CÁC NHÂN TỐ KHÁC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI (Trang 50)

Công tác QLNN về đất đai chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai. Một hệ thống pháp luật với những quy định cần thiết, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế cuộc sống sẽ làm cho QLNN nói chung và QLNN về đất đai nói riêng có thể triển khai thực hiện một cách thuận lợi, đem lại hiệu lực, hiệu quả cao, ít gặp sự chống đối trong khi áp dụng vào thực tiễn.

Hệ thống pháp luật về đất đai bao gồm chế độ sở hữu nêu trong Hiến pháp và những quy định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ của nhà nước trong quản lý đất đai do Luật Đất đai và các luật liên quan quy định. Nếu các quy định này không thống nhất với nhau sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan nhà nước trong triển khai những nghiệp vụ quản lý cụ thể, thậm chí gây mâu thuẫn giữa cơ quan quản lý đất đai và người sử dụng đất.

Trên cơ sở Luật Đất đai, Chính phủ ban hành rất nhiều Nghị định, thông tư, các văn bản hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương thực thi các nhiệm vụ trong quản lý đất đai. Cấp tỉnh cũng có nhiều quy định, văn bản hướng dẫn mà cấp huyện phải tuân thủ. Chính vì vậy, một hệ thống các quy định phân cấp từ Trung ương đến tỉnh được quy định đồng bộ, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế cuộc sống sẽ làm cho hoạt động quản lý đất đai của cấp huyện diễn ra thuận lợi, nâng cao hiệu quả quản lý. Đặc biệt là chính sách của cấp tỉnh, nếu phù hợp với đặc điểm và các điều kiện của huyện, đồng thời quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho cấp huyện dễ dàng áp dụng. Mức độ phân cấp của tỉnh cho huyện cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng QLNN về đất đai của chính quyền cấp huyện.

1.3. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đất đai ở một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho thị xã Nghĩa Lộ

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương trong nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng thuộc tỉnh Cao Bằng nằm ở 22o39’ – 22o42’ vĩ độ Bắc, 106o11’ – 106o18’ kinh độ Đông; Dân số toàn Thành phố là 84.421 người bao gồm ba dân tộc chính là người Tày chiếm 47,53%, người Kinh chiếm 31,78%, người Nùng chiếm 19,97%.

Thực hiện chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng chính phủ và Kế hoạch số 1020/KH-UBND ngày 22/4/2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về tổ chức triển khai Luật đất đai năm 2013, UBND Thành phố Cao bằng đã xây dựng kế hoạch tuyên truyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Việc lập điều chỉnh, quản lý và thực hiện quy hoạch, KHSDĐ được Thành phố thực hiện khá tốt.

Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được triển khai theo đúng quy định của Luật đất đai năm 2013. Trong những năm qua UBND Thành phố Cao Bằng đã giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 139 lô đất; Giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất cho 19 lô; Giao đất tái định cư cho 63 hộ; Chuyển mục đích sử dụng đất cho 180 trường hợp; từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, phòng chuyên môn của Thành phố đã tham mưu cho UBND thành phố triển khai thu hồi 4 dự án, với tổng diện tích thu hồi hơn 2,8ha . Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất được chính quyền Thành phố thực hiện nghiêm túc theo đúng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: Đến nay, đã hoàn thành nhập liệu 11/11 xã, phường. Công tác cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân theo nhu cầu trong giai đoạn đã ký được 2.810 Giấy chứng nhận cho 2.254 hộ gia đình, cá nhân . Công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liện với đất được thực hiện theo quy định của Luật hiện hành, ít sai sót, chưa có trường hợp nào thực hiện trái luật.

