1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nguyên cứu hoạt động marketingmix tại công ty cổ phần công nghệ asd việt nam

65 118 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 596 KB

Nội dung

Bài luận văn dành cho khoa quản trị kinh doanh viết về đề tài marketing mix bao gồm cơ sở lý luận, thực trạng tại công ty cổ phần công nghệ asd Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn đọng của công ty.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kho tàng tri thức thuộc về nhân loại, với mong muốn khai thác triệt đểnguồn tài nguyên vô tận này nhà Vật lý học TS.Lotfi BelKhir trưởng nhómnghiên cứu của phòng thí nghiệm Venture Lab thuộc trung tâm nghiên cứu PaloAlto đã phát triển và sản xuất thành công sản phẩm công nghệ số hóa bán tựđộng và tự động lật dở trang với tốc độ cao mang tên Kirtas BookScan Hai côngnghệ được cấp bằng sáng chế của Kirtas đó là Smart Caradle TM và SureTurnPage Turner TM nhằm giúp mọi người tiếp cận một cách nhanh nhất với vươngquốc kho tàng kiến thức đồ sộ hiện còn đang ngủ quên trên các giá sách, kho lưutrữ của Chính phủ và các nhà kho Công ty

Quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường đã tác động tới sự phát triểnnhư vũ bão của khoa học kĩ thuật, kéo theo sự cạnh tranh trên thị trường đặc biệtnày cũng ngày càng trở nên khốc liệt cả ở trong nước và quốc tế Sản phẩm côngnghệ số hóa bán tự động và tự động lật dở trang với tốc độ cao mang tên KirtasBookScan là sản phẩm mới của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam, cácbiện pháp được thực thiện trong tổ chức tiêu thụ sản phẩm như quảng cáo,khuyến mại, cắt giảm giá bán chỉ có lợi thế trong ngắn hạn Bên cạnh đó, cũngkhông ít những thách thức từ các nghành, các lĩnh vực kinh doanh khác luôn lànhững “kẻ xâm nhập” tiềm ẩn Trước những cơ hội và thách thức, để tồn tại vàphát triển, các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện và khẳng định vị thế của mìnhtrên thị trường, vì vậy việc xây dựng chiến lược marketing phù hợp với xuhướng phát triển của thị trường, để có thể tận dụng các cơ hội, giảm thiểu cácnguy cơ trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề cần thiết.Chiến lược marketing giúp cho doanh nghiệp xác định đúng hướng đi của mình,nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời chủ động tìm các giảipháp khắc phục và vượt qua những nguy cơ và hiểm họa trên thị trường Ngoài

ra, chiến lược marketing cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn

Trang 2

lực và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bềnvững của doanh nghiệp Cuối cùng việc xây dựng và thực hiện chiến lượcmarketing là căn cứ để đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với nhữngbiến động của thị trường hiện nay Điều này không nằm ngoài chiến lược kinhdoanh của Công ty ASD.

Sản phẩm công nghệ số hóa bán tự động và tự động lật dở trang với tốc

độ cao mang tên Kirtas BookScan là sản phẩm mới, vì vậy việc mở rộng thịphần và nâng cao hiệu quả kinh doanh tiêu thụ đang là mối quan tâm hàng đầucủa công ty Việc lập chiến lược marketing cho sản phẩm mới của công ty làviệc làm cần thiết và cấp bách nhằm thúc đẩy sự tồn tại và phát triển lớn mạnh,khẳng định vị thế của công ty trên thị trường Việt Nam Hiện tại, công ty đã xâydựng chiến lược marketing cho các sản phẩm của mình nhưng còn mang tínhđơn lẻ, rời rạc chưa phát huy được thế mạnh, cần phải có một chiến lượcmarketing thực sự khoa học và mang tính dài hạn trong chiến lược kinh doanh

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động marketing-mix của Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam.” làm đê

tài khóa luận Đây thực sự là một lĩnh vực quản trị phức tạp đầy thách thức liênquan đến nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình tổ chức họat động kinh doanh,đồng thời kiến thức của tôi còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót,kính mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô, Hội đồng khoa học và các bạn

để đề tài được hoàn thiện hơn

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu:

Nghiên cứu tổng thể các vấn đề lý luận và thực tiễn để đưa ra các giảipháp hoàn thiện hoạt động marketing-mix tại công ty Cổ phần Công nghệ ASDViệt Nam

- Nhiệm vụ:

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động marketing-mix

Trang 3

Phân tích thực trạng hoạt động marketing-mix tại công ty Cổ phần Công

nghệ ASD Việt Nam

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing-mix tại công ty

Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Nghiên cứu hoạt động marketing-mix tại công ty Cổ phần

Công nghệ ASD Việt Nam

- Phạm vi: Tập trung nghiên cứu hoạt động marketing-mix tại công ty Cổ

phần Công nghệ ASD Việt Nam Thời gian khảo sát số liệu được thông kê từnăm 2013 – 2015 và định hướng giải pháp đến năm 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử làm phương pháp luận nghiên cứu Ngoài ra còn sử dụng một số phươngpháp khác như: Phương pháp thống kê; phương pháp so sánh, phương pháp điềutra, phương pháp mô hình hoá, phương pháp phân tích nhằm thu thập số liệuthông qua tham khảo các tài liệu, các khóa luận, luận văn có liên quan

5 Kết cấu của nghiên cứu khoa học

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục bảng biểu, mục lục và tài liệutham khảo, nội dung chính của nghiên cứu khoa học gồm 3 chương:

+ Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing-mix

+ Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing-mix tại Công ty Cổ phầnCông nghệ ASD Việt Nam

+ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing-mix tại Công ty

Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX

1.1 Khái niệm và vai trò của Marketing-mix

1.1.1 Khái niệm và vai trò của Marketing

1.1.1.1 Khái niệm Marketing

Tuy các hoạt động Marketing có từ rất lâu nhưng khái niệm chỉ hình thành

từ những năm đầu của thế kỷ 20 Trải qua quá trình hình thành và phát triển, nộidung của Marketing ngày càng được hoàn thiện và phong phú Ngày nayMarketing được ứng dụng rộng rãi trong các nước có nền kinh tế thị trường pháttriển và đang được truyền bá sang nhiều nước khác trên thế giới

Dưới đây là một số quan điểm và khái niệm Marketing hiện đại của các tổchức, hiệp hội và các nhà nghiên cứu về Marketing trên thế giới được chấp nhận

và phổ biến:

- Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiếntrình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, xúc tiến và phân phối những ý tưởng,hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cánhân và tổ chức”

- Theo Groroos (1990): “Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì

và củng cố lâu dài những mối quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đápứng mục tiêu của các bên Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi giữa cácbên và thỏa mãn những điều hứa hẹn”

- Theo Philip Kotler và Mary Armstrong (1994): “Marketing là tiến trìnhqua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằngviệc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”

Trang 5

- Marketing là tiến trình quản trị

- Toàn bộ hoạt động Marketing hướng theo khách hàng oriented)

(customer Marketing thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và cólợi

- Trao đổi là một khái niệm quyết định tạo nên nền móng cho Marketing

- Nội dung hoạt động của Marketing bao gồm thiết kế, định giá, xúc tiến

và phân phối sản phẩm

Tóm lại, “Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướngtới thỏa mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạtđược mục tiêu lợi nhuận”

1.1.1.2 Vai trò của Marketing

Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp với thị trường Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốncủa khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quản trị hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp thể hiện:

- Tối đa hoá sản lượng bán thông qua triển khai hệ thống chính sách vềsản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến

- Tối đa hóa sự thoả mãn của người tiêu dùng

- Tối đa hoá sự lựa chọn của người tiêu dùng

Với các vai trò cơ bản trên, hoạt động Marketing đã trở nên hết sức cầnthiết với cả người bán và người mua trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội nóichung và lĩnh vực kinh doanh điện tử nói riêng Đặc biệt trong môi trường cạnhtranh giữa nhiều doanh nghiệp trên cùng một thị trường, nếu không có sự trợ

Trang 6

giúp của các hoạt động marketing thì doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt nhu cầuthị trường Khi thiếu hiểu biết về thị trường, Công ty sẽ không có cơ sở đề rachính sách tiếp cận thị trường, tối đa hoá lượng bán để tối đa hoá lợi nhuận,thậm chí sẽ không thoả mãn được khách hàng dẫn đến nguy cơ mất dần kháchhàng và cuối cùng là thất bại trong cạnh tranh

Xu thế tất yếu của thị trường hiện nay là những đòi hỏi của giới tiêu dùng vềchất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ ngày một tăng lên và đa dạng hơn,việc áp dụng tư duy marketing tiếp cận thị trường sẽ giúp nhận thấy yêu cầu đadạng của từng nhóm người tiêu dùng là gì và sẽ có chính sách phân biệt để thỏamãn tất cả các phân khúc thị trường mục tiêu

1.1.2 Khái niệm và vai trò của Marketing-mix

Marketing-mix (hay còn gọi là Marketing tổng hợp) là tập hợp nhữngcông cụ marketing được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thịtrong thị trường mục tiêu Các công cụ marketing-mix được pha trộn và kết hợpvới nhau thành một hệ thống để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thịtrường Có thể nói Marketing-mix là một giải pháp có tính tình thế của tổ chức

Các công cụ Marketing gồm có: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phânphối (Place) và xúc tiến (Promotion), gọi là 4P

Trang 7

(Philip Kotler, 2000 Những nguyên lý tiếp thị Nhà xuất bản thống kê)

Hình 1.1:Mô hình Marketing – Mix

Marketing-mix đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch vàxây dựng các chiến lược marketing của công ty.Bất cứ công ty nào khi hoạchđịnh cho mình một chiến lược cũng đều phải tiến hành phân tích, đánh giá 4P.Xác định đúng cho phép công ty đưa ra các chiến lược hợp lý và giảm thiểu rủi

ro

Ngoài ra, thông qua các hoạt động của Marketing Mix có thể kiểm soátcác chương trình, đánh giá được các rủi ro và lợi ích của các quyết định và cácchiến lược Marketing mà doanh nghiệp đang áp dụng

mix

- Điều khoản tín dụng

- Quan hệ công chúng

- Marketing trực tiếpThị trường mục

tiêu

Trang 8

1.1.3 Quá trình quản trị Marketing trong doanh nghiệp.

- Kế hoạch Marketing chiến lược phát triển những mục tiêu và chiến lượcMarketing rộng lớn trên cơ sở phân tích tình hình hiện tại của thị trường và cơhội

- Kế hoạch Marketing chiến thuật vạch ra các chiến thật Marketing cụ thểcho một thời kỳ bao gồm quảng cáo, đẩy mạnh kinh doanh, định giá, kênh, dịchvụ

Xây dựng hệ thống Marketing-Mix:

Marketing là một nội dung chủ chốt trong quá trình quản trị Marketing, đó

là tập hợp các công cụ mà công ty sử dụng để theo đuổi mục tiêu của mình trênthị trường đã chọn Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng hoá, các công cụMarketing được xem xét bao gồm 4P:

- Giá cả: gồm chính sách và thông lệ áp dụng cho giảm giá, trợ cấp, cácthời hạn thanh toán và thời hạn tín dụng

- Sản phẩm: Gồm các thuộc tính của hàng hoá hay dịch vụ cung cấp chongười mua kể cả chuỗi sản phẩm và chất lượng của chúng, tên nhãn hiệu, …

