NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỒNG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) TỈNH BẾN TRE Nuôi trồng thủy sản LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH LÊ ĐỨC LIÊM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỒNG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. TS. VŨ CẨM LƯƠNG 2. TS. NGUYỄN THANH TÙNG Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010 i TRANG CHUẨN Y NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỒNG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) TỈNH BẾN TRE LÊ ĐỨC LIÊM Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: PGS.TS. LÊ THANH HÙNG Đại học Nông Lâm TP.HCM 2. Thư ký: TS. NGUYỄN MINH ĐỨC Đại học Nông Lâm TP.HCM 3. Phản biện 1: TS. NGUYỄN VĂN TRAI Đại học Nông Lâm TP.HCM 4. Phản biện 2: PGS.TS. BÙI LAI Phân Viện KTTV MT Nam Bộ 5. Ủy viên: TS. NGUYỄN THANH TÙNG Phân Viện Quy hoạch Thủy sản Phía Nam ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG i i LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Lê Đức Liêm, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1973, tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Con Ông Lê Đức Xuân và Bà Lê Thị Hỷ. Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Lê Trung Kiên, tỉnh Phú Phú Yên, năm 1991. Tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi trồng Thủy sản, hệ chính quy, tại Đại học Thủy Sản Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, năm 1999. Quá trình công tác: Từ 1999 – 2002: Công tác tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 – TP.HCM. Từ 2002 – 2006: Công tác tại Công ty Asia Hawaii Phú Yên. Từ 2006 – đến nay: Công tác tại Phân Viện Quy hoạch Thủy sản Phía Nam, Chức vụ: Phó phụ trách Phòng Quy Hoạch. Tháng 9 năm 2008 theo học Cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, tại Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh. Tình trạng gia đình: Vợ: Nguyễn Thị Thu Thảo, năm kết hôn 2001. Con: Lê Đức Doãn Lệnh, sinh năm 2003. Địa chỉ liên lạc: 5410C Lâm Văn Bền – P. Tân Kiểng – Q.7 – TP.HCM Điện thoại: 0984 027779 Email: liemthaolenhyahoo.com ii i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ và phát triển nguồn lợi Nghêu (Meretrix lyrata), Sò huyết (Andara granosa) ở vùng cửa sông, ven biển Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh” được quyền sử dụng kết quả nghiên cứu của luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2010 Tác giả Lê Đức Liêm iv LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ và thực hiện đề tài trong thời gian qua. Tôi thành thật xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS.Vũ Cẩm Lương và TS. Nguyễn Thanh Tùng đã nhiệt tình động viên và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cám ơn Bộ Khoa học và Công nghệ và TS. Nguyễn Thanh Tùng chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước đã tạo điều kiện tốt cho tôi cùng tham gia nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, tận tâm truyền đạt những kiến thức chuyên môn cho tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên hội đồng đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để luận văn tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn. Cảm ơn tất cả các bạn lớp Cao học Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 2008 đã đoàn kết, gắn bó cùng tôi vượt qua chặng đường dài học tập ở bậc Cao học. Có được sự thành công hôm nay, chính là nhờ vào sự động viên, giúp đỡ tận tình của gia đình tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi luôn khắc ghi và xin cám ơn với tất cả người thân. TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2010 Tác giả v TÓM TẮT Đề tài: “Nâng cao hiệu quả đồng quản lý nguồn lợi Nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tỉnh Bến Tre ” đã được thực hiện tại các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 4 – 2010 đến tháng 11 2010. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ xã viên tham gia đồng quản lý trên địa bàn vùng nghiên cứu (102 phiếu); điều tra, thu thập thông tin từ Ban quản lý các HTX (10 phiếu); biểu thu thập thông tin từ Phòng Nông nghiệp các huyện ven biển (3 biểu); phiếu đánh giá tính khả của các giải pháp đề xuất (95 phiếu). Số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản về thể chế, chính sách, các bản đồ, các số liệu thống kê, các báo cáo hàng năm liên quan đến nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre. Các phương pháp đã được sử dụng như: Phương pháp đánh giá và cho điểm mô hình theo bộ tiêu chí, PRA đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng xã viên, hội thảo, tham vấn chuyên gia và phân tích SWOT. Kết quả chính thu thập của đề tài như: Xác định các bên tham gia đồng quản lý nguồn lợi Nghêu của tỉnh Bến Tre bao gồm các các hộ xã viên trong HTX, chính quyền các cấp, ngành và các tổ chức bên ngoài. Phân phối thu nhập cho hộ xã viên HTX đối với đối với nguồn lợi Nghêu tự nhiên là 70 – 80%, Nghêu mua giống thả nuôi là 70 – 90%, tỷ lệ (%) còn lại trích lập các quỹ. Lợi nhuận bình quân chia cho các hộ xã viên năm 2009 trung bình là 6,99 triệu đồng. Trong đó, các hộ xã viên trên địa bàn huyện Bình Đại trung bình là 11,41 triệu đồng, huyện Ba Tri là 4,64 triệu đồng và huyện Thạnh Phú là 6,27 triệu đồng. Độ tuổi trung bình của các hộ xã viên tham gia ĐQL là 49±11 tuổi, nhóm tuổi tham gia ĐQL cao nhất là từ 40 – 49 tuổi. Tỷ lệ nữ chủ hộ chiếm 53% và nam là chủ hộ chiếm 47% trong vùng nghiên cứu. Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các hộ xã viên của HTX trong vùng còn thấp. Đối với trình độ văn hóa, tỷ lệ không biết chữ chiếm 3%, cấp 1 (39%), cấp 2 (32%). Đối với trình độ chuyên môn, chưa qua đào tạo chiếm 26%, dựa vào kinh nghiệm (46%), tập huấnsơ cấp (19%). Diện tích và sản lượng Nghêu v itrong vùng có xu hướng tăng chậm. Năm 2009, diện tích nguồn lợi Nghêu toàn vùng là 2.462 ha, với sản lượng 6.318 tấn. Kết quả đánh giá cho điểm mô hình các HTX được phân làm 3 nhóm. Nhóm mức độ ĐQL cao bao gồm HTX Rạng Đông với tổng số là 50 điểm và Đồng Tâm là 46 điểm; nhóm mức độ ĐQL trung bình bao gồm các HTX Tân Thủy tổng số là 39 điểm, Thạnh Phong 37 điểm, Thạnh Lợi 36,5 điểm, An Thủy 36 điểm và Bình Minh là 35,5 điểm; nhóm mức độ ĐQL thấp bao gồm HTX Hải Dương 31 điểm và Bảo Thuận 28 điểm. Đề tài đã đề xuất và đánh tính khả thi của các nhóm giải pháp như: (i) quản lý và vận hành mô hình, (ii) giải pháp khoa học công nghệ, (iii) giải pháp huy động vốn, (iv) giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức, (v) giải pháp nhân rộng mô hình. Từ khóa: đồng quản lý, hợp tác xã, Nghêu Bến Tre, mô hình, tổ chức, quản lý, giải pháp. vi i ABSTRACT The thesis “Improving comanagement effects of clam resources Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) in Ben Tre Province” was carried out in Binh Dai, Ba Tri, Thanh Phu of Ben Tre Province during AprilNovember 2010. Primary data were collected by the questionnaires for 102 farmers, 10 cooperative managers, 3 Agricultural bureaus and 95 people for feasible solutions asessment. Methodology of PRA and SWOT analysis were also used in the study. Main results of the thesis are as follows: identfy of steakholders involved in comanagement including farmers in cooperative, local government and outside organization. Income distribution for households from wild clam resources is 70 80%, cultured clam is 7090%, while remaining for budget spending. The average profit was 6.99 million VND per household in 2009, in which Ba Tri and Thanh Phu were 4.64 and 6.27 million VND per household, respectively. The average age of investigated farmers was 49, in which the age group of 40 49 was highest. The hoseholders were women occupying for 53%, while men 47%. The learning level and skills of investigated farmers were rather low, in which 3% without learning, 39 and 32% were in primary and secondary schools, respectively. 26% of investigated farmers have not been trained in their works, while 46% based on their owned experience. There was 19% of investigated farmers have been trained. The increasing of clam’s area and production was rather slow. Until 2009, the total area of clam resources was 2,462 ha, with total production was 6,318 tons. The grading of cooperatives was divided into 3 groups. The higher comanagement group include Rang Dong and Dong Tam cooperatives, with grading of 50 and 46, respectively. The medium comanagement group include Tan Thuy, Thanh Phong, Thanh Loi, An Thuy and Binh Minh cooperatives, with grading of 39, 37, 36.5, 36, 35.5, respectively. The lower comanagement group include Hai Duong and Bao Thuan cooperatives, with grading of 31 and 28, respectively. The thesis suggested solutions and assessed its feasible: (i) manage and running the model; (ii) solution vi iiof science and technology; (iii) solution for capital; (iv) human resources development and awareness improvement; (v) model development. Key words: comanagement; cooperative; Ben Tre clam; model, organize, management, solution. ix MỤC LỤC CHƯƠNG TRANG TRANG CHUẨN Y .................................................................................................... i LÝ LỊCH CÁ NHÂN ................................................................................................. ii LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iv TÓM TẮT ................................................................................................................... v MỤC LỤC ................................................................................................................. ix DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... xii DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xiii DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... xv Chương 1 .................................................................................................................... 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 Chương 2 .................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN ............................................................................................................ 4 2.1. Các khái niệm về đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng........................... 4 2.1.1. Khái niệm về đồng quản lý ............................................................................... 