Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Viễn Thông Cần Thơ - Hậu giang
Trang 1KHOA KINH TẾ & QTKD
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ, XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VIỄN
THÔNG CẦN THƠ - HẬU GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: 4043124
Lớp: Kế Toán 01 Khóa 30
Trang 2Cần Thơ – 2008
Trang 3CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong hoạt động của doanh nghiệp thì công tác kế toán là một trong những bộ phận quan trọng nhất của công ty Một công ty có thể phát triển mạnh và bền vững thì đòi hỏi phải có một bộ máy kế toán vững mạnh để có thể kiểm soát chặt chẽ tất cả các nghiệp vụ thu, chi, các chứng từ phát sinh … nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo ra những quyết định đúng đắn cho niên độ kế toán sau
Là một sinh viên sắp tốt nghiệp ra trường thì em cũng như bao sinh viên khác đều mong muốn có một việc làm ổn định, nhưng khi nộp đơn xin việc vào bất cứ cơ quan nào thì người ta cũng đòi hỏi có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong công tác kế toán Khi một cơ quan cần tuyển nhân viên thì cơ quan đó đang thiếu người và tất yếu là các cơ quan đó sẽ muốn tuyển một người có khả năng thích ứng nhanh nhất các công việc của họ, thích ứng ở đây là thích ứng với các cách ghi hồ sơ, giấy tờ, lưu hồ sơ…
Nếu bạn là một doanh nghiệp, và bạn đang muốn tuyển một người sinh viên vào công tác kế toán nhưng người sinh viên đó lại không biết cách ghi phiếu thu, phiếu chi, hay là có sẵn các chứng từ nhưng lại không biết cách ghi vào sổ,… thì bạn sẽ nhận người sinh viên đó vào làm việc không? Và điều tất yếu là bạn sẽ không nhận người sinh viên đó, bởi vậy khi tuyển một người nào đó vào công ty làm việc thì tất cả các cơ quan đều muốn tuyển những người có kinh nghiệm để khi hướng dẫn họ vào công việc mới sẽ không mất nhiều thời gian Và với lý do trên nên em chọn đề tài : “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Viễn Thông Cần Thơ - Hậu giang” để có thể tìm hiểu một phần nào về công tác kế toán tại đơn vị, và làm quen các loại sổ và cũng như cách thức ghi sổ của công ty, từ đó phân tích hiệu quả hoạt động của công ty
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung: Tìm hiểu công tác kế toán tại đơn vị Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng lưu đồ luân chuyển chứng từ + Cách thức hạch toán và ghi sổ
Trang 4+ Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Thu thập số liệu thứ cấp (bảng cân đối kế toán, bảng xác định kế quả kinh doanh…) do các kế toán viên đơn vị cung cấp
- Phỏng vấn các kế toán viên về cách thức ghi sổ, và quá trình luân chuyển chứng từ
- Từ các số liệu thu thập được sẽ tiến hành hạch toán, vẽ lưu đồ và phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do giới hạn về các số liệu nên em chỉ nghiên cứu tổng quát mảng doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Trang 5CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH THU
2.1.1 Doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông phát sinh
* Doanh thu cung cấp dịch vụ bưu chính - viễn thông phát sinh và thuế GTGT đầu ra, ghi:
Có TK 131 – Phải thu khách hàng (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái) Đồng thời ghi đơn bên nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại
* Cước kết nối do các DNVTK trả được ghi nhận và hạch toán vào doanh thu Viện thông phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 …
Có TK 51131 – Doanh thu cung cấp dịch vụ bưu chính - viễn thông
Trang 6Có TK 333111 – Thuế GTGT đầu ra * Các khoản giảm trừ doanh thu: - Chiết khấu thương mại:
Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hóa đơn GTGT” hoặc “hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng Trường hợp này kế toán không hạch toán trên TK 521 mà chỉ phản ánh doanh thu trên hóa đơn
Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng hoặc số tiền chiết khấu thương mại khách hàng được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng ghi trên hoá đơn lần cuối cùng, đơn vị phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua, kế toán phản ánh khoản chiết khấu này qua TK 521, ghi:
Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại
Nợ TK 333111 – Phải trả về thuế GTGT (nếu có) Có TK 111, 112, 131 …