- Địa điểm: Gồm nơi mà các sản phẩm của hãng được chào bán cho đến tậntay khách hàng tiềm năng và các kênh phân phối

- Khuyếch trương: Gồm quảng cáo, bán hàng và thúc đẩy bán hàng, dịch vụsau bán hàng…

1.1.4 Phân loại chiến lược Marketing.

Việc ra quyết định chiến lược phụ thuộc vào kết quả phân tích và các yếu tốmôi trường, bên cạnh đó thì khả năng tư duy chiến lược và nghệ thuật quản trịcủa người ra quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến sự định hướng đúng đắn từ

Trang 9

chiến lược đã chọn Trên thực tế, có thể phân loại các chiến lược Marketing theocác nhóm sau:

- Theo đoạn thị trường:

+ Chiến lược Marketing không phân biệt giữa các đoạn thị trường là việctối thiểu hoá nhưng khác biệt trong chính sách áp dụng giữa các đoạn thị trườngnhăm tận dụng lợi thế theo quy mô trên thị trường khá đồng nhất

+ Chiến lược Marketing phân biệt triển khai các chính sách Marketing-Mixkhác nhau trên các đoạn thị trường khác nhau khi lựa chọn khai thác nhiều đoạnthị trường

+ Chiến lược Marketing tập trung là tập trung toàn bộ nỗ lực trên toàn bộthị trườngduy nhất đã lựa chọn

- Theo chu kỳ sống sản phẩm

+Trong giai đoạn mới tung sản phẩm ra thị trường (giai đoạn giới thiệu sảnphẩm) có thể áp dụng chiến lược: Hớt váng sữa nhanh, hớt váng sữa từ từ, thâmnhập ồ ạt, thâm nhập từ từ

+ Trong giai đoạn tăng trưởng có thể áp dụng các chiến lược: Cải tiến chấtlượng sản phẩm, mẫu mã, đặc tính sản phẩm, tấn công đoạn thị trường mới…+ Trong giai đoạn bão hoà có thể áp dụng chiến lược: Mở rộng thị trường

để tăng khối lượng bán, thay đổi một vài chính sách Marketing-Mix…

+ Trong giai đoạn suy thoái dựa trên kết quả phân tích nguyên nhân dẫnđến suy thoái có thể lựa chọn chiến lược thích hợp nhất trong các chiến lượcsau: Duy trì mức đầu tư hiện tại khi chưa rõ tình hình thị trường, giảm đầu tưmột cách chọn lọc và rút khỏi các đoạn thị trường không hiệu quả…

- Theo vị thế cạnh tranh:

+ Nếu là người dẫn đầu trong cạnh tranh có thể áp dụng chiến lược: Mởrộng toàn bộ thị trường, mở rộng thị trường

Trang 10

+ Nếu có sức mạnh trong cạnh tranh nhưng chưa dẫn đầu thị trường có thể

áp dụng những định hướng sau: thực hiện theo sau doanh nghiệp thủ lĩnh thịtrường, chủ động tấn công…

+ Nếu doanh nghiệp yếu trong cạnh tranh có thể áp dụng chiến lược sau:theo sau các đối thủ mạnh, khai thác khoảng trống thị trường…

Tóm lại, để vận dụng các chiến lược trên, cần dựa trên sự phân tích môitrường kinh doanh thật khách quan Chiến lược được lựa chọn cần phải được cụthể hoá thành các kế hoạch và chương trình hành động

1.2 Các thành phần cơ bản của Marketing-mix

1.2.1 Chính sách sản phẩm

1.2.1.1 Sản phẩm

Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để đạt được sựchú ý, sự chấp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ có khả năng thỏa mãn được một ướcmuốn hay một nhu cầu

Như vậy, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, nóbao gồm hàng hóa, dịch vụ, con người, nơi chốn, tổ chức, hoạt động, tư tưởnghay là sự hứa hẹn thỏa mãn một chiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụthể

Một sản phẩm được cấu thành ở bốn mức độ:

- Sản phẩm cốt lõi: Là phần thể hiện lợi ích hoặc dịch vụ cụ thể

- Sản phẩm cụ thể: Là dạng cơ bản của sản phẩm đó, bao gồm 5 yếu tốđặcđiểm, nhãn hiệu, bao bì, chất lượng, kiểu dáng của sản phẩm

- Sản phẩm gia tăng: Bao gồm những dịch vụ và lợi ích phụ thêm để phânbiệt với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, đó là các vật phẩm trang bị thêmnơi phục vụ, dịch vụ sau bán, bảo hành, giao hàng và cho hưởng tín dụng

Trang 11

- Sản phẩm tiềm năng: Là những sáng tạo vượt ra khỏi cung cách cạnhtranh thông thường, nó vạch ra tương lai mới cho sự phát triển của sản phẩm

Khi triển khai những sản phẩm, các nhà Marketing trước hết phải xác địnhnhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thỏa mãn, sau đó sẽ phải thiết kếsản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng sản phẩm để tạo ra nhiều lợi ích nhằm thỏamãn ước muốn của khách hàng một cách tốt nhất

1.2.1.2 Chủng loại sản phẩm

Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng có liên quan chặt chẽ với nhau dogiống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, haythông qua cùng một kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng mộtdãy giá Tùy theo mục đích doanh nghiệp theo đuổi như cung cấp một chủngloại đầy đủ hay mở rộng thị trường hay theo mục tiêu lợi nhuận mà doanhnghiệp có thể lựa chọn theo 2 hướng:

- Phát triển chủng loại: Được thể hiện bằng cách phát triển hướng xuốngphía dưới, hướng lên trên hay theo cả hai hướng

- Bổ sung chủng loại hàng hóa: Hiện đại hóa chủng loại, thanh lọc chủngloại

1.2.1.3 Danh mục sản phẩm

Danh mục hàng hóa là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa vàcác đơn vị do người bán cụ thể chào cho người mua Danh mục hàng hóa đượcphản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó.Chính những thông số này đã mở ra cho doanh nghiệp 4 chiến lược mở rộngdanh mục hàng hóa: Bổ sung hàng hóa mới, tăng mức độ phong phú của nhữngnhóm chủng loại đã có,đưa ra nhiều phương án cho mặt hàng sẵn có hoặc có thểtăng giảm mức độ hài hòa giữa các mặt hàng thuộc các nhóm chủng loại khácnhau

Trang 12

1.2.1.4 Nhãn hiệu sản phẩm

Doanh nghiệp cần phải quyết định việc có gắn nhãn hiệu cho hàng hóacủa mình hay không, ai là người chủ nhãn hiệu, đặt tên cho nhãn hiệu như thếnào, có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không, sử dụng mộthay nhiều nhãn hiệu cho các hàng hoá có những đặc tính khác nhau của cùngmột mặt hàng Điều này phụ thuộc vào đặc điểm hàng hóa của doanh nghiệp,cách lựa chọn kênh phân phối, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Việc lựachọn nhãn hiệu phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu sau:

- Phải hàm ý về lợi ích sản phẩm

- Phải hàm chứa ý đồ về định vị

- Phải hàm ý về chất lượng

- Tên nhãn hiệu phải dễ phát âm và dễ nhớ

- Không trùng hoặc không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác

- Hợp với phong tục tập quán của thị trường mục tiêu

1.2.1.5 Dịch vụ đối với sản phẩm hàng hóa

Đối với dịch vụ khách hàng thì doanh nghiệp phải xác định được kháchhàng muốn dịch vụ ở mức độ nào mà doanh nghiệp có thể cung cấp, chi phí chodịch vụ là bao nhiêu và lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ nào trong tươngquan so sánh với các đối thủ cạnh tranh Các dịch vụ bao gồm:

- Cho hưởng tín dụng, điều kiện giao hàng

- Bảo hành

- Hứng dẫn sử dụng sản phẩm

- Sửa chữa không mất tiền

- Cho thử miễn phí

Trang 13

- Hướng dẫn cách sử dụng, bảo trì sản phẩm

1.2.1.6 Tạo lập ưu thế cho sản phẩm

Tạo lập ưu thế cho sản phẩm là cách gây ấn tượng với người tiêu dùng vềsản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, có thể là việc thiết kếnhững điểm khác biệt (dị biệt hoá sản phẩm) để tạo sự thu hút của khách hàng.Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý rằng sản phẩm phải luôn đạt tiêu chuẩn, chấtlượng ưu việt, hợp túi tiền và phải đến tay người tiêu dùng sớm hơn so với cácđối thủ cạnh tranh Sau đó doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược định vị cho sảnphẩm

1.2.1.7 Thiết kế và phát triển sản phẩm mới

Hiện nay, sự thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnhtranh buộc doanh nghiệp phải quan tâm thiết kế sản phẩm mới Để có sản phẩmmới, doanh nghiệp có thể mua doanh nghiệp khác, mua bằng sáng chế, giấyphép sản xuất hoặc là tự nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới Đây có thể là mộtvấn đềmạo hiểm đối với doanh nghiệp

Người tiêu dùng có phản ứng ở những mức độ khác nhau đối với mỗi sảnphẩm mới nên doanh nghiệp phải tìm cách thu hút sự chú ý của họ và lắng nghenhững ý kiến phản hồi Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải chú ý đến từng chu

kỳ sống của sản phẩm để có những điều chỉnh chiến lược nhất định

Nói chung, chiến lược sản phẩm có vai trò lớn nhất trong các trường hợp cungtrên thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm

1.2.2 Chính sách giá

1.2.2.1 Một số yếu tố làm căn cứ cho việc định giá.

- Sự tác động của nhu cầu: Các công ty cung ứng sản phẩm đều hiểu rõ nhucầu là luôn biến động( ví dụ: vào mùa đông thì nhu cầu về tủ lạnh là yếu, nhucầu ở nông thôn khác thành thị) Những yếu tố ảnh hưởng tới độ co giãn cầu:

Trang 14

+ Giá trị độc đáo: người mua ít nhậy cảm với giá hơn khi sản phẩm càngđộc đáo.

+ Mức độ biết đến sản phẩm thay thế: người mua ít nhậy cảm với giá hơnkhi họ ít biết đến sản phẩm thay thế

+ Sự khó so sánh: người mua ít nhậy cảm với giá hơn khi họ không dễ dàng

so sánh chất lượng của sản phẩm thây thế

+ Chất lượng: người mua ít nhậy cảm với giá hơn khi sản phẩm được xem

có chất lượng tốt hơn, sang trọng hơn

- Sự tác động của chi phí: nhu cầu là yếu tố chủ yếu xác định giá trần củagiá mà công ty có thể tính cho sản phẩm của mình, còn giá thành thì quyế địnhgiá sàn

- Sự tác động của cạnh tranh: Công ty phải so sánh giá thành của mình vớigiá của các đối thủ cạnh tranh để biết mình đang ở thế có lợi hay bất lợi về chiphí Phải biết giá cả của các đối thủ cạnh tranh và mua thiết bị của các đối thủcạnh tranh để nghiên cứu

Trang 15

- Định giá dựa vào cạnh tranh: căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh đểđịnh giá bằng hoặc gần đối thủ Phương pháp này hay được dùng trong điều kiênmột công ty gia nhập thị trường độc quyền bán.

