1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BDTX mđ 36 MẦM NON

9 211 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 99 KB

Nội dung

“ sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được nhữ

Trang 1

1 Vai trò của sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non;

2 Tích lũy kinh nghiệm trong giáo dục mầm non;

3 Tổng kết và hay sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non;

4 Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm tron giáo dục mầm non;

5 Thực hành trong sáng kiến kinh nghiệm

I .Vai trò của sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non;

1 Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

- Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới

- Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có.Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh

lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm,đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế , không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ

“ sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được , góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên

2.Vai trò của sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non;

-Nó là 1 tài liệu để các cớ sở giáo dục mầm non tham khảo, học tập vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục mầm non ở đơn vị mình

- SKKN có nhiều giá trị thực tiễn, giúp giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục MN khắc phục được những hạn chế của những biện pháp, cách thức giáo dục cũ để nâng cao hiệu quả giáo dục

-SKKN thường là những trí thức sinh động, nhiều mặt nên nó sẽ cung cấp nhiều thông tin phong phú, bổ ích về lí luận và thực tiễn nhiều mặt trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

- Viết SKKN là một nhiệm vụ của người giáo viên Qua kết SKKN mà kỹ năng ngêm cứu khoa học của giáo viên được nâng cao, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được phát triển và do vậy nâng cao hiệu quả trong công tác trước hết là của chình giáo viên

II Tích lũy kinh nghiệm trong giáo dục mầm non.

1 Thế nào là tích lũy kinh nghiệm: Tích lũy kinh nhiệm là sự góp dần những tri thức, kỹ năng trong công tác chăm sóc giáo dục mầm non

- Tích lũy kinh nghiệm để tổng kết và viết SKKN là sự góp dần những tri thức, kỹ năng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ em, thông qua việc sử dụng phương pháp, biệm pháp mới đã mang lại hiệu quả rõ rệt.Những tri thức, kỹ năng này là tư liệu quan trọng để tổng kết và viết SKKN, làm cho bản sáng kiến kinh nghiệm mang tính khoa học có tính thuyết phục cao

* Những nội dung cần tích lũy kinh nghiệm để tổng kết và viết SKKN là:

- Một hình thức nghiên cứu khoa học ở mức độ ban đầu Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học được phát triển từ SKKN Do vậy, bản SKKN cũng cần có những vấn đề cơ bản nhất(cốt lõi nhất) của một bản báo cáo khoa học Có cơ sở lý luận về việc xây ngjcacs phương pháp, biện pháp mới( ý tưởng mới)phải có kết quả nghiên

Trang 2

cứu thực tiễn thu được thông qua việc triển khai các biện pháp mới trong công tác giáo dục mầm non

- Tich lũy những tri thức có lien quan đến các biện pháp mới (ý tưởng mới) trong đề tài SKKN Những tri thức lý luận này sẽ giúp cho người viết lý giải đượctại sao ta chọn những biện pháp này mà không chọn biện pháp khác để nâng cao hiệu quả giáo dục mầm non; mục đích ý nghĩa của biện pháp đã lựa chọn, nội dung và cách tiến hành chúng ra sao?

- Những trí thức lý luận có thể được tích lũy qua sách báo, tạp chí khoa học chuyên ngành ( giáo dục MN); qua những công trình khoa hoc đã công bố Iternet…Khi đọc phân tích các tài liệu lí luận đã có

* Tiến hành tích lũy:

- đọc tài liệu lien quan đến đề tài, chắt lọc những thông tin phù hợp với đề tài

- Ghi chép, tích lũy những thông tin thực hiện trong thực tiễn (biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể…)

* Tích lũy kinh nghiệm giáo dục mầm non có những hình thức cơ bản sau:

- Ghi chép một cách có hệ thống nhứng trí thức, kĩ năng thu nhận được qua nghiêm cứu tài kiệu, qua hội họp, qua hoạt động thực tiễn giáo dục Mn của mình

và đồng nghiệp

- Ghi âm, chụp ảnh, quay camera những hoạt động của cô và trẻ trong việc phát triển đề tài SKKN

- Giữ gìn bảo quản sản phẩm hoạt động của cô và trẻ

- Đêtr thực hiện những yêu cầu này của bản SKKN, người viết cần tích lũy những thông tin cần thiết sau:

+ Tích lũy những tri cslis luận có lien quan đến các biện pháp mới( ý tưởng mới) tròng đề tài SKKN

