Dự án và quản lý dự án 1.1. Khái niệm và đặc tính của dự án 1.1.1. Khái niệm Theo Ngân hàng thế giới “Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế
Trang 1CHUYÊN ĐỀ 3:
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng nhằm từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý dự án và đấu thầu lựa chọn các nhà thầu trong hoạt động xây dựng Tuy nhiên, bên cạnh đó vấn đề hợp đồng và thanh quyết toán đang còn khoảng cách khá xa so với khu vực và quốc tế nếu không nói là tụt hậu đang gây nhiều trở ngại trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.
Để tháo gỡ những vướng mắc trở ngại trong lĩnh vực quản lý chi phí, hợp đồng và thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; có thể nhận định đây là một bước đổi mới có tính quyết định nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập sâu với khu vực và quốc tế và quản lý dự án đầu tư xây dựng Tuy nhiên để các chính sách cơ chế quan trọng mang tính quyết định này đạt được hiệu quả đòi hỏi các chủ thể có liên quan trong đó các cơ quan quản lý nhà nước các cấp (bao gồm cả các cấp ngân sách nhà nước) các chủ thể trực tiếp trong các dự án đầu tư xây dựng đó là chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn và các nhà thầu phải đổi mới tư duy quản lý đã được thực hiện trong pháp luật cũng như việc nắm vững các nội dung mang tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
2
Trang 3Sau đây là một số vấn đề cần quan tâm:
1 Cơ sở pháp luật cao nhất của hợp đồng trong hoạt động xây dựng là
Bộ Luật Dân sự và Luật Xây Dựng Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là hợp đồng dân sự Theo điều 388 Bộ Luật Dân sự “ Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ của các bên” Trong hợp đồng sự thỏa thuận là quan trọng nhất, vì vậy Điều 402 Bộ Luật Dân sự đã ghi “ Thỏa thuận được hiểu lá sự thống nhất giữa các bên về việc thực hiện hay không thực hiện một việc cụ thể Muốn thống nhất, các bên phải có cơ hội bày tỏ ý chí, các ý chí ấy phải trùng khớp, thống nhất về một số nội dung nhất định, được hiểu đó là nội dung của hoạt động ”.
Sở dĩ phải nêu lại nguyên tắc pháp lý quan trọng này là bởi lẽ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn nhà nước ( chiếm trên 50 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm) luôn vi pham nguyên tắc này đó là sự bất bình đẳng trong quan hệ hợp đồng giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu và trên tất cả trong nhiều trường hợp quyền và nghĩa vụ các bên lại bị “vô hiệu” bởi một tổ chức thứ ba: Cơ quan được giao nhiệm vụ cấp phát cho vay và tanh toán Chính vì lẽ đó cần được thực thi một số nguyên tắc pháp lý quan trọng tiếp theo.
Trang 42 Các cơ quan cấp phát, cho vay và thanh toán không chịu trách nhiệm về xác nhận khối lượng và chi phí một khi các bên trong hợp đồng đã thực hiện
đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng Về nguyên tắc pháp lý đúng là như vậy nhưng lâu nay trong thực tế chúng ta đã ngộ nhận nguyên tắc này mà lẽ ra về Pháp lý Chủ đầu tư phải là người chịu trách nhiêm trước hết về tiến độ, chất lượng và chi phí đầu tư xây dựng ( Luật xây dựng , các Nghị định 12/2005/N Đ- CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2009 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định 99/2007/N Đ- CP); các Tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư, thiết bị và thi công xây dựng chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và trước pháp luật những thỏa thuận ( gồm quyền và nghĩa vụ) đã được ghi trong hợp đồng “ Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật; Các tranh chấp chử được thỏa thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở quyết định của pháp luật liên quan” ( Thông tư 06/2007/TT-BXD); Nếu các văn bản hướng dẫn về hợp đồng và thanh toán không làm rõ nguyên tắc này và phải chỉ đạo triển khai triệt để trong thực tế thì không thể khắc phục được tình trạng lạm quyền, cửa quyền, trong thực tế quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước hiện nay.
4
Trang 53 Chủ đầu tư các tổ chức tư vấn và các nhà thầu được quyền lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với tính chất cụ thể của công việc hoặc gói thầu
Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng hình thức hợp đồng theo giá trọn gói 1 cách tràn lan đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ách tăc trong quá trình thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước kèm theo các hậu quả khôn lường như chất lượng công trình kém, tiến độ thi công bị kéo dài ảnh hưởng nghiewm trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước Cần được hiểu là chúng ta đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động không những trong nước mà mang tính phạm vi toàn cầu vì vậy trong lĩnh vực hợp đồng và thanh toán cũng không thể xa rời thực tế đó.
Có thể khẳng định hình thức hợp đồng trọn gói hay hợp đồng giá theo trọn gói là một hình thức hợp đồng tiên tiến nó làm giảm nhẹ gánh nặng quản lý cho Chủ đầu tư, tăng cường trách nhiệm thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu, nhưng do chúng ta thiếu những hướng dẫn đầy đủ về chuyên môn cũng như pháp lý nên đã dẫn đến những hậu quả tiêu cực như đã nêu trên Thực chất hợp đồng trọn gói đang được sử dụng hiện nay là gì?
