Rủi ro phát sinh từ khả năng thay đổi bất lợi trong các mục tiêu chính sách cơ bản tài chính, tiền tệ, phân phối thu nhập … hoặc sự thay đổi đáng kể trong lợi thế sosánh của một quốc gia
Trang 1I Rủi ro quốc gia
1 Khái niệm rủi ro quốc gia
Rủi ro quốc gia theo Bourke (1990) là khả năng của một quốc gia để tạo ra đủ dự trữ ngoại hối
để đáp ứng cho những nghĩa vụ nợ bên ngoài Những yếu tố quan trọng của rủi ro quốc gia làtình trạng hoạt động mậu dịch (xuất khẩu trừ nhập khẩu chia cho GNP) và mức độ nợ nướcngoài
Roy (1994) đã bổ sung định nghĩa này và mô tả rủi ro nợ của chính phủ Đây là những khảnăng tiềm tàng đối với những mất mát tài chính mà có nguồn gốc từ các sự kiện kinh tế haychính trị
Tóm lại, có thể hiểu một cách đơn giản, Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sựkiện kinh tế, xã hội, chính trị ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu
tư Rủi ro quốc gia cũng bao gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả
nợ nước ngoài của chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ hay mất giá, phágiá tiền tệ
Thuật ngữ rủi ro quốc gia thường được sử dụng gắn với đầu tư xuyên biên giới và đượcphân tích từ viễn cảnh của nhà đầu tư nước ngoài Rủi ro quốc gia là rủi ro đơn nhất mà nhà đầu
tư nước ngoài phải đối mặt khi đầu tư vào một quốc gia khi so sánh đầu tư vào quốc gia khác
2 Các nhân tố của rủi ro quốc gia
Theo Euromoney thì có 6 các nhân tố như sau:
- Rủi ro kinh tế: là sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hoặc sự thay đổi lớn về tốc độ tăngtrưởng sản xuất Rủi ro phát sinh từ khả năng thay đổi bất lợi trong các mục tiêu chính sách
cơ bản (tài chính, tiền tệ, phân phối thu nhập …) hoặc sự thay đổi đáng kể trong lợi thế sosánh của một quốc gia (ví dụ cạn kệt tài nguyên, suy giảm ngành công nghiệp, thay đổi cơcấu dân số …)
Đo lường rủi ro kinh tế bao gồm các phương pháp đo lường truyền thống của Chính sách tiền
tệ và tài khóa, như độ lớn và thành phần chi tiêu chính phủ, chính sách thuế, tình hình công nợ củaChính phủ
- Rủi ro chính trị: liên quan đến rủi ro về sự thay đổi các tổ chức chính trị, xuất phát từ sự thayđổi trong sự kiểm soát của chính phủ, cơ cấu xã hội hoặc các yếu tố phi kinh tế khác
Rủi ro này bao gồm các cuộc xung đột tiềm ẩn trong nội bộ và bên ngoài Đánh giá rủi ro nàyphải bao gồm nhiều yếu tố: các mối quan hệ của các “nhóm” trong quốc gia, quá trình ra quyết địnhtrong Chính phủ, và lịch sử quốc gia
Trang 2- Rủi ro chuyển giao: là rủi ro phát sinh từ một quyết định của Chính phủ nước ngoài để hạnchế di chuyển vốn Hạn chế này sẽ gây khó khăn cho việc chuyển lợi nhuận, cổ tức hoặc vốn.Chính phủ có thể thay đổi các quy định này bất cứ lúc nào, do đó rủi ro chuyển giao áp dụngcho tất cả các loại đầu tư Đây được xem như là nguồn thu ngoại tệ của một quốc gia, có nghĩa lànhững quốc gia khó có nguồn thu ngoại tệ thì xác xuất kiểm soát vốn càng tăng.
Việc đo lường rủi ro này vẫn còn khó khăn vì quyết định hạn chế dòng vốn di chuyển ra bênngoài quốc gia có thể sử dụng cho mục đích chính trị
- Rủi ro tỷ giá: là sự thay đổi bất ngờ trong tỷ giá hối đoái, ví dụ như sự thay đổi từ một tỷ giáhối đoái cố định sang tỷ giá hối đoái thả nổi
- Rủi ro khu vực (Location risk): là rủi ro bởi hiệu ứng lan tỏa các vấn đề trong khu vực, trongđối tác thương mại của quốc gia đó, hoặc những quốc gia có đặc điểm tương tự nhau, ví dụnhư hiệu ứng lan tỏa của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á năm 1997-1998
- Rủi ro thể chế: đây là rủi ro xuất phát từ việc Chính phủ không thể đáp ứng nghĩa vụ nợ, hoặcthể thực hiện được những cam kết mà Chính phủ đó đứng ra bảo lãnh
Rủi ro này liên quan đến rủi ro chuyển giao khi Chính phủ cạn nguồn dự trữ ngoại hối do sựthâm hụt cán cân thanh toán Nó cũng liên quan đến rủi ro chính trị, khi mà Chính phủ không thựchiện nghĩa vụ của mình vì lý do chính trị
3 Một số tổ chức xếp hạng rủi ro quốc gia trên thế giới
Institutional Investor thực hiện việc nghiên cứu xếp hạng rủi ro quốc gia theo nửa năm,
dựa trên ý kiến của các ngân hàng quốc tế hàng đầu Khoảng 75 đến 100 ngân hàng xếp hạngcho hơn 135 quốc gia với phạm vi từ 0 đến 100 điểm, 100 điểm đại diện cho mức rủi ro thấpnhất Các hạng mức đơn lẻ được tính toán với quyền số bằng cách sử dụng một công thức củaInstitutional Investor, quyền số lớn hơn được ấn định dựa trên quy mô hoạt động trên thế giới vàmức độ phức tạp của mô hình rủi ro quốc gia của ngân hàng Tên tuổi của các ngân hàng thamgia được giữ bí mật hoàn toàn Các nghiên cứu rủi ro quốc gia của Institutional Investor đượcphát hành vào tháng 3 và tháng 9 Trong tài liệu rủi ro quốc gia, đánh giá rủi ro quốc gia củaInstitutional Investor được xem như là đánh giá, nhận định của các ngân hàng
Euromoney cung cấp những đánh giá và xếp hạng rủi ro quốc gia cho 185 quốc gia và
vùng lãnh thổ cứ 6 tháng một lần Các quốc gia được cho điểm tương ứng dựa trên 9 thànhphần, và sau đó được xếp hạng theo điểm số này Để có điểm rủi ro quốc gia tổng hợp thì mỗiloại trong 9 thành phần sẽ có một quyền số (rủi ro chính trị 25%, mức thể hiện kinh tế25%, các chỉ số nợ 10%, nợ không thanh toán hay giãn nợ 10%, xếp hạng tín dụng 10%, khả năng
Trang 3tiếp cận đối với tài trợ ngân hàng 10%, khả năng tiếp cận tài trợ ngắn hạn 5%, khả năng tiếpcận thị trường vốn 5%, và chiết khấu trượt giá 5%) Giá trị cơ sở tốt nhất cho mỗi loại rủi rođạt được quyền số đầy đủ, trong khi giá trị tệ nhất là 0 Tất cả giá trị được tính toán tương xứngvới điểm số tốt nhất và tệ nhất Các nghiên cứu được phát hành vào tháng 3 và tháng 9 trong cáctạp chí tháng.
