểu biết và cảm thụ Nhữngđiều trên ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực tư duy thẫm mỹ, khả năng quansát, năng lực cảm thụ, óc tưởng tượng sáng tạo của học sinh

2.2 Đặc điểm tâm lý và khả thể hiện ngôn ngữ tạo hình học sinh

2.2.1 Đặc điểm tâm lý

- Đối với học sinh trung học cơ sở, môn học Mỹ thuật được các em rất yêuthích, nhưng do các em học quá nhiều môn, thời gian học ở trường nhiều nêncác em ít được quan sát, tham quan các bảo tàng Vì thế hiểu biết về mỹ thuật,

về cái đẹp chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập

- Đối với học sinh lớp 6 đang còn thói quen nếp cũ, bước đầu làm quen với

nề nếp mới vì thế các em đang còn lúng túng trong việc thực hiện các bước tiếnhành làm bài trang trí, chọn họa tiết và tô màu Với học sinh lớp 7,8,9 đây làthời kỳ phát triển mạnh về tâm lý giai đoạn này các em đều mang tính chất nửangười lớn nửa trẻ em, nên các em làm bài nhiều khi không theo quy trình hướngdẫn của giáo viên Phần lớn các em làm theo cảm tính chưa có sự suy nghĩ, tìmtòi, sáng tạo riêng

Trang 8

Các em thường thích học vẽ trang trí vì các em được làm bài tự do Hơnnữa bài này lôi cuốn HS nữ bởi các em có tâm lí thích làm đẹp và mọi công việccủa các em đòi hỏi tính cần cù, cẩn thận và khéo tay.

2.2.2 Đặc điểm thể hiện ngôn ngữ tạo hình

Ngôn ngữ tạo hình của các em có gì đó rất đơn giản nhưng cũng rất sángtạo, có nhiều bố cục lạ, đẹp mắt nhưng phần lớn thể hiện sự lõng lẽo vụng về,lúng túng trong xây dựng bố cục Về hình vẽ thì đa phần các em chưa có suynghĩ tìm tòi còn mang tính chung chung, rập khuôn giống của bạn Khái niệm vềhình mảng, đường nét, họa tiết, hòa sắc, tương quan đậm nhạt chưa hình thànhtrong nhận thức của HS Màu sắc trong trang trí chưa phù hợp với yêu cầu nộidung hình thức của từng loại hình trang trí màu của các em chỉ dừng lại ở sởthích chưa thể hiện trọng tâm và tình cảm Hơn nữa chất liệu thể hiện chủ yếu làbút dạ, màu sáp chính vì thế mà tranh các em thường có sự chênh lệch về gammàu đậm nhạt rất lớn

Trong quá trình giảng dạy lí thuyết cũng như hướng dẫn thực hành haynhận xét đánh giá bài vẽ GV cần cung kiến thức các thuật ngữ về: bố cục, hìnhmảng, đường nét… một cách thường xuyên để ngôn ngữ tạo được hình thànhkhi đó bài vẽ các em bộc lộ bởi những đặc trưng riêng

* Về đường nét:

Trong trang trí đường nét tạo nên hình dáng của họa tiết làm phong phú cáchình mảng góp phần tạo nên nhịp điệu, nhưng bài vẽ của HS chưa thể hiện đượcđiều đó vì các em chưa hiểu và thấy sự đa dạng phong phú của nét, ý, mục đíchkết hợp các đường nét với nhau tạo được hiệu quả gì trong bài vẽ Do đó khi dạyhoặc nhận xét bài trang trí GV cần nhấn mạnh: nét thanh, nét đậm, nét cong, nétthẳng, nét gấp khúc, nét dài, nét ngắn… nét vẽ đều nhau, giống nhau tạo cảmgiác buồn tẻ, đơn điệu Nét cong lượn sóng tạo sự uyển chuyển, mềm mại Nétgấp khúc tạo sự dồn dập nhịp nhàng…Vì vậy, khi sử dụng nét cần sắp xếp hợp lílàm bố cục sinh động

* Về hình mảng:

Trên các bề mặt đồ vật được trang trí bao giờ cũng có mảng chính, mảngphụ Mảng chính là mảng trọng tâm, thường lớn hơn mảng phụ và nằm ở vị trítrọng tâm Mảng chính lớn quá gây cảm giác tức mắt, chật chội, mảng chính nhỏlàm trọng tâm bị chìm không thể hiện ý đồ bài trang trí Khi làm bài cần có sựkết hợp tương phản to- nhỏ, vuông - tròn, dài - ngắn, sắp xếp phải chú ý mảngtrống làm tôn thêm vẻ đẹp của họa tiết tạo nên sự nhịp nhàng

Trang 9

* Về họa tiết: là những hình vẽ hoa, lá, chim muông, loài vật, con người…được đơn giản và cách điệu, lược bỏ chi tiết làm cho nó đẹp lên mà giữ đượcdáng vẻ ban đầu.

* Về đậm nhạt:

Đậm nhạt trong trang trí rất quan trọng Đậm, nhạt làm cho bố cục cân đối,chặt chẽ hay chống chếnh, mờ nhạt, mất cân đối Phân bố đậm nhạt trong trangtrí phải nổi bật phần chính, chi tiết chính tạo nên sự cân bằng, hài hòa, thuậnmắt Bài vẽ thiếu đậm tạo cảm giác bồng bềnh thiếu chắc chắn bài thiếu sáng,tạo cảm giác nặng nề, buồn tẻ

* Về bố cục: Bố cục là nghệ thuật sắp xếp đường nét, hình mảng, họa tiết,màu sắc, hình khối, đậm nhạt theo những quy tắc chung của TT phù hợp từngthể loại và hình thức TT, tạo nên một tổng thể hài hòa, nhịp nhàng, uyển chuyểncân đối mang tính thẩm mĩ phục vụ cho nhu cầu sử dụng của con người Bố cục

TT quyết định hiệu quả bài TT

* Về màu sắc:

Trang trí không thể thiếu màu sắc Màu sắc làm cho sản phẩm trang trí đẹphơn, hấp dẫn hơn đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người Trong trang trí màusắc thể hiện sở thích và tình cảm con người, thu hút mắt người xem Đối với HS

Trang 10

THCS màu sắc là yếu tố đặc biệt tạo hứng thú nhất, phần lớn do màu sắc là yếu

tố tác động mạnh đến cạnh thị giác của con người, lứa tuổi này đại đa số các emthích vẽ màu, phần vẽ hình vẽ đường nét được các em vẽ nhanh, và các em dànhphần lớn để vẽ màu Hầu hết bài vẽ còn tách bạch về màu, thiếu sự hài hòa

*Hòa sắc nóng

*Hòa sắc lạnh

Bất kì bài TT nào cũng dựa trên những nguyên tắc chung là: nhắc lại, đốixứng, xen kẻ, mảng hình không đều Trong bố cục TT có thể áp dụng một thểthức hay phối hợp nhiều thể thức tùy thuộc vào tính chất của loại hình TT và ýthích và khả năng sáng tạo của mỗi em

Phối hợp: nhắc lại - đối xứng - xen kẻ Mảng hình không đều

Ngày đăng: 26/12/2017, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Kiều – Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. Viện KHGD Việt Nam – 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
2. Nguyễn Quốc toản – Phương pháp giảng dạy Mỹ thuật. NXB Giáo dục – 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Phương pháp giảng dạy Mỹ thuật
Nhà XB: NXB Giáo dục –1998
3. Nguyễn Quốc Toản (chủ biên) – Giáo trình phương pháp giảng dạy Mỹ thuật. NXB ĐHSP - 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp giảng dạy Mỹthuật
Nhà XB: NXB ĐHSP - 2007
4. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Quốc Toản – Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS. NXB Giáo dục – 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: – Những vấn đề chung về đổi mớigiáo dục THCS
Nhà XB: NXB Giáo dục – 2007
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chương trình mĩ thuật THCS. NXB Giáo dục - 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình mĩ thuật THCS
Nhà XB: NXB Giáo dục -2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w