- Các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh, ghi: Nợ TK 531, 532
Nợ TK 333111 – Thuế GTGT đầu ra (thuế GTGT của hàng hóa bị trả lại) Có TK 111, 112, 131 …
* Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu, ghi:
Nợ TK 51131 – Doanh thu cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông Có TK 521, 531, 532
* Kết chuyển doanh thu thuần, ghi:
Nợ TK 51131 – Doanh thu cung cấp dịch vụ bưu chính - viễn thông
Nợ TK 13631 – Phải thu về kinh doanh dịch vụ bưu chính - viễn thông (Doanh thu tại bưu điện huyện)
Có TK 5115 – Xác định doanh thu đơn vị được hưởng
2.1.2 Doanh thu kinh doanh bưu chính viễn thông phân chia:
* Xác định doanh thu phải chia cho đối tác trong và ngoài Tập đoàn, ghi: Nợ TK 5115 – Xác định doanh thu đơn vị được hưởng
Nợ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra (phần thuế chia cho đối tác)
Trang 7Có TK 33683 – Phải trả cước bưu chính - viễn thông giữa các đơn vị thành viên
Có TK 33881 – Phải trả tiền cước bưu chính - viễn thông phân chia cho đối tác ngoài tập đoàn
* Xác định doanh thu được nhận từ các đối tác trong và ngoài tập đoàn, ghi: Nợ TK 13683 – Phải thu tiền cước bưu chính - viễn thông được chia giữa các đơn vị thành viên
Nợ TK 13881 – Phải thu tiền cước bưu chính - viễn thông được chia của đối tác ngoài Tập đoàn
Có TK 5115 – Xác định doanh thu đơn vị được hưởng Có TK 333111 – Thuế GTGT đầu ra
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh, ghi: Nợ TK 111, 112, 131 …
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 333111 – Thuế GTGT đầu ra
2.1.3 Thu nhập khác phát sinh, ghi:
* Thu nhập khác: Nợ TK 111, 112, 131 …
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 333111 – Thuế GTGT đầu ra * Các TSCĐ được tài trợ, biếu tặng:
- Nhận TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng đưa vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ và tăng thu nhập khác, ghi:
Trang 8- Kết chuyển lợi nhuận khác từ TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng, ghi: Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
- Hạch toán nộp toàn bộ giá trị TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng về Tập đoàn, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 33628 – Phải trả về các khoản khác
- Được Tập đoàn chấp thuận hạch toán tăng nguồn vốn, ghi: Nợ TK 33628 – Phải trả về các khoản khác
Có TK 411121 – Vốn tự bổ sung của Tập đoàn
2.2 KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ
2.2.1 Chi phí kinh doanh bưu chính viễn thông
* Mua nguyên liệu, vật liệu xuất thẳng cho sản xuất kinh doanh, cho bán hàng, cho quản lý (không qua kho) Ghi:
Nợ TK 154 (Chi tiết TK 1541, 1542, 1543, 1544, 1545, 1546, 1549) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641, 642
Có TK 152, 153 …
* Chi phí nhân công phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 154 (Chi tiết TK 1541, 1542, 1543, 1544, 1545, 1546, 1549) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641, 642
Có TK 334, 338…
Trang 9* Căn cứ bản trích và phân bổ chi phí KHCB tài sản cố định trong kỳ, ghi: Nợ TK 154 (Chi tiết TK 1541, 1542, 1543, 1544, 1545, 1546, 1549)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641, 642
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ
* Các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 154 (Chi tiết TK 1541, 1542, 1543, 1544, 1545, 1546, 1549) Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung
* Trường hợp các sản phẩm, hàng hóa được dùng làm quà tặng, quảng cáo, khuyến mãi không thu tiền:
Khi xuất kho, đơn vị phải sử dụng hoá đơn thuế GTGT, trên hóa đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng cho quảng cáo, khuyến mãi không thu tiền, kế toán gạch bỏ dòng thuế suất và tiền thuế GTGT, chỉ ghi dòng thanh toán là giá thành hoặc giá vốn của hàng hóa - Căn cứ vào hóa đơn xuất kho, kế toán phản ánh giá vốn của hàng hóa, dịch vụ, ghi: Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết cho từng sản phẩm dịch vụ)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 152, 155, 156
Trang 10- Đồng thời phản ánh chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 641, 642
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ *Kết chuyển giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 6323 – Giá vốn dịch vụ bưu chính - viễn thông Có TK 154 (chi tiết theo từng sản phẩm hàng hóa)
