- Phân tích sai hỏng:
2.7 PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MÔI TRƯỜNG, CHI PHÍ TẬN DỤNG, CHI PHÍ HỦY BỎ
PHÍ HỦY BỎ
Khi các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh phải quan tâm đánh giá đến tác động môi trường, đề xuất hoặc triển khai các giải pháp xử lý môi trường. Tất yếu phát sinh thêm nhiều loại chi phí liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường như chi phí xử lý chất thải, phòng ngừa và quản lý môi trường… Hầu hết các doanh nghiệp chỉ xem xét đến những chi phí liên quan trực tiếp đến ảnh hưởng môi trường như chi phí cho xử lý chất thải mà quên những chi phí khác liên quan đến chất thải như chi phí năng lượng để tạo ra nguyên vật liệu thải, chi phí mua nguyên vật liệu thải, chi phí vận hành máy móc để tạo ra nguyên liệu thải, chi phí nhân công để chế biến nguyên liệu thải…
Ví dụ về các chi phí môi trường liên quan đến việc tạo ra chất thải: Là rác thải tạo ra từ quá trình sản xuất không chỉ bao gồm chi phí hủy bỏ chất thải cũng là chi phí môi trường phổ biến phát sinh trong sản xuất (việc đốt rác) mà chi phí tổng thể sẽ phải bao gồm những chi phí khác như chi phí cho xử lý nguyên vật liệu đã qua quá trình sản xuất, không tạo ra sản phẩm mà trở thành rác thải
(nguyên vật liệu thải), chi phí mua nguyên vật liệu thải, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu thải, v..v. Những chi phí này phần lớn không được xem xét đến khi tính toán chi phí liên quan đến môi trường từ các hoạt động của công ty. Tuy nhiên doanh nghiệp quản lý tốt và thích hợp các chi phí môi trường có thể cắt giảm và loại bỏ.
Lợi ích của việc triển khai kế toán chi phí môi trường
- Phát hiện các cơ hội mang lại doanh thu cho doanh nghiệp như tái chế hay tái sử dụng chất thải vào các hoạt động khác.
- Cải tiến giá cả của sản phẩm bằng việc xem xét các chi phí cụ thể đưa ra thông tin chi tiết về giá cả của sản phẩm.
- Cải tiến danh tiếng của doanh nghiệp bằng các nỗ lực của tổ chức trong việc giảm chi phí môi trường và những ảnh hưởng môi trường liên quan.
- Thu hút nhân viên bằng khuyến khích tinh thần của họ.
- Tạo ra các lợi ích về xã hội bằng các nỗ lực nhằm giảm chi phí và ảnh hưởng môi trường sẽ hỗ trợ trong việc tạo ra môi trường trong sạch hơn.
Ví dụ:
Một doanh nghiệp sản xuất đang xem xét đầu tư mới hệ thống xử lý chất thải hay sử dụng lại hệ thống cũ. Bảng 4: Lựa chọn phương án Chỉ tiêu Đơn vị tính Lắp đặt mới Sử dụng hệ thống cũ Chi phí lắp đặt Triệu đồng 1.000 0 Chi phí xử lý Triệu đồng/năm 200 800 Lợi nhuận Triệu đồng/năm 60 10 Thời hạn sử dụng Năm 10 0 Tổng chi phí 1.200 800 Tổng lợi nhuận dự án 600 100
Ta nhận thấy rằng, tồng chi phí chi cho phương án lắp đặt mới cao hơn phương án sử dụng hệ thống cũ là 400 triệu đồng. tuy nhiên xét về lợi nhuận, phương án lắp đặt mới thu được 60 triệu đồng mỗi năm và trong 10 năm chênh lệch lợi nhuận so với phương án sử dụng hệ thống cũ là 500 triệu đồng. Như vậy, doanh nghiệp sẽ chọn phương án lắp đặt mới hệ thống.
KẾT LUẬN
Kế toán quản trị được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong điều kiện nền kinh tế thị trường có cạnh tranh, bởi tính linh hoạt, hữu ích và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ doanh nghiệp.Việc thực hiện một hệ thống tính chi phí mới sẽ liên quan đến đầu tư về thời gian và tiền bạc.
Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể kiểm soát được chi phí, từđó có thể tiết kiệm chi phí, vấn đề chi tiêu sẽ hiệu quả hơn, và sau cùng là tăng lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra. Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từđó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các phương pháp chi phí hiện đại đòi hỏi những thay đổi về tổ chức, chấp nhận của nhân viên, đầu tư vào phần mềm và phần cứng, thiết bị thu thập dữ liệu, và nhiều thứ khác nữa nhưng có giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn cách thức những chi phí phát sinh từ hoạt động như thế nào. Từđó, giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kịp thời, hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.