+Tích lũy tri thức, kỹ năng thực tiễn được thu thập trong quá trình triển khai các biện pháp mới (ý tưởng mới) vào thực tiễn giáo dục MN

+Tích lũy những thông tin lien quan đến điều kiện khách quan và chủ quan của việc triến khai SKKN

* Có thể chia SKKN thành 2 mức độ như sau:

+ Tường thuật kinh nghiệm: tác giả kể lại những suy nghĩ, những việc đã làm,những cách làm đã mang lại những kết quả như thế nào? Ở mức độ tường thuật, tác giả cần:

- Làm nổi bật các biện pháp có tính chất sáng tạo, có tác dụng tốt đã giúp tác giả khắc phục khó khăn, mang lại kết quả trong công tác giảng dạy, giáo dục ở cơ

sở ( mô tả công việc tiến hành theo trình tự logic)

- Mô tả các kết quả đã đạt được từ việc áp dụng các biện pháp đã tiến hành

- Chỉ ra những bài học kinh nghiệm cần thiết

Tuy nhiên cần tránh việc kể lể dài dòng, dàn trải biến bản SKKN thành một bản báo cáo thành tích hoặc một bản báo cáo tổng kết đơn thuần Điều này sẽ làm cho bản SKKN kém giá trị, thiếu tính thuyết phục

+ Phân tích kinh nghiệm: Ở mức độ này, tác giả cần thực hiện được các yêu cầu như ở mức độ tường thuật kinh nghiệm Ngòai ra cần nhận xét, đánh giá những

Trang 3

ưu điểm, tác động và những mặt còn hạn chế của SKKN đã thực hiện,hướng phát triển nâng cao của đề tài ( nếu có thể ) Trong việc phân tích , tác giả cần phải :

- Mô tả các biện pháp đã tiến hành trong đề tài và giải thích ý nghĩa,lý do lựa chọn những biện pháp và tác dụng của chúng

- Nêu được mối quan hệ giữa các biện pháp với đặc điểm đối tượng, với những điều kiện điều kiện khách quan

- Rút ra những kết luận khái quát hướng dẫn cho việc áp dụng có hiệu quả SKKN ( những điều kiện cần bảo đảm, những bài học kinh nghiệm ) và mở rộng, phát triển SKKN

4.Các bước tiến hành viết một SKKN:

+Chọn đề tài ( đặt tên đề tài ):

Các vấn đề có thể chọn để viết SKKN rất phong phú, đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực như :

- Kinh nghiệm trong việc giảng dạy ( một chương, một bài, một nội dung kiến thức cụ thể… )

- Kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh

- Kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phụ đạo học sinh

- Kinh nghiệm trong việc tổ chức một họat động giáo dục cụ thể cho học sinh ( Ví dụ: họat động giáo dục ngòai giờ lên lớp, công tác xã hội … )

- Kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong khi tiến hành các họat động Khi tiến hành công việc viết SKKN, công việc đầu tiên của tác giả là cần suy nghĩ lựa chọn một tên đề tài phù hợp Trong nghiên cứu khoa học ( viết SKKN ) việc xác định tên đề tài có ý nghĩa quan trọng số một, đôi khi nó còn quan trọng hơn cả việc giải quyết đề tài Việc xác định tên đề tài chính xác có tác dụng định hướng giải quyêt vấn đề cho tác giả,giúp cho tác giả biết tập trung sự nghiên cứu vào vấn đề cần giải quyết, tránh được sự lan man, lạc đề

Tên đề tài chính là một mâu thuẫn, một vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục

mà tác giả còn đang phân vân, trăn trở, tìm cách giải quyết, làm sáng tỏ Tên đề tài mang tính chủ thể, đòi hỏi người viết phải có sự hứng thú với nó, phải kiên trì và quyết tâm với nó Về mặt ngôn từ tên đề tài phải đạt các yêu cầu :

- Đúng ngữ pháp

- Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể hiểu theo ý khác

- Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài, cần tránh vấn đề quá chung chung hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn vẹn trong một đề tài

+ Viết đề cương chi tiết:

Đây là một công việc rất cần thiết trong việc viết SKKN Nếu bỏ qua việc này, tác giả sẽ không định hướng được mình cần phải viết cái gì, cần thu thập những tư liệu gì về lý thuyết và thực tiễn ,cần trình bày những số liệu ra sao…? Việc chuẩn bị đề cương càng chi tiết bao nhiêu thì công việc viết SKKN càng thuận lợi bấy nhiêu Khi xây dựng đề cương chi tiết, tác giả cần:

- Xây dựng được một dàn bài chi tiết với các đề mục rõ ràng, hợp logic, chỉ

ra được những ý cần viết trong từng đề mục cụ thể.Việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng sao cho đủ phán ánh nội dung đề tài, không thừa và cũng không thiếu

Trang 4

- Thiết kế các bảng thống kê số liệu phù hợp, các mẫu phiếu điều tra khảo sát, hình ảnh… phục vụ thiết thực cho việc minh họa, dẫn chứng cho đề tài

-Kiên quyết lọai bỏ những đề mục,những bảng thống kê, những thông tin không cần thiết cho đề tài

+ Tiến hành thực hiện đề tài:

-Tác giả tìm đọc các tài liệu liên quan đến đề tài, ghi nhận những công việc

đã thực hiện trong thực tiễn ( biện pháp, các bước tiến hành, kết quả cụ thể ), thu thập các số liệu để dẫn chứng.Tác giả nên lưu trữ các tư liệu thu thập được theo từng lọai Nên sử dụng các túi hồ sơ riêng cho từng vấn đề thuận tiện cho việc tìm kiếm, tổng hợp thông tin

- Trong quá trình thu thập tài liệu cần tiếp tục xem xét chỉnh sửa đề cương chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế

+ Viết bản thảo SKKN theo đề cương đã chuẩn bị.Khi viết SKKN tác giả cần chú ý đây là lọai văn bản báo cáo khoa học cho nên ngôn ngữ viết cần ngắn gọn, xúc tích, chính xác Cần tránh sử dụng ngôn ngữ nói hoặc kể lể dài dòng nhưng không diễn đạt được thông tin cần thiết

* NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

I/ Đặt vấn đề :

Nêu ý nghĩa cấp thiết của vấn đề

- Vì sao có sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) ?

- Việc viết sáng kiến kinh nghiệm xuất phát từ đâu ?

- SKKN đã giải quyết khó khăn trong công tác như thế nào ?

- Dự kiến phương pháp giải quyết ?

II/ Nội dung, biện pháp giải quyết :

1/ Quá trình phát triển kinh nghiệm :

- Nêu các biện pháp cụ thể đã nghĩ ra và đã tổ chức tiến hành để giải quyết vấn đề :

+ Trước đây làm như thế nào ?

+ Hiện nay làm như thế nào ? Tại sao phải làm như vậy ?

- Sự vật chuyển biển như thế nào ?

- Kết quả thực hiện kiểm chứng ra sao về :

+ Định lượng

+ Chất lượng.(Có số liệu và dẫn chứng cụ thể)

- Đánh giá kết quả và rút ra kết luận khái quát : từ phân tích, so sánh khái quát một cách khoa học những thực tế đã trãi qua mà rút ra kết luận khái quát

2/ Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm :

- Trình bày lại kết quả kiểm nghiệm : có so sánh, đối chiếu với tình trạng

ban đầu và tình hình trước khi có những biện pháp khắc phục , bổ sung (nếu có).

- Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm

- Nguyên nhân thành công và tồn tại

- Những bài học kinh nghiệm (chuyên môn, quản lý): cho bản thân, tổ, nhóm

chuyên môn, cho trường và ngành

III/ Kết luận :

- Kết luận lại khái quát vấn đề đã nêu.

- Nêu điều kiện cần đảm bảo để thực hiện có hiệu quả SKKN (nếu có).

Trang 5

- Hướng nghiên cứu tới về đề tài này (nếu có).

III Tổng kết và viết sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non.

* Tổng kết kinh nghiệm là gì? Là trình bày bằng văn bản một cách rõ ràng,

có hệ thống những kinh nhiệm của cá nhân (hoặc nhóm/tập thể) về một kiến (mmotj ý tưởng mơi)trong giáo dục mầm non được triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực: đồng nghiệp có thể tham khảo, học tập và áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao công tác của mình

* Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệm

Khi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN đó như thế nào?Sau đây là biểu hiện cụ thể cần đạt được của những yêu cầu trên:

+ Tính mục đích:

- Đề tài đã giải quyết được những mâu thuẫn, những khó khăn gì có tính chất thời sự trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh

- Tác giả viết SKKN nhằm mục đích gì? ( nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để tham gia nghiên cứu khoa học… )

+ Tính thực tiễn :

- Tác giả trình bày được những sự kiện đã diễn ra trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục của mình,ở nơi mình công tác