Standard & Poor’s (S&P) cung cấp các hạng mức tín dụng được cập nhật hàng tuần của các
chính phủ phát hành và vùng lãnh thổ Hạng mức tín dụng quốc gia (rủi ro thể chế) không phải làhạng mức quốc gia vì nó chỉ thể hiện rủi ro tín dụng của chính phủ quốc gia, không phải là rủi rotín dụng của các nhà phát hành khác trong nước Tuy nhiên, xếp hạng tín dụng quốc gia thiết lậpđiểm chuẩn cho các hạng mức tín dụng cho các nhà phát hành khác trong nước S&P cung cấp xếphạng ngắn hạn và dài hạn, cũng như một cái nhìn định tính cho 7 phạm vi chính là nợ dài hạn,thương phiếu, cổ phiếu ưu đãi, chứng chỉ tiền gửi, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ trái phiếu,
và trái quyền của các công ty bảo hiểm Việc xác định rủi ro tín dụng gắn liền với rủi ro chính trị(sự sẵn sàng trả nợ của chính phủ) và rủi ro kinh tế (khả năng của chính phủ đối với nghĩa vụnợ) Xếp hạng các nhà phát hành ngoại tệ cũng được phân biệt với xếp hạng các nhà pháthành nội tệ để xác định các trường hợp mà rủi ro thể chế làm cho chính phủ khác biệt với các nhàphát hành khác Các chữ cái được dùng để xếp hạng từ C (mức thấp nhất) đến AAA (mức caonhất)
Moody’s cung cấp phân tích rủi ro tín dụng quốc gia cho hơn 100 nước, hầu như là các nước
này đều tham gia vào thị trường vốn thế giới Đối với mỗi quốc gia, Moody’s có một sốloại xếp hạng khác để nắm bắt các rủi ro khác, bao gồm xếp hạng quốc gia cho cả chứng khoánngoại tệ ngắn hạn và dài hạn Khi thiết lập rủi ro quốc gia, các nhà phân tích của Moody’s đánh giá
cả các biến số chính trị và kinh tế để rút ra hạng mức rủi ro quốc gia, hạng mức này hành động như
là một mức trần rủi ro tín dụng đối với chứng khoán ngoại tệ của bất cứ thực thể nào nằm trong sựkiểm soát của một chính phủ Xếp hạng rủi ro quốc gia bao gồm rủi ro chuyển giao ngoại tệ và rủi
ro hệ thống trong quốc gia Bằng cách sử dụng hạng mức từ Aaa đến C của Moody’s, cáctrái phiếu ngoại tệ dài hạn của chính phủ và trái phiếu nội tệ dài hạn của chính phủ được xếp hạng
Political Risk Service (PRS) cung cấp các báo cáo cho 100 quốc gia Mỗi báo cáo đánh giá
rủi ro chính trị, tài chính, kinh tế đối với đầu tư kinh doanh và mậu dịch Báo cáo quốc gia chỉ lànguồn dữ liệu cho các phân tích và dự báo rủi ro dựa trên hệ thống xếp hạng PRS mà đánh giá cáckịch bản chính trị khác nhau PRS cung cấp một mô hình rủi ro chính trị với dự báo cho 3 ngành
Trang 4công nghiệp là tài chính (ngân hàng và cho vay), đầu tư trực tiếp (bán lẻ, sản xuất,và khai thác mỏ)
và xuất khẩu đối với thị trường các nước Các báo cáo được thực hiện định kỳ hàng quý
Economist Intelligence Unit (EIU) xuất bản các báo cáo rủi ro quốc gia từng quý với dữ
liệu cập nhật từng tháng Những báo cáo này tóm tắt hạng mức rủi ro cho 100 quốc gia đangphát triển và mắc nợ cao được quan sát bởi Country Risk Service (CRS) Phương pháp xếphạng rủi ro của CRS xem xét 2 loại rủi ro: (1) rủi ro quốc gia, được xác định bởi nhân tố chính trị(22%), chính sách kinh tế (28%), cơ cấu kinh tế (27%), và thanh khoản (23%); thứ hai là (2) rủi rođầu tư xác định Có 3 loại rủi ro đầu tư xác định là rủi ro tiền tệ (gắn liền với việc chấp nhậnmức nhạy cảm đối với USD), rủi ro vỡ nợ quốc gia (gắn liền với các khoản đi vay của quốc gia),
và rủi ro khu vực ngân hàng (gắn liền với các khoản cho vay ngoại tệ đối với ngân hàng).Hạng mức rủi ro đầu tư xác định cũng được xác định bởi 4 nhân tố như trên nhưng với quyền sốkhác Đối với rủi ro tiền tệ, chính sách kinh tế có quyền số cao nhất là 65%, các nhân tố cơ cấukinh tế, chính trị, thanh khoản lần lượt có quyền số là 17%, 14%, và 4% Trong trường hợp củarủi ro vỡ nợ quốc gia, thanh khoản có quyền số cao nhất là 31%, chính sách kinh tế và cơ cấukinh tế có quyền số là 27%, và nhân tố chính trị là 15% Cuối cùng, đối với rủi ro khu vực ngânhàng, cơ cấu kinh tế là nhân tố có quyền số cao nhất 44%, các nhân tố chính sách kinh tế, thanhkhoản và chính trị có quyền số lần lượt là 35%, 15%, và 6%
4 Lý thuyết về phân tích rủi ro quốc gia
4.1 Vai trò của phân tích rủi ro quốc gia
Đánh giá rủi ro quốc gia có vai trò quan trọng vì nó biểu hiện mức độ rủi ro của một quốcgia Do đó nó không chỉ quan trọng đối với chính phủ của quốc gia được đánh giá rủi ro quốc gia
mà còn rất quan trọng đối với các nhà đầu tư và các nhà cho vay quốc tế
a Đối với chính phủ:
Thông qua việc đánh giá rủi ro quốc gia, chính phủ tự đánh giá hay thông qua các cơ quanxếp hạng tín nhiệm, thì các chính phủ có thể nhận biết được thực trạng nền kinh tế, những yếukém và triển vọng của quốc gia Từ đó có thể đề ra các chính sách, biện pháp mang tính vĩ
mô nhằm khắc phục để dần nâng cao mức tín nhiệm trên trường quốc tế, thu hút nhiềuhơn vốn đầu tư quốc tế để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế Thêm vào đó với việccải thiện mức rủi ro quốc gia của mình thì chính phủ một quốc gia sẽ giảm thiểu được chi phívay mượn trên thị trường quốc tế vì nguyên tắc tài chính cơ bản chỉ ra rằng rủi ro càng cao thìphần bù rủi ro càng cao
b Đối với các nhà đầu tư:
Trang 5Các nhà đầu tư trong nước cũng như chính phủ sẽ thông qua việc đánh giá rủi roquốc gia để nhận biết được mức độ rủi ro chung của quốc gia từ đó so sánh với mức độ rủi ro củariêng mình để có các chiến lược đầu tư cụ thể và vững chắc nhằm thu được tỷ suất sinh lợi caonhất.
