MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART 2 1.1. Một số lý luận về mục tiêu 2 1.1.1. Khái niệm 2 1.1.2. Tầm quan trọng của mục tiêu 2 1.2. Một số lý luận về nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART 3 1.2.1. Nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART là gì? 3 1.2.2. Nội dung của nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART 3 CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART 5 2.1. Ứng dụng nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART 5 2.1.1. Đặt mục tiêu 5 2.1.2. Ứng dụng nguyên tắc SMART 5 2.2. Nhận xét, đánh giá 6 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART 7 3.1. Nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART có tính ứng dụng cao 7 3.2. Một số giải pháp để ứng dụng hiệu quả nguyên tắc SMART 7 3.3. Một số lưu ý trong quá trình thực hiện mục tiêu 8 KẾT LUẬN 10 DANH MỤC THAM KHẢO 11
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART 2
1.1 Một số lý luận về mục tiêu 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Tầm quan trọng của mục tiêu 2
1.2 Một số lý luận về nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART 3
1.2.1 Nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART là gì? 3
1.2.2 Nội dung của nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART 3
CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART 5
2.1 Ứng dụng nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART 5
2.1.1 Đặt mục tiêu 5
2.1.2 Ứng dụng nguyên tắc SMART 5
2.2 Nhận xét, đánh giá 6
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART 7
3.1 Nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART có tính ứng dụng cao 7
3.2 Một số giải pháp để ứng dụng hiệu quả nguyên tắc SMART 7
3.3 Một số lưu ý trong quá trình thực hiện mục tiêu 8
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC THAM KHẢO 11
Trang 2MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi cường độ công việc ngày càng cao đòi hỏi mỗi người cần
có kỹ năng làm việc tốt để có thể hoàn thành những mục tiêu mà mình đảm nhiệm Với một số người, họ rất hứng khởi với những mục tiêu đề ra nhưng cho tới cuối năm, mục tiêu không đạt được, và họ thường quy vào lý do duy "Không
đủ thời gian"
Nhưng thực tế cho thấy, trong một quỹ thời gian nhất định, có những người làm việc không đạt hiệu quả cao trong khi một số người lại có hiệu suất làm việc gấp đôi, gấp ba người khác Phải chăng họ có năng lực siêu phàm hay quỹ thời gian của họ nhiều hơn?
Tuy nhiên, quỹ thời gian của mọi người là như nhau, vấn đề không phải chúng ta có bao nhiêu thời gian để hoàn thành mục tiêu đó, mà chính là ở cách thức sử dụng thời gian tốt nhất Mỗi cá nhân phải nhận định năng lực bản thân, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đối với mục tiêu mình đang đảm nhiệm
Từ đó, thiết lập cho mình mục tiêu chính xác theo nguyên tắc thường được đề cập tới trong kinh doanh hiện đại - nguyên tắc SMART
Nguyên tắc thiết lập mục tiêu theo phương thức SMART là một lời giải khoa học và đã được nhiều nhà quản trị áp dụng vì tính hiệu quả và khoa học mà
nó đem lại Để hiểu rõ hơn nguyên tắc SMART là gì, nó có thực sự là một nguyên tắc “thông minh” và cách ứng dụng của nguyên tắc này như thế nào nên
tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu nguyên tắc thiết lập mục tiêu theo phương thức SMART” làm đề tài cho bài tiểu luận môn Quản trị học.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận về mục tiêu và nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART
Chương 2: Ứng dụng nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART
Chương 3: Một số giải pháp để thiết lập và thực hiện hiệu quả nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART
Trang 3Chương 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC
THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART 1.1 Một số lý luận về mục tiêu
1.1.1 Khái niệm
- Theo tổ chức học, mục tiêu của tổ chức là “những mục đích mà vì chúng
tổ chức được thành lập và tổ chức cần phải dạt được những mục đích đó”.