- Những kết luận được rút ra trong đề tài phải là sự khái quát hóa từ những

sự thực phong phú, những họat động cụ thể đã tiến hành ( cần tránh việc sao chép sách vở mang tính lý thuyết đơn thuần, thiếu tính thực tiễn )

+ Tính sáng tạo khoa học:

- Trình bày được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn làm chỗ dựa cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài

- Trình bày một cách rõ ràng,mạch lạc các bước tiến hành trong SKKN

- Các phương pháp tiến hành mới mẻ, độc đáo

- Dẫn chứng các tư liệu, số liệu và kết quả chính xác làm nổi bật tác dụng , hiệu quả của SKKN đã áp dụng

Tính khoa học của một đề tài SKKN được thể hiện cả trong nội dung lẫn hình thức trình bày đề tài cho nên khi viết SKKN, tác giả cần chú ý cả 2 điểm này

+ Khả năng vận dụng và mở rộng SKKN:

- Trình bày, làm rõ hiệu quả khi áp dụng SKKN ( có dẫn chứng các kết quả,các số liệu để so sánh hiệu quả của cách làm mới so với cách làm cũ )

- Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả SKKN, đồng thời phân tích cho thấy triển vọng trong việc vận dụng và phát triển SKKN đã trình bày ( Đề tài có thể vận dụng trong phạm vi nào?

Có thể mở rộng, phát triển đề tài như thế nào? )

Để đảm bảo được những yêu cầu trên, đòi hỏi người viết SKKN :

+ Phải có thực tế ( đã gặp những mâu thuẫn, khó khăn cụ thể trong thực tiễn công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn của công tác ở địa phương, cơ sở nới mình công tác… )

Trang 6

+ Phải có lý luận làm cơ sở cho việc tìm tòi biện pháp giải quyết vấn đề + Có phương pháp, biết trình bày SKKN khoa học, rõ ràng, mạch lạc:

- Nắm vững cấu trúc của một đề tài, biết cân nhắc, chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung,thể hiện tính logic của đề tài

-Nắm vững các phương pháp nghiên cứu khoa học.Khi xác định một phương pháp nào đó được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải xác định được các yếu tố cơ bản: Mục tiêu của việc thực hiện phương pháp? Phương pháp được áp dụng với đối tượng nào? Nội dung thông tin cần thu được qua phương pháp đó?Những biện pháp cụ thể để tiến hành phương pháp nghiên cứu có hiệu quả?

+ Thu thập đầy đủ các tư liệu, số liệu liên quan đến kinh nghiệm trình bày Các số liệu được chọn lọc và trình bày trong những bảng thống kê thích hợp, có tác dụng làm nổi bật vấn đề mà tác giả muốn chứng minh, dẫn chứng

IV Phổ biến sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục mầm non.

* Phổ biến kinh nghiệm là gì ? Là làm cho đông đảo người biết bằng cách

truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào( phổ biến kính nghiệm, sách phổ biến khoa học-kỹ thuật)

- Như vậy ta có thể hiểu phổ biến SKKN là việc truyền đạt cho đồng nghiệp biết về kinh nhiệm thực tế thành công của mình một cách trực tiếp hoặc qua hình thức nào đó (sách vở, phương tiện nghe nhì) trên cơ sở đó đồng nghiệp có thể tham khảo học tập hoặc ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác của mình

* Các hình thức phổ biến SKKN giáo dục mầm non:

- Tổ chức hội thảo chuyên đề

- Tổ chức hội thảo trong tổ, nhóm chuyên môn

-Tổ chức thao giảng, hội giảng, tập huấn

- Tuyên truyền qua thông tin đại chúng; sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, Intenet…

* Xây dựng kế hoạc phổ biến SKKN.

- Xác định mục đích , đối tượng phổ biến SKKN

- Xác định hình thức phổ biến SKKN; Dựa vào quy mô tổ chức, tính chất của đề tài; Ban tổ chức và báo cáo viên xác định hình thức phổ biến SKKN(Tổ chức trao đổi thảo luận, hội thảo, tập huấn, thao giảng…)\

-Chuẩn bị nội dung và phương tiện phổ biến kinh nghiệm: Để giúp mọi người hiểu được bài học kinh nghiệm từ đề tài SKKN, người phổ vbieens cần phải mô tả lại toàn bộ tiến trình triển khai đề tài; từ việc xác định đề tài đến việc áp dụng các biện pháp mới, cách thu thập kết quả….để rút ra kết luận (bài học kinh nghiệm)

Do vậy trước khi phổ biến ta cần xác định; Phổ vbieens cái gì? Nội dung nào là trọng tâm?