Trang 6Đó là chi phí của công việc hay gói thầu dựa trên khối lượng tính toán từ thiết kế bản vẽ thi công do Chủ đầu tư thuê các tổ chức tư vấn lập và Chủ đầu tư phê duyệt thường bị tính thiếu (mặc dù đã thẩm định) đơn giá được áp dụng là bộ đơn giá các địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương) ban hành thường không cập nhật hoặc cập nhật không kịp thời đặc biệt là giá cả vật liệu xây dựng thường mang tính chủ quan của các cơ quan quản lý thông qua phương pháp thông báo giá làm căn cứ đề Chủ đầu tư ký kết hoạt động chỉ định thầu hoặc làm căn cứ xác định giá gói thầu để xét thầu trong trường hợp đấu thầu; Khi thanh toán hoặc quyết toán công trình cơ quan cấp phát, cho vay lại thực thi nguyên tắc (Luật bất thành văn) cái gì nhà thầu làm thêm thì không thanh toán, cá gì nhà thầu không làm thì trừ đi? Nói tóm lại toàn bộ rủi ro đều do nhà thầu chịu Để khắc phục triệt để tình trạng này cần thực hiện các giải pháp sau: Chỉ thực hiện hình thức hợp đồng giá trọn gói trong các trường hợp sau:
6
Trang 7a Đối với những công việc hoặc gói thầu có đủ điều kiện xác định và khối lượng cụ thể trong xây dựng đó là các công tác xây, trát, lát, ốp, đổ bê tông với điều kiện khi thương thảo hợp đồng các nhà thầu được quyền xem xét bổ sung các khối lượng nếu hồ sơ thiết kế dự toán tính thừa hoặc thiếu trước khi ký hợp đồng trong trường hợp chỉ định thầu, Chủ đầu tư cần sử dụng tư vấn khi xem xét các đề nghị của nhà thầu ( chấp nhận hay không chấp nhận) Về đơn giá hoặc các khoản chi phí tính theo tỷ lệ % cần được các bên xem xét theo điều kiện cụ thể của công trình (Nghị định 99/2007/ NĐ- CP và Thông tư 05/2007/BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình) dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trong đó có tính đến những biến động của thị trường đối với các yếu tố đầu vào của đơn giá.
Trang 8b Đối với trường hợp đấu thầu cũng được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với các công việc trên nhưng trong hồ sơ mời thầu bảng tiên lượng được coi là tạm tính để các nhà thầu áp đơn giá dự thầu; Các khối lượng do Nhà thầu phát hiện sai sót thừa hoặc thiếu dựa trên Bản vẽ thiết kế thi công trong Hồ sơ mời thầu cần được lập thành dự toán riêng để Chủ đầu tư khi đánh giá hồ sơ dự thầu cần xem xét (chấp nhận hoặc không chấp nhận), nếu được chấp nhận cần được quy đỏi vầ cùng mặt bằng khối lượng đối với tất cả các hồ sơ dự thầu khác để xác định giá đánh giá Về đơn giá dự thầu của nhà thầu phải chấp nhận các rủi ro (nếu có) tức là đã bao gồm cả các yếu tố đầu vào (vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố liên quan khác) do biến động của thị trường (nếu các bên xét thấy không cần ghi thêm điều kiện điều chỉnh nào); Khi thanh toán không yêu cầu xác nhận khối lượng chi tiết đã thực hiện Cần lưu ý khi xác định giá dự toán làm căn cứ để xác định giá gói thầu phải được tính đúng, tính đủ theo yêu cầu khách quan của thị trường nhue trong quy định của Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính Phủ và Thông tư 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây Dựng Với các điều kiện như trên việc áp dụng hợp đồng trọn gói là hoàn toàn khả thi, phù hợp với thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế Một điểm cần lưu ý là khi áp dụng hợp đồng trọn gói các phát sinh ngoài hợp đồng vẫn được Chủ đầu tư hoặc cấp coa thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc những nguyên tắc điều chỉnh do những nguyên nhân bất khả kháng không do nhà thầu gây ra đồng thời được 2 bên thỏa thuận điều chỉnh ghi trong hợp đồng (như giá cả vật tư, nhân công có những biến động) 8
Trang 9c Một trường hợp khác có thể áp dụng hợp đồng trọn gói cho các công việc khối lượng khó xác định như kinh nghiệm thế giới thường áp dụng cho công tác điện nước, hoặc các công việc thu dọn vệ sinh mặt bằng thường được áp dụng hợp đồng trọn gói khi mà các nhà thầu có kinh nghiệm thực hiện, kể cả chấp nhận rủi ro (nếu có) Ngoài ra các hợp đồng tư vấn (Lập dự án, thiết kế, giám sát thi công ) khi giá gói thầu được xác định theo tỷ lệ % chi phí (Văn bản 1751/VP - BXD) cũng có thể áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói hoặc xác định giá gói thầu bằng phương pháp lập dự toán (tháng/ người) cũng có thể áp dụng hình thức hợp đồng này.
