Cơ sở chi phí ra quyết định
Trang 1PHẦN 1 GIỚI THIỆU
1 1 LÝ DO NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức, trong đó kế toán quản trị chi phí là một bộ phận, các nhà quản lý dựa vào các thông tin kế toán quản trị chi phí để hoạch định, kiểm soát, tổ chức thực hiện
và quan trọng nhất chính là đưa ra các quyết định về chiến lược, tài chính quan trọng cho đơn vị, tổ chức
Thật vậy, trong quá trình quản lý, điều hành và phát triển doanh nghiệp,
tổ chức, các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định tuy rất đơn giản nhưng lại rất khó trả lời như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu là đủ… Hiện nay, việc quản lý các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp sao cho có hiệu quả luôn là một quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí phát sinh, chính vì vậy nắm rõ được các loại chi phí sẽ là điểm mấu chốt để nhà quản trị có thế quản lý tốt và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề trên chúng ta cần nghiên cứu chuyên
đề “Ra quyết định trên cơ sở chi phí”.
1.2 MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này nhằm giới thiệu các loại chi phí có liên quan đến quá trình ra quyết định Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để phần nào giúp hiểu được phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng, xác định được các loại chi phí làm cơ sở ra quyết định một cách hợp lý nhất
1.3 PHẠM VI CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này muốn giới thiệu phương pháp lấy chi phí làm cơ sở ra quyết định tại các doanh nghiệp, đây là một trong những phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị
Do thời gian có hạn cùng với những điều kiện khách quan, đề tài chỉ
nghiên cứu khái quát về công tác “Ra quyết định trên cơ sở chi phí”, công tác
này chỉ là một phần rất nhỏ trong kế toán quản trị hiện đại
Trang 2Đề tài được thực hiện trong thời gian rất ngắn, với kiến thức của các thành viên trong nhóm còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Mong nhận được sự đánh giá, đóng góp chân thành của giảng viên hướng dẫn và các nhóm bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Trang 3PHẦN 2 CĂN CỨ CƠ SỞ CHI PHÍ ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH
Theo phương pháp kế toán chi phí truyền thống, giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung Trong đó, chi phí sản xuất chung thường được phân bổ cho từng sản phẩm dựa trên một tiêu thức phân bổ cố định (ví dụ: phân bổ theo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp)
Theo phương pháp kế toán chi phí truyền thống là khái niệm giá thành sản phẩm chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là “giá thành sản xuất”, theo đó các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, chi phí bán hàng không được tính vào giá thành sản phẩm
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và dịch vụ, của kinh tế thị trường, phương pháp kế toán chi phí truyền thống với hai đặc điểm nêu trên đã tỏ
ra không còn phù hợp, làm giảm giá trị của thông tin kế toán đối với công tác quản lý kinh doanh Trong nền kinh tế còn kém phát triển, chi phí trực tiếp cấu thành phần lớn giá trị sản phẩm Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã chuyển sang áp dụng các phương pháp kế toán chi phí hiện đại như: phương pháp chi phí mục tiêu(Target Cost),phương pháp chí phí dựa trên hoạt động(ABC-Activity Based Costing), phương pháp chi phí định mức, phương pháp chi phí chu kỳ sống(LLC- Life Cycle Cost), phương pháp chi phí chất lượng(Cost of Quality), phương pháp chi phí Taguchi, phương pháp chi phí Kaizen, phương pháp chi phí môi trường, chi phí tận dụng, chi phí hủy bỏ,…