4 2.1.2. Khái niệm về quản lý dựa vào cộng đồng ......................................................... 6 2.2. Tình hình đồng quản lý trên thế giới.................................................................... 7 2.3. Tình hình đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam ................................. 11 2.3.1. Quá trình hình thành ....................................................................................... 11 2.3.2. Một số mô hình đồng quản lý nghề cá đã thực hiện ở Việt Nam ................... 12 2.4. Đặc điểm nguồn lợi Nghêu của Bến Tre ............................................................ 15 2.4.1. Đặc điểm sinh học ........................................................................................... 15 2.4.2. Sự biến động nguồn lợi nghêu Bến Tre .......................................................... 18 2.4.3. Tình hình quản lý, khai thác nguồn lợi Nghêu ............................................... 20 2.5. Một số thông tin kinh tế xã hội các huyện ven biển tỉnh Bến Tre ................... 21 2.5.1. Diện tích, dân số và đơn vị hành chánh .......................................................... 21 2.5.2. Giá trị sản xuất ................................................................................................ 22 2.5.3. Một số đề tài, dự án liên quan đến vùng đồng quản lý ................................... 24 Chương 3 .................................................................................................................. 25 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 25 x 3.1. Nội dung và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 25 3.1.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 25 3.1.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 27 3.2.2. Phương pháp đánh giá cho điểm theo bộ tiêu chí ........................................... 28 3.2.3. Phương pháp PRA ........................................................................................... 29 3.2.4. Phương pháp hội thảo, chuyên gia .................................................................. 30 3.2.5. Phương pháp phân tích SWOT ....................................................................... 31 3.2.6. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 31 Chương 4 .................................................................................................................. 33 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................................ 33 4.1. Kết quả đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre ........................................ 33 4.1.1. Cơ cấu, tổ chức đồng quản lý .......................................................................... 33 4.1.2. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã trong vùng đồng quản lý ................. 36 4.1.3. Thông tin chung về các hộ xã viên tham gia hợp tác xã ................................. 52 4.1.4. Ảnh hưởng của ĐQL lên biến động diện tích, sản lượng Nghêu.................... 60 4.2. Đánh giá mức độ thực hiện đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre ........ 66 4.2.1. Đánh giá các tiêu chí về xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình .................. 67 4.2.2. Đánh giá các tiêu chí về hiệu quả áp dụng mô hình ....................................... 72 4.2.3. Đánh giá các tiêu chí về tính bền vững và khả năng nhân rộng mô hình ....... 76 4.2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá và cho điểm mức độ đồng quản lý ...................... 77 4.3. Phân tích SWOT trong đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre ................ 78 4.3.1. Điểm mạnh thuận lợi (SStrength) ................................................................ 79 4.3.2. Cơ hội (OOpportunity) .................................................................................. 80 4.3.3. Khó khăn điểm yếu (WWeakness) .............................................................. 81 4.3.4. Đe dọa thách thức (TThreat) ....................................................................... 83 4.4. Đề xuất các giải pháp khả thi giúp nâng cao hiệu quả đồng quản lý nguồn lợi Nghêu của tỉnh Bến Tre ..................................................................................... 84 4.4.1. Nhóm giải pháp quản lý và vận hành mô hình ............................................... 84 4.4.2. Nhóm giải pháp khoa học công nghệ .............................................................. 88 4.4.3. Nhóm giải pháp về huy động vốn ................................................................... 89 x i 4.4.4. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức ................ 90 4.4.5. Nhóm giải pháp nhân rộng mô hình ................................................................ 91 4.5. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất................................................. 91 4.5.1. Đánh giá tính khả thi của nhóm giải pháp quản lý và vận hành mô hình ....... 91 4.5.2. Đánh giá tính khả thi của nhóm giải pháp khoa học công nghệ ..................... 96 4.5.3. Đánh giá tính khả thi của nhóm giải pháp về nguồn vốn................................ 98 4.5.4. Đánh giá tính khả thi của nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng ............................................................................... 99 4.5.5. Đánh giá tính khả thi của nhóm giải pháp nhân rộng mô hình ....................... 99 Chương 5 ................................................................................................................ 101 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 103 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 108 xi i DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm BTC Bán thâm canh CCHC: Cải cách hành chánh ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐQL: Đồng quản lý FAO: Tổ chức nông – lương thế giới GP Giải pháp GTSX: Giá trị sản xuất HTX: Hợp tác xã MH: Mô hình MSC: Hội đồng quản lý biển quốc tế NK: Nhân khẩu NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTHMV: Nhuyễn thể hai mảnh vỏ NTTS: Nuôi trồng thủy sản QLDVCD Quản lý dựa vào cộng đồng SX: Sản xuất TC Thâm canh TTBQ Tăng trưởng bình quân UBND: Ủy ban nhân dân VA: Giá trị tăng thêm Viện NCNTTS 2: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2 WWF: Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới xi ii DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1: Dân số, mật độ dân số 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre có đến 12 – 2009 21 Bảng 2.2: Số đơn vị hành chính của 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre có đến 31122009 ............................................................................................. 22 Bảng 2. 3: GTSX khu vực I của 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre năm 2009 .......... 22 Bảng 2. 4: GTSX thủy sản 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre, 2009 (Đvt: triệu đồng) 23 Bảng 3.1: Số lượng mẫu điều tra, thu thập trong vùng nghiên cứu .......................... 28 Bảng 3. 2: Mức cho điểm theo đánh giá sự kiện thay đổi ........................................ 29 Bảng 4.1: Thông tin về HTX Thủy sản có đến 5 – 2010 trên địa bàn tỉnh Bến Tre 38 Bảng 4.2: Thông tin về nhân sự HTX có đến 5 – 2010 trên địa vùng nghiên cứu (Đvt: người) ........................................................................................... 42 Bảng 4.3: Lương bình quântháng của lao động trong HTX (Đvt: 1.000 đồng) ...... 48 Bảng 4.4: Hoạt động tài chính của HTX đối với nguồn lợi Nghêu tự nhiên ............ 49 Bảng 4.5: Hoạt động tài chính của HTX đối với mua giống nuôi Nghêu thịt......... 49 Bảng 4.6: Hạch toán kinh tế từ nguồn lợi Nghêu của các HTX năm 2009 .............. 51 Bảng 4.7: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế của HTX tỉnh Bến Tre và HTX trong vùng nghiên cứu năm 2009 .................................................................... 52 Bảng 4.8: Kết quả điều tra nhân khẩu của các hộ xã viên (Đvt: người) ................... 53 Bảng 4.9: Tuổi của chủ hộ trong vùng nghiên cứu .................................................. 53 Bảng 4.10: Kết quả điều tra số lao động chính trong các hộ xã viên trong vùng (Đvt: người) ........................................................................................... 56 Bảng 4.11: Kết quả điều tra số lao động thu hoạch, san thưa Nghêu của hộ xã viên (Đvt: người) ........................................................................................... 57 Bảng 4.12: Diễn biến diện tích nuôi và khai thác Nghêu tỉnh Bến Tre (Đvt: Ha) ... 60 Bảng 4.13: Diện tích nguồn lợi Nghêu của tỉnh Bến Tre năm 2009 ........................ 62 Bảng 4.14: Diện tích loại hình nuôi và khai thác Nghêu tỉnh Bến Tre (Đvt: Ha) .... 63 Bảng 4.15: Diễn biến sản lượng Nghêu 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre (Đvt: tấn) . 64 Bảng 4.16: Sản lượng nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre năm 2009 (Đvt: tấn) ............ 64 Bảng 4.17: Năng suất Nghêu giống, thương phẩm của các HTX tỉnh Bến Tre, 2009 ............................................................................................................... 65 Bảng 4.18: Kết quả đánh giá và cho điểm nhóm tiêu chí về xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình .................................................................................. 67 Bảng 4.19: Kết quả đánh giá, cho điểm nhóm tiêu chí về hiệu quả áp dụng mô hình ............................................................................................................... 72 xi v Bảng 4.20: Thu nhập từ chia nguồn lợi Nghêu của các HTX Bến Tre qua các năm (Đvt: triệu đồng) .................................................................................... 74 Bảng 4.21: Kết quả đánh giá và cho điểm nhóm tiêu chí về tính bền vững và khả năng nhân rộng mô hình ....................................................................... 76 Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả đánh giá và cho điểm các mô hình HTX Nghêu ....... 78 Bảng 4.23: Tỷ lệ đánh giá tính khả thi của giải pháp cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................................................... 92 Bảng 4.24: Tỷ lệ đánh giá tính khả thi của các giải pháp thể chế, chính sách ......... 94 Bảng 4.25: Tỷ lệ đánh giá tính khả thi của giải pháp khoanh vùng ......................... 97 Bảng 4.26: Tỷ lệ đánh giá tính khả thi của các giải pháp về nguồn vốn .................. 99 xv DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1: Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) .................................... 16 Hình 2.2: Cơ cấu GTSX thủy sản năm 2009 của 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre ... 23 Hình 3.1: Vị trí vùng nghiên cứu nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre ............................ 26 Hình 3.2: Điều tra, thu thập thông tin từ Ban quản lý HTX ..................................... 27 Hình 3.3: Tọa đàm trao đổi, thu thập thông tin từ Phòng Nông Nghiệp .................. 27 Hình 3.4: Làm việc theo nhóm và điều tra phỏng vấn các hộ xã viên trong HTX .. 30 Hình 3.5: Hội thảo đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre ............................. 31 Hình 4.1: Các bên tham gia đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre ............... 34 Hình 4.2: Sơ đồ về hệ thống tổ chức, quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre ......... 36 Hình 4.3: Sơ đồ điển hình về tổ chức quản lý và hoạt động điều hành của HTX Rạng Đông ............................................................................................. 43 Hình 4.4: Hiện trạng các HTX trong vùng nghiên cứu, 052010 ............................. 44 Hình 4.5: Cơ cấu lợi nhuận chia cho hộ xã viên các HTX vùng nghiên cứu, 2009 . 51 Hình 4.6: Tỷ lệ độ tuổi của chủ hộ trong vùng nghiên cứu ..................................... 54 Hình 4.7: Tỷ lệ giới tính của chủ hộ theo độ tuổi trong vùng nghiên cứu ............... 55 Hình 4.8: Tỷ lệ trình độ văn hóa của các hộ xã viên trong vùng ............................. 55 Hình 4.9: Tỷ lệ trình độ chuyên môn của hộ xã viên trong vùng nghiên cứu .......... 58 Hình 4.10: Năm tham gia HTX của các hộ xã viên trong vùng nghiên cứu ............ 58 Hình 4.11: Tỷ lệ ngành SX chính của các hộ xã viên trong vùng nghiên cứu ......... 59 Hình 4.12: Diện tích NTTS và diện tích nguồn lợi Nghêu trong vùng nghiên cứu . 61 Hình 4.13: Cơ cấu diện tích nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre .................................... 63 Hình 4.14: Cơ cấu phân nhóm mức độ ĐQL nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre .......... 66 Hình 4.15: Kết quả đánh giá tiêu chí xuất phát ĐQL của các mô hình HTX .......... 68 Hình 4.16: Kết quả điều tra về tiêu chí tham gia quyết định ĐQL và xây dựng các văn bản pháp quy liên quan đến xây dựng mô hình .............................. 71 1 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Loài Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) đã được xếp vào danh mục các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và có thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan năm 2009, xuất khẩu Nghêu của cả nước đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường EU chiếm 77,1% về khối lượng và 73,8% về giá trị. Tỉnh Bến Tre có trên 65 km bờ biển với 4 cửa sông lớn đổ ra biển Đông là cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Với chế độ bán nhật triều, chính thủy triều ra vào từ 4 con sông lớn trên đã tạo thành hàng chục nghìn ha bãi bồi dọc theo bờ biển. Trong khu vực đa dạng sinh học quan trọng này, nguồn lợi Nghêu đóng góp đáng kể cho nền kinh tế của tỉnh và là nguồn lợi nổi tiếng, đứng hàng đầu của cả nước. Hoạt động sản xuất và quản lý khai thác Nghêu của tỉnh đã được Hội đồng Quản lý biển quốc tế MSC (Marine Stewardship Council) thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn thương hiệu MSC. Đây là ngành ngư nghiệp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á đạt chứng nhận này, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế con Nghêu Bến Tre nói riêng và ngành thủy sản Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế. Mục đích của MSC là khuyến khích phát triển mô hình sinh thái; đồng quản lý, khai thác bền vững; bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng là sự thể hiện chia sẻ vai trò trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước và người hưởng lợi thông qua các cơ chế và hình thức hợp tác thích hợp. Mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đồng quản lý nghề cá chưa được hoàn chỉnh nhưng được thực tiễn chấp thuận và phù hợp với chủ trương cải cách hành chính. 2 Đồng quản lý là một trong các nội dung nằm trong 5 hợp phần của cải cách hành chánh (CCHC) đã được định hướng trong Nghị quyết TW 5 (khoá X) của Đảng, phù hợp với Luật Thuỷ sản, chương trình CCHC 2006 2010 của Chính phủ, Bộ NN và PTNT. Bởi vậy, đồng quản lý không chỉ là cách tiếp cận mới, quản lý khôn ngoan và có hiệu quả trong quản lý nghề cá quy mô nhỏ, mà còn góp phần quan trọng thực hiện CCHC trong lĩnh vực thuỷ sản ở Việt Nam. Đối với nguồn lợi Nghêu ở tỉnh Bến Tre, việc quản lý có sự tham gia của cộng đồng địa phương là tương đối toàn diện, từ các hoạt động quản lý, bảo vệ đến khai thác, bán sản phẩm kể cả việc bảo vệ nguồn lợi ven biển khác như bảo vệ rừng ngập mặn. Nhờ mô hình này, nguồn lợi Nghêu tại địa phương đã được phục hồi và cho sản lượng lớn hằng năm (dao động khoảng 3.000 – 10.000 tấn Nghêu giống và thương phẩm). Bên cạnh các thành tựu đạt được, song trong quá trình tổ chức, thực hiện đồng quản lý nguồn lợi Nghêu của tỉnh cũng gặp những khó khăn, hạn chế nhất định như: thể chế, chính sách chưa thật sự phù hợp; chưa có các văn bản, khung pháp lý hướng dẫn quy trình đồng quản lý trong ngành thủy sản. Mâu thuẫn còn xảy ra trong nội bộ ngành thủy sản, nhất là đối với vùng nguồn lợi thủy sản ven bờ, tuyến bờ khai thác thủy sản, hộ nuôi trồng thủy sản; mâu thuẫn giữa nghề thủy sản và các nghề kinh tế khác. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng đang diễn ra là những đe dọa, thách thức phải đối mặt,… trong khi đó đầu tư nguồn lực cho quản lý còn rất hạn chế cả về nhân lực và vật lực. Ngoài ra, còn phải kể đến như mức sống của người dân thấp, sinh kế phụ thuộc chính vào thủy sản. Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của Ban quản lý HTX còn hạn chế. Hình thức phân chia lợi ích chưa được người dân trong Hợp tác xã đồng thuận cao. Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, nguồn lợi và bảo tồn chưa cao cũng là một rào cản cho việc thực hiện thành công tác đồng quản lý. Xuất phát từ những yêu cầu bức bách từ thực tiễn, những đòi hỏi mang tính cấp thiết chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả đồng quản lý nguồn lợi 3 Nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tỉnh Bến Tre”, với mục đích là quản lý một cách có hiệu quả, đem lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: giảm xung đột, bảo tồn nguồn lợi Nghêu bố mẹ, bảo vệ và khai thác Nghêu giống hợp lý để đáp ứng nguồn giống cho nuôi thương phẩm nhằm tăng thu nhập; duy trì và tạo sinh kế bền vững; cung cấp thông tin và cải tiến kỹ năng ra quyết định hiệu quả hơn; tăng cường quyền hợp pháp, CCHC trong quản lý nghề cá. Đồng thời, làm cơ sở cho việc hoàn thiện và nhân rộng mô hình đồng quản lý nguồn lợi Nghêu cho các tỉnh trong vùng ĐBSCL. • Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả đồng quản lý nguồn lợi Nghêu (Meretrix lyrata) tỉnh Bến Tre. • Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre thông qua thang đánh giá cho điểm mức độ đồng quản lý. Đề xuất và đánh giá tính khả thi của các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả đồng quản lý. 4 Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. Các khái niệm về đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng Khái niệm quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng có từ thế kỷ 19 trên thế giới, được qui định trong Luật nghề cá Lofoten năm 1897 của Nauy. Sau đó là Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, từ đó hình thành việc quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Năm 1992, FAO đã tổ chức hội thảo về phát triển hệ thống quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng ở các nước Châu Á tại Kobe, Nhật bản. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới từ những nước nghèo, đang phát triển như châu Phi, châu Á đến các nước mới nổi như Hàn Quốc, Ấn độ, Trung Quốc, đến các nước phát triển ở châu Âu như Anh, Đan Mạch, Na Uy và các nước Úc, Mỹ cũng đã và đang áp dụng phương thức quản lý này vào nghề cá của họ (Trần Lê Nguyên Hùng, 2009). Đã có rất nhiều khái niệm về đồng quản lý hay quản lý trên cơ sở cộng đồng được biết đến tại Việt Nam. 2.1.1. Khái niệm về đồng quản lý Đồng quản lý được định nghĩa như là sự chia sẻ trách nhiệm vàhoặc quyền hạn giữa Chính phủ và những người dâncộng đồng địa phương sử dụng nguồn lợi để quản lý nguồn lợi hay hoạt động nghề cá (Pomeroy Williams, 1994). Theo Hà Xuân Thông (2001), đồng quản lý được hiểu như là cách thức chia sẻ hoặc phân định quyền lực và trách nhiệm giữa chính quyền và những người sử dụng nguồn lợi nhằm quản lý một đối tượng nguồn lợi nào đó như nguồn lợi cá, vùng rạn san hô, vùng nuôi thuỷ sản, hồ chứa, một cánh rừng... Phạm vi và cách thức chia sẻ quyền lực và trách nhiệm không giống nhau ở các nước khác nhau và các địa phương khác nhau, do những điều kiện và nền văn hoá khác nhau. 5 Đồng quản lý nghề cá có thể được hiểu như là phương pháp tham gia, nơi mà Chính phủ và người sử dụng nguồn lợi thuỷ sản chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn để quản lý nghề cá quốc gia hoặc nghề cá trong một vùng, dựa trên sự hợp tác giữa hai bên và với các bên liên quan khác (Uỷ hội nghề cá châu Á Thái Bình Dương, 2005). Đồng quản lý là một cách tiếp cận quản lý mà ở đó chính quyền chia sẻ một số quyền hạn, trách nhiệm và chức năng quản lý nhất định trong việc quản lý nghề cá với cộng đồng sử dụng nguồn lợi như là những đối tác (Trung tâm phát triển nghề cá khu vực Đông Nam Á SEAFDEC, 2006). Đồng quản lý là một quá trình chính thức nhằm chia sẻ trách nhiệm và quyền hạn giữa chính phủ và các tổ chức theo các tiếp cận phân quyền, để ra các quyết định có thể được lặp lại (Augustinus, 2002). Theo Rivera (1997), cho rằng cách tiếp cận quản lý nguồn lợi ven biển dựa vào cộng đồng (CBCRM) là thúc đẩy sự đồng thuận và hướng tới việc đạt được sự cân bằng về lợi ích. Tầm quan trọng là dựa vào cộng đồng và điều cốt lõi là cách tổ chức cộng đồng. CBCRM (communitybased resource management) là một quy trình quản lý và ra quyết định mang tính chính trị và hướng tới việc xây dựng cơ chế chia sẻ quyền lực và phối hợp quản lý. CBCRM là con đường dẫn đến đồng quản lý. Nó luôn đảm bảo các vấn đề quyền lực là trung tâm để xây dựng cơ chế đồng quản lý. Nếu không có đồng quản lý thì các quyết định quản lý sẽ chỉ mang tính áp đặt và lôi cuốn rất ít những người sử dụng tham gia vào quá trình quản lý. Kết quả là sẽ có một rào cản về mặt liên lạc. Những người sử dụng sẽ không cảm thấy là họ được làm chủ hoặc có trách nhiệm quản lý nguồn lợi ở nơi mà họ sinh sống. Dân số tăng và khai thác quá mức sẽ làm nguồn lợi thủy sản suy giảm nhanh chóng và chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến người dân. Mục đích của đồng quản lý nhằm tăng trách nhiệm, quyền hạn và vai trò của những bên tham gia để tăng cường quản lý nghề cá (Cẩm nang đồng quản lý nghề cá ở lưu vực sông Mê Kông Thái Lan, 2003). 