V. QUẢN LÝ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
1. Tổ chức thực hiện
1.1. Nhiệm vụ chính của quản lý hợp đồng.
Hỗ trợ thực hiện hợp đồng. Giám sát, đánh giá thực hiện hợp đồng; Phát hiện và giải quyết các xung đột, tranh chấp và trao đổi các thông tin về hợp đồng.
Bên giao thầu, bên nhận thầu, trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng.
1.2. Hình thức quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng.
1.2.1. Trực tiếp quản lý thực hiện hợp đồng: là việc các bên tham gia hợp đồng sử dụng bộ máy chuyên môn của mình có đủ điều kiện để trực tiếp thực
1.2.2. Thuê tư vấn quản lý thực hiện hợp đồng: là việc các bên tham gia hợp đồng thuê một tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực thông qua hợp đồng tư vấn để thực hiện việc quản lý hợp đồng.
1.3. Cơ sở để quản lý, giám sát việc thực hiện hợp đồng.
1.3.1. Hồ sơ hợp đồng
1.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật: Bộ Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật đầu tư,...và các quy định liên quan.
1.4. Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng bao gồm:
1.4.1. Quản lý chất lượng;
1.4.2. Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;
1.4.3. Quản lý giá hợp đồng và thay đổi, điều chỉnh giá hợp đồng; 1.4.4. Quản lý an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ; 1.4.5. Quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng;