MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2 1.1. Khái niệm chung về phong cách lãnh đạo 2 1.1.1. Khái niệm lãnh đạo 2 1.1.2. Khái niệm phong cách lãnh đạo 2 1.2. Phong cách lãnh đạo 3 1.2.1. Phong cách lãnh đạo chuyên quyền 3 1.2.2. Phong cách lãnh đạo dân chủ 3 1.2.3. Phong cách lãnh đạo tự do 4 Chương 2. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA STEVE JODS TẠI APPLE 6 2.1. Sơ lược về tiểu sử của Stevel Jobs 6 2.2. Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh dạo độc đoán của Steve Jods 7 2.2.1. Tính cách 7 2.2.2. Môi trường 8 2.3. Thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple 8 2.3.1. Những biểu hiện độc đoán của steve jods 8 2.3.2. Luật im lặng, hệ quả từ phong cách điều hành độc đoán của Steve Jobs 10 Chương 3. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 11 3.1. Ưu điểm 11 3.1.1. Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs 11 3.1.2. Ưu điểm của luật im lặng 11 3.2. Nhược điểm 12 3.2.1. Nhược điểm trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs 12 3.3.2. Nhược điểm của luật im lặng 12 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 2
1.1 Khái niệm chung về phong cách lãnh đạo 2
1.1.1 Khái niệm lãnh đạo 2
1.1.2 Khái niệm phong cách lãnh đạo 2
1.2 Phong cách lãnh đạo 3
1.2.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền 3
1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 3
1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 4
Chương 2 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA STEVE JODS TẠI APPLE.6 2.1 Sơ lược về tiểu sử của Stevel Jobs 6
2.2 Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh dạo độc đoán của Steve Jods 7
2.2.1 Tính cách 7
2.2.2 Môi trường 8
2.3 Thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple 8 2.3.1 Những biểu hiện độc đoán của steve jods 8
2.3.2 Luật im lặng, hệ quả từ phong cách điều hành độc đoán của Steve Jobs 10
Chương 3 ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN 11
3.1 Ưu điểm 11
3.1.1 Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs 11
3.1.2 Ưu điểm của luật im lặng 11
3.2 Nhược điểm 12
3.2.1 Nhược điểm trong phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs 12
3.3.2 Nhược điểm của luật im lặng 12
KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập hiện nay, thành công của một doanh nghiệp hay một tổ chức đều có bóng dáng của nhà lãnh đạo, và sẽ rất tuyệt vời nếu như người lãnh đạo không chỉ có tiềm lực mà thực sự còn có tầm ảnh hưởng Người lãnh đạo không chỉ dựa vào tiềm lực tài chính mà còn dựa vào tư duy của mình sẽ giúp cho lãnh đạo chọn ra cách thức hiệu quả để dẫn dắt nhân viên
Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những nhân tố, tố chất lãnh đạo vốn có mà họ còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào những máy móc, công nghệ mà nó còn phụ thuộc vào phẩm chất kỹ năng, phải có sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn và sự quyết đoán, dũng cảm và kiên trì để có thể phát triển doanh nghiệp
Mỗi người sẽ lựa cho mình một phong cách lãnh đạo và quản lý riêng dựa trên kết hợp các yếu tố bao gồm niềm tin, giá trị và những tiêu chuẩn cá nhân liên quan Phong cách lãnh đạo của người đứng đầu công ty có ảnh hưởng rất lớn đến thành công cũng như thất bại của mỗi công ty Những người lãnh đạo giỏi sẽ giúp cho công ty tổ chức của mình vượt qua khó khăn, thử thách và gặt hái được những thành công
Trong quá trình làm bài tuy tôi đã cố gắng hết sức nhưng không tránh khỏi được những sai sót Vậy rất mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài tiểu luận của tôi được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
1
Trang 3Chương 1
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.1 Khái niệm chung về phong cách lãnh đạo
1.1.1 Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là tác động bằng nghệ thuật và khoa học để gây ảnh hưởng tích cực tới con người để phát huy và phối hợp tiềm năng và năng lực của họ nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức Lãnh đạo là khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằng cách quan tâm cả hai
