Ngày soạn 07/03/2009 ngày dạy : 12/3/2009 Tiết 102 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ I . Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh : Nắm được đặc điểm của thơ bốn chữ. Nhận diện được vần, luật, nhịp thể thơ này để từ đó đọc hay diễn cảm. Rèn luyện kĩ năng tập làm thơ bốn chữ. Giáo dục tình yêu thơ, làm thơ. II . Chuẩn bị Giáo viên : Chuẩn bị bài, nghiên cứu ngữ liệu. Học sinh : Soạn bài, chuẩn bị phiếu học tập. III. Tiến trình lên lớp 1. Ôn định lớp 2. kiểm tra bài cũ Kiểm tra sách, vở học sinh chuẩn bị bài học. 3 . Tiến trình hoạt động dạy và học Hoạt động 1 ─ Giới thiệu bài : Hoạt động 2 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 5 bài tập sgk trang 84, 85 và giới thiệu đặc điểm thể thơ bốn chữ. Bài 1 trang 84. − Tìm các bài thơ khác có bốn chữ ? − Tìm những tiếng có cùng vần trong bài thơ Lượm ? Bài 2 trang 85 − Hãy chỉ ra vần chân, vần lưng trong đoạn thơ ? Bài 3 trang 85 − Chỉ ra đoạn thơ nào gieo vần liền, vần cách ? Bài 4 trang 85. − Thay các tiếng sông, cạnh cho phù hợp với vần của khổ thơ ? I) Đặc điểm của thể thơ bốn chữ 1) Bài tập Bài 1 − Vè thằng nhác . − Vần trong bài Lượm : Máu − cháu; vè − bè ; Loắt choắt − thoăn thoắt; nghênh − lệch; vang − vàng . Bài 2 − Vần lưng : lưng chừng, lưng, trang, màng. − Vần chân : Hàng, trang, núi, bụi. Bài 3 − Đoạn 1 gieo vần cách. − Đoạn 2 gieo vần liền. Bài 4 Thay sưởi → cạnh; Đò → Sông. 2) Đặc điểm của thể thơ bốn chữ. − Mỗi câu gồm bốn tiếng, số câu không hạn định. Khổ, đoạn được chia theo nội dung hoặc cảm xúc. Thích hợp với lối kể chuyện, miêu tả ( vè, đồng dao, hát .) − Nhịp 2/2 ( Chẵn, đều ) Hoạt động 3 Tập làm thơ bốn chữ . − Gọi học sinh trình bày bài thơ, đoạn thơ đã chuẩn bị ở nhà và chỉ ra nội dung, nhịp thơ, vần . − Vần kết hợp các vần chân, vần lưng, liền, cách, luật bằng trắc. II) Tập làm thơ bốn chữ . Học sinh làm việc nhóm. − Cả lớp nhận xét góp ý sau đó giáo viên uốn nắn sửa lỗi. . IV. Củng cố − dặn dò − Đọc thêm sgk trang 88. − Học và chuẩn bị làm thơ năm chữ. . tình yêu thơ, làm thơ. II . Chuẩn bị Giáo viên : Chuẩn bị bài, nghiên cứu ngữ liệu. Học sinh : Soạn bài, chuẩn bị phiếu học tập. III. Tiến trình lên