[1;Tr.71]
- Theo quản trị học: “Mục tiêu là kết quả mà những nhà quản trị muốn
đạt được trong tương lai cho tổ chức của họ Không có mục tiêu hoặc mục tiêu không rõ ràng thì kế hoạch sẽ mất phương hướng”.[4]
Tóm lại, ta có thể hiểu mục tiêu là những mục đích đặt ra và cần đạt được điều đó
1.1.2 Tầm quan trọng của mục tiêu
Mục tiêu là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc lên kế hoạch, hoạch định, có tác động đến cuộc sống thường ngày nói chung và trong quản trị nói riêng, cụ thể hơn:
- Là cơ sở giúp các nhà quản trị lựa chọn chiến lược kinh doanh và hình thành các kế hoạch tác nghiệp thích nghi với môi trường
- Là động lực thúc đẩy các thành viên trong Doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ
- Là một trong những tiêu chuẩn quan trọng giúp các nhà quản trị kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Doanh nghiệp, của các đơn vị kinh doanh, các bộ phận chức năng trong từng thời kỳ
- Là yếu tố để đánh giá sự tiến bộ của doanh nghiệp hoặc tổ chức trong quá trình phát triển
- Mục tiêu cho bạn tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn hạn, giúp bạn nhận
ra những ưu khuyết điểm của bản thân và cho bạn thấy bạn đang có gì và cần gì
Trang 4trong tương lai
- Nó hệ thống kiến thức của bạn, giúp bạn tổ chức thời gian và nguồn lực
để có thể tận dụng tối đa vào cuộc sống
1.2 Một số lý luận về nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART
1.2.1 Nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART là gì?
Nguyên tắc SMART được giới thiệu lần đầu vào năm 1981 trên tạp chí Management Review với tựa đề “Có một cách THÔNG MINH để hoach định các mục tiêu quản lý”
Vậy SMART là gì? Đây là một nguyên tắc THÔNG MINH (SMART trong tiếng Anh có nghĩa là thông minh) giúp bạn thiết lập được mục tiêu cho mình một cách chi tiết, khoa học, đảm bảo được tính khả thi của mục tiêu, áp dụng được rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
1.2.2 Nội dung của nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART
S.M.A.R.T là chữ viết tắt của 5 yếu tố sau:
- Specific (Chi tiết)
Một mục tiêu thông minh không phải là mục tiêu chung chung, mơ hồ Nó phải cụ thể, chi tiết, khi nhìn vào đó có thể vạch ra các phương án hành động ngay lập tức chứ không phải suy nghĩ nên làm gì lúc này và phải làm như thế nào
Ví dụ: thay vì đặt ra mục tiêu giảm cân, hãy đặt mục tiêu là giảm 3 kg trong vòng 1 tháng
- Measureable (Đo/ đếm được)
Để biết được chính xác diều mình cần đạt được là những gì, bao nhiêu, làm thế nào thì mục tiêu bạn cần đo đếm được được, có nghĩa là bạn đo lường sự tiến bộ của bản thân qua những con số Từ đó tạo nên đòn bẩy tinh thần cho bản thân cố gắng đạt được mục tiêu dần dần qua từng giai đoạn
Ví dụ, đặt mục tiêu tiết kiệm 3 triệu trong vòng 5 tháng để du lịch với bạn
bè Như vậy, bạn cần tiết kiệm 600,000 đồng/tháng
- Attainable (Có tính khả thi)
Trang 5Như đã nói, mục tiêu là mục đích ta đặt ra và cần đạt được Do vậy mục tiêu cần phải có tính khả thi, phù hợp với khả năng của bản thân điều kiện hoàn cảnh của mỗi cá nhân, tổ chức
Ví dụ, khi mở một cửa hàng thủ công nhỏ với so vốn 5 triệu, bạn đặt mục tiêu trong tháng đầu tiên doanh thu đạt được trên 15 triệu đồng thì tính khả thi của mục tiêu này không được đảm bảo
- Realistic (Thực tế)
Mục tiêu có tính thực tế là mục đích không quá xa vời, đảm bảo cho bạn
có thể vận dụng đủ các nguồn lực như khả năng, điều kiện vật chất, thời gian,…
để chắc chắn bạn thực hiện được Bạn hãy đảm bảo bạn đang đặt ra mục tiêu chứ không phỉa ước mơ những gì xa rời thực tế
Ví dụ, khi còn là sinh viên bạn đặt mục tiêu cho mình tìm được việc làm thêm với mức lương là 50 triệu/tháng là không thực tế
- Timely (Thời gian)
Dù là mục tiêu lớn hay nhỏ, của bản thân hay của một tổ chức thì mục tiêu đó luôn phải đảm bảo có yếu tố thời gian Nó cho bạn một giới hạn xác định, cho bạn biết được bạn đã thực hiện được mục tiêu ở mức nào và tạo động lực để kịp thời phấn đấu
Ví dụ, bạn muốn tăng 5kg vào cuối tháng 8 năm 2016 Khi nhìn vào mốc thời gian là cuối tháng 8 năm 2016, bạn sẽ có động lực thúc đẩy bản thân hằng ngày hơn là đặt mục tiêu tăng 5kg không có mốc thời gian
Trang 6CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG NGUYÊN TẮC THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART
2.1 Ứng dụng nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART
2.1.1 Đặt mục tiêu
Thiết lập mục tiêu: Tiết kiệm 7 triệu trong vòng 3 tháng để đi du lịch Đà Nẵng
2.1.2 Ứng dụng nguyên tắc SMART
SPECIFIC - Lên kế hoạch vừa học vừa làm: tận dụng thời gian rảnh
rỗi đi làm kiếm thêm thu nhập, cố gắng đi làm thêm đầy
đủ, đúng giờ, nhiệt tình để được thêm phần lương thưởng
- Chi phí trong sinh hoạt tiết kiệm hơn, không chi tiêu vào các khoản không cần thiết
- Thực hiện tiết kiệm bằng các cách khác nhau như nuôi lợn đất, gửi tiết kiệm,…
MEASUREABL
E
- Có thể ước tính được trung binh tiết kiệm 2,4 triệu/ tháng
=> Một ngày tiết kiệm được 80,000 đồng
- Thực hiện nghiêm túc công việc và quá trình tiết kiệm để đạt được mục tiêu đã đề ra
ATTAINABLE - Việc tiết kiệm 7 triệu đồng trong vòng 3 tháng có tính khả
thi
REALISTIC - Trên thực tế việc kiếm được 7 triệu trong vòng 1 tháng
không quá khó
Với phương pháp vừa đi làm thêm cùng sử dụng tiền một cách hợp lý có thể đạt được mục tiêu, thậm chí có thể vượt qua mục tiêu đã đề ra
TIMELY - Tiết kiệm được 7 triệu đồng trong trước ngày 14/2/2017
2.2 Nhận xét, đánh giá
- Khi được thiết lập ra theo nguyên tắc SMART, mục tiêu rõ ràng cụ thể
Trang 7hơn, nhìn vào đó có thể chỉ ra phương hướng hành động ngay lập tức
- Dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch, định hướng hành động cho bản thân
- Mục tiêu được thiết lập một cách khoa học, đơn giản, dễ dang nắm bắt
và thực hiện
- Tạo sự hưng phấn, động lực thực hiện cho người lập mục tiêu
- Quản lý thời gian hiệu quả, vừa tiết kiệm vừa tận dụng tối đa thời gian, rút ngắn khảng cách giữa mục tiêu và hiện thực
Trang 8Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ NGUYÊN TẮC
THIẾT LẬP MỤC TIÊU SMART 3.1 Nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART có tính ứng dụng cao
Đây là một nguyên tắc dễ hiểu và phạm vi áp dụng rộng rãi Nguyên tắc SMART đã và đang được áp dụng trên toàn thế giới với nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực, nhiều mục đích khác nhau Điều đó cho thấy phạm vi sử dụng nguyên tắc SMART rất lớn, đồng thời đã chứng minh được tính hiệu quả của mình, trong đó từ khóa được nhắc nhiều nhất khi nói về tính hiệu quả của nguyên tắc SMART này đó là hoàn thành công việc và quản lý thời gian hiệu quả
Khi thiết lập thành công mục tiêu theo phương thức SMART tức là bạn đã
đề ra được phương hướng thực hiện mục tiêu đó qua từng giai đoạn thông qua tính đo/ đếm được (Measureable), đảm bảo được cách thức thực hiện mục tiêu
có thể thực hiện được qua tính khả thi (Attainable), có mốc thời gian (Timely)
để tạo động lực hành động kịp thời hoàn thành mục tiêu đã đề ra Bên cạnh đó,
sự chi tiết cụ thể (Specific) của mục tiêu giúp bạn nhận thức được đâu là đích đến và bạn biết cần làm chính xác những gì để đạt được nó Đó là những công
cụ đắc lực giúp hoàn thành công việc một cách khoa học và nhanh chóng, đạt được những những điều bản thân đã đặt ra
Đặt mục tiêu cho bản thân rất quan trọng để bạn quản lý thời gian hiệu quả, vì những mục tiêu giúp bạn định hướng rõ ràng cho con đường sự nghiệp Khi đã biết rõ nơi muốn đến, bạn có thể chủ động cho những việc cần ưu tiên Việc lập mục tiêu cũng giúp bạn quyết định đâu là việc đáng để dành thời gian
và đâu là những thứ chỉ gây xao lãng
3.2 Một số giải pháp để ứng dụng hiệu quả nguyên tắc SMART
Nguyên tắc SMART còn mới mẻ đối với Việt Nam nên cần lưu ý một số điều sau để áp dụng nguyên tắc SMART được hiệu quả nhất:
- Trình bày mục tiêu theo hướng tích cực: Điều này khích lệ tinh thần, tạo cảm giác hưng phấn muốn thực hiện mục tiêu hãy dùng giọng căn tích cực để
Trang 9miêu tả mục tiêu, thay vì nói “Đừng làm” mà hãy nói “Hãy làm thật tốt” Như vậy, người thực hiện sẽ có động lực hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu
- Viết mục tiêu ra: Văn bản hóa mục tiêu giúp bạn định hình rõ hơn, chính xác hơn mục tiêu mình cần đạt được
- Chia nhỏ mục tiêu: Từ một mục tiêu lớn, bạn nên chia thành các mục tiêu nhỏ hơn và dễ thực hiện hơn Một mục tiêu lớn sẽ khó hình dung và quản lý quy trình trong khi một mục tiêu nhỏ sẽ cho bạn nhiều cơ hội chinh phục hơn
- Đặt mục tiêu về năng lực, không phải mục tiêu về kết quả: Mục tiêu của bạn sẽ có khả năng cao hơn khi mục tiêu đó nằm trong tầm kiểm soát vì một mục tiêu nằm ngoài tầm kiểm soát sẽ rất dễ gặp thất bại
- Đặt ưu tiên: Nếu có nhiều hơn 1 mục tiêu thì phải đặt ưu tiên cho từng mục tiêu đó Cách làm này giúp bạn không bị quá tải và tập trung toàn bộ chú ý vào những mục tiêu quan trọng Tốt nhất, nên viết sơ đồ phân tích công việc hàng ngày để biết việc gì cần làm trước, việc gì làm sau, việc gì là quan trọng và việc gì gấp, cần làm ngay
- Bám sát mục tiêu: Hãy ghi nhớ bạn cần bám sát mục tiêu bởi có như vậy bạn mới biết được trong quá trình thực hiện mình cần những gì để đạt được mục tiêu đó Nếu không theo sát mục tiêu thì bạn khó mà hoàn thành được hoặc nếu
có hoàn thành kết quả cũng không được cao
3.3 Một số lưu ý trong quá trình thực hiện mục tiêu
Hoàn cảnh cuộc sống luôn thay đổi, vì vậy mục tiêu bạn đặt ra có thể không phù hợp với bối cảnh nữa hoặc phần còn lại của kế hoạch thực hiện mục tiêu gặp cản trở do sự không thích ứng được với môi trường xung quanh Mục tiêu không phải bất động mà luôn biến động, thay đổi sao cho phù hợp thực tế, phù hợp với bản thân và môi trường với đầy sự thay đổi Vì vậy cần lưu ý một
số điểm sau:
- Theo dõi sự biến động của môi trường để điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp hơn với kiến thức và kinh nghiệm của mình Trong trường hợp mục tiêu không còn hấp dãn nữa, nên cân nhắc loại bỏ chúng Điều đó không đồng nghĩa
Trang 10với việc có mới nới cũ, không theo đuổi mục tiêu đến cùng
- Nếu mục tiêu lần này quá dễ, mục tiêu lần sau nên khó hơn để phát huy hết sức mạnh và khả năng của bản thân Không nên chọn mục tiêu quá dễ dàng
- Nếu mục tiêu lần này mất quá nhiều thời gian để hoàn thành, mục tiêu sau nên đặt mốc thời gian xa hơn, đảm bảo được tính khả thi của mục tiêu
- Nếu bạn học được điều gì mới dẫn tới phải thay đổi các mục tiêu khác, hãy mạnh dạn bỏ những điều cũ và học hỏi những điều mới mẻ
- Nếu bạn thấy mình vẫn còn mắc lỗi dù đã đạt được mục tiêu, xem lại thử
có nên đặt mục tiêu sửa sai không Điều này giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn nữa
- Không nên quá thất vọng khi không đạt được mục tiêu Hãy lấy thất bại làm người thầy giúp bạn rút kinh nghiệm và học hỏi chứ không phải hố sâu lún mãi khong kéo lên được
Hãy luôn nhớ rằng, thiết lập được mục tiêu là để xác định được điều bản thân cần và quan trọng nhất để chinh phuc; Phân chia ra được những vấn đề quan trọng và những vấn đề không liên quan, gây xao nhãng; Thúc dẩy bạn tiến lên và hoàn thiện bản thân; Xây dựng đưuọc sự tự tin sau những mục tiêu đã đạt được Và con đường ngắn nhất để bạn đạt được điều đó chính là nguyên tắc thiết lập mục tiêu SMART
Trang 11KẾT LUẬN
Đặt mục tiêu cho bản thân rất quan trọng để bạn quản lý thời gian hiệu quả, vì những mục tiêu giúp bạn định hướng rõ ràng cho con đường sự nghiệp Khi đã biết rõ nơi muốn đến, bạn có thể chủ động cho những việc cần ưu tiên Việc lập mục tiêu cũng giúp bạn quyết định đâu là việc đáng để dành thời gian
và đâu là những thứ chỉ gây xao lãng
Mục tiêu là yếu tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Do vậy, nguyên tắc thiết lập lục tiêu SMART được ra đời để giải bài toán thiết lập mục tiêu sao cho đạt được được thành công trong thời gian ngắn Và trong quá trình hình thành và phát triển, nguyên tắc SMART đã khẳng định được tính hiệu quả và khoa học của mình trong các lĩnh vực
Trong khi được áp dụng khá rộng rãi trên thế giới nhưng nguyên tắc SMART còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy việc áp dụng nguyên tắc này cần được phổ biến hơn ở nước ta Điều này sẽ giúp hiện thực hóa được nhiều ý tưởng, sáng tạo, thúc đẩy khả năng lên kế hoạch, bồi dưỡng được nguồn nhân lực trẻ năng động cho xã hội Để làm được điều đó, ta cần đưa nguyên tắc tiếp cận từ chương giáo dục phổ thông, mở các hội nghĩ diễn dàn tuyên truyền rộng rãi hơn
Nguyên tắc thiết lập mục têu SMART có tính ứng dụng cao, vì vậy nên áp dụng cách phổ biến và rộng rãi hơn nữa Nguyên tắc này ngày càng khẳng định được tính ưu việt, khả thi của nó nên ngày càng được đón nhận rộng rãi hơn Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy áp áp dụng nguyên tắc này vào cuộc sống để dạt được mục tiêu của mình nhanh nhất và hiệu quả nhất