Hàng năm Thành phố thực hiện thống kê đất đai và báo cáo UBND tỉnh theo đúng quy định. Thực hiện xây dựng, điều chỉnh, QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ kỳ cuối (2016 - 2020), đảm bảo phù hợp chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho tỉnh Cao Bằng theo KHSDĐ hàng năm. Việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là chuyển từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích đất phi nông nghiệp được kiểm soát chặt chẽ. Thực hiện bồi thường, tái định cư trên địa bàn thành phố được tiến hành công khai, minh bạch…

Tuy nhiên, việc xây dựng QHSDĐ còn nhiều lúng túng, chưa gắn kết đồng bộ các quy hoạch khác với QHSDĐ. Tiến độ thu hồi đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013 còn chậm, tỷ lệ cấp GCNQSDĐ còn thấp, việc phối hợp giữa cơ quan, ban, ngành chưa thực sự hiệu quả, công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai và giải quyết khiếu nại tố cáo chưa được dứt điểm vẫn còn một số trường hợp còn kéo dài, chưa dứt điểm. Việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở một số dự án phát triển quỹ đất còn có sai sót làm phát sinh khiếu kiện, khiếu nại trong nhân dân.

Thành phố Cao Bằng đã có kế hoạch hoàn thiện QLNN về đất đai trên các phương diện: tăng cường hơn nữa hoạt động tuyên truyền về Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật tới tất cả người dân nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong lĩnh vực đất đai; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra quản lý việc sử dụng đất; tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai; tạo điều kiện để thực hiện quản lý đất đai công khai, minh bạch và thuận lợi đối với người dân, nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

Thị xã Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, trên trục hành lang kinh tế Hải phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh. Diện tích tự nhiên của Thị xã là 64,6 km2, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 3.404,2ha, chiếm 52,7%; đất lâm nghiệp: 700,25ha chiếm 10,84%; đất nuôi trồng thuỷ sản: 128,45% chiếm 1,99%;

đất đô thị và đất khác: 2.008,18ha chiếm 31,08%. Tổng dân số có mặt tại thị xã khoảng 91.650 người.

Trong những năm qua thị xã Phú Thọ đã tăng cường QLNN về đất đai. Thị xã đã xây dựng QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định; đã tổ chức xây dựng quy hoạch chi tiết các khu vực đấu giá quyền sử dụng đất; lập hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thu hồi và giao đất cho các dự án trên địa bàn như: dự án hạ tầng khu công nghiệp Phú Hà; dự án vùng nuôi trồng thủy sản bền vững; dự án mở rộng Trung tâm đào tạo lái xe Hùng Vương; dự án đường nối nút giao IC9 đến đường Hùng Vương.

Thị xã cũng chỉ đạo các xã, phường tiếp tục xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn thị xã đã dồn đổi được 12,13 ha; tích tụ được 15,35 ha; tập trung được 93,1 ha.

Thị xã Phú Thọ thu hút được khá nhiều dự án đầu tư, trong đó có nhiều công trình lớn, trọng điểm của quốc gia, của tỉnh được triển khai trên địa bàn như: cầu Ngọc Tháp, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường điện 500 KV Hiệp Hoà - Sơn La, đường điện 220 KV; cải tạo nâng cấp quốc lộ II, trại V26, đường 35m nối trung tâm thị xã với quốc lộ II, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng lên tới trên 3000 tỷ đồng.

Có thể nói thị xã Phú Thọ là một trong những đơn vị trong tỉnh có nhiều công trình trọng điểm của quốc gia đi qua, liên quan đến đất đai và cây cối, tài sản trên đất của trên 2000 hộ dân (chiếm 15% số hộ trên địa bàn). Thị xã Phú Thọ đã vận động và đền bù thiệt hại đất đai, tài sản, hoa màu... cho gần 2000 hộ dân với diện tích đất đã bàn giao 126 ha cho 20 dự án của Trung ương, của tỉnh và thị xã đầu tư trên địa bàn. Tổng số kinh phí đã bồi thường, hỗ trợ là: 180 tỷ đồng, diện tích đất tái định cư đã cấp trên 20ha. Các dự án đang được đẩy nhanh tiến độ thi công như: Cầu Ngọc Tháp; đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; đường Hồ Chí Minh; đường điện 500kv Sơn La - Hiệp Hòa đã xong mặt bằng. Trên địa bàn cũng đang triển khai 21 công trình dự án khác, trong đó có các dự án trọng điểm của thị xã

như: Dự án đường trục chính nối trung tâm thị xã với quốc lộ 2 và hạ tầng kỹ thuật khu dân cư ven đường đã xong mặt bằng.