Trang 104 Khuyến khích áp dụng hình thức chỉ định thầu (theo quy định của pháp
luật) hoặc đầu tư để lựa chọn Tổng thầu thiết kế -xây dựng (Design and Build ), Tổng thầu EPC ( Engineering – Procurement - Construction), Tổng thầu chìa khóa trao tay (Tủnkey): về thực chất các hợp đồng loại này đều là hợp đồng trọn gói ( Lumpsum Contract) đã được pháp luật quy định (Luật xây dựng, Nghị định 16/2005/CP và các văn bản hướng dẫn liên quan) Việc lập hồ sơ mời thầu hoặc xác định căn cứ ký kết hợp đồng, giá gói thầu được thiết kế trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật tổng thể - từ tiếng Anh: Font End Engineering Design (viết tắt FEED) gần tương đương như thiết kế kỹ thuật của Việt Nam (tuy chưa chi tiết so với TKKT của Việt Nam) hoặc thiết kế sơ bộ mở rộng (tương đương như thiết kế cơ sở của Việt Nam) Vì vật bảng tiện lượng trong hồ sơ mời thầu thường là khối lượng gộp hoặc theo giai doạn hoàn thành Tuy vậy các văn bản hướng dẫn hiện hành về thanh toán và quyết toán cho các loại hợp đồng Tổng thầu EPC và chìa khóa trao tay gần như chưa có, trong khi các hình thức hợp đồng trọn gói kiểu này đang từng bước được mở rộng áp dụng ở các ngành các địa phương hiện nay như dự án nhà máy Bia Củ chi với tổng giá trị gói thầu lên đến 1900 tỷ đồng, dự án Nhà máy nước Thủ Đức – TP Hồ Chí Minh, dự án Nhà máy Điện Uông Bí mở rộng và nhiều gói thầu xây lắp của ngành dầu khí, điên
10
Trang 115 Cần mở rộng việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá hoặc hợp
đồng giá điều chỉnh đặc biệt là các dự án sử dụng nguông vốn ngân sách nhà nước Đối tượng áp dụng các hình thức hợp đồng thuộc loại này đó là các công việc, gói thầu khó khăn trong việc xác định chính xác khối lượng trong bước thiết kế làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu như các gói thầu làm đất, dá trong giao thông, thủy lợi hoặc các công việc đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi trong xây dựng dân dụng, công nghiệp Thực tế các dự án vay vốn ODA thuộc các ngành giao thông, thủy lợi các nhà tài trợ cũng có quy chế cho việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo giá điều chỉnh (tương đương vói đơn giá trúng thầu được điều chỉnh ) còn khối lượng được thanh toán là khối lượng thực tế được nghiệm thu, khối lượng trong hồ sơ mời thầu hoặc trong hợp đồng chỉ là tạm tính Nếu gói thầu được xác định theo những nguyên tắc, phương pháp đổi mới được quy định trong Nghị định 99/2007/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư 05/2007 của Bộ Xây Dựng thì việc áp dụng hợp đồng theo đơn giá hoặc giá điều chỉnh là hoàn toàn khả thi với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam.
Trang 126 Việc áp dụng rộng rãi nhiều hình thức hợp đồng (giá trọn gói, đơn giá
cố định, giá điều chỉnh) trong một gói thầu hoặc trong một công trình là điều cần thiết phù hợp vói pháp luật hiện hành (Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn) Ví dụ các dự án cao ốc chung cư hoặc văn phòng, khách san phần mềm móng cần được áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định như đã từng được ap cho công tác khoan cọc nhồi của tòa nhà Diamond Plaza- Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều công trình dân dụng khác; áp dụng hợp đồng theo giá trọn gói cho các phần bê tông, xây, trát, lát, ốp, điện nước, cơ khí, thông hơi, thông gió thuộc các tòa nhà cao ốc văn phòng hoặc chung cư cao tầng
Để vận dụng các hình thức và có thể soạn nội dung hợp đồng phù hợp thì các chủ thể hợp đồng cần nắm được một số nội dung cơ bản về hợp đồng trong hợp đồng xây dựng được trình bày dưới đây.
12
Trang 13II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG- NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1 Khái niêm, đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động xây dựng.1.1 Khái niệm
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây viết tắt là hợp đồng xây dựng ) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thực hiện toàn bộ hay một hoặc một số công việc trong hoạt động xây dựng Hợp đồng xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng phải co trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết, là căn cứ để thanh toán và phân xử các tranh chấp (nếu có) trong quan hệ hợp đồng.
1.2 Đặc điểm của hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
1.2.1 Là loại hợp đồng dân sự chứa đựng nhiều yếu tố kinh tế.1.2.2 Có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéo dài.