2.1 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU (TARGET COST)
2.1.1 Khái niệm chi phí mục tiêu
Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hóa sản phẩm mới Phương pháp cũng cho phép cung cấp một cơ sở kiểm soát ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được
mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm
Hay nói cách khác, chi phí mục tiêu là phương pháp quản trị chi phí được sử dụng nhằm đạt được lợi nhuận đã đặt ra Với mỗi loại sản phẩm, để đạt
Trang 4được mức lợi nhuận mong muốn họ phải tìm cách giảm chi phí đến mức mong
muốn trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế và cung ứng vật tư
2.1.2 Ứng dụng
Phương pháp chi phí mục tiêu được bắt đầu bằng việc ước tính giá bán của sản phẩm Giá bán ước tính dựa vào công dụng và thuộc tính của sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Trên cơ sở lợi nhuận mong đợi, doanh nghiệp phải xác định chi phí sản xuất và tiêu thụ có thể chấp nhận để tiến hành sản xuất sản phẩm Chi phí mục tiêu được xác lập dựa vào chi phí có thể chấp nhận và chi phí ước tính theo các điều kiện sản xuất hiện có của doanh nghiệp Mỗi giai đoạn phát triển sản phẩm sẽ được đánh giá nhằm đạt được mục tiêu chi phí đã xác định Việc đánh giá này dựa trên phân tích giá trị nhằm đánh giá việc thiết kế sản phẩm và nhận diện các cơ hội có thể cải tiến giá trị của sản phẩm
- Chi phí mục tiêu đựơc ứng dụng ở Nhật Bản chủ yếu với mục tiêu kiểm soát chi phí
- Chi phí mục tiêu được ứng dụng ở Mỹ chủ yếu với mục tiêu kiểm soát chi phí, lập kế hoạch lợi nhuận và quản trị chi phí
2.1.3 Các bước cơ bản thực hiện chi phí mục tiêu
Chi phí mục tiêu được xem là giới hạn chi phí để đạt được hiệu quả sản
xuất mong đợi Sau khi xác lập chi phí mục tiêu, doanh nghiệp phải tổ chức quản trị chi phí theo từng giai đoạn của qui trình sản xuất - từ khâu thiết kế qui trình sản xuất cho đến khâu tiến hành sản xuất, từ kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện,
làm sao để chi phí thực tế không thể vượt quá chi phí mục tiêu
Nhìn chung, việc thực hiện quản trị chi phí mục tiêu được tiến hành theo
ba bước dưới đây:
Bước 1: Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất Chi phí mục tiêu phải được xác định chi tiết cho từng bộ phận của sản phẩm Việc xác định chi phí cho các thành phần phải dựa vào mức độ quan trọng của nó đối với sản phẩm, từ đó xác định tỷ lệ chi phí của từng thành phần trong tổng số chi phí của sản phẩm theo tỷ lệ thuận với mức độ quan trọng của nó Lấy ví dụ sản phẩm đồng hồ báo thức làm minh họa, nhà quản trị phải xem xét tầm quan trọng bằng phương pháp cho điểm của mỗi một trong các ưu tiên sau để quyết định phân bổ chi phí: tính chính xác, mẫu mã, hoạt động yên
Trang 5lặng, chuông báo thức, chất lượng Việc xác định chi phí mục tiêu cho từng thành phần của sản phẩm, đòi hỏi phải có một hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật hợp
lý và phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại của doanh nghiệp
Bảng 1: Chỉ tiêu cho việc phân bổ chi phí
Cách cho điểm tầm quan trọng sẽ được xếp theo thứ tự, điểm cao nhất là
5 và điểm thấp nhất là 0 Thứ tự ưu tiên tương ứng với điểm 5 là ưu tiên 1 và sẽ tăng dần đến 5
Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định
Trong quá trình thực hiện sản xuất, cần phải phát hiện những thành phần của sản phẩm có chi phí quá cao so với tầm quan trọng được xác định ở bước thứ nhất Qui trình sản xuất, những bộ phận này phải được điều chỉnh thông qua việc
áp dụng các nguyên tắc và phương pháp quản lý nghiêm ngặt để giảm chi phí sản xuất Bên cạnh đó, ở giai đoạn này cũng cần phát hiện các thành phần của sản phẩm có chi phí quá thấp so với tầm quan trọng của nó để gia tăng chi phí hợp lý nhằm bảo đảm chất lượng của sản phẩm Ở giai đoạn này, việc theo dõi và phát hiện những chi phí không phù hợp phải được thực hiện thường xuyên để không ngừng cắt giảm chi phí nhằm duy trì tỷ lệ chi phí/lợi nhuận ở mức tốt nhất (chi phí thực tế/lợi nhuận mục tiêu phải luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mục tiêu/lợi nhuận mục tiêu) Hay nói cách khác, ở giai đoạn này, nhà quản trị cần phải nhận diện những cơ hội có thể để cắt giảm chi phí
Ví dụ :
Trang 6Cùng một thể tích 1500ml, nhưng mẫu mã của Aquafina thì tốn nguyên liệu hơn Lavie Lavie thì có nhiều co, và bán kính nhỏ hơn nên nhãn hiệu của chai nước cũng ít hơn
Bước 3 : Đánh giá kết quả thực hiện chi phí
Tổ chức và quản lý sản xuất theo phương pháp chi phí mục tiêu có thể dẫn đến một trong các kết quả sau:
- Chi phí thực tế nằm trong giới hạn chi phí mục tiêu và chi phí trần: Trong trường hợp này, nhà quản trị cần phải tạm dừng các hoạt động sản xuất để xem xét lại kế hoạch sản suất vì khả năng đạt được lợi nhuận mục tiêu từ sản xuất sản phẩm là bấp bênh
- Chi phí thực tế đạt đến chi phí mục tiêu: Khi tình huống này xảy ra, nhà quản trị cần xem xét lại cả giai đoạn một và giai đoạn hai Phải xem xét kỹ quá trình thiết kế sản phẩm đã hợp lý chưa hoặc xem xét lại các bước của giai đoạn sản xuất để giảm chi phí Các phương pháp có thể được vận dụng ở giai đoạn thiết kế sản phẩm và giai đoạn sản xuất nhằm cắt giảm chi phí như:
+ Kế hoạch hóa tốt hơn quá trình chế tạo sản phẩm;
+ Cải tiến phương pháp sản xuất, lựa chọn đầu tư hợp lý, lựa chọn công nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao, vận dụng hệ thống sản suất “kịp thời” (Just-in time) để loại trừ các chi phí phát sinh do thời gian chờ các yếu tố sản xuất, chờ đợi một giai đoạn nào đó hoặc do dự trữ quá cao;
+ Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng tổng thể (TQS) để tránh lãng phí làm gia tăng chi phí
2.1.4 Khả năng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại Viêt Nam
Phương pháp này phù hợp với lĩnh vực sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa cao, đặc biệt là trong ngành công nghiệp ô tô, điện tử Đối với các doanh nghiệp ở nước ta, phương pháp này dường như còn mới, vì quản trị chi phí nói chung và kế toán quản trị nói riêng chưa được coi trọng đúng mức và đang ở giai đoạn đầu của quá trình định hình Mặc dù, tổ chức sản xuất và quản lý ở nước ta
có sự cách biệt lớn so với các nước phát triển, khả năng vận dụng phương pháp này ở các công ty có áp dụng qui trình công nghệ hiện đại và tổ chức sản xuất tiên tiến là hoàn toàn có thể Thật vậy, phân tích nội dung quản trị chi phí theo mục tiêu cho thấy, phương pháp này có vài điểm giống phương pháp quản trị chi
Trang 7phí theo định mức và kế hoạch - một phương pháp đã được vận dụng từ rất lâu ở các doanh nghiệp nước ta Sự khác biệt lớn ở đây liên quan đến kiểm soát chi phí
và sự phối hợp của tất cả các giai đoạn của qui trình sản xuất để cắt giảm chi phí
Có thể nói rằng, không có nhiều ràng buộc đặc biệt về vận dụng phương pháp này ở các doanh nghiệp Việt Nam Có chăng chỉ là ý thức và khả năng tổ chức của nhà quản trị doanh nghiệp Vận dụng phương pháp này đòi hỏi nhà quản trị phải phân chia qui trình sản xuất phù hợp với kết cấu sản phẩm đã được xác lập ở giai đoạn thiết kế sản phẩm, hoạch định kế hoạch chi phí ở các bộ phận theo mức