Theo như James Gbson: Lãnh đạo là một phần công việc của quản trị nhưng không phải toàn bộ công việc quản trị Lãnh đạo là năng lực thuyết phục người khác hăng hái phấn đấu cho những mục tiêu đã xác định
Grorge Tery: Lãnh đạo là hoạt động gây ảnh hưởng đến con người để họ phấn đấu tự nguyện cho các mục tiêu của tổ chức
R.Tannenbaum, R.Weschler và F.Massarik : Lãnh đạo là ảnh hưởng liên nhân cách được thực hiện trong tình huống và được định hướng thông qua quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích chung hoặc những mục đích chuyên biệt
H.Koontz và các tác giả: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung cho
tổ chức
P.Hersey và Ken Blanc Hard: Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định
Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức Lãnh đạo chính thức là người lãnh đạo có thực quyền Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnh đạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn và chức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định Người lãnh đạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú với phong cách lôi cuốn người khác Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến, nhưng lời nói của họ
có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện Những người lãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gương mẫu
về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội
1.1.2 Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện các nỗ
Trang 4lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo gồm hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng
và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo Mỗi nhà quản trị đều có một phong cách lãnh đạo riêng, không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất cho mọi tình huống quản trị, điều quan trọng là nhà quản trị biết cách vận dụng phong cách lãnh đạo tuỳ thuộc vào mỗi tình huống cụ thể
1.2 Phong cách lãnh đạo
Nếu dựa trên việc sử dụng quyền lực thì có các phong cách lãnh đạo cơ bản của nhà quản trị sau :
1.2.1 Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Đây là phong cách lãnh đạo được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào một mình người lãnh đạo, họ quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp
ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể Lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh, quyết đoán, ít có lòng tin ở cấp dưới Họ thúc đẩy nhân viên làm việc bằng cách đe doạ, trừng phạt là chủ yếu
Uư điểm
Phong cách lãnh đạo này là người lãnh đạo giải quyết công việc nhanh chóng, triệt để và thống nhất, nắm bắt được thời cơ, cơ hội kinh doanh Ngoài
ra, phong cách lãnh đạo này còn đảm bảo được quyền lực của nhà lãnh đạo
Nhược điểm
Phong cách lãnh đạo này không phát huy được tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới, dễ tạo ra sự căng thẳng, áp lực đối với nhân viên và có thể dẫn tới
sự chống đối của cấp dưới Đồng thời, nhân viên thường rất ít khi thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt người lãnh đạo, không khí trong
tổ chức ít thân thiện
1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
khái niệm
Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách được đặc trưng bằng việc người lãnh đạo phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định Người lãnh đạo sử dụng phong cách này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý Theo phong cách lãnh đạo này, người lãnh đạo sẽ không hành động khi không có sự đồng thuận
Trang 5của cấp dưới hoặc người lãnh đạo tự quyết định hành động nhưng có tham khảo
ý kiến của cấp dưới của mình
Uư điểm
Phong cách lãnh đạo dân chủ này làm cho nhân viên thích lãnh đạo hơn, không khí trong tổ chức thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ rõ ràng Mỗi thành viên trong tổ chức đều thấy cần phải gắn bó với nhau để cùng làm việc nhằm đem lại kết quả chung, hiệu quả công việc cao, kể cả khi không