Đánh giá rủi ro quốc gia cung cấp cho các nhà cho vay quốc tế và các nhà đầu tư quốc tếbiết được khả năng thu hồi các khoản vốn vay của mình và mức thu nhập thu nhập kỳ vọng cóđược từ đầu tư Tiến trình đánh giá rủi ro quốc gia nhằm cung cấp các thông tin tốt nhất choviệc dự báo các khả năng có thể xảy ra, là một công cụ giúp các nhà cho vay và đầu tư quốc
tế ra quyết định cho vay hay đầu tư vào một quốc gia cụ thể
4.2 Tác động của việc đánh giá rủi ro quốc gia:
Thứ nhất, xếp hạng rủi ro quốc gia ảnh hưởng đến mức lãi suất mà quốc gia có thể đạtđược một khoản tín dụng trên thị trường quốc tế: xếp hạng cao (tức là mức độ rủi ro thấp) thì lãisuất sẽ thấp và ngược lại Thực tế đã chứng minh là theo sau một sự hạ thấp mức xếp hạng, việcvay mượn của chính phủ Nhật đã trở nên đắt đỏ hơn do lãi suất tăng lên, phản ánh nguy cơ vỡ nợcao hơn
Thứ hai, xếp hạng rủi ro quốc gia cũng ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của các ngânhàng và các công ty ở quốc gia đó, và tác động đến khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoàithông qua việc ảnh hưởng đến việc đánh giá chi phí kinh doanh Ferri (2001) gọi xếp hạng rủi roquốc gia là “điểm then chốt của tất cả các mức xếp hạng khác của quốc gia” Tương tự trongquá khứ các tổ chức xếp hạng luôn biểu hiện sự miễn cưỡng trong việc xếp hạng một công tycao quốc gia mà công ty đó hoạt động Chẳng hạn, sau khi Moody’s hạ mức tín nhiệm củaNhật vào tháng 11/1998 (từ Aaa xuống Aa1), tất cả các nhà phát hành hạng Aaa ở Nhật cũng bị
hạ mức tín nhiệm Điều này dẫn tới việc xếp hạng rủi ro quốc gia được xem là “mức trần rủi rotín dụng quốc gia”
Thứ ba, các định chế đầu tư thường giới hạn mức rủi ro mà họ có thể chấp nhận, điều nàyngụ ý rằng họ không thể đầu tư vào các khoản nợ bị xếp hạng thấp hơn một mức đã định Ferri(2001) chỉ ra sự tương phản giữa việc xếp hạng c ác n gân h àn g ho ạ t động tại các quốc giathu nhập cao và các quốc gia thu nhập thấp, điều này nghĩa là hạng mức tín nhiệm của các ngânhàng hoạt động tại các quốc gia thu nhập thấp bị tác động đáng kể bởi sự biến động của xếp hạngrủi ro quốc gia, trong khi đó hạng mức tín nhiệm của các ngân hàng hoạt động tại các quốc gia thunhập cao không có vẻ phụ thuộc đáng kể vào xếp hạng rủi ro quốc gia Các nhà nghiên cứu nêu
Trang 6ra rằng xếp hạng rủi ro quốc gia chủ yếu dành cho các quốc gia đang phát triển, đây là những quốcgia có một nhạy cảm rất cao đối với những công bố xếp hạng.
4.3 Các phương pháp phân tích rủi ro quốc gia
4.3.1 Phương pháp định tính
Theo Hiranya K Nath (2008) thì phương pháp định tính có 3 dạng như sau:
- The fully qualitative method: liên quan đến phân tích sâu về một quốc gia nhưng không cóhình thức cố định Nó thường như là một báo cáo bao gồm những đánh giá về điều kiện kinh
tế, chính trị, xã hội của một quốc gia, và dự đoán cho các năm tiếp theo Báo cáo này khókhăn cho người dùng vì khó có thể so sánh với một quốc gia khác Ưu điếm của phương phápnày là nhấn mạnh những điểm mạnh và những tồn tại của quốc gia được đánh giá
- The structured qualitative method: Phương pháp được sử dụng một số định dạng đã đượcchuẩn hóa với quy định cụ thể về phạm vi và mục tiêu tập trung phân tích Phương pháp nàyđược tuân thủ những hình thức phân tích thống nhất giữa các quốc gia nên dễ so sánh cácquốc gia với nhau Tuy nhiên, đây cũng chỉ là đánh giá chủ quan của nhà phân tích Phươngpháp này sử dụng phổ biến trong các ngân hàng
- The checklist method: được sử dụng ghi điểm quốc gia bằng việc xem xét các “biến” cụ thể
về định tính và định lượng Mỗi mục được chia tỷ lệ từ điểm thấp đến cao Tổng điểm sẽđược sử dụng là rủi ro quốc gia Ưu điểm của phương pháp này là kết quả cuối cùng được xử
lý định lượng
4.3.2 Phương pháp định lượng
Phương pháp này hữu ích trong việc thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, tài chính và chínhtrị trên 1 bảng Vì mục tiêu là phân loại quốc gia dựa vào nhiều yếu tố rủi ro, phương pháp này được
áp dụng cho dữ liệu để xác định các mẫu hoặc các yếu tố rủi ro của một quốc gia
Có các phương pháp sau đây:
- Discriminant Analysis
- Principal Component Analysis
- Logit, Probit, and Tobit Analysis
Trong giới hạn bài viết này sẽ giới thiêụ phương pháp định lượng xếp hạng (rating)
- Phương pháp này sử dụng các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm của quốc gia nhưchính trị, kinh tế, tài chính, cấu trúc, yếu tố bên ngoài …
- Một ví dụ cụ thể để ta có thể dễ dàng hiểu phương pháp này như sau:
Trang 7Mô hình ICRG phân rủi ro quốc gia thành ba bộ phận : rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế,
rủi ro tài chính Mỗi bộ phận rủi ro này sẽ được cho điểm theo nguyên tắc giá trị cao nhấtthể hiện rủi ro ít nhất và giá trị thấp nhất thể hiện rủi ro nhiều nhất Chỉ số rủi ro tổng hợpthể hiện hạng mức rủi ro quốc gia , được tính toán dựa trên cơ sở của ba loại rủi ro trêntheo một công thức mà rủi ro chính trị đóng góp 50% và rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính mỗiloại đóng góp 25%
Xếp hạng rủi ro các loại rủi ro :
Mục tiêu chính của xếp hạng rủi ro chính trị là để cung cấp một sự đánh giá về tính
ổn định chính trị trong một quốc gia ở một thời điểm cụ thể
Bộ phận cấu thành đầu tiên của hạng mức rủi ro chính trị là sự ổn định của chính phủ.Nhân tố này nhằm nắm bắt quy mô mà chính phủ có thể tiến hành các chính sách cũngnhư khả năng tại vị của nội các
Thành phần thứ hai là các điều kiện kinh tế – xã hội đánh giá các áp lực kinh tế –
xã hội mà có thể chế ngự hành động của chính phủ hay gây ra bất mãn trong xã hội
Thành phần thứ ba, tiểu sử đầu tư, đánh giá các nhân tố tác động đến rủi ro cho
đầu tư mà không bao gồm các thành phần khác của rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế
Cuối cùng, mức độ dân chủ và mức độ quan liêu đánh giá sự đáp ứng chính phủ
và chất lượng của bộ máy công quyền