độ quan trọng của các bộ phận cấu thành sản phẩm được chế tạo ở bộ phận đó, và
tổ chức kiểm soát chi phí ở tất cả các khâu Để làm được điều này, một mặt, qui trình sản xuất phải được phân định thành nhiều giai đoạn, tổ chức sản xuất phải được phân chia theo nhiều cấp sản xuất phù hợp với các giai đoạn qui trình sản xuất, mặt khác đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kỹ thuật, bộ phận quản lý sản xuất và bộ phận kế toán quản trị của doanh nghiệp để phân tích, phát hiện và cải tiến không ngừng qui trình chế tạo, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tài chính
Trang 8Bảng 2 : Tỷ lệ các lĩnh vực áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu
Lĩnh vực công nghiệp % công ty áp dụng phương pháp
Công nghiệp điện tử 88,5
Sản xuất máy công cụ 82,5
Sản phẩm hóa học, dược phẩm 31,3
Thực phẩm 28,6
Công nghiệp giấy 0
1 Nguồn: Les méthodes nouvelles de comptabilité de gestion, trong
“Comptabilités de gestion”, Marqués, 1998
2.2 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC-Activity
Based Costing)
Một phương pháp tính chi phí mới được thiết kế nhằm khắc phục các
nhược điểm của những hệ thống tính giá thành truyền thống, đó là hệ thống tính
chi phí theo hoạt động (ABC – Activities Based Costing) Robin Cooper, Robert
Kaplan và H Thomas Johnson là những người đầu tiên đưa ra phương pháp
ABC Đây là một phương pháp kế toán quản trị và kế toán tài chính
Khác với phương pháp truyền thống, phương pháp ABC tập hợp toàn bộ
chi phí trong quá trình sản xuất được tập hợp trên các tài khoản chi phí của kế
toán tài chính, sau đó phân bổ các chi phí theo hoạt động này vào từng sản phẩm,
dịch vụ tạo ra hoạt động đó theo các tiêu thức phân bổ thích hợp như: số giờ máy
hoạt dộng, số giờ công lao động trực tiếp,… Các khoản chi phí gián tiếp được
phân bổ vào giá thành sản xuất cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi
phí nhân công trực tiếp Các chi phí khác như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp được coi như chi phí thời kỳ không phân bổ cho sản phẩm hoặc
được phân bổ cho sản phẩm theo thời gian lao động của công nhân trực tiếp hoặc
chi phí nhân công trực tiếp
Trang 92.2.1 Mô hình ABC
2.2.1.1 Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm hoạt động (Activity): Hoạt động là một sự kiện hoặc một nghiệp vụ gây ra sự phát sinh chi phí trong doanh nghiệp Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp thực chất là sự hợp thành một cách
có hệ thống, có tổ chức của nhiều hoạt động khác nhau[1, tr.3]
- Khái niệm nguồn phát sinh chi phí (Cost driver): Nguồn phát sinh chi phí là một nhân tố, một khía cạnh của hoạt động có thể định lượng được và gây
ra sự phát sinh chi phí Một hoạt động có thể được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chỉ những khía cạnh nào gây ra sự phát sinh chi phí và có thể định lượng được mới có thể được coi là nguồn phát sinh chi phí.[1, tr.3]
- Khái niệm trung tâm hoạt động (Activities center): Trung tâm hoạt động được hiểu là một phần của quá trình sản xuất mà kế toán phải báo cáo một cách riêng biệt tình hình chi phí của các hoạt động thuộc trung tâm đó.[1, tr.3]
2.2.1.2 Tiến trình thực hiện phương pháp ABC
Bước 1: Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp và phân bổ cho từng hoạt động theo mức tiêu hao chi phí thích hợp
Bước 2: Căn cứ vào mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để phân bổ chi phí các hoạt động vào giá thành sản phẩm