- Định giá đấu thầu: Công trên cơ sở phán đoán khả năng đối thủ cạnhtranh để định giá thấp hơn Phương pháp này được sử dụng trong bán hàngchuyên nghiệp

1.2.2.3 Chính sách giá cả với sản phẩm mới, thị trường mới.

Sản phẩm mới là sản phẩm xuất hiện đầu tiên trên thị trường nào đó Đốivới sản phẩm mới, chính sách giá cả thăm dò thường dựa trên cơ sở giá thành vàlợi nhuận ước tính

Nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm không đồng nhất thì khi tính chấtđồng nhất càng cao, tính chất cạnh tranh càng mạnh Doanh nghiệp cần kết hợpvới các chính sách khác như chính sách bao gói, nhãn hiệu hàng hoá, quảng cáo,chính sách giá cả đối với khách hàng quen truyền thống…

1.2.2.4 Chính sách định giá phân biệt

Các công ty thường hay đổi giá cơ bản của mình cho phù hợp với nhữngđiểm khác biệt của khách hàng, sản phẩm, địa phương và những vấn đềkhác.Việc xác định phân biệt xẩy ra khi một công ty bán một sản phẩm hoặcdịch vụ với hai hay nhiều giá không phản ánh chênh lệch về chi phí theo tỷ lệ.Việc phân biệt giá có một số hình thức:

- Phân biệt giá cấp 1(phân biệt giá hoàn hảo): Công ty đặt cho mỗi ngườimua một sản phẩm một mức giá khác nhau

- Phân biệt giá cấp 2: Công ty đặt giá khác nhau cho lượng bán khác nhau

- Phân biệt giá cấp 3: Thị trường tổng thể được chia thành một số thị trườngnhỏ, mỗi thị trường chứa một số người mua, những người này sẽ cùng bị đặtmột giá

Trang 16

Để phân biệt giá thành công cần có một số điều kiện:

+ Thị trường có thể phân khúc được và khúc thị trường đó phải có nhu cầuvới cường độ co giãn khác nhau

+ Các đối thủ cạnh tranh không có khả năng bán rẻ hơn ở khúc thị trườnggiá cao hơn

+ Phân biệt giá không gây sự bất bình và khó chịu trong khách hàng

+ Chi phí cho việc phân khúc, theo dõi, giám sát thị trường không vượt quá

số tiền thu thêm được do phân biệt giá

Trang 17

1.2.3 Chính sách phân phối.

1.2.3.1 Các loại kênh phân phối.

Kênh Marketing có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộclẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có để sửdụng hoặc tiêu dùng

- Kênh không cấp( kênh trực tiếp): gồm người bán hàng trực tiếp cho kháchhàng cuối cùng như: bán hàng lưu động, bán hàng dây chuyền, bán hàng qua cửahàng giới thiệu sản phẩm…

- Kênh một cấp có một người trung gian như một người bán lẻ

- Kênh hai cấp có hai người trung gian: đại lý hoặc người bán buôn vàngười bán lẻ

1.2.3.2 Những quyết định trong phân phối:

- Quyết định về việc thiết kế và lựa chọn kênh: bao gồm các quyết định về

số cấp trong kênh, số lượng các tổ chức trung gian ở mỗi cấp, lựa chọn các tổchức trung gian Việc thết lập lên những cơ chế giám sát, kiểm soát và thúc đẩymỗi bộ phận trong toàn bộ dây truyền cũng rất quan trọng Việc thiết kếMarketing chịu ảnh hưởng một số yếu tố:

+ Đặc điểm của khách hàng: khách hàng phân tán mà thường xuyên mua sốlượng nhỏ thì sử dụng kênh nhiều cấp và ngược lại khách hàng mua số lườnglớn và tập trung thì dùng kênh ít cấp

+ Đặc điểm của sản phẩm: nếu sản phẩm không thể dự chữ lâu hoặc dễhỏng, dễ vỡ thì dùng kênh ít cấp

1.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Xúc tiến hỗn hợp là một trong bốn phần tử cấu thành chủ yếu cuaMarketing-Mix Những ngưòi làm Marketing phải biết cách sử dụng quảng cáo,

Trang 18

kích thích tiêu thụ, Marketing trực tiếp, quan hệ quần chúng và bán hàng trựctiếp để thông báo đến khách hàng mục tiêu tồn tại và giá trị của sản phẩm.

- Đối tượng của quảng cáo có thể là doanh nghiệp, có thể là sản phẩm củadoanh nghiệp Cả hai đối tượng trên đều cần được quảng cáo và có sự tác động

hỗ chợ lãn nhau, trong đó, thông thường quảng cáo thì doanh nghiệp tiến hànhthường xuyên, tác động lâu dài đến khách hàng, quảng cáo sản phẩm gắn vớithời kì trước và trong khi đang sản xuất và cung cấp mọt loại sản phẩm nào đó

- Ngân sách quảng cáo phải dược xác định theo phương pháp thích hợp: + Theo tỷ lệ cố định trên doanh thu của kỳ đã qua

+ Theo tỷ lệ không cố định cố định, thậm chí có thể tăng tỷ lệ dành chongân sách quảng cáo trong trường hợp doanh thu giảm

+ Theo mục tiêu quảng cáo thông qua việc xác định mục tiêu quảng cáo vàthực hiện mục tiêu quảng cáo

- Các phương tiện quảng cáo hiện nay rất phong phú, đa dạng, nên phảixuất phát từ đặc điểm của sản phẩm mà lựa chọn và kết hợp các phương tiệnkhác nhau như báo chí, phát thanh, truyền hình, hội chợ, triển lãm…Tuỳ thuộctừng loại phương tiện quảng cáo đặt ra vấn đề lựa chọn thời điểm và địa điểmquảng cáo thích hợp

Trang 19

- Các yêu cầu quan trọng nhất đặt ra cho quảng cáo là:

+ Dung lượng quảng cáo phải cao: thì thông tin quảng cáo phải ngắn gọn,

cụ thể, rõ ràng

+ Tính nghệ thuật phải cao nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng.Muốn vậy, các thông tin cần truyền đạt hấp dẫn, gây được sự chú ý của kháchhàng