Xếp hạng rủi ro kinh tế hướng tới việc cung cấp một phương tiện đánh giá điểmmạnh, điểm yếu hiện thời của nền kinh tế một quốc gia, bao gồm năm thành phần chuẩnđược sử dụng rộng rãi bởi hầu hết các cơ quan xếp hạng rủi ro Các nhân tố này là : GDPtrên đầu người, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát năm, % cán cân ngân sách trênGDP, % tài khoản vãng lai trên GDP
Trang 8Xếp hạng rủi ro tài chính cung cấp phương tiện đánh giá năng lực của một quốc gia
để đáp ứng cho các nghĩa vụ nợ chính thức, thương mại và mậu dịch Rủi ro tài chính gồm :
% nợ nước ngoài trên GDP, % tài khoản vãng lai trên xuất khẩu, dự trữ quốc
tế ròng tính hằng tháng nhập khẩu, và tính ổn định của tỷ giá hối đoái
II Phân tích rủi ro quốc gia – Trường hợp Việt Nam
1 Yếu tố rủi ro chính trị
Được đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị an ninh ổn định trên thế giới vàtrong khu vực, Việt Nam có lợi thế bước đầu trong thu hút vốn nước ngoài Tuy nhiên, cácvấn đề nổi cộm gây ảnh hưởng lớn đến rủi ro chính trị của Việt Nam có thể được xem xétnhư sau:
1.1 Tham nhũng
Một trong những thách thức phải đối mặt với Việt Nam là cần giải quyết tham những trongnước các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà trài trợ thường lo ngại về mức độ tham nhũng tràn lantrong Chính phủ.Tham nhũng phá hoại đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia Tham nhũnglàm tăng chi phí của hàng hóa dịch vụ, thúc đẩy những khoản đầu tư không hiệu quả cho những
dự án không thể tồn tại hay biện minh được về mặt kinh tế, góp phần hạ thấp các chuẩn mực (ví
dụ như trong xây dựng và giao thông vận tải), thậm chí làm tăng tình trạng nợ nần và bần cùngmột đất nước
Đưa hối lộ, nhiều người tin rằng là một trong những nguồn chính của rủi ro chính trị ở cácnước đang phát triển Việt Nam là nước đang tăng trưởng kinh tế trong những năm gần năm với mứctăng trưởng khoảng 7- 8% Tuy nhiên, kinh tế của Việt Nam tăng trưởng tràn lan và tham nhũng cao
Theo Chỉ số báo cáo tham nhũng hàng năm (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế , số điểm của
Việt Nam là 2.7, xếp hạng 120 trong tổng số 180 quốc gia được khảo sát Nó có thể được nhìn thấy
rõ ràng từ đồ thị dưới đây, Việt Nam là một trong những nước tham nhũng nhiều hơn so với cácnước khác trong cùng khu vực
Trang 9Figure 1: Corruption Perception Index Table
Trong những năm gần đây, Việt Nam thường được 2,6 - 2,7 điểm trong thang điểm 10 về chỉ
số cảm nhận tham nhũng (dưới 3 điểm được coi là tham nhũng nghiêm trọng) Năm 2011, tuy cónhững tiến bộ nhất định: được 2,9 điểm, xếp thứ 112/182 nước và vùng lãnh thổ, nhưng ViệtNam vẫn thuộc những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở cuối bảng xếp hạng
Đánh giá của tổ chức này cũng chỉ ra rằng: ở châu Á, tình hình tham nhũng của Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan,Indonesia nhưng ít nghiêm trọng hơn Mông Cổ, Philippines, Lào, Nepal, Campuchia, Myanmar
nguồn: http://cpi.transparency.org/cpi2011/results/#CountryResults
Trang 10Một số nhà đầu tư Đông Á vẫn nghĩ rằng độc tài thì mối “ quan hệ “ viên chức nhà nước là bíquyết thành công Có nghĩa là nếu mua chuộc được một đảng viên cán bộ cao cấp thì dự án đầu tư
sẽ tiến hành tốt đẹp, từ việc xin giấy phép hay liên doanh với doanh nghiệp nhà nước hoặc lập nhàmáy, tuyển nhân công Các nhà đầu tư quốc tế thấy rằng rủi ro chính trị đó gây ra quá nhiều phí tổnbất lường Họ gọi chung tệ nạn ấy là “ môi trường thiếu minh bạch và sân chơi không bình đẳng”
Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tham nhũng chủ yếu
diễn ra trong việc quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi đất nông nghiệp để xây dựngcác khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; giao đất, cho thuê đất; định giá đất khi thu hồi, đền bù;cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản… Một số người đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giaođất không đúng thẩm quyền; lập hồ sơ khống hoặc khai tăng diện tích đất khi đền bù Điển hình là vụlợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại dự án phát triển cơ sở hạ tầng đôthị Bắc Thăng Long - Vân Trì (Hà Nội) thiệt hại ước tính khoảng 14 tỉ đồng; vụ lợi dụng chức vụ,quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, gây thiệt hại gần
11 tỉ đồng; vụ tham nhũng về đất đai tại Đồ Sơn và tại Quán Nam, thành phố Hải Phòng
Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêu cực của một bộ
phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại hoặc cán bộ trong ngành ngânhàng tiếp tay, móc nối với người bên ngoài thông qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tàichính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát lớn Ví
dụ như vụ Lê Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy(Hà Nội) tham ô 24 tỉ đồng; vụ Phan Văn Tưởng, cán bộ Ngân hàng Techcombank cùng các đồngphạm tham ô trên 10 tỉ đồng; vụ Đoàn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và pháttriển Việt Nam nhận của khách hàng 5 tỉ đồng, là khoản trích 3-10% trong số tiền mà khách hàngđược vay của ngân hàng này; vụ Nguyễn Thị Thùy Vân tham ô hơn 24 tỉ đồng ở Ngân hàng cổ phầnThương mại Sài Gòn;
Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản phần lớn các công trình xây dựng đều xảy ra thất
thoát tài sản, chủ yếu do tham ô và cố ý làm trái Sai phạm xảy ra ở hầu hết các khâu, từ việc lập dự
án, thiết kế, dự toán, phê duyệt kế hoạch cấp vốn đến đấu thầu, tư vấn, giám sát, thi công, nghiệmthu, quyết toán công trình Thủ đoạn chủ yếu là không chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xâydựng cơ bản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiếtbị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi công sai quy trình để giảm chiphí Điển hình như vụ tham ô, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ - Giámđốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông Tây( TP HCM) nhận hối lộ 260 nghìn USD để xét thầu, nghiệmthu có lợi cho người đưa hối lộ; vụ tham ô xảy ra tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, tỉnh QuảngNinh
Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, thủ đoạn tham
nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặcbán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống đểchiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi Ví như vụ Nguyễn Bi-Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền- Phó Tổng giám đốc, kế
Trang 11toán trưởng của Công ty Vifon - TP HCM, đã lập chứng từ khống chiếm đoạt hơn 20 tỉ đồng vàkhông thu về cho công ty 59,9 tỉ đồng nhằm chiếm đoạt khi cổ phần hóa công ty này; vụ Trần VănKhánh, Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp tham ô, cố ý làm trái, gây thiệt hại nhiều tỉ đồng; vụ Công
ty xăng dầu Hàng không khai khống tỷ lệ dầu hao hụt nhằm chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng; vụ Công
ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nâng khống giá thiết
Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư pháp lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạm trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án Ví như vụ Vũ Văn Lương, thẩm phán quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) nhận hối lộ 70triệu đồng trong vụ tranh chấp 2,7 m2 công trình phụ; Hà Công Tuấn, thẩm phán TAND tỉnh QuảngNinh bị bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng nhằm xử nhẹ tội cho bị cáo
Tham nhũng ở Việt Nam mang tính phổ biến; xảy ra ở hầu hết các ngành, các cấp, thậm chíxảy ra ngay trong các cơ quan có chức năng chống tham nhũng, nên việc đấu tranh, ngăn chặn và xử
lý rất khó khăn Trong khi đó, người tham nhũng lại là người có chức vụ, quyền hạn, nên thường lànhững người có nhận thức sâu rộng, am hiểu pháp luật, được tiếp cận nhiều thông tin, có điều kiệnkinh tế, có quan hệ rộng; một số người có công lao đóng góp lớn cho xã hội, có uy tín với quầnchúng nên khó phát hiện và xử lý
1.2 Thủ tục hành chính
Rủi ro về thay đổi chính sách vì những quyết định chính trị của Đảng và Nhà nước Đầu tư làmột tiến trình dài hạn được chuẩn bị cho nhiều năm sau này nên thay đổi về chiến lược và chính sách
có thể gây ra nhiều vấn đề bất ngờ, nay đúng mai là sai
Từ lâu Chính phủ đã nhận thức rõ yêu cầu cải cách hành chính, ban hành chương trình tổng thểcải cách hành chính từ 2001 – 2010 nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả rõ ràng Thủ tụchành chính vẫn phức tạp, phiền hà và tệ quan liêu, sách nhiễu, tham nhũng chậm khắc phục đang cónguy cơ làm xấu đi môi trường đầu tư ở Việt Nam Việc chậm trễ rườm rà trong thủ tục đầu tư thểhiện rõ ở giai đoạn thẩm định cấp giấy phép đầu tư và giai đoạn quản lý sau khi dự án được cấp giấyphép
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Báo cáo Đánh giá xếp hạng môi trường kinhdoanh 2012 (Doing business 2012 - Doing Business in a more transparent World) Theo kết quả đánhgiá tại Báo cáo này, vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam đã bị tụt 8 bậc, từ vị trí 90xuống vị trí 98 trên tổng số 183 quốc gia (nền kinh tế) được xếp hạng bởi Ngân hàng Thế giới Hầu
Trang 12hết các chỉ số (6/10) xếp hạng đều bị tụt so với năm 2011, chỉ có 3 chỉ số tăng hạng và một chỉ sốkhông thay đổi thứ hạng:
Bảng: Kết quả xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2012
2011
Xếp hạng năm 2012
Thay đổi
Nguồn: Worldbank, Business Enviroment Snapshot
Đánh giá cụ thể với từng chỉ tiêu ta thấy, môi trường kinh doanh Việt Nam bị tụt hạng vì đi chậmhơn các nước khác Ví dụ như việc thành lập doanh nghiệp, trong khi số thủ tục (9) và thời gian (44ngày), không thay đổi so với năm trước Do vậy, ngay cả khi chi phí thành lập doanh nghiệp (tínhbằng % thu nhập đầu người) giảm đi so với năm trước, chỉ số xếp hạng vẫn bị đánh giá tụt 3 bậc
Trang 132 Yếu tố rủi ro kinh tế
2.1 Tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Asian Development Outlook database 2011
Nhìn chung, GDP của Việt Nam tăng trưởng nhanh trong hai năm 2006-2007, đứng thứ
2 về tốc độ tăng trưởng chỉ sau Trung Quốc Tuy nhiên, đến năm 2008 và năm 2009 thìtốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu ảnhhưởng đến Việt Nam Việc thắt chặt chính sách tiền tệ năm 2008 để kiềm chế lạm phát, và do
đó tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chịu tác động
Năm 2009 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện điều hành linh hoạt, thận trọngchính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để đảm bảo góp phần thực hiện hài hoà các mục tiêu (i)Ngăn ngừa suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế hợp lý; (ii) Kiềmchế lạm phát; (iii) Ổn định tỷ giá Nền kinh tế có khởi sắc hơn so với năm 2008, GDP tăng1,5% Năm 2011 – 2012, GDP dự đoán sẽ tăng nhẹ và đạt 6,5% khi lạm phát giảm xuống đôichút và môi trường kinh tế vĩ mô trong nước ổn định, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tuynhiên, theo báo cáo mới nhất của ADB (Asian Development Outlook 2012 update) thì triểnvọng tăng trưởng GDP của Việt Nam đã bị hạ xuống mức là 5,1% và mức tăng trưởng GDP dựđoán năm 2013 là 5,7% Như vậy, GDP tăng trưởng giảm và không ổn định cũng sẽ ảnh hưởngđến mức xếp hạng của Việt Nam về môi trường đầu tư
Trong đóng góp cơ cấu tăng trưởng GDP thì ngành công nghiệp và dịch vụ có đónggóp đáng kể Năm 2011, đối mặt với lạm phát 2 con số, giá trị đồng tiền giảm, Chính phủ thựchiện chính sách tài chính và tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, ổn định môi trường đầu tư.Tốc độ tăng trưởng GDP 2 quý đầu năm 2011 giảm chỉ còn 5,4% và 5,7% Sự cắt giảm đầu tư
Trang 14công và sự hạn chế tín dụng trong lĩnh vực bất động sản làm Xây dựng suy giảm mạnh 6 thángđầu năm 2011 Ngành công nghiệp, không bao gồm khai thác mỏ, gia tăng sản lượng 7,0%.Sản lượng nông nghiệp tăng 2,1% trong 6 tháng đầu năm.