1.2.3 Nội dung hợp đồng và việc thực hiện gắn liền với quá trình lựa chọn nhà
thầu Hợp đồng cũng chính là sản phẩm của quá trình lựa chọn nhà thầu Gần như toàn bộ các tìa liệu của quá trình lựa chọn nhà thầu cũng chính là tài liệu của hợp đồng và nhũng thương thảo để hình thành hợp đồng xây dựng đều không được trái
Trang 141.2.4 Các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng của các chủ thể hợp đồng có liên quan đến bên thứ 3.
1.2.5 Chủ thể của hợp đồng gồm có: Bên giao thầu và Bên nhận thầu.
1.2.6 Bên giao thầu là các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước tổ chức chính trị, các tổ chức chính tri – xã hội, cá nhân có vốn đầu tư xây dựng và có nhu cầu xây dựng.
1.2.7 Bên nhận thầu là bên tổ chức tư vấn xây dựng, tổ chức thi công xây dựng công trình hoặc tư nhân có đủ điều kiện hoạt động kinh doanh và điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.2.8 Trong hợp đồng, chủ thể bắt buộc là bên nhận thầu phải có thẩm quyền kinh tế trong lĩnh vực thầu xây dựng, cón khách thể của hợp đồng là kết quả xây dựng bao gồm các sản phẩm như báo cáo khảo sát xây dựng, báo cáo đầu tư xây dựng công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng công trình,báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế, dự toán và tổng dự toán, bộ phận công trình xây dựng hoàn thành, hạng mục và công trình xây dựng hoàn thành.
14
Trang 152 Khung pháp luật của hợp đồng xây dựng.
2.1 Bộ Luật Dân sự từ Điều 388 đến Điều 427 và từ Điều 518 đến Điều 526.2.2 Các luật:
2.2.1 Luật xây dựng năm 2003 quy định tại Chương VI- MỤc 2 từ Điều 107 đến Điều 110.
2.2.2 Luật Thương mại2.2.3 Luật Đấu thầu
2.3 Các Nghị định và Thông tư:
2.3.1 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính Phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2.3.2 Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07/01/2007 của Chính Phủ về bổ sung sửa đổi một số điều Nghị định số 99/2007/NĐ-CP.
2.3.3 Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Trang 163 Nguyên tắc chung ký kết Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
3.1 Hợp đồng phải được xác lập bằng văn bản trên cơ sở các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không trái pháp luật, cùng có lợi, mọi thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng và bình đẳng về các quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia.
3.2 Hợp đồng được ký kết sau khi hoàn thành lựa chọn nhà thầu và kết thúc đàm phán hợp đồng với nhà thầu trúng cả thầu (cả trường hợp đấu thầu và chỉ định thầu) cho Bên giao thầu Hợp đồng xây dựng gắn liền với quá trình lựa chọn nhà thầu Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng phải thuân thủ quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật về hợp đồng khác có liên quan.
3.3 Nội dung hợp đồng được ký kết phải nêu rõ trách nhiem trước pháp luật đối với:
3.3.1 Các cam kết thực hiện công việc của Bên nhận thầu theo mục tiêu đầu tư của dự án và thời hạn hoàn thành công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng.
3.3.2 Việc đảm bảo những điều kiện cần thiết để thực hiện công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng của Bên giao thầu, kể cả việc đảm bảo đủ vốn để thanh toán cho các công việc theo hợp đồng; 16
Trang 173.3.3 Các thỏa thuận cam kết của các bên có liên quan trực tiếp đến quá trình thực hiện hợp đồng.
3.3.4 Hình thức hợp đồng: Luật xây dựng đã quy định hợp đồng xây dựng được xác lập bằng văn bản (Điều 107) Hợp đồng xây dựng được lập trên cơ sở tham khảo các mẫu do Bộ Xây dựng công bố.
Tùy theo mức độ phức tạp của hợp đồng mà các bên có thể soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng bằng văn bản như sau:
a Đối với hợp đồng của các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ: mọi nội dung của hợp đồng được thỏa thuận sẽ ghi trong văn bản hợp đồng.
b Đối với hợp đồng của các công việc, gói thầu phức tạp, quy mô lớn: nội dung hợp đồng được thực hiện trong văn bản hợp đồng, điều kiện chung, điều kiện riêng của hợp đồng và các tài liệu kèm theo khác.
- Điều kiện chung của hợp đồng là tài liệu chính thức để giải nghĩa các tài liệu khác trong Tài liệu hợp đồng, trong đó xác định trong đó xác định rõ các bên tham gia hợp đồng và ấn định trách nhiệm của từng bên vói nhau: Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu và nhà thầu phụ; xác định các công việc theo hợp đồng của mỗi bên tham gia; xác định thời gian, các vấn đề liên quan đến thanh toán và hoàn thành,
Trang 18+ Điều kiện chung của hợp đồng không phải là Chỉ dẫn kỹ thuật.
+ Điều kiện chung của hợp đồng cùng với văn bản hợp đồng chi phối toàn bộ nội dung hợp đồng.
+ Điều kiện chung của hợp đồng chứa đựng cá yêu cầu, thiết lập các mối quy hoạch và xác định các trách nhiệm.