Hình 1: Tiến trình thực hiện phương pháp ABC
Như vậy, về cơ bản phương pháp ABC khác với phương pháp truyền thống ở hai điểm Thứ nhất, giá thành sản phẩm theo ABC bao gồm toàn bộ các
Tổng chi phí phát sinh
Sản phẩm 2 Sản phẩm 1
Bước 1
Bước 2
Trang 10chi phí phát sinh trong kỳ, kể cả các chi phí giá tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Thứ hai, phương pháp ABC phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức chi phí thực tế cho mỗi hoạt động và mức
độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nói cách khác, phương pháp ABC phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa chi phí - hoạt động - sản phẩm Kết quả là giá thành sản phẩm phản ánh chính xác hơn mức chi phí thực tế kết tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm
2.2.1.3 Phân bổ chi phí sản xuất chung theo mô hình ABC
Việc vận dụng mô hình ABC phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể về công tác
tổ chức quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, năng lực quản
lý của từng doanh nghiệp Tuy nhiên, có thể khái quát quá trình vận dụng mô hình này thành 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định các hoạt động chính
Bước 2: Phân bổ các CPSXC vào các hoạt động
Bước 3: Tính CPSXC cho một đơn vị hoạt động
Bước 4: Phân bổ CPSX theo hoạt động vào các đối tượng chịu chi phí
2.2.1.4 Ưu - nhược điểm và điều kiện vận dụng mô hình ABC
- Cung cấp một sự hiểu biết cụ thể hơn về mối quan hệ CVP
- Phục vụ cho công tác quản lý trên toàn doanh nghiệp
b) Nhược điểm
- Chi phí để phát triển hệ thống ABC là rất lớn
- Một số khoản chi phí sản xuất chung phân bổ khó khăn
- Lệ thuộc vào qui trình sản xuất kinh doanh
- Vận dụng ABC có thể làm thay đổi cơ cấu tổ chức
- Kém chính xác trong ngắn hạn
c) Vận dụng
Trang 11Với những ưu, nhược điểm như vậy, mô hình ABC có thể được vận dụng
thích hợp trong các doanh nghiệp có các điều kiện như sau:
- Sản phẩm được sản xuất có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phức tạp
về kỹ thuật Quy trình chế tạo sản phẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều giai
đoạn công nghệ, nhiều hoạt động,
- Chi phí sản xuất chung chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí
sản xuất và ngày càng có xu hướng tăng lên
- Tính không chính xác của mô hình mà doanh nghiệp đang áp dụng khá
lớn làm cho thông tin được cung cấp ít có tác dụng đối với các nhà quản trị trong
việc ra quyết định
2.2.1.5 Ví dụ minh hoạ cho phương pháp ABC trong việc phân bổ
CPSXC
Một công ty X sản xuất 2 loại sản phẩm L và M sử dụng chung các thiết
bị và qui trình công nghệ Dữ liệu sản xuất trong kỳ như sau:
Sản phẩm Tiêu chí
CPSXC phân bổ/sp (triệu đồng)
Trang 12
Theo phương pháp ABC (phân bổ CPSXC theo hoạt động)
Hoạt động Số lần thực hiện hoặc công việc Tổng CPSXC (triệu) CPSXC đơn vị (triêu)
Tổng CPSXC (triệu)
CPSXC/sp (triệu) Hoạt động
Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy, nếu công ty X phân bổ chi phí sản
xuất chung theo phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất chung phân bổ
cho một đơn vị sản phẩm L là 0,3 và M là 0,6 triệu đồng, trong khi đó lẽ ra phải
phân bổ cho sản phẩm L là 0,652 triệu đồng và cho sản phẩm M là 0,3485 đồng
Vậy, theo cách chọn chi phí nhân công trực tiếp (số giờ công lao động trực tiếp)
làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm trên đã làm cho chi
phí sản xuất của sản phẩm M tăng thêm và làm cho chi phí sản xuất sản phẩm L
giảm xuống Kết quả là làm cho chi phí đơn vị sản phẩm thiếu chính xác
