1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 15. Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

36 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,14 MB

Nội dung

- Sự nghiệp:+ PBC là nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ- Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độ

Trang 2

TUẦN 15 BÀI 15

TIẾT 57: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG

(Phan Bội Châu)

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

( Phan Châu Trinh)

Trang 3

A CẢM TÁC VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG

(Phan Bội Châu)

I Đọc - chú thích

1 Đọc

Trang 5

- Sự nghiệp:

+ PBC là nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ- Tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết, khát vọng độc lập, tự do

và ý chí chiến đấu bền bỉ, kiên cường

- Một số sáng tác của

Trang 6

ông:SGK-b Tác phẩm

+ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm

tác là một bài thơ Nôm trích trong

tác phẩm Ngục trung thư (Thư viết

trong ngục) viết = chữ Hán, sáng tác vào đầu năm 1914, khi PBC bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam

c Giải thích từ khó:

1, 2,6

Trang 7

II Tìm Hiểu văn bản

1 Tìm hiểu khái quát văn bản

Trang 8

2 Tìm hiểu chi tiết văn bản.

* Hai câu đề: giới thiệu cảnh bị tù

đày

- Điệp từ “vẫn”

- Hào kiệt, phong lưu: phong thái thật đường hoàng, tự tin, thật ung dung, thanh thản, vừa ngang tàng bất

khuất, lại vừa hào hoa tài tử

- Giọng thơ: cười cợt, đùa vui, quan niệm “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”

Trang 9

->Tư thế hiên ngang, khí phách anh

hùng Trong hoàn cảnh tù đày ông vẫn ung dung đường hoàng, lịch sự, coi

thường mọi nguy nan, luôn lạc quan: coi vào tù như chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng đường bôn ba.

Trang 10

* Hai câu thực:

“ Đã khách không nhà… giữa năm

châu”-> Phép đối: tạo sự đăng

đối, hài hoà, mực thước của bài thơ Đường, chọn từ đối làm cho tầm vóc của nhân vật trữ tình trở nên lớn lao, kì vĩ, mạnh mẽ phi thường, phù hợp với giọng điệu lãng mạn hào hùng của bài thơ.

Trang 11

 trình bày thực cảnh ngộ của

mình là cuộc đời của người chí sĩ

CM phải xa quê hương đất nước, bôn ba chiến đấu, luôn gặp những bất trắc đau thương.

Trang 12

* Hai câu luận:

- Sử dụng phép đối, lối nói khoa trương, cho thấy khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt: cho dù ở tình trạng bi kịch tới mức độ nào thì chí khí cũng không đổi, một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước,… vẫn có thể cười ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù.

Trang 13

* Hai câu kết:

- Cách lặp lại từ “còn” ở giữa câu thơ buộc người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, làm cho lời nói trở nên dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơ

Trang 14

->Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định

ý chí thép gang mà không kẻ thù nào bẻ gãy được Con người ấy còn sống là chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, vì thế mà không sợ bất kì một thử thách gian nan nào.

Trang 15

* Chọn đáp án đúng:

1 Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông

cảm tác” của Phan Bội Châu được viết

Trang 16

3 Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?

A Khi tác giả gặp gỡ Phan Châu Trinh

và tranh luận về con đường cứu nước

B Khi tác giả chuẩn bị lên đường sang Trung Quốc tìm đường cứu nước

C Vào đầu năm 1914 khi tác giả bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam vào ngục

D.Khi tác giả lãnh đạo nhân dân đánh vào nhà ngục Quảng Đông

C

Trang 17

4 Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Trang 18

6 Dòng nào nói đúng nhất nội dung của bài thơ:

A Thể hiện thái độ sợ sệt, mệt mỏi chán nản của tác giả.

B Thể hiện niềm tự hào cao độ về những hành

động chính nghĩa mà mình đã làm cho đất nước.

C Thể hiện nỗi buồn bã cô đơn của tác giả trong những ngày ở trong ngục.

D Thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh

tù ngục khốc liệt, ý chí niềm tin vào sự nghiệp

chính nghĩa của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội

Châu.