- Điều kiện riêng của Hợp đồng là những thay đổi và bổ sung được đưa thêm vào cá điều kiện chung Tài liệu này chi tiết hóa các thay đổi và bổ sung trong các điều kiện chung bằng ngôn ngữ hợp đồng để đáp ứng được các yêu cầu đối với từng dự án cụ thể như : các vấn đề về luật pháp: phong tục, chế độ thuê tại địa phương; các yêu cầu về bảo hiểm, thủ tục hành chính
+ Các điều kiện bổ sung của hợp đồng làm rõ nghĩa cho Các điều kiện chung.+ Các điều kiện bổ sung của hợp đồng làm rõ nghĩa cho các yêu cầu bắt buộc đối với từng dự án hoặc từng khu vực.
+ Các điều kiện bổ sung của hợp đồng tạo ra quyên ưu tiên không theo cá điều kiện chung.
+ Các điều kiện bổ sung của hợp đồng được biên soạn riêng cho mỗi gói thầu.18
Trang 19- Các chỉ dẫn kỹ thuật: Xác định các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm, vật liệu và nhân công trong hợp đồng xây dựng.
Các yêu cầu chung trong chỉ dẫn kỹ thuật thiêt lập nên các yêu cầu về trình tự và quản lý Đây là những quy định có tính chất bắt buộc tren cơ sở nội dung hợp đồng và phải được biên soạn riêng đối với từng gói thầu.
c Giá hợp đồng (giá ký kết hợp đồng) kko vượt giá trúng thầu ( đối với các trường hợp đấu thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu) Khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người có thẩm quyền cho phép.
Giá hợp đồng giao nhận thầu xây dựng phải được hình thành thông qua quá trình đàm phán hợp đồng dựa trên cơ sở kết quả đấu thầu được duyệt ( trường hợp đấu thầu), hoặc các bản chào giá, dự toán thực hiện của Bên nhận thầu đã được Bên giao chấp thuận (trường hợp chỉ định giá thầu) và những điều kiện cụ thể khác của công việc được giao thầu Giá hợp đồng là giá được thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc thao nội dung của hợp đồng.
Trang 20Giá hợp đồng được xác định trên cơ sở:
- Các yếu tố chi phí cân thiết để thực hiện công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng như: các chi phí về vật liệu, nhân công, máy móc thiết bị thi công; chi phí quản lý, phục vụ thi công.
- Các chi phí về chuẩn bị công trường, xây dựng nhà tạm phục vụ thi công (nếu cần thiết) của nhà thầu;
- Dự phòng cho phần khối lượng công việc không lường hết và trượt giá trong thời gian thực hiện công việc, công trình xây dựng.
- Lợi nhuận dự tính của nhà thầu, các khoản thuế phải nộp đối với sản phẩm xây dựng theo quy định.
Giá hợp đồng giao nhận thầu xây dựng phải được xác định phù hợp với mặt bằng giá cả thị trường cũng như với các quy định về quản lý giá của Nhà nước tịa thời điểm ký kết hợp đồng Trong trường hợp có sự điều chỉnh giá hợp đồng thì việc điều chỉnh giá hợp đồng được thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.
20
Trang 21Đối với hợp đồng tổng thầu thì giá hợp đồng tổng thầu phải bao gồm các chi phí cần thiết để thực hiện toàn bộ các công việc của hợp đồng và các chi phí có liên quan đến thi công, quản lý thực hiện công việc, thực hiện chuyển việc giao công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm từ tổng thầu Việc xác định và mức độ giao thầu về thiết kế xây dựng công trình.
3.3.5 Chủ đầu tư (hoặc đại diện của chủ đầu tư ) được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc Trong một dự án, nội dung các hợp đồng thầu chính phải thống nhất đồng bộ để đăm bảo mục tiêu, tiến độ, chất lượng của dự án.
3.3.6 Nhà thầu chính được ký với một hoặc một số hợp đồng thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư Các hợp đồng thầu phụ phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã kí với chủ đầu tư Nhà thầu chính chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
3.3.7 Nhà thầu liên doanh: các thành viên phải có thỏa thuận liên danh Trong hợp đồng xây dựng phải có chử ký cửa tất cả các thành viên tham gia liên danh.
Trang 223.3.8 Đại điện đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng: Cả hai bên giao thầu và nhận thầu đều có thể cử đại diện đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng Khi đó, người được cử phải được quyền quy định và chịu trách nhiệm về quy định của mình trong quá trình đàm phán và trong quá trình thực hiện hợp đồng Trường hợp có những nội dung cần xin ý kiến người có thẩm quyền thì các nội dung này phải được ghi rõ trong hợp đồng.
3.3.9 Việc thanh toán Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng được căn cứ vào giá hợp đồng và cá thỏa thuận trong hợp đồng, trên cơ sở khối lượng thực hiện, hai bên có thể thanh toán theo giai đoạn, theo phần công việc đã hoàn thành hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành toàn bộ hợp đồng.