6 2.1.2. Khái niệm về quản lý dựa vào cộng đồng Ở Việt Nam trong gần hai thập kỷ trở lại đây, có nhiều tranh luận xung quanh các khái niệm: đồng quản lý (ĐQL) và quản lý dựa vào cộng đồng (QLDVCĐ). Quản lý nguồn lợi ven biển trên cơ sở cộng đồng là nhận trách nhiệm tự quản lý phần diện tích nguồn lợi ven biển được giao trong việc giám sát và thực hiện các quy định quản lý không trái với pháp luật hiện hành (IFEP và ICLARM, 1999). Quản lý dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý trong đó cộng đồng có quyền và trách nhiệm chính trong lập kế hoạch, đưa ra quyết định, quy định, giám sát và thực hiện việc sử dụng bền vững nguồn lợi (Nhóm công tác nghiên cứu Đồng quản lý Bộ thuỷ sản, 2004). Quản lý dựa vào cộng đồng là một khái niệm rất đơn giản, xuất phát từ thực tế ngư dân và những cộng đồng ven biển, là những người mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển nên họ có vai trò trong việc quản lý những tài nguyên này. Khái niệm này phù hợp với quan điểm phổ biến là những quyết định quản lý tốt nhất, thường xuất phát trực tiếp từ chính cấp độ đó (Pomeroy, 2006). Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Văn Hiếu (2009), cũng cho rằng khi quản lý dựa vào cộng đồng được cân nhắc là một bộ phận cần thiết của đồng quản lý, nó có thể được gọi là đồng quản lý dựa vào cộng đồng. Đồng quản lý dựa vào cộng đồng gồm các đặc trưng của cả quản lý dựa vào cộng đồng và đồng quản lý. Đó là, nó lấy con người làm trung tâm, định hướng cộng đồng, dựa vào nguồn lợi và sự phối hợp. Vì vậy, đồng quản lý dựa vào cộng đồng coi cộng đồng là trọng tâm, đồng thời nhận thấy rằng để thực hiện được việc đó cần phải có mối liên kết ngang (xuyên suốt cộng đồng) và liên kết dọc (với bên ngoài các tổ chức và cơ quan cộng đồng như chính quyền). Đồng quản lý dựa vào cộng đồng thường phổ biến ở các nước đang phát triển do nhu cầu phát triển tổng thể kinh tế và cộng đồng, quyền lực xã hội và quản lý nguồn lợi. 7 Theo nhóm công tác nghiên cứu đồng quản lý Bộ thuỷ sản (2004), hai khái niệm ĐQL và QLDVCD có điểm tương đồng mấu chốt là có sự tham gia của người dâncộng đồng trong quá trình quản lý. Sự khác nhau chính ở đây là mức độ tham gia và thời gian tham gia của chính quyền và người dân vào quá trình quản lý. Phương pháp quản lý dựa vào cộng đồng tập trung vào người dân và cộng đồng. Đồng quản lý cũng tập trung vào người dân và cộng đồng nhưng đồng thời cũng tập trung vào sự tham gia của chính quyền và các bên liên quan khác trong quá trình quản lý. Chính quyền đóng vai trò thứ yếu trong quản lý dựa vào cộng đồng, trong khi đó, theo định nghĩa đồng quản lý, chính quyền đóng vai trò quan trọng và tích cực. 2.2. Tình hình đồng quản lý trên thế giới Tổ chức phi chính phủ của Philipin là CERD tiến hành chương trình quản lý nguồn lợi ven biển có sự tham gia của cộng đồng (CBCRM) tại Calatagan, tỉnh Batangas vào năm 1992. Nông dân, ngư dân, giáo viên, sinh viên và chính quyền địa phương đã tham dự cuộc họp và đã nhất trí rằng việc đánh bắt cá bất hợp pháp là nguyên nhân chính của nghèo đói tại Vịnh Pagaspas và họ đã nhất trí đồng quản lý để giải quyết vấn đề này (Aleroza và ctv, 2003). Dự án sinh kế khai thác Vẹm xanh Sokhulu ở Nam Phi năm 1998 đã xảy ra xung đột giữa các bên chia sẻ nguồn lợi. Các nhân viên quản lý cảm nhận rằng không nên để tình trạng tiếp diễn và cộng đồng Sokhulu nên được tiếp cận để tìm ra một giải pháp. Cuối cùng đưa ra giải pháp đồng quản lý, những nghi ngờ và xung đột ban đầu đã được giải quyết. Những thỏa thuận được hình thành để xây dựng một hệ thống thu hoạch bền vững và để tăng cường năng lực cho các thành viên của cộng đồng nghề cá tham gia vào quá trình ra quyết định quản lý. Việc ra quyết định trong một khu vực sinh kế là một sự cố gắng mang tính phối hợp, với việc những người thu lượm vẹm được tham gia vào các quyết định về các quy chế cũng như hạn ngạch thu lượm (Harris và ctv, 2003). Để lựa chọn một cộng đồng có tiềm năng nhằm thực hiện thành công đồng quản lý. Theo Ostrom (1990, 1992), Pomeroy và ctv (2001), McConney và ctv. 8 (2003b), SverdrupJensen và Nielsen (1998) và Sowman và ctv (2003), thì cộng đồng cần có những đặc điểm sau: Xác định ranh giới rõ ràng; tính đồng nhất cộng đồngnhóm; phụ thuộc cao vào nguồn lợi đang bị đe dọa; sự ràng buộc cao của cộng đồng vào biển và nguồn lợi; khuyến khích các cá nhân tham gia do sinh kế đang bị đe dọa; quyền hợp pháp để tổ chức; sự tồn tại của phân quyền; kiến thức địa phương về nguồn lợi; chính quyền khuyến khích khả năng lãnh đạo của cộng đồng; xác định quyền sở hữu nguồn lợi. Đảo San Salvador, với diện tích 380 ha, thuộc một phần của khu tự trị Masinloc tỉnh Zambales, về phía Tây bờ biển Luzon, cách thủ đô Manila khoảng 250 km. Một người tình nguyện của Tổ chức Hòa bình đã đến San Salvador vào năm 1987 đã đưa ra khái niệm Dự án Bảo tồn biển cho San Salvador, một dự án quản lý nguồn lợi ven biển dựa vào cộng đồng về tái tạo rạn san hô. Năm 1989, một tổ chức Phi chính phủ tại địa phương này đã có dự án thành lập Khu bảo tồn biển. Tổ chức này cũng trợ giúp về phát triển cách thức lãnh đạo, lập kế hoạch và giáo dục về môi trường (Katon và ctv, 1999). Tại xã Kampong Por, Pursat, các tổ chức phát triển hộ gia đình Campuchia (CFDS) đã giúp cải thiện các điều kiện sống của người nghèo và nỗ lực thực hiện quyền hợp pháp của mình. Pursat là một trong 6 tỉnh ven Hồ Tonle Sap. Chương trình CFDS là một cơ hội để họ và cộng đồng tốt hơn cùng với Cục Thủy sản Pursat và quan chức địa phương tìm kiếm hợp tác trong tương lai về hỗ trợ nghề cá cộng đồng có được kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đối với việc quản lý hiệu quả và bền vững các nguồn lực của cộng đồng (Rivera – Guieb, 2004). Theo IIRR (1998), việc lập bản đồ nguồn lợi là một phương pháp không thể thiếu giúp thành viên cộng đồng xác định, định vị và phân loại được tình trạng nguồn lợi hiện tại và trong quá khứ, phân bổ, sử dụng ngư cụ và để có thể tìm ra những yếu tố quan trọng. Điều đó cho phép thiết lập mối quan hệ giữa xây dựng thông tin và xác định vị trí không gian. 9 Thông thường, bản đồ nguồn lợi, các biểu đồ xu hướng, biểu đồ mặt cắt thường được tạo ra và coi như kết quả của sự đồng lòng giữa các đối tượng tham gia trong cộng đồng (Walters và ctv, 1998). Dự án đồng quản lý loài trai biển Sokhulu ở Nam Phi được triển khai vào năm 1995 nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới khai thác quá mức và bất hợp pháp. Mục đích của dự án là điều tra phạm vi và sự ảnh hưởng của việc đánh bắt ven bờ (Harris và ctv, 2003). Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học nhanh và trực tiếp từ mọi người. RRA bao gồm cả việc lấy kiến thức địa phương và thu thập thông tin và cách nhận định thấu đáo của người dân địa phương sử dụng nhiều phương pháp và công cụ bổ trợ lẫn nhau (Jackson và Ingles, 1995). Phương pháp đánh giá vùng nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) bao gồm các cán bộ khảo sát phối hợp với người dân địa phương nhằm nâng cao năng lực địa phương trong phân tích, lập kế hoạch, giải quyết xung đột, thực thi, kiểm soát và đánh giá theo một chương trình nghị sựcuộc họp địa phương (Jackson và Ingles, 1995; Maine và ctv, 1996). Đánh giá RRA và PRA tốt được thể hiện qua cách cư xử và thái độ xây dựng quan hệ với người dân địa phương, tránh đặt mọi người vào các tính huống không thuận lợi, học hỏi chứ không giảng giải mọi người, sáng tạo, kiểm tra và kiểm tra lại giá trị của thông tin thu được, lắng nghe và tìm tòi, kiên nhẫn, khéo léo trong giao tiếp, đáng tin cậy, cởi mở và thân thiện, tất cả những đặc điểm trên sẽ giúp trao đổi thông tin hai chiều (Jackson và Ingles, 1995). Chương trình quản lý nguồn lợi ven biển dựa vào cộng đồng ở Bolinao, Pangasinan, Philipin, do Viện Khoa học biển, Khoa lao động xã hội và phát triển cộng đồng (thuộc Đại học Philippin) và Hiệp hội bảo tồn nguồn lợi tự nhiên (Haribon) phối hợp thực hiện. Với mục tiêu chính là tạo điều kiện phát triển bền vững vùng ven bờ với các cộng đồng địa phương hoạt động như các nhà quản lý nguồn lợi ven bờ. Nội dung xuyên suốt của chương trình là tiến hành giáo dục môi 10 trường và giáo dục tổ chức cộng đồng. Chương trình được triển khai nhằm mục đích trao quyền cho các cộng đồng bằng cách phát triển kỹ năng và kiến thức cũng như chủ trương hướng sự tham gia cộng đồng vào công tác quản lý nguồn lợi ven biển (JuinioMenez và ctv, 2000). Quy trình Đồng quản lý ở Jamaica, Caribbean, trong cơ cấu đồng quản lý được đề xuất có thể là một hội đồng các bên tham gia gọi là Hội đồng Quản lý nghề cá. Thành viên của Hội đồng rất rộng, dựa vào các đại diện của tất cả các bên quan tâm đến nghề cá như các hợp tác xã, tổ chức, ngư dân kinh doanh, ngư dân kinh doanh giải trí, Vụ nghề cá, Bộ Môi trừơng, lực lượng bảo vệ ven biển, cảnh sát hàng hải, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nghiên cứu về biển. Mỗi đại biểu phải được lựa chọn theo nhóm đại diện. Phải có một quá trình mà ở đó các đại biểu phải truyền đạt các quyết định của Hội đồng lại cho cơ quan của mình để thảo luận và thông qua. Hội đồng sẽ xem xét việc kiểm soát nguồn lợi, xây dựng và thi hành các điều lệ. Nhiệm vụ đầu tiên của Hội đồng là xác định khu vực quản lý và dự thảo điều lệ triển khai hoạt động nghề cá. Hội đồng cũng cần phải tìm kiếm tài trợ cho chương trình (Espeut, 2002). Theo Buckles và Rusnak (1999), xung đột về các nguồn lợi biển và nghề cá có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau, từ nội bộ hộ gia đình tới cộng đồng, khu vực, xã hội và phạm vi toàn cầu. Mức độ xung đột có thể không giống nhau từ mất trật tự tới thất vọng về các cách thức quản lý nghề cá có thể gây nên những mâu thuẫn trầm trọng giữa các nhóm về trách nhiệm và quyền sở hữu nguồn lợi. Xung đột có thể do những khác biệt về quyền lực giữa các cá nhân hay nhóm hoặc qua các hành động đe doạ đối với sinh kế. Quản lý xung đột thường được sử dụng như một thuật ngữ bao hàm cho cả chống xung đột hoặc các biện pháp thống nhất quan điểm, và các phương pháp giải quyết xung đột. Các phương pháp sau này thường được nhắc đến là hoà giải mâu thuẫn chọn lựa (ADR). ADR bao hàm một loạt các biện pháp phối hợp, được triển khai ở Nam Phi, bao gồm cả hoà giải, đàm phán và dàn xếp (Pendzich và ctv, 1994; Moore, 1996). 11 Kế hoạch đồng quản lý sẽ được điều chỉnh dựa theo các kết quả kiểm định. Quá trình lặp đi lặp lại sẽ cần sử dụng những kết quả kiểm định để cải thiện dự án. Người ta nhận thấy rằng các hoạt động sẽ theo đúng kế hoạch và trong trường hợp cần thiết có thể thay đổi chút ít. Tuy nhiên, người ta cũng cho rằng những hoạt động không như sắp xếp và cần có những thay đổi đáng kể. Điều này sẽ đòi hỏi phải xem xét lại kế hoạch và các nội dung kế hoạch để đưa ra những điều chỉnh và tiếp tục triển khai kế hoạch (Margoluis và Salafsky, 1998). Theo Claridge (1998), cho rằng mỗi chương trình đồng quản lý đều có tiềm năng để khuyến khích khởi xướng một chương trình đồng quản lý tại các địa điểm khác. Đồng quản lý trong một cộng đồng có thể góp phần tái tạo một cách tiếp cận mới trong các cộng đồng khác theo một số cách nhất định. Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi nhuyễn thể ven biển nói riêng không chỉ đơn giản là các công tác kỹ thuật và quản lý thông thường, mà thực chất là một chương trình được thiết kế bao gồm một loạt hoạt động khảo sát và nghiên cứu được tiến hành liên tục và lâu dài, được phối hợp bởi các cấp chính quyền, các nhà khoa học và cộng đồng dân cư ven biển (Caddy và Defeo, 2003). 2.3. Tình hình đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ ở Việt Nam 2.3.1. Quá trình hình thành Trước những thành công của phương thức QLDVCĐĐQL nguồn lợi ven biển nói chung, quản lý nghề cá nói riêng của thế giới, Bộ NN PTNT (Bộ Thuỷ sản cũ) đã rất quan tâm đến phương thức quản lý này và ngay từ những năm đầu của thập kỷ 1990, Bộ thuỷ sản đã cho phép Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản hợp tác với các tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Bằng nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước, của các địa phương, đến nay đã có 34 mô hình ĐQLQLDVCĐ đã được triển khai và áp dụng tại Việt Nam bao gồm cả nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tại 18 tỉnh, thành phố ở 7 vùng sinh thái (Trần Lê Nguyên Hùng, 2009). 12 2.3.2. Một số mô hình đồng quản lý nghề cá đã thực hiện ở Việt Nam Theo Trần Lê Nguyên Hùng (2009), sự phân loại các mô hình đồng quản lý trong lĩnh vực thủy sản chỉ mang tính chất tương đối, vì trên một diện tích mặt nước luôn có thể diễn ra rất nhiều hoạt động cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể phân loại theo các lĩnh sản xuất thủy sản như: nhóm mô hình đồng quản lý trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (1834 mô hình khảo sát); nhóm mô hình đồng quản lý trong NTTS (234 mô hình khảo sát). Phân loại theo hình thức tổ chức quản lý bao gồm: nhóm mô hình đồng quản lý trên cơ sở hình thành các Chi hộihiệp hội nghề nghiệp: 9 (chiếm 26%); nhóm mô hình đồng quản lý trên cơ sở hình thành các tổ nghề nghiệptổ cộng đồngcâu lạc bộ: 20 (chiếm 59%) và nhóm mô hình đồng quản lý trên cơ sở hình thành các hợp tác xã: 5 (chiếm 15%). Ở Việt Nam đã hình thành rất nhiều mô hình mang tính chất đồng quản lý nhưng chưa có một nghiên cứu đánh giá nào được thực hiện để đánh giá mức độ ĐQL một cách đầy đủ cũng như hiệu quả và tính bền vững của mô hình (Trần Lê Nguyên Hùng, 2009). Đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực Búng Bình Thiên nằm trong 3 xã Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang; diện tích 200 – 300 ha, dân số 6.800 người; hoạt động chính khai thác, nuôi trồng. Kết quả bước đầu đã tiến hành đào tạo tập huấn về đồng quản lý nghề cá; xây dựng và tổ chức các hoạt động về đồng quản lý nghề cá tại Búng Bình Thiên như: tổ chức hội thảo và họp nhóm cộng đồng đưa ra các vấn đề cần giải quyết, các vấn đề ưu tiên giải quyết và các quyết định của cộng đồng trong việc xây dựng mô hình đồng quản lý (Hứa Quang Lập, 2009). Theo Phan Đinh Phúc và ctv (2009), cho biết từ năm 1999 bắt đầu tiến hành xây dựng một số mô hình đồng quản lý nghề cá tại tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay có mô hình đồng quản lý nghề cá ở hồ chứa Easoup (thiết lập năm 1999) và hồ tự nhiên Lak (thiết lập năm 2002) vẫn tồn tại và phát triển. Từ thời gian thành lập đến nay, với sự giúp đỡ của Dự án, mô hình đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và Lắk, mà hạt nhân là Chi hội ngư nghiệp hồ Easoup và Hội nghề cá hồ Lak đã tiến hành nhiều 13 hoạt động như nâng cao trình độ nhận thức của cộng đồng và chính quyền địa phương thông qua tập huấn, hội thảo, cuộc họp, và tham quan; tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thu lệ phí đánh bắt để tạo nguồn thu cho Hội; thành lập các tổ tín dụng tiết kiệm để tạo nguồn vốn cho cộng đồng; thả cá để cải thiện nguồn lợi và nâng cao thu nhập cho cộng đồng nghề cá... Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả của mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và Lắk sau một thời gian hoạt động khá dài và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thiết lập các mô hình Đồng quản lý nghề cá khác ở Việt Nam, Dự án đã tiến hành hoạt động “Đánh giá mô hình Đồng quản lý nghề cá ở hồ Easoup và hồ Lắk, tỉnh Đắk Lắk”. Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xây dựng được 41 tổ cộng đồng trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ với 1.000 hộ tham gia. Các tổ này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong việc tổ chức sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi cụ thể như: tổ cộng đồng vùng Hóc Rộ Cẩm Thanh (Hội An), Bản Long Tam Tiến (Núi Thành), các tổ ở Duy Vinh, Duy Thành (huyện Duy Xuyên),... Khi tham gia vào tổ nuôi tôm cộng đồng, người dân phối hợp với nhau trong việc kiểm tra, xét nghiệm con giống, cải tạo ao, hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất, giúp đỡ nhau trong sản xuất, liên kết nhau trong việc mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm...Bên cạnh đó, các hộ tham gia trong tổ cộng đồng có tính giác ngộ rất cao, khi có trường hợp tôm nuôi bị bệnh, chủ hộ đóng cống, giam nước và báo cho các hộ có nuôi tôm chung quanh để phòng ngừa đồng thời báo cho cơ quan chức năng để xử lý. Ngoài ra, các tổ nuôi tôm cộng đồng còn được Nhà nước hỗ trợ một số thiết bị đo môi trường, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật nuôi, giám sát môi trường nuôi (Trần Quang Kiến, 2009). Sau 03 năm (2006 – 2008) thực hiện việc xây dựng mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại đầm Trà Ổ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định mang lại những kết quả như đã ngăn chặn và giảm thiểu việc sử dụng xung điện khoảng 50% so với ban đầu. Các hộ ngư dân làm nghề thủ công trong đầm Trà Ổ có thu nhập ổn định, 53 hộ làm nghề thủ công tự nguyện đóng góp tiền để khôi phục nguồn lợi thủy sản trên đầm Trà Ổ. Đại bộ phận ngư dân trong đầm đã được nâng cao nhận thức về bảo 14 vệ nguồn lợi thủy sản. Theo điều tra nhận thức lần 2 có 90,28% người dân cho rằng: Chình mun là đối tượng cấm khai thác, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm và môi trường xấu đi do việc sử dụng xung điện, kích thước mắc lưới nhỏ; 87,50% ý kiến công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được nhân rộng đến từng cộng đồng dân cư, sẵn sàng tố giác cho địa phương các hành vi sử dụng xung điện để khai thác thủy sản trên đầm Trà Ổ (Trần Văn Vinh, 2009). Theo Trương Văn Tuyển (2009), mô hình đồng quản lý thủy sản do Trường Đại học Nông lâm Huế thực hiện, được sự tài trợ của IDRC (Canada), đã hỗ trợ UBND huyện Phú Lộc thực hiện trao quyền khai thác thủy sản trên gần 1.000ha mặt nước cho Chi hội nghề cá (QĐ số 9422009 của UBND huyện Phú Lộc, TTHuế). Đây là mô hình đầu tiên thực hiện trao quyền khai thác thủy sản cho tổ chức của ngư dân, thiết lập cơ chế quyền tài sản tập thể (đầy đủ cơ sở pháp lý) đối với tài nguyên thủy sản. Việc trao quyền đã chính thức hóa thực hành đồng quản lý thủy sản giữa chính quyền địa phương và tổ chức ngư dân. Đến tháng 7 – 1997, Hợp tác xã kiểu mới Thới Thuận Bình Đại chính thức được thành lập lấy tên là Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông. Đặc trưng của Hợp tác xã Thủy sản Rạng Đông là huy động toàn thể các hộ dân trong xã tham gia vào Hợp tác xã với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác và tiêu thụ nguồn lợi Nghêu tự nhiên trên diện tích 900 ha đất bãi bồi ven biển, do UBND tỉnh quyết định tạm cấp, nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, phân phối lợi nhuận hợp lý và từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho các hộ xã viên, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương (Trần Thị Thu Nga, 2009). Theo Trần Thị Thu Nga (2009), cuối năm 2006 Bến Tre đã có tất cả 13 Hợp tác xã Thủy sản, trong đó có 10 HTX khai thác, quản lý nguồn lợi Nghêu được hình thành với 9.744 hộ xã viên đã đi vào hoạt động ổn định trên địa bàn các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú và Chợ Lách; với diện tích mặt đất được nhà nước giao cho là 7.800 ha, trong đó, 4.970 ha đã được các HTX đưa vào khai