có mặt của người lãnh đạo Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp người lãnh đạo phát huy được năng lực tập trung và trí tuệ của tập thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định của người lãnh đạo được cấp dưới tin tưởng và làm theo
Nhược điểm
Phong cách này làm cho người lãnh đạo có thể tốn khá nhiều thời gian để
ra được một quyết định, và đôi khi cũng khó đi đến thống nhất ý kiến trong một
số vấn đề cụ thể nếu không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán
1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do
khái niệm
Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà theo đó người lãnh đạo rất ít
sử dụng quyền lực để tác động đến người dưới quyền, thậm chí không có những tác động đến họ Phong cách lãnh đạo tự do có đặc điểm là nhà lãnh đạo cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra đó Họ xem vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một đầu mối liên hệ với môi trường bên ngoài Người lãnh đạo phân tán quyền ra quyết định cho cấp dưới và dành cho cấp dưới mức độ tự do cao
Uư điểm
Phong cách lãnh đạo tự do là tạo ra môi trường làm việc “mở” trong nhóm, trong tổ chức Mỗi thành viên đều có khuynh hướng trở thành chủ thể cung cấp những ý tưởng, ý kiến để giải quyết những vấn đề quan trọng do thực tiễn đặt ra
Nhược điểm
Phong cách này dễ tạo ra tâm lý buồn chán cho người lãnh đạo, dẫn tới tùy tiện, lơ là công việc Ngoài ra, trong phong cách này nhân viên ít tin phục lãnh đạo, người lãnh đạo có thể vắng mặt thường xuyên
Trên đây là ba phong cách lãnh đạo cơ bản của nhà quản trị, qua đó chúng
Trang 6ta có thể thấy được rằng không có một phong cách lãnh đạo nào là phong cách
sử dụng tối ưu, việc sử dụng phong cách nào đó phụ thuộc vào những điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể Vì vậy, các nhà quản trị cần kết hợp được cả ba phong cách lãnh đạo để nhằm phát huy được ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm
để thành một nhà quản trị giỏi
Trang 7Chương 2 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA STEVE JODS TẠI APPLE
2.1 Sơ lược về tiểu sử của Stevel Jobs
Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955 và được nhận nuôi bởi ông bà Paul và Clara Jobs ở California Khi đang học cấp ba, Jobs làm việc thêm tại nhà máy của HP và kết bạn với một sinh viên tên là Steve Wozniak Ông bỏ đại học ngay sau học kỳ đầu tiên và đi làm cho công ty sản xuất trò chơi điện tử Năm 1976, ông và Steve Wozniak thành lập ra công ty máy tính Apple Để làm được điều
đó, cả hai đều phải bán đi những thứ quý giá nhất như xe Volkswagen, bảng tính
Với máy tính Apple I bán ra vào tháng 7/1976, công ty nhỏ bé này đã thu được lợi nhuận 774.00 USD Sau đó 3 năm, sự xuất hiện của model Apple II đã biến Steve Jobs và Steve Wozniak trở thành những nhà triệu phú khi lợi nhuận thu được lên đến 139 triệu USD Tuy nhiên, vào khoảng năm 1984, IBM bất ngờ qua mặt Apple để trở thành công ty sản xuất máy tính lớn nhất Cùng thời điểm
đó, "Quả táo" tung ra Macintosh, máy tính cá nhân đầu tiên được thương mại hóa thành công với đặc điểm điều khiển bằng chuột và giao diện đồ họa
Vào năm 1985, nhiều nhân viên trong Apple cho rằng Jobs là kẻ khắc nghiệt, dẫn đến bất đồng quyền lực nội bộ Cuối cùng, ông đã bị hất ra khỏi chức CEO Sau khi từ chức, Jobs bắt đầu phát triển phần cứng và phần mềm mới mang tên NeXT đồng thời mua lại công ty hoạt hình giá 10 triệu USD (về sau là Pixar) Cách đây 5 năm, Pixar đã sáp nhập với Walt Disney và Jobs trở thành cổ đông lớn nhất
Năm 1991, Jobs cưới Laurene Powell và họ có 3 con 6 năm sau, Apple mua lại NeXT với giá 439 triệu USD và mời Jobs quay trở lại làm CEO Khi Steve Jobs trở về, Apple thực sự hồi sinh với máy nghe nhạc di động iPod (ra mắt đầu tiên năm 2001), về sau vượt qua cả Walkman của Sony Tuy nhiên, vào năm 2003, Jobs được chẩn đoán bị ung thư tuyến tụy, ông từ chối phẫu thuật và tìm đến những cách chữa bệnh khác, trong đó có ăn kiêng đặc biệt Cuối cùng ông cũng đồng ý phẫu thuật vào năm 2004 và thành công Từ đó, ông luôn giữ kín tình trạng bệnh tật của mình