3.3.10 Bên giao thầu có thể trực tiếp thanh toán hoặc ủy thác việc thanh toán cho Bên nhận thầu thông qua tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng do mình lựa chọn.
22
Trang 23III CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1 Tùy theo quy mô, tính chất công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, chủ đầu tư có thể ký hợp đồng xây dựng với nội dung như sau:
1.1 Hợp đồng tư vấn xây dựng.
Hợp đồng tư vấn xây dựng là hợp đồng xây dựng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động xây dựng như: lập quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thẩm tra thiết kế, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Trang 241.1.1 Hợp đồng với tổ chức tư vấn giúp chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thẩm tra thiết kế, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.
1.1.2 Hợp đồng lập quy hoạch xây dựng.
1.1.3 Hợp đồng với tổ chức tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực về khảo sát xây dựng để thẩm tra nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng (kể cả trường hợp bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng ) khi chủ đầu tư thấy cần thiết.
1.1.4 Hợp đồng với tổ chức thực hiện khảo sát xây dựng cho bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công.
24
Trang 251.1.5 Hợp đồng với người có chuyên môn phù hợp thực hiện việc giám sát khảo sát xây dựng khi chủ đầu tư không có người có chuyên môn phù hợp.
1.1.6 Hợp đồng với tổ chức tư vấn lập nhiệm vụ thiết kế công trình xây dựng khi chủ đầu tư không tự lập được.
1.1.7 Hợp đồng với tổ chức tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.1.8 Hợp đồng với tổ chức giúp chủ đầu tư quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình khi chủ đầu tư không có đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án xây dựng.
1.1.9 Hợp đồng với tổ chức tư vấn khi thiết kế xây dựng công trình để thiến hành các bước thiết kế và dự toán xây dựng công trình sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt.
Trang 261.1.10 Hợp đồng với tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra thiết kế và dự toán công trình đối với toàn bộ hoặc một phần các nội dung quy định tại Điều 18 của Nghị định 12/2009/NĐ-CP làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt khi chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thiết kế, dự toán công trình
1.1.11 Hợp đồng thuê tổ chức tư vấn thực hiện giám sát thi công xây dựng trong trường hợp chủ đầu tư, tổ chức tư vấn quản lý dự án không có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng theo quy định.
1.1.12 Hợp đồng đối với tổ chức tư vấn thực hiện các công tác khác : kiểm định chất lượng, kiểm tra thiết bị, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng.
1.1.13 Hợp đồng với tổ chức kiểm toán về tài chính.
1.1.14 Hợp đồng với các nhà thầu thực hiện bảo trì công trình xây dựng.
26
Trang 271.2 Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng
Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình theo thiết kế công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.3 Hợp đồng thi công xây dựng công trình.
Hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng xây dựng thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.
1.4 Hợp đồng thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - thi công xây dựng (viết tắt theo tiếng Anh là EPC).
Hợp đồng EPC là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
1.5 Hợp đồng chìa khóa trao tay (TK).
Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị và thi công xây dựng công trình.
Trang 282 Theo mối quan hệ trong quản lý có các loại hợp đồng sau:
2.1 Hợp đồng thầu chính
2.1.1 Hợp đồng thầu chính được ký kết trực tiếp giữa chủ đầu tư với một nhà thầu chính để thực hiện một hoặc một số công việc của dự án như tư vấn, thi công xây dựng và lắp đặt, cung ứng vật tư, thiết bị.
2.1.2 Chủ đầu tư được pháp ký kết đồng thời nhiều hợp đồng thầu chính với nhiều nhà thầu chính khác nhau trong trường hợp công trình xây dựng có quy mô lớn, có yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc.
2.1.3 Khi áp dụng hình thức nhiều hợp đồng thầu chính thì:
a Các hợp đồng thầu chính được ký kết phải phù hợp với nhau về các mốc tiến độ chính, chất lượng thực hiện các công việc và phải đáp ứng được các mục tiêu cơ bản của dự án được duyệt.
b Chủ đầu tư phải có đủ năng lực để quản lý, điều phối đồng thời các hoạt động của nhiều nhà thầu tham gia.
c Tổng mặt bằng xây dựng công trình và các biện pháp thi công được dề xuất phải đảm bảo cho các nhà thầu có thể đồng thời cùng thực hiện các công việc.
28
Trang 292.2 Hợp đồng thầu phụ
2.2.1 Hợp đồng thầu phụ được ký kết trực tiếp giữa tổng thầu với một/ nhiều thầu phụ hoặc nhà thầu chính với một/ nhiều thầu phụ thực hiện một phần công việc của tổng thầu hoặc thầu chính.
2.2.2 Hợp đồng thầu phụ áp dụng cho công việc, công trình, hạng mục công trình xây dựng có khối lượng công việc mang tính chất đặc thù, chuyên nghành hoặc thuộc một lĩnh vực cụ thể mà tổng thầu, nhà thầu chính không đủ điều kiện để tự thực hiện.