Hàng năm, UBND thị xã đều tổng hợp danh mục các dự án phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua. Đến nay đã có 05 Nghị quyết về nội dung này. Từ năm 2017 đến 2019, UBND tỉnh Phú Thọ đã phê duyệt KHSDĐ của thị xã Phú Thọ (duyệt trước ngày 31 tháng 12) làm cơ sở cho việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất đúng quy định.

Thị xã đã thực hiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 78,98 ha (Giao đất 46,86 ha; cho thuê đất 32,12 ha).

Đến nay, trên địa bàn thị xã Phú Thọ đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ lần đầu cho các loại đất và đạt 93,1% so với tổng diện tích cần cấp GCNQSDĐ; đã tổ chức triển khai theo quy trình việc đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính được gần 50% số xã trên địa bàn thị xã.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục như: việc triển khai lập, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất chậm; dự báo nhu cầu sử dụng đất của một số ngành, lĩnh vực không bám sát nguồn lực đầu tư, chưa phù hợp với thực tế của địa phương; công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chưa kịp thời; công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một số dự án, một số nơi khó thực hiện, chậm tiến độ. Công tác đo đạc - cấp GCNQSDĐ gặp nhiều khó khăn, kinh phí được giao hàng năm có hạn, ngân sách hỗ trợ từ Trung ương chưa đảm bảo theo tiến độ thực hiện.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhằm góp phần đẩy nhanh lộ trình xây dựng thị xã trở thành thành phố, UBND thị xã đã chỉ đạo các ngành chức năng của thị xã tăng cường làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về chấp hành pháp luật về đất đai. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về đất đai, khuyến khích người dân đăng ký, lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Nghĩa Lộ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai

Từ những thành công và hạn chế trong quản lý về đất đai của thành phố Cao Bằng và thị xã Phú Thọ có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho thị xã Nghĩa Lộ như sau:

Một là, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai một cách sâu rộng để chính quyền và nhân dân thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành; qua đó nhằm năng cao nhận thức cho cán bộ và người dân trong công tác quản lý, sử dụng đất đai theo quy định của luật. Cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý để có những quyết định phù hợp, đúng quy định của nhà nước.

Hai là,’QHSDĐ cần được xây dựng chất lượng hơn và cần được thực hiện nghiêm túc; quy hoạch phải có tầm nhìn dài hạn và kết hợp hài hòa với quy hoạch ngành khác, trên cơ sở tuân thủ quy hoạch chung phát triển KT-XH của huyện và theo phê duyệt, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Ba là, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh việc quản lý theo phương pháp phổ biến như: tuyên truyền, thuyết phục và hành chính, cần tăng cường áp dụng biện pháp kinh tế, tài chính trong quản lý đất đai nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện theo đúng Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp dân nơi có đất bị thu hồi để tuyên truyền, vận động với mong muốn tất cả người dân hiểu đúng, đủ chính sách pháp luật về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư giúp người dân nhận thức rõ lợi ích của các dự án mang lại đối với đời sống xã hội và việc phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương cả trước mắt cũng như lâu dài, bảo đảm phương án GPMB thực hiện đúng các quy trình, chính sách và pháp luật của Nhà nước, công khai dân chủ đến người dân.

Năm là, nâng cao việc quản lý tài chính về đất đai từ các nguồn thu ngân sách về đất như tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế, phí, lệ phí từ đất tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội theo hướng thúc đẩy việc vận dụng các quan hệ kinh tế với các quan hệ hành chính trong hoạt động quản lý; xã hội hóa cung cấp dịch vụ công; tăng cường sử dụng công cụ tài chính như xây dựng khung giá đất, xác định giá đất cụ thể đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư nhằm nâng cao nguồn thu ngân sách, bảo đảm công bằng trong thụ hưởng các lợi ích từ đất đai.

Sáu là, đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ phải trên cơ sở khoa học, cụ thể, chi tiết, chính xác; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại; việc quản lý hiện trạng, cập nhật biến động đất đai và quản lý hồ sơ đất đai phải được thực hiện đồng bộ với việc công khai thông tin, dữ liệu về đất đai. ’

Bảy là, thực hiện đề án “Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020” tại Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, kiến nghị xử lý các trường hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, điện lực... theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, rà soát, đánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN THỊ XÃ NGHĨA LỘ, TỈNH YÊN BÁI (Trang 50)