Như vậy, nhìn vào cơ cấu tăng trưởng kinh tế được phân tích ở trên, chúng ta thấyrằng nền kinh tế Việt Nam đang được phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đã được đề ra trong mục tiêu phát triển Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến việc hơn 50% lựclượng lao động lại dang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
2.2 Lạm phát
Lạm phát năm 2006 ở mức thấp và tăng nhẹ vào năm 2007 là 8,3% Tuy nhiên, năm
2008, lạm phát đạt mức kỷ lục là 23% Từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cùng một lúc chịu sựtác động từ các bất ổn trong nước và quốc tế Cụ thể, bắt đầu từ nửa đầu năm 2008 lạm pháttrong nước tăng đột biến, cộng với tình hình thiếu hụt thanh khoản trong hệ thống ngân hàngkhiến cho Chính phủ phải đặt nhiệm vụ chống lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu.Năm 2009, NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ với mục đích là kiềm chế lạm phát, do
đó lạm phát năm 2009 giảm, chỉ còn 6,9%
Đến năm 2010, khi tình hình lạm phát có xu hướng giảm đi thì nhằm đạt được mức tăng trưởngcao như mục tiêu đề ra là 6,5%, Chính phủ đã tiến hành nới lỏng CSTK và CSTT; chi NSNN đạt30,66% GDP; M2 tăng 33,3% (theo công bố của ADB) và tăng 25,3% (theo công bố củaNHNN), cao hơn mức chỉ tiêu đặt ra là 20%; tương tự, dư nợ tín dụng tăng 29,81%, cao hơn mức
Trang 15chỉ tiêu đặt ra là 25% Hệ quả của việc theo đuổi tăng trưởng cao thông qua sử dụng hai chínhsách mở rộng là lạm phát tăng cao trở lại vào cuối năm 2010 cho tới năm 2011.
Mặc dù đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao
và ổn định trong khu vực Châu Á, song nhìn nhận một cách khách quan thì Việt Nam vẫn phảiđối phó với một số mặt yếu kém căn bản và những tồn tại lớn:
Chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ vẫn ở mức cao, làm giảm khả năng cạnh tranhcủa nền kinh tế Nguyên nhân là do trình độ thiết bị, công nghệ kỹ thuật thấp, tỷtrọng nhập khẩu nguyên vật liệu còn khá cao, năng lực quản lý vốn và tài sản quốcgia chưa kiểm soát chặt chẽ đã gây nên thất thóat lam tăng chi phí sản xuất
Đầu tư kém hiệu quả do cơ cấu chưa phù hợp và chuyển dịch chậm, do yếu kémtrong quản lý đầu tư và xây dựng, có phân cấp quản lý vốn đầu tư chưa đi đôi vớikiểm tra, kiểm soát, chế tài v.v
Việt Nam còn yếu ở khâu chỉ đạo thực hiện với những cơ chế, chính sáchchậm đi vào cuộc sống và không đồng bộ, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được đòi hỏicủa tình hình hiện nay
Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã và đang có tốc độ rất cao, được đánhgiá là có những bước tiến ngoạn mục Tuy nhiên, lạm phát cao luôn là một mối đedọa tính ổn định và bền vững của phát triển kinh tế, nó cũng là một thách thức chocác cơ quan điều hành kinh tế vĩ mô trong việc hoạch định cách chính sách kinh tếsao cho vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiếp tục đẩy nhanh quá trình tự do hóa tàichính mà vẫn đảm bảo ổn định và tăng cường phúc lợi xã hội
2.3 Chính sách lãi suất
Trang 16Qua nhiều lần thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, Việt Nam đã từng bước gỡ bỏ dần cácràng buộc trong cơ chế điều hành lãi suất, hiện nay đã tiến tới tự do hóa lãi suất hoàn toàn.Điều này càng khẳng định chính sách tự do hóa và hội nhập tài chính quốc tế của ViệtNam Từ tháng 6/2001, thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận đối với ngoại tệ vàotháng 6/2002 đối với VND Trên cơ sở đó các NHTM xác định lãi suất cho vay dựa vàocung cầu vốn trên thị trường và độ tín nhiệm của khách hàng, lãi suất cơ bản do NHNNcông bố chỉ có tính chất tham chiếu cho các NHTM Điều này giúp cho các thành phần khácnhau của nền kinh tế tuỳ thuộc vào chi phí cho vay và rủi ro sẽ được tiếp xúc với các nguồntín dụng với các giá khác nhau phù hợp.