Có TK 33631 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ bưu chính - viễn thông (chi phí tại đài viễn thông huyện)
2.2.2 Chi phí tài chính phát sinh, ghi:
2.2.4 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
- Cuối kỳ, xác định, tạm tính chi phí thuế TNDN hiện hành phải nộp, ghi: Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 33621 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ bưu chính - viễn thông (hoạt động kinh doanh bưu chính - viễn thông)
Có TK 33628 – Phải trả về các khoản khác (hoạt động tài chính, lợi nhuận khác)
- Trường hợp số phải nộp nhỏ hơn số tạm tính được ghi giảm chi phí thuế TNDN, ghi:
Nợ TK 33621 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ bưu chính - viễn thông (đối với kinh doanh bưu chính - viễn thông)
Nợ TK 33628 – Phải trả về các khoản khác (hoạt động tài chính, lợi nhuận khác) Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Trang 112.3 THANH TOÁN NỘI BỘ
2.3.1 Thanh toán với bưu điện huyện
* Thanh toán với bưu điện huyện về doanh thu, chi phí kinh doanh bưu chính - viễn thông:
- Kết chuyển chi phí kinh doanh BCVT của bưu điện huyện, ghi: Nợ TK 6323 – Giá vốn dịch vụ BCVT
Có TK 33631 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ BCVT
- Kết chuyển doanh thu kinh doanh BCVT tại bưu điện huyện, ghi: Nợ TK 13631 – Phải thu về kinh doanh dịch vụ BCVT
Có TK 5115 – Xác định doanh thu đơn vị được hưởng
- Thanh toán bù trừ với bưu điện huyện về hoạt động kinh doanh BCVT, ghi: Nợ TK 33631 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ BCVT
Có TK13631 – Phải thu về kinh doanh dịch vụ BCVT
- Trường hợp phải cấp chênh lệch doanh thu nhỏ hơn chi phí cho bưu điện huyện, khi cấp tiền, ghi:
Nợ TK 33631 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ BCVT Có TK 111, 112
- Trường hợp bưu điện huyện phải nộp chênh lệch doanh thu lớn hơn chi phí, khi nhận được tiền bưu điện huyện nộp, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có 13631 – Phải thu về kinh doanh dịch vụ BCVT
- Nhận ngoại tệ do các bưu điện huyện nộp về, kế toán ghi: Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) – Theo tỷ giá của đơn vị nộp
Có TK 13631 – Theo tỷ giá của đơn vị nộp
Đồng thời ghi đơn bên nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại
* Thanh toán với bưu điện huyện về doanh thu, chi phí tài chính: - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính của bưu điện huyện, ghi: Nợ TK 13638 – Phải thu về các khoản khác
Có TK 9115 – Xác định kết quả hoạt động tài chính - Kết chuyển chi phí tài chính của bưu điện huyện, ghi:
Trang 12Nợ Tk 9115 – xác định kết quả hoạt động tài chính Có TK 33638 – Phải trả về các khoản khác
- Thanh toán bù trừ với bưu điện huyện về doanh thu, chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 33638 – Phải trả về các khoản khác
Có TK 13638 – Phải thu về các khoản khác
- Trường hợp bưu điện huyện có doanh thu hoạt động tài chính lớn hơn chi phí tài chính, phải nộp về bưu điện tỉnh, khi nhận tiền của Bưu điện huyện nộp, ghi: Nợ TK 111, 112
Có TK 13638 – Phải thu về các khoản khác
- Trường hợp Bưu điện huyện có doanh thu tài chính nhỏ hơn chi phí tài chính được Bưu điện tỉnh cấp bù, khi cấp tiền cho bưu điện, ghi:
Nợ TK 33638 – Phải trả về các khoản khác Có TK 111, 112
* Thanh toán với bưu điện huyện về thu nhập, chi phí khác: - Kết chuyển thu nhập của Bưu điện huyện, ghi:
Nợ TK 13638 – Phải thu về các khoản khác
Có TK 9119 – Xác định kết quả hoạt động khác - Kết chuyển chi phí của Bưu điện huyện, ghi: Nợ TK 9119 – Xác định kết quả hoạt động khác
Có TK 33638 – Phải trả về các khoản khác
- Thanh toán bù trừ với Bưu điện huyện về thu nhập, chi phí khác của Bưu điện huyện, ghi:
Nợ TK 33638 – Phải trả về các khoản khác
Có TK 13638 – Phải thu về các khoản khác
- Trường hợp Bưu điện huyện có thu nhập khác lớn hơn chi phí khác, phải nộp chênh lệch về Bưu điện tỉnh, khi nhận tiền của Bưu điện nộp, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 13638 – Phải thu về các khoản khác
- Trường hợp Bưu điện huyện có thu nhập khác nhỏ hơn chi phí khác được Bưu điện tỉnh cấp chênh lệch, khi cấp tiền cho Bưu điện huyện, ghi:
Trang 13Nợ TK 33638 – Phải trả về các khoản khác Có TK 111, 112
2.3.2 Thanh toán với tập đoàn:
* Thanh toán với tập đoàn về hoạt động kinh doanh BCVT - Trường hợp được Tập đoàn cấp điều tiết doanh thu:
+ Xác định số được cấp điều tiết, ghi: Nợ TK 13621 – Phải thu về kinh doanh BCVT
Có TK 5115 – Xác định doanh thu đơn vị được hưởng + Khi nhận được tiền Tập đoàn cấp điều tiết doanh thu, ghi: Nợ TK 111, 112, …
Có TK 13621 – Phải thu về kinh doanh BCVT - Trường hợp phải nộp doanh thu về Tập đoàn: + Xác định số phải nộp, ghi:
Nợ TK 5115 – Xác định doanh thu đơn vị được hưởng Có TK 33621 – Phải trả về kinh doanh BCVT + Khi nộp tiền về Tập đoàn, kế toán ghi: Nợ TK 33621 – Phải trả về kinh doanh BCVT
Nợ TK 33621 (tỷ giá giao dịch thực tế)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái)
Trang 14Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá thực tế ghi sổ) Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại
* Thanh toán với Tập đoàn về chi phí thuế TNDN: - Thuế TNDN của hoạt động kinh doanh BCVT:
+ Cuối kỳ, tạm tính chi phí thuế TNDN hiện hành phải nộp đối với hoạt động kinh doanh BCVT, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành (chi tiết thuế TNDN) Có TK 33621 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ BCVT
+ Trường hợp số tạm trích lớn hơn số phải nộp, được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành, ghi:
Nợ TK 33621 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ BCVT (chi tiết thuế TNDN) Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
- Thuế TNDN của hoạt động tài chính và lợi nhuận khác:
+ Cuối kỳ, tạm tính chi phí thuế TNDN hiện hành phải nộp đối với hoạt động tài chính và lợi nhuận khác, ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 33628 – Phải trả về các khoản khác (chi tiết thuế TNDN)
+ Trường hợp số tạm trích lớn hơn số phải nộp, được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành, ghi:
Nợ TK 33628 – Phải trả về các khoản khác (chi tiết thuế TNDN) Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
* Thanh toán với Tập đoàn về lợi nhuận sau thuế TNDN: - Các khoản lợi nhuận phải nộp về Tập đoàn, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 33621 – Phải trả về kinh doanh dịch vụ BCVT (hoạt động kinh doanh BCVT)
Có TK 33628 – Phải trả về các khoản khác (hoạt động tài chính và lợi nhuận khác)
- Được Tập đoàn cấp bổ sung các quỹ, ghi: Nợ TK 13621 – Phải thu về kinh doanh dịch vụ BCVT
Trang 15Có TK 414, 415, 431 …
2.4 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ 2.4.1 Kết chuyển doanh thu
* Kết chuyển doanh thu hoạt động kinh doanh BCVT, ghi: Nợ TK 5115 – Doanh thu cung cấp dịch vụ BCVT
Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 9113 – Xác định kết quả kinh doanh dịch vụ BCVT * Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 13638 – Phải thu về các khoản khác (doanh thu hoạt động tài chính tại Bưu điện huyện)
Có TK 9115 – Xác định kết quả hoạt động tài chính * Kết chuyển thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 9115 – Xác định kết quả hoạt động tài chính Có TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 33638 – Phải trả về các khoản khác (chi phí tài chính tại Bưu điện huyện)
* Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 9113 – Xác định kết quả kinh doanh BCVT
Có TK 641, 642 – Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp * Kết chuyển chi phí khác, ghi:
Nợ TK 9119 – Xác định kết quả hoạt động khác
Trang 16Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (chi tiết theo từng hoạt động) * Kết chuyển chi phí TNDN hoãn lại:
- Trường hợp số phát sinh bên nợ lớn hơn số phát sinh bên có, phần chênh lệch ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (chi tiết theo từng hoạt động) Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
- Trường hợp số phát sinh bên có lớn hơn số phát sinh bên nợ, phần chênh lệch ghi:
Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (chi tiết theo từng hoạt động)
2.4.3 Phân phối lợi nhuận
* Kết chuyển lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, ghi
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh (chi tiết theo từng hoạt động) Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
* Xác định khoản lợi nhuận nộp Tập đoàn, ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 33621 – Phải trả về kinh doanh BCVT (Kinh doanh BCVT)
Có TK 33628 – Phải trả về các khoản khác (hoạt động tài chính, lợi nhuận khác)
Trang 17* Trường hợp hoạt động tài chính, thu nhập khác lỗ được Tập Đoàn cấp bù lợi nhuận
Nợ TK 13628 – Phải thu về các khoản khác Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối * Trích lập các quỹ theo tỷ lệ quy định, kế toán ghi: Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 414, 415, 431
2.5 CÁC BƯỚC VẼ LƯU ĐỒ VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG:
* Các bước vẽ lưu đồ:
Bước 1: Mô tả hệ thống hiện hành bằng các đoạn văn mô tả
Bước 2: Lập bảng thực thể và các hoạt động liên quan đến thực thể đó
Bước 3: Đánh dấu các hoạt động xử lý dữ liệu trong các hoạt động trong bảng mô tả ở bước 2
Hoạt động xử lý dữ liệu bao gồm: truy xuất, chuyển hóa, lưu trữ dữ liệu Các hoạt động nhập liệu, sắp xếp, xác nhận, tính toán, tổng hợp…
Các hoạt động nhận và chuyển dữ liệu giữa các thực thể không phải là hoạt động xử lý dữ liệu
Bước 4: Chia lưu đồ thành các cột
Mỗi thực thể bên trong là 1 cột trên lưu đồ
Các cột được sắp xếp sao cho dòng lưu chuyển của các hoạt động từ trái sang phải
Bước 5: Xác định các thành phần của từng cột Đọc lại bảng mô tả lần lượt từng hoạt động
Sắp xếp các thành phần của lưu đồ theo hướng di chuyển thông tin từ trên xuống dưới
Bước 6: Hoàn thành lưu đồ:
Nối các ký hiệu thành phần bằng các dòng thông tin chuyển qua cột khác để tránh vẽ nhiều các đường kẻ ngang dọc
Các hoạt động xử lý liên tiếp nhau có thể gộp chung thành 1 hoạt động xử lý Các chứng từ không thể là điểm bắt đầu và điểm kết thúc
Trang 18Cách duy nhất để lấy dữ liệu trong thiết bị máy tính là thông qua hoạt động xử lý máy (hình chữ nhật)
* Các ký hiệu xử dụng: Nhập xuất (sổ sách) Dòng luân chuyển Ghi chú
Đĩa từ Chứng từ
Lưu trữ thủ công Nhập liệu thủ công Xử lý tự động Xử lý thủ công Kết nối sang trang
Trang 19CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ VIỄN THÔNG CẦN THƠ HẬU GIANG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỄN THÔNG CẦN THƠ HẬU GIANG
Sau ngày giải phóng 30/04/1975 Bưu điện tỉnh Hậu Giang ra đời và được chính thức thành lập vào ngày 12/08/1976 với đội ngũ cán bộ và cơ sở thông tin liên lạc khu vực Tây Nam Bộ Cơ sở vật chất ban đầu còn rất lạc hậu
Đến ngày 20/11/1992 thì theo QĐ 16-TCCB giải thể Bưu điện tỉnh Hậu Giang để thành lập 2 đơn vị mới là Bưu Điện Tỉnh Cần Thơ và Bưu Điện Tỉnh Sóc Trăng
Qua nhiều năm xây dựng và phát triển không ngừng, Bưu Điện Tỉnh Cần Thơ luôn hoành thành tốt nhiệm vụ được giao
Do nhu cầu tổ chức lại các đơn vị thành viên của Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam tại các tỉnh mới được chia tách nên Bưu Điện Tỉnh Cần Thơ được chia tách thành 3 đơn vị: Bưu Điện Tỉnh Hậu Giang, Bưu Điện Thành Phố Cần Thơ và Viễn Thông Cần Thơ – Hậu Giang
Viễn Thông Cần Thơ – Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 53/2004/QĐ-BBCVT của bộ bưu chính viễn thông ngày 19/11/2004
Theo quyết định 53/2004/QĐ-BBCVT:
- Công ty có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng
- Có trụ sở tại phường Tân An, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ
- Được phép hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ ở các lĩnh vực: tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, khai thác mạng viễn thông Kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông tin học và kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật
3.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH
Công ty Bưu Chính Cần Thơ – Hậu Giang thực hiện chức năng phục vụ và kinh doanh bưu chính – viễn thông tại địa bàn tinh Hậu Giang và thành phố Cần
Trang 20Thơ Ngoài những đặc điểm giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, đơn vị còn có các đặc điểm kinh tế mang tính chất đặc thù như sau:
* Đặc điểm thứ nhất: Tính vô hình của sản phẩm bưu chính – viễn thông Sản phẩm của ngành bưu chính - viễn thông không giống với sản phẩm của các ngành sản xuất công nghiệp khác, nó không phải là 1 hàng hoá mới, mà là kết quả có ích cuối cùng truyền đưa tin tức qua hình thức dịch vụ