Điện thoại iPhone, laptop siêu mỏng MacBook Air và máy tính bảng iPad lần lượt ra đời đã giúp Apple trở thành công ty công nghệ hàng đầu, sánh ngang với Microsoft, IBM, Intel Các sản phẩm này không đơn thuần chỉ là có thiết kế đẹp và ăn khách mà còn làm thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc và di động
Giữa năm 2011, Jobs từ chức CEO và giao lại cho Tim Cook Hôm
Trang 85/10/2011, Apple công bố Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56 Đám tang của ông được cho là được diễn ra bí mật
2.2 Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh dạo độc đoán của Steve Jods
2.2.1 Tính cách
Tự tin, có tính tự lập, tự chủ cao
Ngay trong tuần đầu tiên chào đời, số phận của Jobs dường như đã được định sẵn Bố mẹ Steve là sinh viên nên đã đưa cậu bé mới sinh vào trại mồ côi May mắn là gia đình Pol và Carla Jobs đã nhận cậu làm con nuôi
Khi đi học không được ở kí túc xá, ông phải ngủ ở sàn nhà phòng các bạn,
trả vỏ lon coca để lấy 5 cent mua thức ăn Khi mà tự ông trải qua những ngày
tháng cơ cực đó và tự mình vấp váp, tự mình va chạm trong cuộc sống, trong công việc đã giúp cho bản thân ông học hỏi được nhiều điều và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân hơn Bên cạnh đó, "độc đoán" còn là tư duy lãnh đạo được hình thành từ rất sớm và nó là một bản năng vốn có của con người, khi mà ai cũng thường tự cho mình là đúng và mong muốn người khác
thực hiện theo những chỉ thị mà mình đưa ra Jobs cho rằng ông thực sự thích
cuộc sống đó bởi “chính những gì đã xem, nghe, thấy, khám phá bằng trí tò mò
và tri giác của tuổi trẻ, lúc đó đã biến thành những kinh nghiệm quý báu cho tôi sau này”
Cầu toàn, bướng bỉnh, lối nghĩ khác người
Steve Jobs là người cầu toàn, luôn muốn mọi việc mình làm đạt kết quả hoàn hảo nhất Chính vì vậy mà ông luôn nghiêm khắc với bản thân, với nhân viên và với chính những việc mình đang làm Theo như phong cách lãnh đạo của ông thì thường ông là người có cái tôi lớn và tự tin vào bản thân vô cùng lớn, muốn tự mình sắp xếp mọi việc và không thích trao quyền cho một ai khác, ông
sẽ là người nắm mọi quyền hành, đưa ra mọi quyết định và áp đặt lên những nhân viên dưới quyền Từ những việc đưa ra quyết định và áp đặt vào những nhân viên dưới quyền của mình được biểu hiện khi mà ông can thiệp qua sâu
vào công việc của họ và tự quyết gần như mọi vấn đề lớn nhỏ của công ty
Khi nhân viên đưa ra đóng góp, nếu không đúng với suy nghĩ của ông thì những ý kiến này gần như sẽ bị bác bỏ hoàn toàn Trong những cuộc họp, họ sẽ chỉ thị và nhân viên chỉ làm theo mà ít khi có thể thắc mắc hay góp ý, cấp dưới chỉ có một công việc duy nhất đó là làm theo mọi yêu cầu mà không có cơ hội đưa ra bất kỳ ý kiến cá nhân nào
Có khả năng lôi cuốn người khác
Steve Jobs có khả năng thuyết phục và lôi cuốn người khác, ông có thể
Trang 9giải quyết một vấn đề nào đó một cách nhanh gọn và chính xác Đối với phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền của ông đã tạo nên tính quyết đoán cao và dứt khoát khi đưa ra các quyết định, họ có khả năng chớp thời cơ nhanh, nắm bắt các cơ hội kinh doanh một cách chính xác nhất Chính những khả năng này
đã tạo cho ông thói quen được người khác nghe theo, phục tùng, từ đó đã hình thành nên phong cách độc đoán của ông
2.2.2 Môi trường
Năm 1997, khi Steve Jobs quay lại Apple, công ty đang trong thời kỳ tuột dốc Nhân viên không có tính tự chủ, thiếu kỷ luật, thiếu nghị lực và thiếu sáng tạo, thậm chí còn chống đối Chính vì vậy, Steve Jobs cần áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán, cần tập trung mọi quyền lực, tất cả đều thuộc về tay ông, ông đưa các ý kiến, sáng kiến, quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp mọi sáng kiến của các thành viên trong tập thể