Trong năm 2007, với sự leo thang của giá cả đã gây ra áp lực lên lạm phát Thôngthường, khi lạm phát gia tăng thì lãi suất danh nghĩa hay lãi suất NH huy động tiền gửi phảităng theo mới bù trừ cho sự mất giá này
Năm 2008, tỷ lệ tăng trưởng tính dụng cao hơn 30%, quý I/2008 tăng trưởng tín dụng đạt63,2% Mức tăng trưởng tín dụng này là quá nóng đối với nền kinh tế Việt Nam NHNN đã thựchiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2009 để kiềm chế lạm phát, hạ thấp tỷ lệ tăng trưởngtín dụng Chính sách này liên quan đến cung tiền và lãi suất Tín dụng tăng trưởng chậm lại tronggiữa tháng 8 năm 2011 là 23,6%, cố gắng đạt mức tăng trưởng 20% trong năm (giảm từ 32,4%năm 2010)
Hầu hết các NHTM đều đáp ứng thời hạn chót ngày 30/06/2011 về quy định dư nợ tronglĩnh vực phí sản xuất (chẳng hạn như bất động sản và thị trường chứng khoán) là 22% tổng mứccho vay Các ngân hàng bây giờ phải tiếp tục giảm tỷ lệ này xuống còn 16% cuối năm 2011.Cung tiềm M2 tăng trưởng chậm lại và cố gắng đạt mức 15% kế hoạch trong năm 2011 (M2 tăng33,3% năm 2010)
NHNN tăng tỷ lệ tái cấp vốn từ 9% đến 14%, và lãi suất tái chiết khấu từ 7% đến 13% từtháng 2 đến tháng 5/2011, và giữ ổn định đến cuối tháng 8/2011 Lãi suất repo (chi phí lãi vaycủa NHTM từ NHNN ngắn hạn trên thị trường mở) từ 15% xuống còn 14% trong tháng 7/2011,điều này chỉ phục vụ cho cải thiện tính thanh khoản liên ngân hàng chứ không phải nới lỏngchính sách tiền tệ
Trang 17Năm 2012, lạm phát giảm mạnh so với dự kiến, từ 17,3% vào tháng 1/2012 xuống còn6,5% trong tháng 9/2012 Nguyên nhân là do sự sụt giảm giá lương thực giữa tháng 3 và tháng 8
2012 và tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ năm 2011 Thời tiết tốt hơn trong nông nghiệpcũng giúp giảm lạm phát, vì đã làm tương đối ổn định giá lương thực toàn cầu và tỷ giá hối đốiđồng Việt Nam ổn định Giá lương thực thấp một phần đã bù đắp cho sự tăng giá quản lý điện,nhiên liệu và tăng lệ phí giáo dục, y tế
Lãi suất giảm hơn lạm phát, đảm bảo mức lãi suất thực tế trên tiền đồng là dương NHNNđặt mục tiêu là mở rộng tín dụng từ 15%-17% và cung tiền M2 gia tăng từ 14-16% Tuy nhiên,năm 2012, tín dụng tăng cuối tháng 9/2012 ước tính chỉ 1,9% Lãi suất cho vay trung bình là13%-15% trong tháng 8/2012, vẫn còn cao trên thực tế đối với người vay Lãi suất thực của tiềngửi bằng đồng Việt Nam so với lạm phát là 6% Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách tiền tệ thìcòn hạn chế vì sự áp đặt lãi suất của NHNN và sự yếu kém về “sức khỏe” của NHTM làm cho họthận trọng hơn trong cho vay
Tóm lại, chúng ta thấy rõ sự thiếu nhạy bén của NHNN trong quản lý chính sách lãi suất,còn nhiều hạn chế và áp đặt, chưa thực sự mang lại hiệu quả cho nền kinh tế
2.4 Thu chi ngân sách Nhà nước và chính sách tài khóa
Thu, chi và bội chi ngân sách Nhà nước 2001-2011 (%/GDP)
Trang 18Nguồn: Bộ Tài chính, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
Thâm hụt ngân sách hàng năm được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu và tổng chitrong năm đó của Chính phủ Trong khi đó, nợ công được tính toán dựa trên giá trị cộng dồn củacác khoản thâm hụt ngân sách qua các năm
Nguồn thu từ NSNN không ổn định, hiện nay vẫn dựa chủ yếu vào nguồn thu từ dầu thô
vì phải phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế Tuy nhiên, hiện nay nguồn thu này đang giảmdần và có sự chuyển dịch nguồn thu từ NSNN Theo quyết toán NSNN của Bộ Tài chính, trungbình trong giai đoạn 2007-2011, tổng thu ngân sách nhà nước của Việt Nam khá ổn định và vàokhoảng 29,0% GDP Nếu chỉ tính thu từ thuế và phí thì con số này là 26,3% GDP Loại trừ tiếpthu từ dầu thô thì số thu còn khoảng 21,6% GDP Đáng chú ý là thu từ dầu thô đang có tỉ trọngngày càng giảm dần trong tổng thu ngân sách nhà nước, từ khoảng 6,9% GDP trong năm 2007xuống còn chưa đầy 3,1% GDP trong năm 2011 Điều này chứng tỏ tỉ trọng các khoản thu khácđang ngày càng gia tăng Mức thu từ thuế và phí, không kể thu từ dầu thô, của Việt Nam hiệnnay là rất cao so với các nước khác trong khu vực Cụ thể, trung bình trong 5 năm gần đây, tỉ lệthu từ thuế và phí/GDP của Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là xấp xỉ 15,5%,Philippines là 13,0%, Indonesia là 12,1% và của Ấn Độ chỉ là 7,8%
Hình: Các nguồn thu của Việt Nam (%GDP)
Trang 19Hình: Thu từ thuế và phí ở một số nước Châu Á
Với tổng mức thu thuế/GDP cao nhưng hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng và dịch vụ xãhội của Việt Nam lại kém xa so với thế giới Hệ thống hạ tầng giao thông chật hẹp và xuống cấp,các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải, chất lượng giáo dục xuống cấp, v.v… là những mối
lo lớn đối với sự phát triển trong dài hạn của nền kinh tế Chi tiêu công cao đã gây sức ép khiếntổng thu ở mức rất cao và không giảm trong những năm vừa qua Con đường giảm thâm hụtngân sách thông qua tăng thuế suất và cơ sở đánh thuế là rất hạn chế Việc tăng thu chỉ có thểđược thực hiện nhờ các biện pháp nâng cao tỉ lệ tuân thủ, chống thất thu và buôn lậu
Tóm lại, Sự phụ thuộc lớn vào nguồn thuế này khi lộ trình cắt giảm thuế được thực hiệntheo cam kết với WTO sẽ khiến cho mức độ thâm hụt ngân sách của Việt Nam có thể trở nêntrầm trọng hơn trong những năm tới
Về chi ngân sách, chi ngân sách kéo dài qua các năm và tỷ lệ chi ngân sách/GDP càng ngày càng cao So với các nước trong khu vực, số liệu so sánh quốc tế của ADB cho thấy Hồng
Kông, Đài Loan, Indonesia, Singapore và Ấn Độ là những nước có quy mô chi tiêu chính phủnhỏ nhất, chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 15-18% GDP Trong khi đó, quy mô chi tiêu ngân sách, gồmchi đầu tư và chi thường xuyên, của Việt Nam đang nằm ở phía trên rất xa ngưỡng tối ưu này,chiếm tới hơn 30% GDP trong những năm gần đây
Bảng: Quy mô chi tiêu chính phủ ở một số nước Châu Á
Trang 20tế, thì chi thường xuyên lại có xu hướng tăng ngược lại, từ mức 63,2% trong năm 2003 lên
71,7% trong năm 2010 và 75,4% trong năm 2011 Điều này phần nào cho thấy sự cồng kềnh
và chi tiêu tốn kém của bộ máy công quyền.
Đầu tư công lớn, dàn trải và kém hiệu quả Được coi là động lực chính để tăng trưởng
kinh tế nhưng hiệu quả của đầu tư lại thấp và thậm chí có xu hướng giảm Theo Báo cáo Cạnhtranh Việt Nam của Viện Cạnh tranh Châu Á, hệ số ICOR, đo lường số đơn vị vốn cần tăng thêm
để tạo thêm ra một đơn vị sản lượng, của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2008 và 2006-2008 lầnlượt là 4,8 và 5,4 Con số này cao hơn rất nhiều so với con số tương ứng của các nước côngnghiệp mới (NICs)
Trang 21Rủi ro từ khối doanh nghiệp nhà nước Được định hướng giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế, các DNNN đã nhận được nhiều sự ưu đãi của Chính phủ ở mọi góc độ từ tiếp cận tíndụng, đất đai, tiếp cận thị trường, bảo hộ độc quyền, v.v… đến các hậu thuẫn về mặt chính trịkhác Tuy nhiên, sự mở rộng nhanh chóng về quy mô lẫn sự tham gia tràn lan trong mọi ngànhnghề gần đây của các DNNN, kết hợp với việc thiếu một cơ chế giám sát chặt chẽ và minh bạch
đã khiến cho công tác quản lý các DNNN bị buông lỏng, hiệu quả kinh tế của các doanh nhiệpnày sa sút trầm trọng gây rủi ro lớn cho nền kinh tế Bên cạnh hiệu quả đầu tư thấp, thể hiện quachỉ số ICOR cao, DNNN còn thể hiện khả năng yếu kém trong quá trình tạo việc làm cho nềnkinh tế Cụ thể, mặc dù chiếm xấp xỉ 40% tổng đầu tư cả nước nhưng khu vực nhà nước chỉ tạo
ra khoảng 10% việc làm cho toàn xã hội Trong khi đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước với 35%tổng đầu đầu tư nhưng lại tạo ra tới 87% việc làm cho toàn nền kinh tế
Đặc biệt, trong số các DNNN thì các tập đoàn kinh tế nhà nước đã nhận được sự hậu thuẫn lớncủa Chính phủ với kì vọng đưa chúng trở thành những mũi nhọn của nền kinh tế trong đó Tậpđoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là một ví dụ điển hình Những dự án đầu tưphiêu lưu khiến nợ nần của Vinashin ngày càng lớn và nhanh chóng lâm vào tình trạng thua lỗ vàphá sản Tháng 12/2010 Vinashin chính thức mất khả năng thanh toán 60 triệu USD vốn gốc,một phần trong khoản nợ 600 triệu USD phát hành năm 2007, cho các chủ nợ quốc tế Chính phủViệt Nam đã bị Elliott Advisers LP, một trong các chủ nợ, gửi đơn kiện lên Toà thượng thẩmLondon đòi bồi thường cho những khoản nợ không được thanh toán Mặc dù gần đây ElliottAdvisers LP đã rút đơn kiện do một công ty trong nước đã đứng ra mua lại nợ cho Vinashin Chitiết của thương vụ này chưa được tiết lộ nhưng chắc hẳn cái giá của các điều khoản mà Chínhphủ phải thương lượng là không hề nhỏ
Những thách thức tài khóa và hậu quả của chúng được phân tích ở trên cho thấy đã đến lúcViệt Nam cần có một cuộc cải cách tài khóa triệt để và toàn diện nhằm đưa ngân sách dần trở vềtrạng thái cân bằng và duy trì sự ổn định lâu dài cho nền kinh tế
Mục tiêu của cải cách tài khóa liên quan đến các điều chỉnh chi tiêu công và điều chỉnh hệthống thuế nhằm hướng tới một ngân sách cân bằng và ổn định Để làm được điều này, trướctiên, việc hạch toán ngân sách phải được thực hiện một cách minh bạch theo chuẩn quốc tế Cáckhoản chi để ngoại bảng phải được tuyệt đối tránh Các thước đo thâm hụt ngân sách loại trừnhững khoản thu kém bền vững và thu từ bán tài sản cũng cần được tính toán thêm để có thểđánh giá được chính xác thực trạng tài khóa hiện tại Ngoài ra, các gánh nặng ngân sách phát
Trang 22sinh trong tương lai, ví dụ như chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, cũng cần được đưa vào các
dự báo về thâm hụt ngân sách nhằm có được bức tranh chính xác hơn về triển vọng tài khóatrong những năm tới
2.5 Cán cân tài khoản vãng lai
Thâm hụt thương mại (và thâm hụt tài khoản vãng lai) của Việt Nam trong thập kỉ vừa qua đãtrở thành một trong những mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng (xem Hình 1), đặt biệt là từ năm
2007 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO Trong riêng năm 2007 tốc độ tăngtrưởng nhập siêu của Việt Nam là 171.43%, đưa mức thâm hụt thương mại lên tới 10.4 tỷ đô la,tương đương 14.56% GDP27 Các năm sau đó, Việt Nam liên tục có mức thâm hụt thương mại
và tài khoản vãng lai ở mức rất cao, trên dưới 10% GDP
Năm 2009, với nền kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục, thâm hụt thương mại của Việt Namtrở nên đỡ căng thẳng đôi chút Tuy nhiên sang đến năm 2010, vấn đề nhập siêu lại trở nên rấtcăng thẳng Kinh tế trong nước dần phục hồi đã làm tăng mạnh nhu cầu hàng tư liệu sản xuất,trong khi cơ cấu sản xuất trong nước dẫn đến tăng mạnh nhập khẩu nguyên vật liệu Trong khi
đó, giá trị xuất khẩu của Việt Nam lại tăng không tương ứng điều này đã dẫn tới mức thâm hụtthương mại lên tới 10.6 tỷ USD, chiếm 10.15% GDP năm 2010 Con số này theo ước đoán củaQuỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là 9% GDP trong năm 2011