Đặc điểm phi vật chất của sản phẩm được thể hiện ở sự vắng mặt của nguyên, nhiên, vật liệu cơ bản trong quá trình tạo ra sản phẩm Do đó, trong cơ cấu giá thành của dịch vụ bưu điện, chi phí vật chất tỷ trọng không đáng kể và phần chi phí chủ yếu là trả lương cho người lao động
* Đặc điểm thứ hai: Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất trong điện thoại, nơi mà quá trình truyền đưa tín hiệu điện thoại – quá trình sản xuất – được thực hiện với sự tham gia của người nói – quá trình tiêu thụ Như vậy, quá trình sản xuất diễn ra đồng thời với quá trình tiêu thụ hay nói cách khác, hiệu quả có ích của ngành truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất
Từ đặc điểm này, yêu cầu về chất lượng phục vụ dịch vụ bưu điện phải cao, nếu không sẽ gây thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần cho người tiêu dùng bởi vì không thể thay thế sản phẩm bưu chính - viễn thông kém chất lượng bằng một sản phẩm khác như trong các ngành sản xuất kinh doanh khác
Do tính không tách rời của quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ nên đòi hỏi khách hàng khi sử dụng các dịch vụ bưu chính - viễn thông phải có các thiết bị bưu điện hỗ trợ Vì vậy, để thu hút và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, đơn vị phải phát triển mạng lưới thông tin rộng khắp và đến gần tiêu dùng hơn
* Đặc điểm thứ ba: Tải trọng viễn thông không đồng đều theo không gian và thời gian
Tải trọng viễn thông là lượng tin tức đến và yêu cầu 1 cơ sở bưu điện phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định và nhu cầu truyền đưa tin tức này rất đa dạng, xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bưu điện phải dự trữ một lượng đáng kể năng lực
Trang 21sản xuất để thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Do đó, chi phí nhân công trong ngành bưu chính - viễn thông luôn lớn hơn các chi phí khác Mặt khác, sự không đồng đều của tải trọng đã làm cho hệ số sử dụng trang thiết bị và hệ số sử dụng lao động bình quân của ngành thường thấp hơn các ngành khác Vì vậy, càng phải làm rõ và sử dụng các nguồn dự trữ để đạt tới hiệu quả sản xuất cao nhất với chi phí thấp nhất
*Đặc điểm thứ tư: Quá trình sản xuất viễn thông thường mang tính dây chuyền Quá trình truyền đưa tin tức thường mang tính 2 chiều giữa người gửi và người nhận thông tin Điểm đầu và điểm cuối của quá trình này có thể diễn ra ở 2 khu vực khác nhau
Thông thường, tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức không phải lúc nào cũng có 1 người cung cấp duy nhất mà cần có nhiều người, nhiều nhóm người, nhiều đơn vị bưu điện trong nước hay ở nước ngoài cùng tham gia và sử dụng nhiều loại thiết bị, phương tiện khác nhau và mỗi đơn vị chỉ thực hiện 1 giai đoạn nhất định của dây chuyền này Đây là đặc điểm quan trọng chi phối công tác tổ chức và hoạt động viễn thông
Mặt khác, nhu cầu về thông tin liên lạc có thể phát sinh ở mọi điểm dân cư, do đó mạng lưới thông tin phải có độ tin cậy cao, rộng khắp và bảo đảm tính liên tục Điều này đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ và tập trung về mặt kỹ thuật, công nghệ cho các đơn vị bưu điện trên toàn quốc
Tóm lại: viễn thông vừa là ngành dịch vụ vừa là ngành kinh doanh nên phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các yếu tố sản xuất, đồng thời phải đảm bảo chất lượng thông tin cao nhất với chi phí thấp nhất Để giải quyết vấn đề này, cần nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống các đặc điểm nêu trên Trên cơ sở đó, đơn vị cần tổ chức tốt quá trình sản xuất và quản lý khai thác thiết bị một cách tốt nhất
3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN
*Phòng hành chánh tổng hợp:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp, tổ chức đưa, đón nơi ăn chốn nghỉ cho CB-CNT trong đơn vị tham gia học tập,
Trang 22tham dự hội nghị tại đơn vị Tổng hợp tình hình hoạt động chung của công ty để báo cáo lãnh đạo công ty theo định kỳ và bất thường Thực hiện công tác văn thư hành chính như: lưu trũ, bảo quản, tiếp phát công văn hồ sơ, tài liệu, giữ dấu Soạn thảo các bản báo cáo, truyền đạt chỉ thị của giám đốc đến các đơn vị trực thuộc
*Phòng kế toán - thống kê - tài chính:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc về việc lập các kế hoạch tài vụ và quản chế tài vụ theo chế độ hạch toán kinh tế; lập sổ sách kế toán quỹ, làm các thủ tục xuất tiền chi tiêu, thanh toán các khoản tiền; đảm bảo việc nộp thuế, khấu hao tài sản cố định cho nhà nước theo đúng quy định, theo dõi, xây dựng chế độ hạch toán và báo cáo trong nội bộ đơn vị, tổ chức và hướng dẫn các công tác hạch toán của các phòng chức năng và khối sản xuất
* Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động (TCCB-LĐ):
Với vai trò tham mưu cho giám đốc nghiên cứu thực hiện, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ công tác tổ chức cán bộ lao động đúng với quy định của ngành và nhà nước; đề xuất với giám đốc những chủ trương biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo; thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực lao động, tiền lương, chính sách xã hội và bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động ở công ty
* Phòng Viễn thông – Tin học (VT-TH):
Là 1 bộ phận chuyên môn quản lý về kỹ thuật nghiệp vụ Viễn thông – Tin học, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của giám đốc Có nhiệm vụ giúp Giám đốc nghiên cứu tổ chức thực hiện, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện các nghiệp vụ về Viễn thông – Tin học theo quy định của ngành và nhà nước, đảm bảo phục vụ đắc lực cho các hoạt động sản xuất ở các đơn vị, đồng thời đề xuất với giám đốc những chủ trương biện pháp để thực hiện công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ Viễn thông – Tin học tại các đơn vị cơ sở, nhằm tổ chức mạng luới hợp lý và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
*Phòng kế hoạch kinh doanh (KH-KD):
Giúp giám đốc nghiên cứu tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ công tác kế hoạch kinh doanh tiếp thị đúng với quy định của ngành và của nhà nước
Trang 23Đề xuất với Giám đốc những chủ trương, biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các nhiệm vụ trong lĩnh vực tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi các dịch vụ Viễn thông, công tác kế hoạch hóa và đầu tư – xây dựng ở các đơn vị cơ sở nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
* Phòng Đầu tư - Xây dựng (ĐT-XD):
Có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng, và báo cáo dự thảo chiến lược, kế hoạch dài hạn, kế hoạch đầu tư mạng lưới viễn thông hàng năm và phương hướng nhiệm vụ mục tiêu phát triển Viễn thông trên địa bàn tỉnh của từng thời kỳ; lập kế hoạch và các thủ tục đầu tư – xây dựng; tổ chức thực hiện các dự án đầu tư; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các dự án đầu tư Đảm bảo đầu tư có hiệu quả, tiết kiệm, đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới Viễn thông Thực hiện đúng và đầy đủ quy chế quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của nhà nước và của Tập đoàn từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng
*Văn phòng công đoàn:
Kiêm nhiệm công tác thường trực công đoàn và thi đua, khen thưởng thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế, các chế độ chính sách đối với người lao động tại công ty Phối hợp cùng chuyên môn phát động, tổ chức các hoạt động phong trào Giúp giám đốc lập kế hoạch, chương trình công tác, xây dựng chỉ tiêu về thi đua khen thưởng
* Trung tâm chăm sóc khách hàng (TT CSKH):
TT CSKH là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn Thông Cần Thơ - Hậu Giang; có con dấu theo tên gọi, được đăng ký kinh doanh, được mở tài khoản tại ngân hàng; do Giám đốc Trung tâm phụ trách, có Phó giám đốc giúp việc quản lý, điều hành; có Kế toán trưởng phụ trách công tác kế toán, thống kê, tài chính; bộ phận quản lý giúp việc chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sản xuất trực thuộc
TT CSKH có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông Quản lý và tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ viễn thông đến
Trang 24khách hàng; Kinh doanh các vật tư thiết bị Viễn thông; Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng, phân tích đánh giá nhu cầu khách hàng, phân loại khách hàng; Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ khách hàng, khai thác cung cấp dịch vụ thông tin kinh tế xã hội; Quản lý các dịch vụ giá trị gia tăng; Thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của công ty
* Trung tâm tin học (TT TH):
TT TH là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Viễn Thông Cần Thơ - Hậu Giang; do giám đốc trung tâm phụ trách; có kế toán trưởng phụ trách công tác kế toán, thống kê, tài chính; có bộ phận quản lý giúp việc chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sản xuất trực thuộc
TT TH có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông, nghiên cứu và phát triển các chương trình phần mềm phục vụ trong và ngoài công ty; Tính cước và xử lý cước các dịch vụ viễn thông trên toàn công ty; Sữa chữa, bảo trì, bảo hành các thiết bị tin học trong và ngoài công ty; Kinh doanh, lắp đặt, hướng dẫn, hổ trợ sử dụng các dịch vụ Internet
* Các đài viễn thông Quận, huyện (14 đơn vị):
Các đài viễn thông quận huyện là những đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện theo chế độ hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo phân cấp của Viễn Thông Cần Thơ - Hậu Giang, có con dấu riêng theo mẫu doanh nghiệp nhà nước; được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước trên Thành phố Cần Thơ hoặc tỉnh Hậu Giang; do Giám đốc đài phụ trách, có Phó giám đốc giúp việc quản lý, điều hành; có Kế toán trưởng phụ trách công tác kế toán, thống kê, tài chính và bộ phận quản lý giúp việc chuyên môn, nghiệp vụ
Đài viễn thông có chức năng tổ chức, lắp đặt, quản lý vận hành, bảo dưỡng, khai thác mạng Viễn thông trên địa bàn được Giám đốc Viễn Thông Cần Thơ - Hậu Giang phân công; Quản lý, kinh doanh các dịch vụ Viễn thông, tin học; sữa chữa đường dây, thiết bị đầu cuối theo yêu cầu của khách hàng; Kiểm tra, bảo dưỡng xử lý sự cố đối với thiết bị mạng lưới thuộc khu vực phục vụ; phối hợp giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật, nghiệp vụ giữa các đơn vị trực thuộc công ty; Phối hợp cùng các đơn vị trong công ty triển khai các dịch vụ Viễn thông
Trang 253.4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY:
HỢP HC
BAN QL DỰ ÁN PHÒNG
VT-TH
TRUNG TÂM TIN HỌC
TRUNG TÂM CSKH
(Phạm vi pvụ trung tâm TP)
TỔ TÍNH CƯỚC & NC PHÁT
TRIỂN PHẦN MỀM
CÁC CỬA HÀNG/
ĐIỂM
GIAO DỊCH
TRUNG TÂM VIỄN THÔNG
NINH KIỀU
CÁC CỬA HÀNG/
ĐIỂM
GIAO DỊCH
ĐÀI OMC (TỔ 119) &
CÁC TT VIỄN THÔNG QUẬN,
HUYỆN KHÁC
(BTY, OMN, CRG, VTH, VTY, TNT, LMY, PĐN, CTA, CTH…)
CÁC CỬA HÀNG/
ĐIỂM
GIAO DỊCH
CÁC TRẠM
VIỄN THÔNG
Trang 26CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ, cách thức hạch toán và ghi sổ: 4.1.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ:
Lưu đồ luân chuyển chứng từ được xây dựng nhằm mô tả trình tự luân chuyển của chứng từ, số liên chứng từ, người lập, người nhận, nơi lưu trữ, tính chất lưu trữ… qua đó giúp ta biết được tính kiểm soát của hệ thống có chặt chẽ hay không?
4.1.1.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ của các báo cáo tài chính do các
đơn vị trực thuộc gửi lên:
Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ phát sinh thì kế toán tiến hành nhập liệu vào máy tính, phần mềm máy tính sẽ tiến hành ghi vào sổ chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và các sổ chi tiết khác Các hóa đơn sẽ được lưu theo ngày tháng ghi sổ Cuối quý, sẽ tiến hành in các báo cáo tài chính, bảng tổng hợp doanh thu, chi phí, … và tập hợp thành hồ sơ quyết toán quý (bao gồm các hóa đơn phát sinh trong quý), sau đó gởi hồ sơ quyết toán quý cho Viễn Thông Cần Thơ - Hậu Giang Tại Viễn Thông Cần Thơ - Hậu Giang, khi nhận được hồ sơ quyết toán thì sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của các giấy tờ, hồ sơ… và sau đó tiến hành nhập liệu vào máy tính, khi nhập liệu xong thì hồ sơ quyết toán quý sẽ được lưu tại phòng kế toán Phần mềm sẽ tiến hành ghi vào sổ chứng từ ghi sổ, sổ cái… cuối năm sẽ tiến hành in các báo cáo tài chính, bảng tổng hợp doanh thu, chi phí… và gửi lên tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông.
Trang 27Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ liên quan
Xem xét tính xác thực và hợp lý
Các phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ liên quan
Nhập dữ liệu vào máy tính
Tập tin
Cuối kỳ in sổ cái, các báo cáo tài chính, …
Hồ sơ quyết toán quý
Trình giám đốc chi nhánh ký duyệt
Hồ sơ quyết toán quý
Hồ sơ quyết toán quý
Tiến hành xử lý, kiểm
Hồ sơ quyết toán quý
Phần mềm cập nhật
Tập tin
Cuối năm in sổ cái, các báo cáo tài chính, …
Hồ sơ quyết toán năm
Trình giám đốc chi nhánh ký duyệt
Hồ sơ quyết toán năm
Tập đoàn
vào máy tính
LƯU ĐỒ 1