+ Thông tin phải đảo bảo độ tin cậy cao sẽ làm tăng tính hiệu quả củaquảng cáo

- Đánh giá hoạt động quảng cáo thông qua việc xác định kết quả mà hoạtđộng quảng cáo mang lại Mặt khác, tiến hành hoạt động quảng cáo phát sinhchi phí rất lớn nên xác định chi phí knh doanh cho hoạt động quảng cáo cũng làmột vấn đề quan trọng cần phải chú ý tới

Trang 20

Một số nguyên tắc trình bày, xắp xếp hàng hoá trong cửa hàng:

+ Nguyên tắc tiện lợi: Hàng hoá phải được trình bày dễ nhìn, dễ thấy, dễtiếp xúc

+ Nguyên tắc ưu tiên: Những hàng hoá được ưu tiên phải được trình bày ởnhững chỗ tiện lợi nhất Trong điều kiện bình thường hàng hoá được ưu tiên làhàng hoá đem lại doanh thu cao, hàng hoá đang mốt

+ Nguyên tắc đảm bảo hàng: Hàng hoá cần được thay đổi vị trí thườngxuyên giữa các ngày khác nhau thậm chí giữa các thời điểm khác nhau Sở dĩnhư vậy là vì mỗi nhóm khách hàng có cầu hàng hoá khác nhau và nhóm kháchhàng theo lứa tuổi…

+ Nguyên tắc hợp lý: Trong cửa hàng phải bố trí đường vận động củakhách hàng hợp lý, đảm bảo sự di chuyển thuận lợi và mọi khách hàng đều cóthể đi khắp cửa hàng và ngắm nhìn được mọi loại hàng hoá bày bán

Trong hàng loạt các chính sách trên, cần phải chỉ rõ ra được giải pháp xúctiến nào làchủ đạo và phải phù hợp với chiến lược Marketing chung của doanhnghiệp

1.2.4.3 Vai trò của dịch vụ khách hàng

- Thực chất của dịch vụ khách hàng là hướng các hoạt động của doanhnghiệp dịch vụ vào khách hàng, đó là quá trình phân tích, tìm hiểu và giải quyết

Trang 21

mối quan hệ giữa tổ chức dịch vụ và khách hàng mục tiêu Khách hàng ngàycàng trở nên phức tạp, nhu cầu mong muốn của họ ngày càng chi tiết tinh tế hơnthì chất lượng nhu cầu cũng cao hơn Do đó, nhiều công ty đã nghiên cứu cảitiến dịch vụ khách hàng nhằm giành lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

- Việc thực hiện dịch vụ khách hàng có quan hệ chặt chẽ tới việc phân phốicác yếu tố của Marketing-mix, những yếu tố này hợp thành hậu cần của dịch vụkhách hàng Dịch vụ khách hàng ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối vớinhững loại dịch vụ cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tăng trưởng chậm như dịch vụđại lý vận tải Với sự thay đổi về thị trường thường xuyên, yếu tố cơ bản để phânbiệt các công ty dịch vụ là chất lượng phục vụ khách hàng, người tiêu dùng rấtnhạy cảm với vấn đề này Các đối thủ thường xem dịch vụ khách hàng như một

vũ khí cạnh tranh lợi hại và không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing-mix

1.3.1 Môi trường vĩ mô

1.3.1.1 Nhân khẩu

Đây là yếu tố và là động lực đầu tiên mà các nhà làm Marketing phải quantâm, vì suy cho cùng dân số tạo nên thị trường Khi nghiên cứu yếu tố này, cácnhà làm Marketing cần quan tâm đến việc phân bố dân cư theo địa lý, theo nhómtuổi, kết cấu dân số, tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, cấu trúc tôn giáo, trình độ học vấn…Những biến đổi trong môi trường dân số học sẽ kéo theo những thay đổi vềlượng cầu về sản phẩm dịch vụ, về hành vi của KH

1.3.1.2 Kinh tế

Bao gồm các nhân tố tác động đến sức mua của KH và cách thức tiêudùng Tổng sức mua tùy thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiền tiết kiệm và tíndụng Khi thu nhập của người dân tăng cao trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng vàphát triển họ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn có nghĩa là sức mua gia tăng Tuynhiên, nếu kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng thì sức mua của người tiêu dùng

Trang 22

sẽ giảm sút đáng kể Trong hoạt động kinh doanh (KD) của DN cũng vậy, mộtkhi nền kinh tế gặp khủng hoảng, sức mua giảm thì buộc các DN phải thực hiệncác biện pháp cắt giảm chi phí để vượt qua khó khăn và theo đó ngân sách giànhcho hoạt động Marketing cũng bị hạn chế.

1.3.1.3 Tự nhiên

Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội kinhdoanh còn có các yếu tố thuộc môi trường địa lý, sinh thái Các yếu tố địa lýsinh thái từ lâu đã được nghiên cứu xem xét để có kết luận về cách thức và hiệuquả kinh doanh Các yếu tố môi trường sinh thái không chỉ liên quan đến vấnphát triển bền vững của một quốc gia mà còn liên quan lớn đến khả năng pháttriển bền vững của từng doanh nghiệp Các yếu tố thường nghiên cứu bao gồm:

vị trí địa lý, khí hậu thời tiết, tính chất mùa vụ, các vấn đề cân bằng sinh thái và

ô nhiễm môi trường

1.3.1.4 Công nghệ

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường công nghệ đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn Các yếu tố thuộc môi trường này quyđịnh cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềmnăng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp

Xu hướng vận động và bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trườngnày đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức

độ khác nhau và thậm chí dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu chiến lược kinhdoanh của doanh nghiệp

1.3.1.5 Chính trị

Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ,cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp bao gồmcác bộ luật và sự thể hiện của các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện

Trang 23

phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêucủa bất kỳ doanh nghiệp nào Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúpdoanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điềukiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinhtế.

Các yếu tố của môi trường chính trị pháp luật có thể kể đến như:

- Quan điểm, mục tiêu định hướng phát triển xã hội và nền kinh tế

- Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu củaChính phủ và khả năng điều hành của Chính phủ

- Dân số hay số người hiện hữu trên thị trường Thông qua tiêu thức nàycho phép doanh nghiệp xác định được quy mô của nhu cầu và tính đa dạng củanhu cầu

Trang 24

- Xu hướng vận động của dân số như tỷ lệ sinh, tử, độ tuổi trung bình vàcác lớp già trẻ Nắm được xu hướng vận động của dân số có thể đánh giá đượcdạng của nhu cầu và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó.

- Sự dịch chuyển của dân cư và xu hướng vận động

- Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu thụ Yếu tố này liên quanđến sự thoả mãn nhu cầu theo khả năng tài chính

- Nghề nghiệp tầng lớp xã hội

- Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo

1.3.2 Môi trường vi mô

- Nguồn nhân lực: Là nguồn không thể thiếu được và là vốn quý nhất củacông ty Việc quản trị nguồn nhân lực có thể hiểu là công tác tuyển mộ, sắp xếp,đào tạo và điều động nhân sự (NS) Mục tiêu của quản trị nhân lực là phát triểnmột kế hoạch NS phù hợp với yêu cầu chiến lược của công ty trong cả ngắn hạn

và dài hạn

1.3.2.2 Nhà cung ứng

Đây là yếu tố đầu vào của DN, những biến đổi trong môi trường cung cấp

có thể tác động quan trọng đến hoạt động Marketing của DN Việc tăng phí cungcấp có thể buộc phải tăng giá cả, điều này sẽ làm giảm sút doanh số dự liệu của

DN Ngoài ra, việc khan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đều đặn

Trang 25

1.3.2.3 Khách hàng

Là nhân tố then chốt hết sức quan trọng quyết định đến thành công haythất bại của công ty Sự đòi hỏi của KH luôn là thách thức cũng như mở ranhững cơ hội mới cho công ty

1.3.2.4 Các trung gian phân phối và tiêu thụ

Các trung gia marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệptrong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay ngườitiêu dùng Họ bao gồm :

- Các trung gian phân phối sản phẩm: các nhà buôn ( bán sỉ và lẻ ), đại lý,môi giới Các trung gian phân phối tạo nên sự tiện lợi về địa điểm ( tồn trữ sảnphẩm gần nơi khách hàng cư trú tạo nên sự sẳn có cho việc mua sắm), tiện lợi vềthời gian (bằng cách mở cửa nhiều giờ hơn để khách hàng mua thuận tiện ), tiệnlợi về chủng loại ( chuyên môn hóa cửa hàng hay sắp xếp, bố trí các quầy bàysản phẩm tiện cho việc lựa chọn của người mua ), tiện lợi về sở hữu ( bằng cáchchuyển sản phẩm đến khách hàng theo các hình thức thanh toán dễ dàng như trảbằng thẻ tín dụng )

- Các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối, bao gồm hệ thống các doanhnghiệp kinh doanh kho bãi và bảo quản; các cơ sở vận chuyển giúp cho doanhnghiệp tồn trữ và vận chuyển sản phẩm từ điểm gốc đến nơi tiêu thụ Các doanhnghiệp phải quyết định lựa chọn hình thức và phương tiện vận chuyển nào chohiệu quả nhất trong sự so sánh về chi phí, giao hàng, tốc độ và an toàn

- Các cơ sở dịch vụ marketingnhư các cơ quan nghiên cứu marketing, cáccông ty quảng cáo, các hãng truyền thông và các hãng tư vấn về marketing hỗtrợ cho doanh nghiệp trong việc hoạch định và và cổ động sản phẩm đến đúngngay thị trường

Trang 26

- Các trung gian tài chính:ngân hàng, các cơ sở tín dụng, các công ty bảohiểm và các tổ chức tài chính khác có góp phần trong những cuộc giao dịch vềtài chính, bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến công việc mua và bán sản phẩm.

là ngành có sự tương trợ giữa các công ty vì thế cơ cấu cạnh tranh cũng hết sứcphức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến ngành

Trang 27

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN CÔNG NGHỆ ASD VIỆT NAM

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần công nghệ ASD Việt Nam

2.1.1 Thông tin chung về Công ty cổ phần công nghệ ASD Việt Nam

- Tên giao dịch tiếng Việt: Công ty cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam

- Tên giao dịch tiếng Anh: ASD Việt Nam Technology Joint StockCompany

- Trụ sở chính: Thôn 1, Xã Vạn Phúc, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, ViệtNam

Trang 28

3 Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du

7 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610

8 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị

viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh 4741

9 Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm 4651

10 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan 6311

12

Hoạt dộng chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa

được phân vào đâu

Chi tiết : Hoạt động phiên dịch

- Vốn điều lệ: 1.800.000.000 đồng (Một tỷ tám trăm triệu đồng)

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần công nghệ ASD Việt Nam

Công ty Cổ phần Công nghệ ASD Việt Nam được thành lập vào năm

2012, tham gia hoạt động trong ngành Công nghệ Thông tin Qua quá trìnhkhông ngừng nỗ lực, sáng tạo, chúng tôi đã trở thành nhà sản xuất số 1 các sảnphẩm công nghệ chất lượng cao tại Việt Nam

Trang 29

- Từ 2010 đến 2012: Phát triển và đi lên từ sự hợp tác giữa các trung tâmnghiên cứu ứng dụng các phần mềm nhỏ NTK – 104E3 Bách Khoa, cung cấp vàphân phối các sản phẩm phần mềm, cung cấp các thiết bị và linh kiện điện tử

- 2012: ASD Việt Nam ra đời với hoạt động chủ đạo trong lĩnh vực cộngnghệ thông tin, quảng cáo, hỗ trợ quảng cáo,…

- 2013: ASD Việt Nam đi sâu vào phát triển, xây dựng các phần mềm ứngdụng:

+ Quản lý khách sạn, quản lý sổ sách, quản lý bán hàng tại các siêu thị,quản lý kho, quản lý nhân sự…

+ Xây dựng các website, phát triển dự án về ứng dụng trên nền web

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phần mềm, công nghệ bảo mật thôngtin

- 2014: ASD Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu các ứng dụng công nghệ+ Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các ứng dụng trên nền Web

+ Hợp tác cùng Công ty Cổ phần Tin học trẻ Việt Nam, cho ra đời nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong việc quản lý bán hàng, quản lý kho, …

+ Hợp tác cùng công ty IEC trong việc cung cấp các linh kiện thiết bị điện

tử, bảng điện tử phục vụ cho Ngân hàng, công ty chứng khoán…

+ Hợp tác cùng Vietsun Hi-tech và hãng cung cấp sản phẩm giám sát, xâydựng thành công phần mềm Vietsun Go1984 ứng dụng quản lý cho hệ thốnggiám sát từ xa qua mạng Internet theo mô hình Việt hóa ngôn ngữ và tăng cườngtính năng sử dụng

+ Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng bảo mật thông tin, hợp tác với FujitsuViệt Nam ứng dụng sản phẩm bảo mật nhận dạng vân bàn tay, một ứng dụnghoàn toàn mới trong bảo mật tại Việt Nam

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Trang 30

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần công nghệ ASD

Việt Nam 2.1.3.2 Quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận thành viên Công ty

a) Ban điều hành

- Trách nhiệm:

+ Chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của Công ty

+ Lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, cách thức quản lý kinh doanh vànhững vấn đề quan trọng khác của Công ty

+ Xây dựng cơ cấu tổ chức, chính sách và các mục tiêu chiến lược, quichế nội bộ của Công ty

+ Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh và lập ra chính sách quản lýcác hoạt động kinh doanh

- Quyền hạn:

Trang 31

+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày củaCông ty

+ Phê duyệt các tài liệu thuộc trách nhiệm của mình trước khi ban hành + Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn cảu các phòng ban trong Công ty+ Bổ nhiệm các Trưởng bộ phận

+ Xem xét các tài liệu của Công ty

+ Thương lượng và xem xét các hợp đồng kinh doanh với đối tác củacông ty

+ Quyết định khen thưởng,kỷ luật, nâng, hạ lương

b) Phòng hành chính

- Trách nhiệm:

+ Quản lý tình hình kế toán tài chính, các khoản thu chi của công ty

+ Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế để thực hiện công tác kế toán tàichính theo quy định của pháp luật hiện hành

+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu

+ Phối hợp với các đơn vị công ty, thực hiện kịp thời, đầy đủ thanhtoán,quyết toán

+ Thực hiện các hướng dẫn thi hành kịp thời các quy định về tài chính, kếtoán của nhà nước và cấp trên phổ biến

+ Kiểm tra, thực hiện báo cáo thường xuyên tình hình tài chính của công

ty cho giám đốc

+ Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính, báo cáo thuế theo đúng quiđịnh của nhà nước

- Quyền hạn:

Trang 32

Được quyền từ chối không thanh toán các khoản chi không có chứng từhợp lệ

c) Phòng Marketing - phát triển thị trường

+ Lập báo cáo nghiên cứu thị trường và đưa ra các giải phaps hoàn thiệnchiến lược

+ Phân tích và dự báo xu hường kinh doanh trong tương lai

+ Đánh giá tình hình thị trường

+ Tìm hiểu chiến lược của đối thủ cạnh tranh

+ Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng chiến lược thị trường

+ Trong từng chu kì Marketing mà thực hiện các chiến lược kinh doanhphù hợp

Ngày đăng: 11/12/2017, 18:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Minh Hạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, trường ĐH KTQD, nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: Trần Minh Hạo
Nhà XB: nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
2. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển công ty, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển công ty
Tác giả: Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2002
3. Trần Thị Ngọc Trang, Trần Văn Thị, Quản trị kênh phân phối, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kênh phân phối
Nhà XB: NXB Thống kê
4. Vũ Thế Phú (1996), Marketing căn bản, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Vũ Thế Phú
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
5. Vũ Thị Minh Hiền, Phan Bá Thịnh, Ngô Phúc Hạnh (2011), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Khoa học kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Tác giả: Vũ Thị Minh Hiền, Phan Bá Thịnh, Ngô Phúc Hạnh
Nhà XB: NXB Khoa học kĩ thuật
Năm: 2011
6. Charler D.Schewes Alexander Hiam, MBA trong tầm tay về Marketing, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: MBA trong tầm tay về Marketing
Nhà XB: NXB Trẻ
7. Garry D Smith, Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược và sách lược kinh doanh
Nhà XB: NXB Thống kê
8. Hugh Burkitt and John Zealley (2009), Marketing xuất sắc, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing xuất sắc
Tác giả: Hugh Burkitt and John Zealley
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2009
9. Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1997
10. Philip Kotler (2000), Những nguyên lý tiếp thị, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lý tiếp thị
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2000
11. Philip Kotler – Garg Arstrong (2005), Những nguyên lí tiếp thị (tập 2), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nguyên lí tiếp thị (tập 2)
Tác giả: Philip Kotler – Garg Arstrong
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
12. Các tài liệu do công ty cung cấp Khác
13. Các trang website trên mạng internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w