Khi định giá bán, công ty sẽ bị lỗ ở sản phẩm L mà không biết (vì chi phí
đơn vị sản phẩm L bị tính thấp đi) Vì vậy, bằng cách phân bổ chi phí sản xuất
chung dựa trên hoạt làm căn cứ chúng ta sẽ có thể xác định chi phí sản xuất
chung cho từng loại sản phẩm và do vậy các số liệu chi phí đơn vị sẽ chính xác
hơn
Tóm lại: phương pháp kế toán chi phí dựa trên các hoạt động đã cải tiến
các hệ thống xác định chi phí của một doanh nghiệp, đó là:
- Phương pháp xác định chi phí này làm thay đổi căn cứ để phân bổ các
chi phí chung cho các sản phẩm Hay nói đúng hơn là thay vì các chi phí được
Trang 13phân bổ theo lao động trực tiếp thì chúng được phân bổ theo các phần của các nhân tố nguyên nhân được dùng cho sản phẩm hoặc công việc đòi hỏi
- Phương pháp xác định này thay đổi về bản chất rất nhiều loại chi phí sản xuất chung ở chỗ là những chi phí này được xem là có bản chất gián tiếp nhưng nay được gắn liền với các hoạt động riêng biệt và do vậy được tính trực tiếp vào từng sản phẩm
2.3 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ CHU KỲ SỐNG(LCC-Life Cycle Costing) 2.3.1 Chu kỳ sống
Chu kỳ sống của thiết bị thường gồm sáu giai đoạn:
a- Ý tưởng: đây là giai đoạn mà ý tưởng của dự án được đưa ra Trong
thực tế chưa có điều gì được thực hiện trong dự án này.[5, tr.61]
được ghi lên giấy để mô tả các đặc tính kỹ thuật.[5, tr 61]
c- Thiết kế: đây là giai đoạn thiết bị được thiết kế phù hợp với các đặc
tính kỹ thuật Tất cả các bản vẽ chi tiết, các bản vẽ lắp và các bản vẽ thiết kế được hình thành trong giai đoạn này.[5, tr 61]
d- Chế tạo: phù hợp với các đặc tính kỹ thuật và bản thiết kế Tiếp theo
là giai đoạn chọn mua Điều quan trọng là xem xét chất lượng thiết bị từ quan điểm bảo trì Thiết bị cần có giá rẻ nhưng đòi hỏi quan trọng hơn là về khả năng bảo trì Có thể mua thiết bị với giá đắt hơn nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu về bảo trì Từ đó hình thành khái niệm chi phí chu kỳ sống, bao gồm giá mua cộng với các chi phí phát sinh gắn liền suốt thời gian tồn tại của thiết bị.[5,
tr 61]
e- Vận hành: đây là giai đoạn của người sử dụng Thiết bị được sử dụng
và bảo trì cho đến hết tuổi thọ của nó Tuổi thọ có thể là tuổi thọ kỹ thuật hay là tuổi thọ kinh tế Khi hết thời hạn sử dụng về mặt kỹ thuật thì thiết bị sẽ hư hỏng
và không thể tiếp tục sử dụng được nữa Khi đến hết thời hạn sử dụng về mặt kinh tế thì thiết bị vẫn có thể hoạt động được nhưng cần được thay thế vì không mang lại hiệu quả kinh tế.[5, tr.61]
f- Ngừng hoạt động: đây là giai đoạn mà thiết bị không còn hoạt động
được nữa Có hai trường hợp xảy ra[5, tr 62]
Trang 14- Thiết bị sẽ bị loại bỏ
- Thiết bị được phục hồi lại
Chi phí để thực hiện một thay đổi nào đó sẽ được phân bố như sau:
Bảng 3: Chi phí theo các giai đoạn của sản phẩm[1, tr 68]
kỳ sống để mua thiết bị mới hoặc phụ tùng thay thế cho công ty
2.3.2 Chi phí chu kỳ sống (LCC)
Chi phí chu kỳ sống được định nghĩa là toàn bộ các loại chi phí mà khách hàng (người mua, người sử dụng) phải trả trong thời gian sử dụng sản phẩm
Chi phí chu kỳ sống bao gồm chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, chi phí bảo trì, chi phí thanh lý và một số chi phí khác
2.3.3 Đường cong dạng bồn tắm
Hình 2: Sơ đồ các giai đoạn trong chu kỳ sống của thiết bị
Trang 15Đường cong dạng bồn tắm mô tả chi phí của thiết bị trong suốt chu kỳ sống của nó (từ lúc bắt đầu vận hành đến khi thanh lý) Ở đầu giai đoạn vận hành, chi phí tương đối cao bởi các hoạt động chạy rà Sau đó thì chi phí giảm xuống và ổn định Trước khi thiết bị đến thời điểm loại bỏ thì chi phí lại gia tăng