2.2.3 Trước khi ký kết hợp đồng thầu phụ, Bên giao thầu (là tổng thầu hoặc nhà thầu chính ) phải báo cáo với chủ đầu tư về tư cách pháp lý, năng lực hoạt động hoặc năng lực hành nghề của nhà thầu phụ được lựa chọn để chủ đầu tư xem xét và chấp nhận bằng văn bản.
2.2.4 Việc ký kết hợp đồng thầu phụ phải phù hợp với nội dung của hợp đồng tổng thầu hoặc hợp đồng thầu chính, đồng thời phải đảm bảo các lợi ích của chủ đầu tư đac được xác định trong các hợp đồng này.
Trang 302.3 Hợp đồng tổng thầu bao gồm:
2.3.1 Hợp đồng tổng thầu thiết kế (E)
Hợp đồng tổng thầu thiết kế là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ công việc thiết kế xây dựng công trình của dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.3.2 Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình (C)
Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ việc thi công xây dựng công trình của dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.3.3 Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình (EC)
Hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ việc thiết kế và thi công xây dựng công trình của dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.3.4 Hợp đồng tổng thầu thiết kế - cung ứng vật tư thiết bị - xây dựng (EPC).
2.4 Hợp đồng tổng thầu EPC
2.5 Hợp đồng tổng thầu chia khóa trao tay (TK).
30
Trang 31IV HỒ SƠ VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG1 Hồ sơ hợp đồng.
1.1 Hồ sơ hợp đồng xây dựng quy định Điều 108 Luật xây dựng bao gồm hợp đồng xây dựng và các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng.
1.2 Khuyến khích các bên tham gia hợp đồng tham khảo áp dụng các tài liệu hướng dẫn về hợp đồng xây dựng do Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) biên soạn.
2 Nội dung của hợp đồng xây dựng.
Tùy theo quy mô, đặc điểm, tính chất của từng công trình, tuengf gói thầu, từng công việc và từng loại hợp đồng xây dựng cụ thể mà hợp đồng xây dựng có thể bao gồm toàn bộ hay một phần các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin về hợp đồng và các bên tham gia ký kết hợp đồng;- Các định nghĩa và diễn giải;
- Luật và ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng;- Loại tiền thanh toán;
- Khối lượng công việc;
Trang 32- Nghiệm thu các công việc hoàn thành;- Bảo hiểm và bảo hành công trình;
- Bảo vệ môi trường, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;- Điện, nước và an ninh môi trường;
- Trách nhiệm đối với sai sót;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng bởi bên giao thầu và bên nhận thầu;- Rủi ro và trách nhiệm;
32
Trang 33- Bất khả kháng;
- Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Quyết toán hợp đồng xây dựng; Thanh lý hợp đồng xây dựng;
2.1 Thông tin về hợp đồng và các bên tham gia ký kết hợp đồng.
a Thông tin chung về hợp đồng bao gồm: số hợp đồng, tên gói thầu, tên dự án (tên, quy mô ).
b Các căn cứ ký kết hợp đồng: Các vưn bản quy phạm pháp luật cũng như các văn bản liên quan đến việc ký hợp đồng luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư và cả văn bản hướng dẫn của các ngành, của chính quyền địa phương, có thể phải nêu cả sự thỏa thuận của các chủ thể trong các cuộc họp bàn về nội dung hợp đồng trước đó.
c Thông tin về các bên tham gia ký kết hợp đồng (các chủ thể hợp đồng ) bao gồm: tên giao dịch của bên tham gia ký kết hợp đồng; đại diện của các bên; địa chỉ đăng ký kinh doanh hay địa chỉ để giao dich; mã số thuế; giấy đăng ký kinh doanh; số tài khoản; điện thoại, fax, email; giấy ủy quyền (nếu ký thao ủy quyền); thời hạn ký kết hợp đồng;
Trang 342.2 Các định nghĩa và diễn giải
Một số từ ngữ cần được định nghĩa để áp dụng cho hợp đồng nhằm không hiểu theo nghĩa khác, thuận tiện, dễ hiểu trong soạn thảo, đàm phán và thực hiện hợp đồng, có thể bao gồm định nghĩa các từ sau: hợp đồng, thỏa thuận hợp đồng; thư chấp nhận thư dự thầu; đặc tính – tiêu chuẩn – thuyết minh ký thuật; bản vẽ và các bên; chủ đầu tư; nhà thầu, nhà tư vấn; đại diện của chủ đầu tư; đại diện của nhà thầu; nhà thầu phụ,
Trường hợp các từ ngữ này có nghĩa khác khi sử dụng cho từng điều, điều khoản, điều kiện cụ thể thì phải diễn giải nghĩa của các từ ngữ này trong điều, điều khoản, điều kiện đó.
2.3 Luật và ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng.
Luật áp dụng: hợp đồng chịu sự điều tiết của hệ thống Luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Đối với các dự án sử dụng vốn ODA thì thực hiện theo các điều ước quốc tế đã ký kết.
Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng: Ngôn ngữ sử dụng cho hợp đồng là tiếng Việt Trường hợp hợp đồng có sự tham gia của phía nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng vốn tiếng Việt và tiếng Anh.