- Xây dựng chương trình làm việc: Các công việc từ khi khai mạc đến khi kết thúc chương trình phổ biến SKKN diễn ra theo trình tự nào? Thời gian cụ thể bào lâu? tất cả đảm bảo sự hợp lý, tạo ra được không khí thoải mái, hiệu quả cho người tham dự

* Tiến hành phổ biến SKKN giáo dục mầm non

Trang 7

- Tiến hành các công việc theo chương trình đã xây dựng Trong một chừng mực nào đó, trình tự chương trình phổ biến SKKN có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế song cần đảm bảo tính logic của nội dung cần phổ biến

- Ghi chép lại toàn bộ thông tin phản hồi từ các đối tượng tham gia chương trình phổ biến SKKN làm cơ sở cho việc nâng cao tính ứng dụng của SKKN trong

cơ sở giáo dục mầm non khác nhau

* Tổng kết rút kinh nghiệm về việc phổ biến SKKN;

- Nhìn lại những công việc đã làm được, những tồn tại cần được khắc phục trong toàn bộ quá trình tổ chức phổ biến SKKN (từ khâu chuẩn bị đến kết thúc)

Định hướng cho những công việc tiếp theo; tìm cách nâng cao hơn nữa tính ứng dụng của SKKN trong các cơ sở giáo dục khác nhau; xây dựng chương trình,

kế hoạch phổ biến SKKN tiếp theo (có thể là trên đối tượng khác hoặc đề tài khác)./

V THỰC HÀNH VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

KHOA HỌC

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “ Trẻ mầm non chứ có phải là cấp II, cấp III hay Đại học đâu mà Khám phá khoa học? ” Bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy nhưng sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám phá khoa học” và dự giờ một vài hoạt động khoa học của khối Lá, tôi tự đặt câu hỏi: “ Tại sao mình không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu nhưng phải tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kỹ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo?”

Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cũng trải nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra Tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm Qua

sự thành công này đối với lớp, tôi xin trình bày một số biện pháp, biện pháp khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ

Thí nghiệm 1: Dạy về không khí

Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ:

Trò chơi 1: “ Bịt mũi”

 Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được

Trang 8

 Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được

 Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?

 Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?

 Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG?

Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? → Không khí ở xung quanh chúng ta

Tôi kết luận: NHƯ VẬY KHÔNG KHÍ CÓ Ở XUNG QUANH CHÚNG TA Tôi tiếp tục đặt tình huống: THẾ KHÔNG KHÍ CÓ BẮT ĐƯỢC KHÔNG? →

Có cháu nói được có cháu nói không

Tôi hỏi tiếp: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KHÔNG KHÍ? → Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để bắt không khí

Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi… Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi

Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại

Sau đó tôi giải thích: : KHÔNG KHÍ ĐANG Ở TRONG TÚI CỦA CÁC CON ĐẤY”

Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí…

Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí

Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được…

Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi

Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm…

Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước

Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm

→ Cho cháu tìm ra nguyên nhân Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối…

Từ đó cháu suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được Muốn trứng nổi lên phải làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly B…)

→ Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không?

→ Mở rộng: nước đường, dầu ăn….→ tiếp tục cho trẻ khám phá

Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô cùng và có những nhóm đã reo hò ầm

Trang 9

ĩ Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm Đối với tôi, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của cách cháu Tôi đã

tự tin hơn khi tìm các đề tài cho trẻ sau này như:

 Nhanh chậm

 Thấm mau

 Đổi màu

Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã đến kể cho tôi nghe về những thành quả cháu đã thí nghiệm ở nhà như: hoa đổi màu, nhuộm quả…

Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho chúa thí nghiệm và điều tôi thích nhất là các cháu mang về nhà làm thí nghiệm cho bố mẹ xem

KẾT THÚC VẤN ĐỀ:

Thông qua một số hoạt động khoa học đó, tôi đã tạo cho trẻ:

 Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh

 Hình thành cho trẻ 1 số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học

 Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra một kết quả chính xác

 Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học

mà cháu còn khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác

Đây là những phương pháp, biện pháp mà tôi đã dạy trẻ khi lên chuyên đề “ Khám phá khoa học” và ngày hôm tôi xin mạn phép đưa ra những kinh nghiệm dạy trẻ về đề tài “ Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học” để các bạn cùng tham khảo và có những phương pháp, biện pháp dạy cháu hay hơn và đạt hiệu quả tốt

Ngày đăng: 13/12/2017, 19:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w