XỬ LÝ THANH CHẤP HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý dự án - P3 (Trang 88 - 91)

Tranh chấp hợp đồng xây dựng là việc các bên tham gia hợp đồng không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng dẫn đến ảnh hưởng lợi ích của nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng.

1. Các trường hợp tranh chấp hợp đồng xây dựng.

1.1. Các tranh chấp hợp đồng xây dựng xảy ra chủ yếu là tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng xảy ra khi có ý kiến đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm, chất lượng bộ phận công trình và chất lượng công trình xây dựng.

1.2. Thanh chấp về chất lượng có thể xảy ra giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình và giữa cá chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác.

1.3. Cam kết tài chính không được thực hiện, hiểu sai các diễn đạt trong hợp đồng, không kiểm soát tốt các rủi ro trong hợp đồng, có thể do chủ đầu tư đưa ra quá nhiều yêu cầu ngoài hợp đồng mà không tăng chi phí và các nguyên nhân khác theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng.

2. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.2.1. Nguyên tắc chung 2.1. Nguyên tắc chung

2.1.1. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng xây dựng, các bên có trách nhiệm thương lượng giải quyết trên cơ sở nội dung hợp đồng ký kết với mục tiêu của dự án đầu tư xây dựng được đặt ưu tiên hàng đầu. Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Các bên phải thỏa thuận về trình tự, hình thức để giải quyết tranh chấp cũng như các cơ quan giải quyết tranh chấp.

2.2. Yêu cầu khi giải quyết tranh chấp:

2.2.1. Giải quyết kịp thời ngay khi mới bắt đầu.

2.2.2. Hiệu quả chi phí, giải quyết theo cách it tốn kém nhất và hiệu quả nhất. 2.2.3. Tin cậy: tracnh chấp phải được giải quyết một cách công bằng, dựa trên lợi ích của cả hai bên, không có sự thiên vị hay áp đặt của bên thứ ba.

2.3. Việc giải quyết thanh chấp về chất lượng được tiến hành theo trình tự từng bước sau: tự từng bước sau:

2.3.1. Tự thương lượng: là việc hai bên tham gia hợp đồng cùng đàm phán, trao đổi đưa ra các phương án giải quyết. Người tham gia đàm phán là những người có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác và không có mâu thuẫn cơ sở nhân với bên kia cũng như không liên đới đến các tranh chấp cần giải quyết.

2.3.2. Nếu là những vấn đề nhỏ thì cả hai bên đều có thể tham vấn những chuyên gia có kinh nghiệm tìm giải pháp giảm thiểu tranh chấp.

2.3.3. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải: khi thương lượng không thành công hai bên sẽ chuyển qua việc giải quyết thanh chấp thông qua hòa giải. Hòa giải là việc giải quyết có sự tham gia của bên thứ ba độc lập hoặc trung gian (được gọi là Ban hòa giải). Việc lựa chọn thành viên ban hòa giải được theo nguyên tắc là trong danh sách thành viên hòa giải theo thỏa thuận hợp đồng, trường hợp chưa có thì phải lựa chọn thành viên có trình độ phù hợp với các nội dung tranh chấp. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày có kết luận của Ban hòa giải các bên có quyền thông báo về những nội dung chưa đồng ý với kết luận của Ban, trường hợp không thông báo thì kết luận của Ban hòa giải là kết luận cuối cùng và các bên có trách nhiệm thực hiện theo kết luận này. 90

2.3.4. Khởi kiện và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án. Thủ tục tiến hành theo quy định của pháp luật có liên quan. Khi không thể hòa giải (khi một bên không đồng ý với kết luận của ban hòa giải) thì hai bên sẽ tiến hành việc giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án các cấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục giải quyết của Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp các bên đều có quyền thuê luật sư tham gia giải quyết. Thời hạn để yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chấp là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm hại.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản lý dự án - P3 (Trang 88 - 91)