34
Trang 352.4 Loại tiền thanh toán
Trong hợp đồng phải quy định rõ đồng tiền sử dụng để thanh toán Có thể thanh toán bằng nhiều đồng tiền khác nhau trong cùng một hợp đồng trên nguyên tắc: thanh toán bằng đồng tiền chào thầu phù hợp với hồ sơ mời thâud hoặc hồ sơ yêu cầu Phương thức thanh toán có thể là chuyển khoản, tiền mặt, điện chuyển khoản, nhưng phải quy định cụ thể trong hợp đồng.
2.5 Khối lượng hợp đồng.
Trong hợp đồng cần mô tả rõ khối lượng, phạm vi công việc phải thực hiện Khối lượng và phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư (bên giao thầu) hoặc hồ sơ mời thầu và biên bản làm rõ các yêu cầu của chủ đầu tư (bên giao thầu, nếu có), biên bản đàm phán có liên quan giữa các bên.
2.6 Giá hợp đồng xây dựng.
Giá hợp đồng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác quy định trong hợp đồng xây dựng.
Trong hợp đồng các bên phải ghi rõ nội dung của giá hợp đồng, trong đó cần thực hiện các khoản thuế, phí, trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa
Trang 36Các bên căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và kết quả đàm phán hợp đồng để xác định giá hợp đồng Giá hợp đồng có các hình thức sau:
2.6.1 Giá hợp đồng trọn gói (hình thức trọn gói và hình thức theo tỷ lệ phần
trăm quy định trong Luật Đấu thầu): là giá hợp đồng xây dựng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh có quy định trong trường hợp (nếu có)
Giá hợp đồng trọn gói áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng, chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá trọn gói.
Tất cả các loại hợp đồng xây dựng đều có thể áp dụng giá hợp đồng trọn gói khi đủ điều kiện xác định giá hợp đồng trước khi ký kết, kể cả hình thức giá hợp đồng xác định theo tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc khối lượng công việc tư vấn thông thường.
36
Trang 372.6.2 Giá hợp đồng theo đơn giá cố định (hình thức theo đơn giá và hình
thức theo thời gian quy định trong Luật Đấu thầu): là giá hợp đồng xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh quy định trong hợp đồng (nếu có).
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực hiện công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán, xác định đơn giá xây dựng công trình cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn giá Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng.
Đơn giá cố định có thể là đơn giá đầy đủ đối với các công việc thi công xây dựng, đơn giá nhân công theo thời gian (tháng, tuần, ngày hoặc giờ) đối với một số công việc tư vấn.
Trang 382.6.3 Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh: là giá dh xây dựng mà khối lượng
công việc và đơn giá cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được quy định tại hợp đồng xây dựng.
Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu mà ở thời điểm ký kết hợp đồng xây dựng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định giá thực hiện các công việc.
Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh (tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính) sẽ được điều chỉnh thay đổi khi có đủ điều kiện xây dựng khối lượng, đơn giá thực hiện theo quy định trong hợp đồng.
2.6.4 Giá hợp đồng kết hợp: là giá hợp đồng được xác định theo các hình
thức quy định tại thời điểm 1.6.1, 1.6.2, và 1.6.3 nêu trên.
Giá hợp đồng kết hợp áp dụng cho các công trình hoặc gói thầu có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và thời gian thực hiện kéo dài Bên giao thầu và bên nhận thầu căn cứ vào các loại công việc trong hợp đồng để thỏa thuận, xác định các loại công việc áp dụng theo giá hợp đồng trọn gói, giá hoạt động theo đơn giá cố định hay giá hợp đồng theo giá điều chỉnh cho phù hợp.
38
Trang 39a Đối với hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 25% giá hợp đồng.b Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng
c Đối với hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị tùy theo giá trị hợp đồng nhưng mức tạm ứng không thấp hơn 10% giá hợp đồng;
Trang 40d Đối với hợp đồng thực hiện theo hình thức EPC, việc tạm ứng vốn để mua thiết bị được căn cứ theo tiến độ cung ứng trong hợp đồng; các công việc khác như thiết kế, xây dựng mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị công việc đó trong hợp đồng;
e Đối với công việc giải phóng mặt bằng thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng;
Vốn tạm ứng được thu hồi dần qua các lần thanh toán, việc thu hồi vốn tạm ứng được bắt đầu ngay khi thanh toán lần đầu và kết thúc khi khối lượng đã thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi vốn tạm ứng kết thúc sau khi thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.
Các bên giao thầu, bên nhận thầu thống nhất kế hoạch tạm ứng và thu hồi vốn để sản xuất trước các cấu kiện, bán thành phẩm có giá trị lớn đảm bảo cho việc thi công hoặc mua một số vật tư phải dự trữ theo mùa.
Tùy theo quy mô, tính chất công việc trong hợp đồng, bên nhậnt hầu có thể đề xuất mức tạm ứng thấp hơn mức tạm ứng quy định trên.
40