D

Trang 19

* GHI NHỚ

+ Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ truyền thống

- Xây dựng hình tượng người chí sĩ

CM với khí phách kiên cường, tư thế

hiên ngang, bất khuất

- Lựa chọn ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi Giọng thơ mang âm hưởng hào hùng mạnh mẽ, cảm hứng anh hùng dào dạt

Trang 20

+ Nội dung:- Hiện thực về cuộc đời gian truân của người chí sĩ yêu nước.

- Phong thái ung, đường hoàng, khí phách kiên cường, bất khuất, vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của người chí sĩ PBC

- ý chí, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa của nhà chí sĩ yêu nước

+ ý nghĩa: Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ CM PBC trong hoàn cảnh ngục tù

Trang 22

2 Chú thích.

a Tác giả

* Tác giả: Phan Châu Trinh (1872 -

1926).Hiệu: Tây Hồ, biệt hiệu: Hi Mã

- Quê: Tây Lộc -Hà Đông (Tây Hồ- Tam

Phước- Tam Kì) Quảng Nam

Trang 23

2 Chú thích.

a Tác giả

- Trong những năm đầu của TK XX, PCT

là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ thuế sớm nhất ở VN -> tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi

- Ông là người giỏi biện luận và có tài

văn chương Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần

dân chủ

Trang 24

* Giải thích từ khó

Trang 25

II Tìm Hiểu văn bản

1 Tìm hiểu khái quát văn bản

* Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Nôm

2 Tìm hiểu chi tiết văn bản

*Bốn câu thơ đầu:

Trang 26

-> Bị tù đày, phải làm công việc khổ sai nhưng người tù lại coi mình được đứng giữa đất trời với tư thế của kẻ làm trai:

tỏ lòng kiêu hãnh tự khẳng định mình,

có khát vọng hành động mãnh liệt.

Trang 27

Câu 2,3,4:

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn

+ miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở những hòn núi ngoài Côn Đảo

Trang 28

+ khắc hoạ nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động

phi thường

-> Những nét bút khoa trương nhằm nổi bật sức mạnh to lớn của con người

Trang 29

=> Sử dụng hình ảnh biểu hiện hai lớp

nghĩa, bốn câu thơ đầu trong bài đã khắc hoạ hình ảnh người tù với công việc khổ sai cực nhọc nhưng trong cảnh nguy nan đó lại ngời lên hình ảnh người anh hùng yêu nước với khí phách hiên ngang, lẫm liệt ngang tầm vũ trụ.

Trang 30

*Bốn câu thơ cuôi: âm hưởng đằm

xuống , thể hiện sự suy tư

- ở cặp câu 5-6, sử dụng nghệ thuật đối: là sự đối lập giữa những thử thách

gian nan (tháng ngày, mưa nắng: chỉ

những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng)> < với sức chịu đựng

dẻo dai, bền bỉ (thân sành sỏi) và ý chí

chiến đấu sắt son của người chí sĩ cách

mạng ( dạ sắt son)

Trang 31

- ở cặp câu 7-8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự

nghiệp cứu nước vào những năm đầu TK

XX > <với những thử thách phải gánh

chịu trên bước đường chiến đấu, được xem như “việc cỏn con”

Trang 32

- Nghệ thuật ẩn dụ:

+ mưa, nắng= những gian khổ

+ thân sành sỏi, dạ sắt son= dũng khí,

tấm lòng thuỷ chung với lí tưởng

=> Cách biểu hiện cảm xúc trực tiếp, thể hiện khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son; sáng lên phẩm chất hiên ngang quyết liệt…

Trang 33

ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.

- Sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng.

Trang 34

+ Nội dung: Thông qua miêu tả hình

ảnh người tù với công việc lao động

khổ sai cực nhọc để nói lên ý chí sắt

đá, tư thế hiên ngang lẫm liệt, niềm tin vào lí tưởng và ý chí chiến đấu sắt son, hành động phi thường, tầm vóc lớn lao của người anh hùng trong cảnh nguy

nan.

+ ý nghĩa: Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng

Ngày đăng: 13/12/2017, 04:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w