thác và thu hoạch. Diện tích còn lại do thiếu giống, thiếu vốn nên chưa được khai thác hết, hơn nữa một số 15 Hợp tác xã do yếu kém trong khâu quản lý, bảo vệ sân Nghêu hiệu quả chưa cao nên chưa dám gia tăng diện tích. Đồng quản lý theo hệ thống tổ chức quản lý HTX nuôi và khai thác Nghêu của Bến Tre đã mang lại những hiệu quả nhất định như: tài nguyên, nguồn lợi, hệ sinh thái,… được bảo tồn và phát triển bền vững; áp dụng qui trình kiểm soát thu hoạch sản phẩm và quan trắc cảnh báo môi trường đã mang lại hiệu quả trong sản xuất. Bộ máy tổ chức và cơ chế phân phối lợi nhuận được xây dựng hợp pháp, hợp lý, dân chủ; quyền lợi của cộng đồng được chia sẻ đảm bảo theo nguyên tắc minh bạch, công khai đã tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng. Nguồn thu nhập của người dân ngày càng tăng, các vấn đề về bình đẳng giới và quyền trẻ em được HTX và chính quyền các cấp chú trọng. Thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường. Bên cạnh những kết quả đạt được, còn phải đối mặt với những thách thức như: cơ chế chính sách và hình thức quản lý chưa hiệu quả; nạn “nghêu tặc” còn diễn ra ở một vài Hợp tác xã quản lý yếu, gây tổn thất nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển của hệ đa dạng sinh học, mất cân bằng môi trường sinh thái, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội và đời sống kinh tế, văn hóa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH LÊ ĐỨC LIÊM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỒNG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hướng dẫn khoa học: TS VŨ CẨM LƯƠNG TS NGUYỄN THANH TÙNG Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010 TRANG CHUẨN Y NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỒNG QUẢN LÝ NGUỒN LỢI NGHÊU Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) TỈNH BẾN TRE LÊ ĐỨC LIÊM Hội đồng chấm luận văn: Chủ tịch: PGS.TS LÊ THANH HÙNG Đại học Nông Lâm TP.HCM Thư ký: TS NGUYỄN MINH ĐỨC Đại học Nông Lâm TP.HCM Phản biện 1: TS NGUYỄN VĂN TRAI Đại học Nông Lâm TP.HCM Phản biện 2: PGS.TS BÙI LAI Phân Viện KTTV & MT Nam Bộ Ủy viên: TS NGUYỄN THANH TÙNG Phân Viện Quy hoạch Thủy sản Phía Nam ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG i LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên Lê Đức Liêm, sinh ngày 17 tháng năm 1973, huyện Đơng Hịa, tỉnh Phú n Con Ơng Lê Đức Xuân Bà Lê Thị Hỷ Tốt nghiệp Tú tài Trường Trung học phổ thông Lê Trung Kiên, tỉnh Phú Phú Yên, năm 1991 Tốt nghiệp Đại học ngành Ni trồng Thủy sản, hệ quy, Đại học Thủy Sản Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, năm 1999 Q trình cơng tác: Từ 1999 – 2002: Cơng tác Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản – TP.HCM Từ 2002 – 2006: Công tác Công ty Asia Hawaii Phú Yên Từ 2006 – đến nay: Cơng tác Phân Viện Quy hoạch Thủy sản Phía Nam, Chức vụ: Phó phụ trách Phịng Quy Hoạch Tháng năm 2008 theo học Cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nơng Lâm, TP Hồ Chí Minh Tình trạng gia đình: Vợ: Nguyễn Thị Thu Thảo, năm kết 2001 Con: Lê Đức Dỗn Lệnh, sinh năm 2003 Địa liên lạc: 54/10C Lâm Văn Bền – P Tân Kiểng – Q.7 – TP.HCM Điện thoại: 0984 027779 Email: liemthaolenh@yahoo.com -ii- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan cơng trình nghiên cứu tơi Các số liệu, kết nêu luận văn trung thực chưa công bố cơng trình khác Đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng mơ hình bảo vệ phát triển nguồn lợi Nghêu (Meretrix lyrata), Sò huyết (Andara granosa) vùng cửa sông, ven biển Tiền Giang, Bến Tre Trà Vinh” quyền sử dụng kết nghiên cứu luận văn TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2010 Tác giả Lê Đức Liêm -iii- LỜI CẢM TẠ Trước hết, xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Phòng Quản lý khoa học Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ thực đề tài thời gian qua Tôi thành thật xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS.Vũ Cẩm Lương TS Nguyễn Thanh Tùng nhiệt tình động viên hướng dẫn suốt thời gian học tập trình thực luận văn tốt nghiệp Tôi xin cám ơn Bộ Khoa học Công nghệ TS Nguyễn Thanh Tùng chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước tạo điều kiện tốt cho tham gia nghiên cứu để hoàn thành luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô giảng dạy tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, tận tâm truyền đạt kiến thức chuyên môn cho suốt thời gian học tập Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thành viên hội đồng nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh Cảm ơn tất bạn lớp Cao học Ni Trồng Thủy Sản khóa 2008 đồn kết, gắn bó tơi vượt qua chặng đường dài học tập bậc Cao học Có thành cơng hơm nay, nhờ vào động viên, giúp đỡ tận tình gia đình tơi suốt q trình học tập Tơi ln khắc ghi xin cám ơn với tất người thân TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2010 Tác giả -iv- TÓM TẮT Đề tài: “Nâng cao hiệu đồng quản lý nguồn lợi Nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tỉnh Bến Tre ” thực huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre Thời gian thực đề tài từ tháng – 2010 đến tháng 11- 2010 Số liệu sơ cấp thu thập từ điều tra, vấn trực tiếp hộ xã viên tham gia đồng quản lý địa bàn vùng nghiên cứu (102 phiếu); điều tra, thu thập thông tin từ Ban quản lý HTX (10 phiếu); biểu thu thập thơng tin từ Phịng Nơng nghiệp huyện ven biển (3 biểu); phiếu đánh giá tính khả giải pháp đề xuất (95 phiếu) Số liệu thứ cấp thu thập từ văn thể chế, sách, đồ, số liệu thống kê, báo cáo hàng năm liên quan đến nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre Các phương pháp sử dụng như: Phương pháp đánh giá cho điểm mơ hình theo tiêu chí, PRA đánh giá nơng thơn có tham gia cộng đồng xã viên, hội thảo, tham vấn chuyên gia phân tích SWOT Kết thu thập đề tài như: Xác định bên tham gia đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre bao gồm các hộ xã viên HTX, quyền cấp, ngành tổ chức bên Phân phối thu nhập cho hộ xã viên HTX đối với nguồn lợi Nghêu tự nhiên 70 – 80%, Nghêu mua giống thả nuôi 70 – 90%, tỷ lệ (%) cịn lại trích lập quỹ Lợi nhuận bình qn chia cho hộ xã viên năm 2009 trung bình 6,99 triệu đồng Trong đó, hộ xã viên địa bàn huyện Bình Đại trung bình 11,41 triệu đồng, huyện Ba Tri 4,64 triệu đồng huyện Thạnh Phú 6,27 triệu đồng Độ tuổi trung bình hộ xã viên tham gia ĐQL 49±11 tuổi, nhóm tuổi tham gia ĐQL cao từ 40 – 49 tuổi Tỷ lệ nữ chủ hộ chiếm 53% nam chủ hộ chiếm 47% vùng nghiên cứu Trình độ văn hóa trình độ chuyên môn hộ xã viên HTX vùng cịn thấp Đối với trình độ văn hóa, tỷ lệ chữ chiếm 3%, cấp (39%), cấp (32%) Đối với trình độ chun mơn, chưa qua đào tạo chiếm 26%, dựa vào kinh nghiệm (46%), tập huấn/sơ cấp (19%) Diện tích sản lượng Nghêu -v- vùng có xu hướng tăng chậm Năm 2009, diện tích nguồn lợi Nghêu tồn vùng 2.462 ha, với sản lượng 6.318 Kết đánh giá cho điểm mơ hình HTX phân làm nhóm Nhóm mức độ ĐQL cao bao gồm HTX Rạng Đông với tổng số 50 điểm Đồng Tâm 46 điểm; nhóm mức độ ĐQL trung bình bao gồm HTX Tân Thủy tổng số 39 điểm, Thạnh Phong 37 điểm, Thạnh Lợi 36,5 điểm, An Thủy 36 điểm Bình Minh 35,5 điểm; nhóm mức độ ĐQL thấp bao gồm HTX Hải Dương 31 điểm Bảo Thuận 28 điểm Đề tài đề xuất đánh tính khả thi nhóm giải pháp như: (i) quản lý vận hành mơ hình, (ii) giải pháp khoa học công nghệ, (iii) giải pháp huy động vốn, (iv) giải pháp phát triển nguồn nhân lực nâng cao nhận thức, (v) giải pháp nhân rộng mơ hình Từ khóa: đồng quản lý, hợp tác xã, Nghêu Bến Tre, mơ hình, tổ chức, quản lý, giải pháp -vi- ABSTRACT The thesis “Improving co-management effects of clam resources Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) in Ben Tre Province” was carried out in Binh Dai, Ba Tri, Thanh Phu of Ben Tre Province during April-November 2010 Primary data were collected by the questionnaires for 102 farmers, 10 cooperative managers, Agricultural bureaus and 95 people for feasible solutions asessment Methodology of PRA and SWOT analysis were also used in the study Main results of the thesis are as follows: identfy of steakholders involved in co-management including farmers in co-operative, local government and outside organization Income distribution for households from wild clam resources is 7080%, cultured clam is 70-90%, while remaining for budget spending The average profit was 6.99 million VND per household in 2009, in which Ba Tri and Thanh Phu were 4.64 and 6.27 million VND per household, respectively The average age of investigated farmers was 49, in which the age group of 40 - 49 was highest The hoseholders were women occupying for 53%, while men 47% The learning level and skills of investigated farmers were rather low, in which 3% without learning, 39 and 32% were in primary and secondary schools, respectively 26% of investigated farmers have not been trained in their works, while 46% based on their owned experience There was 19% of investigated farmers have been trained The increasing of clam’s area and production was rather slow Until 2009, the total area of clam resources was 2,462 ha, with total production was 6,318 tons The grading of co-operatives was divided into groups The higher co-management group include Rang Dong and Dong Tam co-operatives, with grading of 50 and 46, respectively The medium co-management group include Tan Thuy, Thanh Phong, Thanh Loi, An Thuy and Binh Minh co-operatives, with grading of 39, 37, 36.5, 36, 35.5, respectively The lower co-management group include Hai Duong and Bao Thuan co-operatives, with grading of 31 and 28, respectively The thesis suggested solutions and assessed its feasible: (i) manage and running the model; (ii) solution -vii- of science and technology; (iii) solution for capital; (iv) human resources development and awareness improvement; (v) model development Key words: co-management; co-operative; Ben Tre clam; model, organize, management, solution -viii- MỤC LỤC CHƯƠNG TRANG TRANG CHUẨN Y i LÝ LỊCH CÁ NHÂN ii LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM TẠ iv TÓM TẮT v MỤC LỤC ix DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii DANH SÁCH CÁC BẢNG xiii DANH SÁCH CÁC HÌNH .xv Chương ĐẶT VẤN ĐỀ Chương TỔNG QUAN 2.1 Các khái niệm đồng quản lý quản lý dựa vào cộng đồng 2.1.1 Khái niệm đồng quản lý .4 2.1.2 Khái niệm quản lý dựa vào cộng đồng 2.2 Tình hình đồng quản lý giới 2.3 Tình hình đồng quản lý nghề cá quy mô nhỏ Việt Nam 11 2.3.1 Quá trình hình thành .11 2.3.2 Một số mơ hình đồng quản lý nghề cá thực Việt Nam 12 2.4 Đặc điểm nguồn lợi Nghêu Bến Tre 15 2.4.1 Đặc điểm sinh học 15 2.4.2 Sự biến động nguồn lợi nghêu Bến Tre 18 2.4.3 Tình hình quản lý, khai thác nguồn lợi Nghêu .20 2.5 Một số thông tin kinh tế - xã hội huyện ven biển tỉnh Bến Tre 21 2.5.1 Diện tích, dân số đơn vị hành chánh 21 2.5.2 Giá trị sản xuất 22 2.5.3 Một số đề tài, dự án liên quan đến vùng đồng quản lý 24 Chương 25 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 -ix- Thị trường tiêu thụ nghêu a Nghêu giống: (1) Trong tỉnh (%); (2) tỉnh: (%); (3) xuất (%) b Nghêu thương phẩm: (1) Trong tỉnh (%); (2) tỉnh: (%); (3) xuất (%) c Thu thập thông tin thị trường giá qua kênh thông tin nào? phương tiện thông tin đại chúng =1; tổ chức khuyến ngư = 2; nậu vựa = 3; khác = Có thực chương trình VSAT thực phẩm quan chức khơng? có=1; khơng =2 B HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC CHO HTX NĂM 2009 Hỗ trợ vốn khoa học kỹ thuật ĐVT: triệu đồng Chia Tổng số Vốn phải hồn lại Vốn khơng hồn lại - Tổng số vốn hỗ trợ cho HTX + Hỗ trợ cho xây dựng mua sắm TSCĐ + Hỗ trợ cho đào tạo cán bộ, xã viên + Hỗ trợ xúc tiến thương mại + Hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ + Các khoản hỗ trợ khác Nhà nước Hỗ trợ đào tạo (người) - Số cán bộ, xã viên đào tạo nhờ hỗ trợ Nhà nước + Số cán đào tạo + Số xã viên đào tạo C THÔNG TIN KHÁC Cán địa phương cán quản lý tổ chức cộng đồng ngư dân khẳng định lực quản lý họ tăng cường nhờ kết ĐQL: có=1; khơng =2 Việc thực mơ hình giúp hoạt động quản lý nguồn lợi Nghêu vùng có hiệu (thời gian, nhân sự, chi phí): có=1; khơng =2 Xã viên có khiếu kiện Ban quản lý HTX phân chia quyền lợi, tính cơng khai tài khơng? Có=1; khơng =2 HTX xác định ranh giới ĐQL chưa? Xác định = 1; chưa xác định = Những xung đột cộng đồng khu vực ĐQL với: không xung đột = 0; người khai thác thủy sản ven bờ =1; người NTTS = 2; tổ chức bên ngồi (du lịch, dịch vụ, giao thơng, bến cá) = 3; người khai thác nghêu tỉnh khác = D KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỒNG QUẢN LÝ …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… XÁC NHẬN CỦA HTX (ký tên, đóng dấu) NGƯỜI LẬP BIỂU (Ký tên) 114 Phục lục 3: Biểu thu thập thơng tin Phịng Nơng nghiệp Đề tài: “ Nâng cao hiệu đồng quản lý nguồn lợi Nghêu Meretrix lyrata tỉnh Bến Tre” Cell phone : 0984 02 7779 - Email: liemthaolenh@yahoo.com BIỂU THU THẬP THƠNG TIN PHỊNG NƠNG NGHIỆP – [Mẫu số 3] Đơn vị: … … Địa : ……………….…Điện thoại:…………… I Diễn biến hoạt động NTTS huyện Diện tích NTTS * Tổng diện tích tiềm NTTS: (ha) + Diện tích ni mặn, lợ: (ha) + Diện tích nước ngọt: (ha) + Diện tích bãi bồi ven biển: (ha) Diện tích (ha) 2005 2006 1/ Diện tích NTTS + DT ni mặn, lợ + DT ni 2/ Diện tích ni Nghêu + DT Nghêu giống + DT Nghêu thương phẩm Sản lượng NTTS Sản lượng (tấn) 2005 2006 1/ Sản lượng NTTS + SL nuôi mặn, lợ + SL nuôi 2/ Sản lượng Nghêu + SL Nghêu giống Giá trị (triệu đồng) + Nghêu thương phẩm Giá trị (triệu đồng) 2007 2007 2008 2008 2009 2009 Thông tin HTX Thủy sản thuộc huyện quản lý Thông tin 2005 2006 2007 2008 2009 Số HTX nuôi nghêu Giỏi Khá Phân loại hoạt Trung bình động Yếu - Đề nghị giải thể a Doanh thu HTX nghêu b Lợi nhuận HTX nghêu c Số xã viên (hộ) d Số xã viên (nhân khẩu) e Lao động nuôi nghêu f Nhân HTX g Số hộ nghèo HTX - Số hộ mức nghèo II Những khó khăn, hướng giải để phát triển nguồn lợi Nghêu địa phương Cơ chế sách, khung pháp lý: …………………………………………………………………………………………………………… 115 …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Mối liên hệ quản lý Cấp huyện HTX: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Hỗ trợ từ cấp tỉnh: … …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Huy động vốn:………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Nhận thức cộng đồng: …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Thị trường tiêu thụ nghêu …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Môi trường, dịch bệnh:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản:…………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… Đào tạo phát triển nguồn nhân lực:………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 10 Khoa học, công nghệ:………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 11 Giải xung đột:…………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… 12 Nhân rộng ĐQL nguồn lợi Nghêu:…………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NGƯỜI LẬP BIỂU (đóng dấu) (ký tên) 116 Phụ lục 4: Các văn sách, pháp luật liên quan đến nguồn lợi Nghêu I Trung ương ban hành Luật thủy sản Luật thuế tài nguyên Luật HTX 2003 Nghị định số 31/2010/NĐ-CP việc xử lý vi phạm hành lĩnh vực thủy sản Nghị định số 27/2005/NĐ-CP việc “Quy định hướng dẫn thi hành số điều Luật thủy sản - giao, cho thuê mặt nước biển để nuôi trồng thủy sản”; Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ngày 12 tháng năm 2010 việc “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn” Nghị Định 29/1998/NĐ-CP, ngày dân chủ cấp sở Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày tháng năm 2003 “Quy chế thực dân chủ xã” Nghị định 123/2006/NĐ-CP Quản lý hoạt động khai thác thủy sản tổ chức, cá nhân Việt Nam vùng biển 10 Nghị định 88/2005/NĐ-CP, ngày 11 tháng 07 năm 2005 “Một số sách hỗ trợ phát triển HTX” 11 Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg, ngày 8/12/1999 Thủ tướng Chính phủ việc “Phê duyệt chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999-2010” 12 Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg, ngày 16 tháng năm 2004 Thủ tướng phủ việc “Phê duyệt chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến 2010” 13 Quyết định số 126/2005 QĐ-TTg, ngày 01 tháng năm 2005 Thủ Tướng Chính Phủ “Một số sách khuyến khích phát triển ni trồng thủy hải sản biển hải đảo” 14 Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg, ngày 23 tháng năm 2004 việc Thủ tướng phủ việc “Phê duyệt chương trình giống thủy sản đến 2010” 15 Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 12 năm 2009 Thủ tướng phủ việc “Phê duyệt Đề án phát triển giống nông lâm nghiệp, giống vật nuôi giống thủy sản đến 2020” 16 Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Thủ tướng phủ việc “Ban hành chế, sách hỗ trợ giống trồng, vật nuôi thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai, dịch bệnh” 17 Quyết định số 148/2000/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 12 năm 2000 Thủ tướng phủ việc “Cấp giấy chứng nhận nhuyễn thể mảnh vỏ” 117 18 Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg, ngày tháng năm 2007 Thủ tướng phủ việc “Cấp tín dụng hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn” 19 Quyết định số 863/1999/QĐ-BTS, ngày 30/11/1999 Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản việc “Sửa đổi Quy chế Kiểm soát ATVS thu hoạch NTHMV” 20 Quyết định số 85/2008/QĐ-BNN, ngày 06 tháng năm 2008, Bộ trưởng Bộ NN PTNT việc “Ban hành quy chế quản lý sản xuất kinh doanh giống thủy sản”; 21 Quyết định số 131/2008/QĐ-BNN, ngày 31 tháng 12 năm 2008, Bộ trưởng Bộ NN PTNT việc “Ban hành quy chế kiểm soát ATVS thu hoạch nhuyễn thể mảnh vỏ”; 22 Quyết định số 01/2004/QĐ-BNN, ngày 14 tháng năm 2004, Bộ trưởng Bộ Thủy Sản việc “Ban hành tiêu chuẩn ngành số 28TCN 193:2004, Vùng thu hoạch nhuyễn thể mảnh vỏ - Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”; 23 Thông tư số 39/2010/TT-BNN, ngày 31 tháng 12 năm 2009 Bộ trưởng Bộ NN PTNT việc “Hướng dẫn loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg”; 24 Thông tư số 02/2006/TT-BKH, ngày 13 tháng năm 2006 việc “Hướng dẫn số điều Nghị định 88/2005/NĐ-CP, ngày 11 tháng 07 năm 2005 số sách hỗ trợ phát triển HTX” 25 Thông tư số 04/2007/TT- NHNN, ngày 13 tháng năm 2007 việc “Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 06/2004/TT-NHNN ngày 27/9/2004 hướng dẫn tín dụng nội hợp tác xã” 26 Thông tư số 24/2010/TT- BTC, ngày 23 tháng năm 2010 việc “Hướng dẫn kế toán áp dụng cho HTX Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp Nghề muối” 27 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 – 07:2009/BNN “Cơ sở sản xuất nhuyễn thể mảnh vỏ điều kiện bảo đảm VSATTP, ban hành kèm theo Thông tư số 47/2009/TT-BNN Bộ NN PTNT” 28 Thông tư số 130/2008/TT-BTC, ngày 26 tháng 12 năm 2008 Bộ trưởng Bộ Tài Chính việc “Hướng dẫn thi hành số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐCP ngày 11 tháng 12 năm 2008 Chính phủ quy định chi tiết thi hành số điều Luật thuế thu nhập doanh nghiệp” II Địa phương ban hành Quyết định số 1224/2004/QĐ-UBND, ngày 11 tháng năm 1999, UBND tỉnh Bến Tre việc “Cấm khai thác Nghêu cửa sông Ba Lai” 118 Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND, ngày 10 tháng năm 2009, UBND tỉnh Bến Tre việc “Ban hành quy định quản lý, sản xuất ương giống nuôi Nghêu thương phẩm địa bàn tỉnh Bến Tre” Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 01 năm 2010, UBND tỉnh Bến Tre việc “Quy định tỷ lệ tính tiền thuê đất, thuê mặt nước địa bàn tỉnh Bến Tre” Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 07 năm 2010, UBND tỉnh Bến Tre việc “Ban hành quy định sản xuất giống, ương giống, khai thác Nghêu giống tự nhiên nuôi Nghêu thương phẩm địa bàn tỉnh Bến Tre” 119 Phụ lục 5: Bộ tiêu chí đánh giá cho điểm đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre Stt I 1 Tân An Thạnh Bình Hải Thạnh Điểm Rạng Đồng Bảo Lợi Minh Dương Phong cao Đông Tâm Thuận thủy Thủy 15,5 20,0 17,5 18,5 18,0 17,0 20,0 CÁC TIÊU CHÍ VÀ CHỈ SỐ VỀ XÂY 29,0 26,0 22,5 DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỒNG QUẢN LÝ 4,0 4,0 2,0 3,0 2,0 3,0 4,0 3,0 4,0 Mức nhu cầu thực ĐQL từ phía 4,0 quyền cộng đồng (từ bắt đầu chọn điểm thực mơ hình) 1,0 1,0 0,0 0,5 0,0 1,0 1,0 0,5 1,0 Người dân vấn cho việc thực 1,0 mơ hình xuất phát từ nhu cầu thực tế họ Có chứng cộng đồng khẳng định việc 1,0 1,0 1,0 0,0 0,5 0,0 0,0 1,0 0,5 1,0 họ muốn tham gia thực mơ hình Tiêu chí Cán quyền vấn cho việc thực mơ hình xuất phát từ nhu cầu thực tế quyền địa phương Có văn thức/bằng chứng quyền địa phương khẳng định việc cam kết tham gia thực mơ hình Mức độ cần thiết phải thực mơ hình Người vấn cho việc thực mơ hình cần thiết Số lượng báo/báo cáo lên tiếng cảnh báo sức ép lên môi trường, nguồn lợi khu vực mơ hình cần thiết phải có cách thức quản lý khác có hiệu 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 1,5 0,5 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 1,5 1,0 1,5 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 1,0 120 Cơ sở pháp lý mô hình Có văn pháp lý cho phép thực mơ hình Có văn pháp lý nêu rõ quyền giao quyền quản lý vùng nước cho cộng đồng (có tọa độ, sơ đồ, quy mơ mơ hình, loại hình thủy vực-biển, hồ chứa, lưu vực sơng v.v… cho NTTS, khai thác, hỗn hợp) Người vấn khẳng định ranh giới mơ hình rõ ràng 4,0 1,0 4,0 1,0 3,5 1,0 3,5 1,0 3,5 1,0 3,5 1,0 3,5 1,0 3,5 1,0 3,5 1,0 3,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 10 Người vấn hiểu quyền nghĩa vụ họ vùng 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Tính hệ thống tổ chức cộng đồng ngư dân Có văn thức/bằng chứng tồn tổ chức cộng đồng ngư dân tham gia quản lý Có chứng tồn hoạt động tổ chức (kế hoạch, báo cáo kết hoat động theo nhiệm kỳ) Có văn thức/bằng chứng tính hệ thống tổ chức cộng đồng ngư dân 4,0 4,0 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 3,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Người vấn công nhận tồn tổ chức cộng đồng ngư dân (chi hội nghề cá, tổ, nhóm, đội, vạn v.v ) cấp cộng đồng vùng nghiên cứu Mức độ phối hợp bên tổ chức, thực 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 15,0 12,0 9,5 5,0 8,0 6,5 6,5 5,5 5,5 7,0 11 12 13 14 121 5.1 15 Có chế phối hợp bên tham gia Bằng chứng pháp lý qui định thức cộng đồng quyền phối hợp với (hoặc bên liên quan với nhau) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,5 0,5 0,5 0,5 5.2 Phối hợp, tham gia xây dựng văn pháp luật/qui định liên quan đến mô hình 2,0 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 2,0 1,0 1,0 2,0 16 Người vấn khẳng định tham gia xây dựng văn pháp quy với quyền liên quan đến thủy sản Người vấn hài lòng với việc Tham gia thực chương trình dự án, họat động liên quan đến mơ hình 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 0,0 0,5 0,0 1,0 0,0 1,0 0,0 1,0 0,0 0,5 0,0 0,5 0,0 1,0 0,0 1,0 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 2,0 0,5 2,0 0,0 1,0 0,0 0,0 0,0 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 1,0 0,5 0,0 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 2,0 1,0 1,0 0,5 1,0 0,0 0,0 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 0,5 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 17 5.3 18 19 5.4 20 21 5.5 22 Người vấn xác nhận có tham gia dự án, chương trình liên quan đến thủy sản khu vực mơ hình Người phịng vấn hài lòng với việc Phối hợp giám sát việc thực chương trình dự án liên quan phạm vi vùng quản lý Người vấn xác nhận người dân tham gia giám sát việc thực chương trình, dự án v.v lĩnh vực thủy sản liên quan đến vùng mơ hình Người vấn hài lòng với việc Tham gia tập huấn vấn đề liên quan đến lĩnh vực đồng quản lý thủy sản Người vấn tham gia lớp tập huấn lĩnh vực ĐQL thủy sản 122 23 5.6 24 5.7 25 5.8 Người trả lời cho họ hài lòng với khóa tập huấn Phối hợp tham gia tuyên truyền văn pháp luật liên quan 1,0 0,5 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Người trả lời tham gia đợt tuyên truyền phổ biến văn pháp luật liên quan đến thủy sản Tham gia họat động bảo tồn nguồn lợi bảo vệ môi trường 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 0,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Người trả lời vấn tham gia vào việc tuần tra, thiết lập quản lý, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái nhạy cảm Tham gia trình định liên quan đến sản xuất lĩnh vực thủy sản 1,0 0,5 0,5 0,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 26 Người vấn xác nhận tham gia q trình định (ví dụ họp) liên quan đến quyền lợi họ mơ hình 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 27 Có văn mang tính pháp lý đề cập đến việc bên liên quan có quyền tham gia q trình định mơ hình Phối hợp, tham gia họat động cải thiện sinh kế (nâng cao kỹ chuyên môn, chuyển đổi nghề, tập huấn nghề mới, tiêu thụ sản phẩm v.v ) Người vấn tham gia họat động cải thiện sinh kế 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 5.9 28 5.10 Tinh thần phối hợp bên 123 29 II 6.1 30 6.2 31 6.3 32 6.4 33 7.1 34 7.2 Người vấn cho tinh thần phối hợp bên liên quan có thay đổi tốt nhờ mơ hình CÁC TIÊU CHÍ VÀ CHỈ SỐ VỀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MƠ HÌNH Hiệu mơi trường, nguồn lợi Tình trạng mơi trường Người vấn cho môi trường tốt Mức độ phong phú nguồn lợi Người vấn cho nguồn lợi tốt đóng góp từ hoạt động mơ hình Cỡ cá đánh bắt và/hoặc suất NTTS Người vấn xác nhận có tăng lên cỡ cá suất NTTS so với trước thực mơ hình Mức độ đa dạng sinh học Người vấn cho số loài sinh vật, loài địa loài có giá trị kinh tế cao khu vực mơ hình tăng lên tác động từ họat động mơ hình Hiệu kinh tế, xã hội Mức thu nhập hộ Người vấn cho có tăng lên thu nhập Tỷ lệ lao động, việc làm 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 23,0 20,0 19,5 10,5 16,5 16,0 15,5 15,5 12,0 14,5 4,0 1,0 1,0 2,5 0,5 0,5 2,5 0,5 0,5 0,0 0,0 0,0 0,5 0,0 0,0 0,5 0,0 0,0 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,0 0,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 7,0 1,0 1,0 6,5 1,0 1,0 6,5 1,0 1,0 4,0 0,5 0,5 6,5 1,0 1,0 6,5 1,0 1,0 6,5 1,0 1,0 5,5 0,5 0,5 4,0 0,5 0,5 5,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 124 35 7.3 Người vấn cho áp dụng mơ hình vùng làm tăng việc làm cộng đồng Mức đóng góp đến giá trị sản xuất thu ngân sách địa phương 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 2,0 1,5 1,0 1,0 36 Tổng giá trị sản xuất thủy sản vùng mơ hình giá trị sản xuất địa phương tăng 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 37 Mức đóng góp mơ hình đến tổng thu ngân sách địa phương tăng 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 7.4 38 Tỷ lệ đói nghèo Tỷ lệ hộ ngư dân thành viên vùng mơ hình hộ nghèo giảm Tỷ lệ hộ thành viên vùng mơ hình hộ nghèo giảm Mức chênh lệch giàu nghèo Khoảng cách chênh lệch thu nhập thành viên có thu nhập cao thấp vùng mơ hình giảm Hiệu mặt quản lý, thể chế, sách Mức xung đột nội cộng đồng cộng đồng với bên liên quan khác 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 1,0 0,5 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 1,0 0,5 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 12,0 3,0 11,0 2,5 10,5 2,5 6,5 1,0 9,5 2,5 9,0 2,5 8,5 2,0 10,0 3,0 8,0 1,0 8,0 1,0 1,0 0,5 0,5 -0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 0,5 1,0 0,0 0,0 39 7.5 40 8.1 41 42 Người vấn cho có giảm mức độ tranh chấp/mẫu thuẫn thành viên nội mơ hình Người vấn cho có thay đổi giảm mức độ tranh chấp/mâu thuẫn thành viên nghề ngồi vùng mơ hình 125 43 8.2 44 8.3 45 46 47 8.4 48 49 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,0 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Người vấn khẳng định họ thay đổi nhận thức theo chiều hướng tốt so với trước có mơ hình Mức độ thực hiện/tn thủ văn pháp luật quy định (hương ước) cộng đồng 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3,0 3,0 2,5 1,5 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 1,5 Người vấn khẳng định họ thay đổi hành vi theo chiều hướng tốt so với trước có mơ hình Người vấn xác nhận có thay đổi tích cực thực thi/tuân thủ các văn pháp luật quy định cộng đồng lĩnh vực thủy sản Người vấn xác nhận có giảm thiểu vụ phạm pháp 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 Mức độ tiếp nhận phản hồi, giải kiến nghị vấn đề liên quan bên Người vấn có đề xuất, kiến nghị với bên lại để giải vấn đề liên quan đến họat động mơ hình 2,0 2,0 2,0 1,5 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Người vấn cho có giảm mức độ tranh chấp/mẫu thuẫn cộng đồng đối tác khác (khác nghề) Mức độ nhận thức bên quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản môi trường Người vấn thỏa mãn với cách giải bên lại vấn đề họ yêu cầu 126 8.5 50 8.6 51 52 III 53 54 10 55 56 Mức độ minh bạch thông tin quản lý thủy sản Người vấn hài lòng với vấn đề minh bạch thông tin địa phương lĩnh vực quản lý thủy sản nói chung ĐQL nguồn lợi Nghêu nói riêng Năng lực quản lý quyền cộng đồng Cán địa phương cán quản lý HTX khẳng định lực quản lý họ tăng cường nhờ kết mơ hình Người trả lời vấn cho việc thực mơ hình giúp hoạt động quản lý thủy sản (nguồn lợi Nghêu) vùng có hiệu (thời gian, nhân sự, chi phí) NHĨM TIÊU CHÍ VÀ CHỈ SỐ TỔNG HỢP Tính bền vững mơ hình Người vấn cho mơ hình tiếp tục triển khai hoạt động tốt hỗ trợ từ bên chấm dứt Ngư dân thành viên cam kết tiếp tục đóng góp tiền và/hoặc cơng để trì qui định hoạt động mơ hình Mức độ khả nhân rộng mơ hình Số lượng quan/đơn vị đến thăm quan học tập kinh nghiệm từ mơ hình Số lượng mơ hình tương tự hình thành sau tham quan mơ hình 1,0 1,0 1,0 0,0 0,5 0,0 0,0 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 0,0 0,5 0,0 0,0 0,5 0,5 1,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 4,0 2,0 1,0 4,0 2,0 1,0 4,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 2,5 2,0 1,0 2,5 2,0 1,0 2,5 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 2,5 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 0,0 0,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,0 0,0 0,0 0,0 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 127 TỔNG CỘNG 56,0 50,0 Xếp loại đánh giá: - Mức độ ĐQL cao: 45 - 56 điểm - Mức độ ĐQL trung bình: 35 - 44 điểm - Mức độ ĐQL thấp: 25 - 34 điểm - Mức độ ĐQL thấp: 25 điểm 128 46,0 28,0 39,0 36,0 36,5 35,5 31,0 37,0 ... nghiên cứu - Kết đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre - Đánh giá mức độ thực đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre - Phân tích SWOT đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre - Đề xuất giải... đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre .31 Hình 4.1: Các bên tham gia đồng quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre .34 Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức, quản lý nguồn lợi Nghêu tỉnh Bến Tre. .. cứu đề tài: ? ?Nâng cao hiệu đồng quản lý nguồn lợi Nghêu Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) tỉnh Bến Tre? ??, với mục đích quản lý cách có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: giảm