Việc ông “bị đá ra khỏi công ty” do chính mình thành lập và tâm huyết với nó đã khiến ông trở nên độc đoán sau khi quay trở lại công ty, nhằm mục đích khiến nhân viên khiếp sợ và phục tùng mình, ông thúc đẩy nhân viên làm việc bằng cách đe dọa, trừng phạt là chủ yếu Với phong cách lãnh đạo chuyên quyền thì người lãnh đạo là người thích ra lệnh, ít tin tưởng mà hầu như là không tin tưởng cấp dưới của mình nên họ sẽ tự tay kiểm soát mọi khâu trong quá trình sản xuất kể cả khâu nhỏ nhất Jods giữ chức vụ cao nhất ở Apple nên ông có quyền hạn và vị trí cao nhất công ty, do đó ông dễ lạm dụng quyền lực của mình nên ông có thế sa thải bất cứ nhân viên nào của mình trong lúc ông nóng giận, kể cả các nhà quản trị cấp cao cho tới một nhân viên nhỏ lẻ
Môi trường cạnh tranh khốc liệt và tính chất của ngành công nghệ thông tin đòi hỏi Apple phải có những chiến lược kinh doanh tạo ra bước đột phá mang tính sáng tạo và bảo mật tuyệt đối Các sản phẩm được tạo ra luôn đạt đẳng cấp cao, hoàn hảo và vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng Như ông
đã từng nói “dân chủ không tạo ra những sản phẩm tuyệt vời, để làm được điều này thì các anh cần có một nhà độc tài thông thái”
2.3 Thực trạng về phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs tại Apple
2.3.1 Những biểu hiện độc đoán của steve jods
Những biểu hiện độc đoán của Steve Jods
Ông thường sử dụng quyền lực của mình để tác động tới cấp dưới, luôn đòi hỏi cấp dưới của mình phải phục sự mình một cách tuyệt đối, thường áp đặt những suy nghĩ khác thường của mình lên người khác, thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm uy tín về chức vụ của mình để tự ra các quyết định rồi buộc các cấp
Trang 10dưới phải nghe theo Ông hay đưa ra những quyết định độc đoán trong chớp mắt, khiến không ít lần mọi người phải ngạc nhiên và sững sờ Jods luôn có thái
độ rất khắt khe, kiểm tra chặt chẽ nghiêm khắc đối với mọi hoạt động của nhân viên mình, ông luôn đòi hỏi sự hoàn hảo đến từng chi tiết và không chấp nhận sai sót nào dù chỉ là nhỏ nhất
Ông luôn có thái độ ứng xử lạnh nhạt, quan cách hay can thiệt vào công việc của người khác, ít quan tâm tới suy nghĩ của người khác mà chỉ quan tâm tới hiệu quả công việc sẽ đạt được Jods còn nổi tiếng với tính lạm quyền cá nhân, ông có thể sa thải bất cứ nhân viên nào trong cơn nổi giận
Sự ra đời của chiếc máy imac năm 1997 chính là những minh chứng cho
sự độc đoán của ông Tuy nhiên không phải lúc nào jods cũng đúng, việc ra quyết định mang tính độc đoán không bàn bạc với ai của ông có thể gây ra nhiều tình trạng bất ổn trong tổ chức giữa các nhân viên với lãnh đạo, nó có thể tạo ra các sơ hở trong tổ chức và dễ phát sinh bè phái có thể gây ảnh hưởng đến công việc chung Và với phong cách lãnh đạo này nó có thể triệt tiêu tính sáng tạo của nhân viên cấp dưới, chính phong cách lãnh đạo này là nhân tố kìm hãm, thậm chí là dập tắt tính năng động và sáng tạo của nhân viên, từ đó mà kết quả của tổ chức đạt được cũng không có sự đa dạng, sự sáng tạo nên kết quả đạt được không mỹ mãn
Chính phong cách lãnh đạo này của ông gây tâm lý lo sợ cho cấp dưới, họ chỉ sợ chứ không phục, luôn có cảm giác mình sẽ bị xa thải bất cứ lúc nào, nó có thể làm cho tâm lý của nhân viên luôn hoang mang lúc nào cũng có suy nghĩ trong đầu là “ko biết mình làm như vậy đã tốt hay chưa, có sai sót ở điểm nào không?” Và cuối cùng là mang tới sự chống đối của cấp dưới
Một minh chứng cụ thể cho thấy không phải mọi quyết định độc đoán của ông đều mang tới thành quả tốt Ví dụ vào năm 1985, trong khi các hãng máy tính sản xuất phần cứng khác ứng dụng phần mềm điều hành của microsoft, thì ông lại tự nghiên cứu sản xuất hệ điều hành riêng cho máy tính của mình Tuy nhiên khi sản xuất ra thì phần mềm đã bị lỗi thời
Trước khi Jods tiếp quản công ty mọi người thường tiết lộ bí mật thông tin họ cho rằng đó là cách tốt nhất để họ có thể tiếp thị cho công ty Tuy nhiên Jods đi ngược lại hoàn toàn với quan niệm đó và khăng khăng cách làm việc của mình Đầu tiên các nhân viên đã rất nổi giận và bất bình Đây là tiền đề để Steve Jods xây dựng nên luật im lặng văn hóa công ty nổi tiếng của Apple
Cách thức điều hành của steve Jods trong công việc
Ông luôn có sự tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất Ông như một người huấn luyện viên tốt với đầy đủ năng lực và trình độ để huấn luyện