do các chi phí phát sinh khi sắp đến hết hạn sử dụng Mức của đường nằm ngang trong biểu đồ dạng bồn tắm phụ thuộc rất lớn vào sự thành công của quá trình mua thiết bị Thiết bị chất lượng thấp thì mức chi phí cao và ngược lại
2.3.4 Lợi nhuận chu kỳ sống
Khi mua thiết bị mới, điều cần thiết là quan tâm đến cả tổng chi phí chu
kỳ sống lẫn tổng thu nhập chu kỳ sống Tuy nhiên, điều quan tâm cơ bản không phải là chi phí chu kỳ sống hay thu nhập chu kỳ sống mà là khoảng giữa chúng, tức là lợi nhuận chu kỳ sống
Dựa vào hình trên cho biết nếu muốn thiết bị được bảo trì dễ dàng và đạt chỉ số khả năng sẵn sàng cao thì có thể phải mua với giá đắt Tuy nhiên, trong thời gian hao mòn của thiết bị, nếu chưa tìm được những thiết bị cùng loại có
Hình 3: Đường cong bồn tắm[1, tr.69]
Hình 4: Lợi nhuận chu kỳ sống[5, tr.69]
Trang 16chất lượng tốt hơn thì chưa cần thiết phải thay mới thiết bị sớm Bởi vì khi thay thế thiết bị chất lượng kém hơn lúc đầu sẽ phát sinh thêm chi phí vận hành và chi phí bảo trì cho thời gian sống của thiết bị sẽ cao hơn
2.3.5 Ý nghĩa của việc sử dụng LCC:
2.3.6 Tính toán chi phí chu kỳ sống
Chi phí chu kỳ sống có thể tính bằng công thức sau
LCC = CI + NY (CO + CM + CS)trong đó: LCC - chi phí chu kỳ sống
CI - chi phí đầu tư
NY - số năm tính toán
CO - chi phí vận hành máy mỗi năm
CM - chi phí bảo trì mỗi năm
CS - chi phí do ngừng máy mỗi năm
Tính toán LCC được thực hiện để so sánh và lựa chọn các giải pháp khác nhau về mặt hiệu quả kinh tế toàn bộ trong giai đoạn lập dự án hoặc mua sắm Khó khăn nhất trong quá trình tính toán là tìm đúng dữ liệu để đưa vào công thức Có một số phương án để tìm ra dữ liệu thích hợp cho thiết bị cần mua Cách thông thường nhất là dùng kinh nghiệm đã có trước đây trong công tác bảo trì và sản xuất ở nhà máy để mua thiết bị hay phụ tùng và tính toán LCC Người mua cũng có thể sử dụng thông tin và dữ liệu thu thập được từ thiết
bị đang có trong các công ty khác Điều quan trọng là cần có mối quan hệ tốt với người bán để được cung cấp những dữ liệu quan trọng cho quá trình tính toán Cần phải có quy định trong hợp đồng mua bán là người bán phải có trách nhiệm cung cấp dữ liệu cần thiết để người mua tính toán LCC
Trang 17Đôi khi có thể khó nhận được dữ liệu từ các nhà cung cấp nhưng nếu chúng ta không yêu cầu họ, chúng ta sẽ không bao giờ nhận được dữ liệu để tính toán
Chi phí đầu tư, CI
CI = CIM + CIB + CIE + CIR + CIV + CID + CIT
trong đó: CIM - đầu tư cho thiết bị sản xuất, máy móc, thiết bị điện và điều
khiển, CIB - đầu tư cho xây dựng và hệ thống giao thông,
CIE - đầu tư cho lắp đặt hệ thống điện,
CIR - đầu tư cho phụ tùng thay thế,
CIV - đầu tư cho dụng cụ và thiết bị bảo trì,
CID - đầu tư cho tài liệu kỹ thuật,
CIT - đầu tư cho đào tạo, huấn luyện
Chi phí vận hành hàng năm, CO
CO = COP + COE + COM + COF + COT
trong đó: COP - chi phí công lao động cho người vận hành,
COE - chi phí năng lượng,
COM - chi phí nguyên vật liệu,
COF - chi phí vận chuyển,
COT - chi phí đào tạo thường xuyên (liên tục) người vận hành
Chi phí bảo trì hàng năm, CM
CM = CMP + CMM + CPP + CPM + CRP + CRM + CMT
trong đó: CMP - chi phí công lao động cho bảo trì phục hồi,
CMM - chi phí vật tư, phụ tùng cho bảo trì phục hồi,
CPP - chi phí công lao động cho bảo trì phòng ngừa,
CPM - chi phí vật tư, thiết bị cho bảo trì phòng ngừa,
CRP - chi phí công lao động cho tân trang,
CRM - chi phí vật tư cho tân trang,
CMT - chi phí cho đào tạo thường xuyên nhân viên bảo trì
Chi phí do ngừng máy hàng năm, CS
CS = NT x MDT x CLP
Trong đó: