1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận dân sự BLDS 2015 chế định tài sản PLVN

20 4,5K 49

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 35,55 KB

Nội dung

Tài sản bao gồm tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Đề tài số 14: Tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành Lời mở đầu Ngày nay, mọi lĩnh vực của đời sống, các hoạt động kinh tế- xã hội, tài sản nói chung và các điều kiện vật chất, tiền bạc nói riêng đóng một vai trò cần thiết, đặc biệt quan trọng Ở Việt Nam, khái niệm về tài sản được hiểu theo hai nghĩa Nghĩa thứ nhất, tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng, là cách hiểu thông thường Nghĩa thứ hai, lĩnh vực pháp lí, theo Điều 105-Bộ luật Dân Sự 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành tương lai” Chế định tài sản Bộ luật Dân Sự 2015 đã có những điểm thay đổi, điểm khác đáng kể so với Bộ luật cũ, điều này nhằm: “Bảo đảm nguyên tắc Bộ luật Dân Sự là Bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chung của hệ thống pháp luật tư, theo đó Bộ luật dân sự quy định các vấn đề có tính nguyên tắc, các luật chuyên ngành quy định về các vấn đề có tính chuyên ngành”1 Vậy pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành quy định về chế định tài sản thế nào? Giải quyết vấn đề I Một số vấn đề lí luận chung về tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành: 1.1 Khái niệm về tài sản, việc đăng kí tài sản: Theo điều 105-Bộ luật Dân sự 2015, “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành tương lai” Điều 106-Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đăng kí tài sản: “1 Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng kí theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng kí tài sản Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng kí, trừ trường hợp pháp luật về đăng kí tài sản có quy định khác Việc đăng kí tài sản phải được công khai” 1.2 Ý nghĩa của khái niệm tài sản Bộ luật Dân sự 2015: So với Bộ luật Dân sự 2005 (điều 163 và điều 320), Bộ luật Dân sự 2015 (điều 105) đã thêm nhiều quy định mới, mặt khác, các điều, khoản, nội dung điều khoản được quy định rõ ràng, đảm bảo tính bao quát, minh bạch về các tài sản giao dịch dân sự, thuận tiện công tác pháp lí, thêm nữa, giúp huy động được hết nguồn tài sản xã hội giúp cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền nền tảng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được bảo đảm diễn với điều kiện tốt nhất II 2.1 Tài sản theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành: Vật: Vật là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại khách quan, người có thể cảm nhận được bằng các giác quan của mình Tuy nhiên, với lĩnh vực pháp lí, vật chỉ có ý nghĩa nó là đối tượng quan hệ pháp luật, cụ thể là đối tượng quan hệ pháp luật dân sự Con người phải chiếm hữu, chi phối, kiểm soát được vật để đáp ứng lợi ích (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần) của người Ngoài ra, vật có thể là tồn tại hoặc sẽ hình thành tương lai Ví dụ: Vỏ sò, vỏ ốc ở biển thì chưa thể coi là vật dân sự vì chưa thể giao dịch được, mặt khác, thích nhặt thì nhặt Tuy nhiên, người ta nhặt nhiều, có chọn lọc đẹp đẽ cẩn thận, xâu lại thành một chuỗi vòng đem bán, tức là đó người ta chiếm hữu, chi phối nó thì có thể đưa vào giao dịch dân sự, phục vụ lợi ích, được coi là vật quan hệ pháp luật dân sự Tài sản là vật là loại tài sản phổ biến nhất, nhiều nhất các cuộc giao dịch dân sự Vật tự nhiên tồn tại ở nhiều dạng khác Dựa thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội, ý nghĩa pháp lí của vật, ta có thể phân loại vật sau: 2.1.1 Vật chính và vật phụ: Điều 110- Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1 Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, có thể tách rời vật chính 3.Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Ví dụ: Bút (có ruột viết) là vật chính, nắp bút là vật phụ; lốp xe sử dụng là vật chính, lốp để cốp là vật phụ; máy quay phim là vật chính, bao đựng máy quay là vật phụ… Như vậy, nếu thiếu vật phụ, vật chính vẫn có thể đảm bảo sử dụng đúng tính năng, chức năng; nếu thiếu vật chính, vật phụ không còn thực hiện đúng tính năng, chức vốn có của mình Việc phân loại vật chính, vật phụ giúp có ý nghĩa giúp xác định đúng nghĩa vụ giao vật quá trình chuyển giao 2.1.2 Vật chia được và vật không chia được: Điều 111-Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1 Vật chia được là vật bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính sử dụng ban đầu Vật không chia được là vật bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính sử dụng ban đầu Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia” Ví dụ: -Vật chia được: chiếc bánh, xăng dầu,… -Vật không chia được: cái bàn, máy vi tính, xe máy… Vật chia được và vật không chia được có điểm khác bản nhất là vật chia được bị phân chia vẫn sử dụng được theo đúng tính của nó, còn vật không chia được bị chia sẽ làm mất tính vốn có, không sử dụng được đúng với tính ban đầu của nó Việc phân chia thành vật chia được và vật không chia được giúp xác định giá trị sử dụng của vật được chia thành nhiều phần, để phục vụ cho việc phân chia tài sản giữa các chủ thể quan hệ pháp luật dân sự 2.1.3 Vật tiêu hao và vật không tiêu hao: Điều 112- Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1 Vật tiêu hao là vật đã qua một lần sử dụng thì mất hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính sử dụng ban đầu Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn Vật không tiêu hao là vật đã qua sử dụng nhiều lần mà bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính sử dụng ban đầu” Ví dụ: -Vật tiêu hao: sơn, vôi, cát, sỏi, rau củ quả, -Vật không tiêu hao: nhà , xe cộ, máy tính, Việc phân loại thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao giúp ta xác định được tính sử dụng, tính chất, hình dáng của vật, tức là đặc tính và giá trị của tài sản là vật sau sử dụng 2.1.4 Vật cùng loại và vật đặc định: Điều 113- Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1 Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về kí hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải chuyển giao đúng vật đó” Với vật đặc định, người ta còn chia thành vật đặc định độc nhất và vật đặc định hóa Vật đặc định độc nhất là vật chỉ tồn tại nhất không có vật nào khác thay thế được Vật đặc định hóa là vật được tách từ vật cùng loại, được đặt những kí hiệu, dấu hiệu riêng để không bị nhầm lẫn với những vật cùng loại khác Ví dụ: -Vật cùng loại: xăng dầu đo bằng lít, thóc gạo đo bằng kg,… -Vật đặc định: độc nhất: các đồ vật cổ quý hiếm, di tích lịch sử…; đặc định hóa: các loại phương tiện giao thông có biển số riêng, các sách giá sách được phân loại theo các tiêu chí, phân loại thực phẩm siêu thị… 2.1.5 Vật đồng bộ: Điều 114- Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” Ví dụ: Bộ bàn ghế, bộ dàn máy vi tính ( màn hình, ổ cứng, chuột, bàn phím), điều hòa-điều khiển điều hòa, Có thể nói, vật đồng bộ là đối tượng thống nhất giao dịch dân sự Vậy nên, thực hiện chuyển giao, phải chuyển giao đầy đủ các bộ phận của vật đồng bộ mới đảm bảo tính sử dụng tối ưu 2.2 Tiền: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là vật ngang giá chung thống nhất, được sử dụng làm thước đo giá trị cho các loại tài sản khác Ở đây, cụ thể là đồng tiền Việt Nam Đồng, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam độc quyền phát hành Đồng Việt Nam Đồng được xác định số lượng thông qua mệnh giá bề mặt tiền: 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10000đ, 20000đ, 50000đ, 100000đ, 200000đ, 500000đ đó nó có giá trị trao đổi, giá trị sử dụng ổn định, và có giá trị lãnh thổ Việt Nam Thêm nữa, tiền đem lại các công dụng hữu ích cuộc sống: trao đổi, kinh doanh, tiêu dùng; dự trữ; bình ổn giá; chủ quyền quốc gia So với vật, tiền có một số điểm khác sau: vật có thể nhiều chủ thế khác tạo ra, còn tiền thì chỉ độc quyền nhà nước được ban hành; vật được xác định bằng đơn vị đo lường thông dụng: cm, m, cái, kg,….còn tiền được xác định bằng mệnh giá của nó; đối với chủ sở hữu vật thì được phép tiêu hủy, còn đối với tiền thì không Tuy nhiên, tiền với ý nghĩa pháp lí là tài sản không thể chỉ hiểu theo nghĩa đơn thuần là nội tệ (đồng Việt Nam Đồng), mà còn có cả ngoại tệ Ngoại tệ là đồng tiền nước ngoài hoặc đồng tiền chung của một nhóm nước, là một bộ phận của ngoại hối (ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng giao dịch quốc tế) Mặc dù, một quốc gia, ngoại tệ là một loại tài sản bị hạn chế lưu thông chứ không rộng rãi nội tệ Ví dụ: Có thể thấy rất rõ, giao dịch dân sự hằng ngày, tiền Việt Nam Đồng chủ yếu được lưu thông, từ giao dịch nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày tới những bản hợp đồng đều là giao địch qua đồng Việt Nam Đồng Số ít chủ thể lưu thông ngoại tệ: ngân hàng, tổ chức tín dụng,…hay một số ít khách nước ngoài đem đồng tiền nước họ giao dịch ở một số tổ chức ngân hàng, tiệm vàng… Do đó, ta thấy rất rõ vai trò của loại tài sản tiền tệ này 2.3 Giấy tờ có giá: Ngày nay, giấy tờ có giá thuộc loại tài sản giao dịch rất phổ biến giao dịch dân sự, đặc biệt là giao dịch các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng Theo Điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, “giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác” Giấy tờ có giá là giấy minh chứng cho quyền tài sản vô danh, giá trị của nó là giá trị của quyền tài sản nó minh chứng Giấy tờ có giá là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được giao dịch dân sự Xét về mặt hình thức, giấy tờ có giá một loại giấy tờ được lập theo hình thức, trình tự luật định Xét về nội dung, giấy tờ có giá thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ Thêm nữa, giấy tờ có giá có giá trị toán, là công cụ chuyển nhượng toàn bộ, việc chuyển nhượng một phần chắc chắn dẫn tới vô hiệu Ví dụ: Một số loại giấy tờ có giá có thể kể tới như: hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác, tín phiếu, công trái; trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kì phiếu, cổ phiếu2, Loại tài sản này cũng cần được phân biệt với tiền ở một số điểm sau Thứ nhất, về chức của tiền là trao đổi, kinh doanh, tiêu dùng gọi chung là toán, chức dự trữ, tích lũy, chức định giá tài sản khác, bình ổn giá và chức thể hiện chủ quyền quốc gia; còn giấy tờ có giá thì có nhiều chức có nhiều loại khác Thứ hai, về chủ thế phát hành, tiền thì độc quyền nhà nước phát hành, còn giấy tờ có giá thì nhà nước, các chủ thể khác phát hành Thứ ba, định đoạt quá trình sở hữu, tiền thì không được tiêu hủy, còn giấy tờ có giá cũng tùy thuộc và không bị hạn chế tiền Thứ tư, sử dụng giấy tờ có giá không là hành vi đầu tư trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng Ngoài ra, giấy tờ có giá có tính thời hạn, tính có thể đưa yêu cầu, tính rủi ro Ví dụ: Một số loại giấy tờ không phải là tài sản: sổ tiết kiệm, sổ hưu trí, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng kí xe máy, thẻ sinh viên3… Những loại giấy tờ chỉ là một vật thuộc sở hữu của người đứng tên giấy tờ đó 2.4 Quyền tài sản: Quyền tài sản được phát triển từ khái niệm vật quyền cổ điển Luật La Mã Trong luật La Mã, vật (res) gồm vật thể (object), nội dung (subject matter), địa vị cần được xác định bởi thủ tục pháp lí Vật Luật La Mã, xét ở khía cạnh sở hữu được phân thành Res Nullius và Res private Res Nullius là vật không có chủ hoặc vật bị chủ từ bỏ, còn Res private là vật thuộc về một hoặc một số người nào đó Tuy nhiên, khoa học pháp lí ngày ở Thế giới, khái niệm quyền tài sản được sử dụng rộng rãi với nội hàm đầy đủ và chính xác (thay cho khái niệm vật quyền trước đó) Ở Việt Nam, theo điều 115-Bộ luật Dân Sự 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác” Điều 115-Bộ luật Dân sự 2015 đã khắc phục được hạn chế trước đó, điều luật này đã liệt kê và chỉ rõ phạm vi những quyền được coi là “quyền tài sản”, tránh sự nhầm lẫn với quyền nhân thân Mặt khác, khái niệm quyền tài sản lần này đã mở rộng so với trước đó, bởi lẽ theo quy định tại điều 181-bộ luật Dân sự 2005, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ, thì nó đã bỏ điều kiện phi lí “có thể chuyển giao được” Quyền quyền tài sản chính là quyền dân sự của chủ thể quan hệ pháp luật dân sự, được nhà nước bảo vệ Quyền tài sản là quyền gắn liền với tài sản, quyền của cá nhân, pháp nhân được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện nghĩa nghĩa vụ hoặc thực hiện các quyền này, lợi ích vật chất sẽ phát sinh đối với chủ sở hữu Ví dụ: Quyền sử dụng đất; quyền toán khoản nợ; quyền sở hữu trí tuệ về tác giả của tác phẩn văn học nghệ thuật, bài hát, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng… 2.5 Bất động sản và động sản: Điều 107- Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản là “bất động sản và động sản”: “ Bất động sản bao gồm: a Đất đai; b Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; c Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; d Tài sản khác theo quy định của pháp luật Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.” Như vậy, có thể thấy, cách phân loại xác định tài sản nào thuộc bất động sản trước, sau đó dùng phương pháp loại trừ, để xác định tài sản còn lại là động sản Việc phân loại tài sản thành bất động sản và động sản dựa sở đặc tính, thuộc tính của vật là có thể di dời được hay không thể di dời được Mặt khác, muốn xác định được vật là động sản hay bất động sản phải xét tới “tính gắn liền” của nó Ví dụ: - Đất đai giao dịch dân sự được xác định bởi các yếu tố: diện tích mảnh đất, vị trí của mảnh đất đó, và giấy tờ chứng thực của quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận thông qua quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất -Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai: nhà, công trình xây dựng đất, gắn liền với đất là một loại bất động sản Nhưng di dời nhà khỏi mặt đất từ nơi này sang nơi khác thì nhà lại được coi là động sản Ví dụ khác, nhà treo cây, gắn chặt rễ lòng đất thì đó nhà bất động sản, có tính gắn liền; di dời cái mang chỗ khác, kèm theo nhà vẫn treo thì nhà đó lại là động sản (ở là xét “tính gắn liền” của tài sản, chứ không phải xét nhà treo trên cây, có gió thổi, nhà đung đưa thì coi nhà động sản); hay các nhà khác mặt lòng biển ở DuBai… - Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng: cối, hoa màu, gia súc, gia cầm đất vẫn được coi là bất động sản đến nào mà người ta chưa chặt cây, đem gia súc gia cầm bán, thu hoạch hoa màu Nói cách khác, những loại tài sản khác đó bị tách rời khỏi mặt đất thì chúng trở thành động sản - Ngoài ra, các động sản có thể chuyển thành bất động sản vì mục đích sử dụng hoặc phát sinh quá trình sử dụng chúng, tài sản đó gắn liền kiên cố, không thể tháo mà không làm hư hại hoặc mất tính thẩm mĩ của nhà, công trình hoạt động có ý thức của người, ví dụ: cửa gắn lên tường, quạt trần, hệ thống dây điện ngầm tường, hệ thống đường ống nước dưới sàn nhà - Một số quy định khác của pháp luật quy định về bất động sản: quyền sử dụng đất là bất động sản… Việc phân loại tài sản thành bất động sản và động sản có những ý nghĩa sau: xác lập thủ tục đăng kí đối với tài sản ( điều 106 đăng kí tài sản); xác định thời hạn, thời hiệu, thủ tục khác; xác định các quyền năng, quyền sở hữu của chủ thể sở hữu đối với tài sản… 2.6 Tài sản hiện có và tài sản hình thành tương lai: Cách phân loại thành tài sản hiện có và tài sản hình thành tương lai dựa cứ thời điểm hình thành tài sản và thời điểm xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu, bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành tương lai Tài sản hiện có là tài sản đã tồn tại vào thời điểm hiện tại, được xác lập quyền sở hữu đối với chủ sở hữu tài sản đó Tài sản hình thành tương lai là tài sản chưa tồn tại ở thời điểm hiện tại, thời điểm xem xét, chắc chắn nó sẽ hình thành tương lai Theo điều 108- Bộ luật Dân sự 2015, “1 Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch Tài sản hình thành tương lai bao gồm: a tài sản chưa hình thành; b tài sản đã hình thành chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch” Ví dụ: -Tài sản hiện có: nhà đã được xây xong, tiền lương, tiền thưởng vừa nhận được, người A có một trang trại,… -Tài sản hình thành tương lai: nhà xây dở (tài sản chưa hình thành), tiền thưởng sắp nhận được, mảnh đất bố viết di chúc sẽ cho sau bố chết (tài sản đã hình thành chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch),… Ý nghĩa của việc phân loại tài sản hiện có và tài sản hình thành tương lai: xác định đối tượng được phép giao dịch dân sự (tài sản hiện có và tài sản chắc chắn sẽ hình thành tương lai); xác định hình thức, thủ tục xác lập quyền sở hữu (chủ thể phải đưa được các loại giấy tờ, chứng cớ để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tài sản) Hoa lợi, lợi tức: 2.7 Hoa lợi, lợi tức là tài sản phát sinh từ tài gốc hiện có Tài sản gốc là tài sản sử dụng, khai thác công dụng sẽ tạo lợi ích vật chất mới nhất định Điều 109- Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản” Ví dụ: - Hoa lợi: Sữa tươi là hoa lợi của bò sữa; chủ sở hữu một vườn bưởi, bưởi quả đến kì thu hoạch, chủ được hưởng quả bưởi thu hoạch thì bưởi đó là hoa lợi… -Lợi tức: bà H có một số tiền đem gửi tiết kiệm, tiền lãi hằng tháng bà B được hưởng thì đó là lợi tức; người D có 100 triệu cho vay lấy lãi, hằng tháng có lãi từ số tiền cho vay đó người D được hưởng là lợi tức Ngoài ra, còn một dạng khác của hoa lợi là quả thực Ví dụ: Trước bố chết giao cho quản lí một vườn cây, sau bố chết người quản lí, đến vụ mùa, được hưởng hoa lợi từ vườn của bố mà không cần phải trả tiền Việc phân loại tài sản thành hoa lợi và lợi tức dựa tính gia tăng tự nhiên của tài sản gốc Ngoài việc xác định chủ thể sở hữu (hoa lợi thuộc về chủ sở hữu tài sản, lợi tức thuộc về người có quyền sở hữu hợp pháp tài sản đó), một số trường hợp đặc biệt, người chiếm hữu tài sản gốc chỉ được hưởng hoa lợi sinh từ tài sản mà không được khai thác công dụng của tài sản để thu lợi tức Nhận xét, đánh giá, kiến nghị về tài sản theo quy định của pháp luật III dân sự Việt Nam hiện hành: Nhận xét, đánh giá về tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành: 1.1 Ưu điểm : Trong Bộ luật Dân sự 2005, chế định tài sản được quy định cùng chế định quyền sở hữu từ chương X (Điều 163, điều 167), và chương XI (từ điều 174 đến điều 181) thuộc Phần thứ 2: Tài sản và quyền sở hữu Việc thiết lập vậy khiến cho người đọc cảm thấy rằng tài sản là đối tượng của quyền sở hữu Đây là một hạn chế lớn, gây nhiều sự hiểu lầm đáng tiếc Đến Bộ luật Dân sự 2015, chế định tài sản và quyền sở hữu được tách riêng thành các chương thuộc phần khác nhau, cụ thể: chương VII về Tài sản từ điều 105 đến điều 115 thuộc Phần thứ nhất- Những quy định chung và chế định quyền sở hữu được quy định tại Phần thứ hai- Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản Điều này một mặt thể hiện kĩ thuật lập pháp của Việt Nam ngày một tiến bộ; mặt khác, đã ngầm khẳng định chế định tài sản là chế định trung tâm, quan trọng, là đối tượng của nhiều quan hệ dân sự khác nhau: quan hệ thừa kế, quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng…Thêm vào đó, nó tạo nên sự nhận thức thống nhất, tránh những mâu thuẫn, tranh cãi quá trình áp dụng thực tiễn Việc sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Dân sự 2015: 105,106,107,108 và 115 so với Bộ luật Dân sự 2005 chế định tài sản là một bước tiến đáng kể lịch sử lập pháp của Việt Nam, thể hiện sự ngày một hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp kiện toàn việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 1.2 Hạn chế: Thứ nhất, theo điều 105- Bộ luật Dân sự 2015, khái niệm tài sản còn mang tính chất liệt kê, chưa có thay đổi nhiều so với Bộ luật Dân sự 2005, vì thế nó chưa mang tính khái quát cao, một số trường hợp áp dụng vào thực tiễn thấy cứng nhắc, bởi khái niệm tài sản đó chưa chỉ được thuộc tính, đặc điểm tài sản là thế nào Thứ hai, khái niệm “giấy tờ có giá” chưa được quy định, chưa có giải thích rõ khái niệm, bản chất, mà nằm rải rác ở nhiều Luật khác Ví dụ: Điều Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác” Mặt khác, thực tiễn pháp lí, nhiều khi, “giấy tờ có giá” lại được hiểu là một vật quyền (quyền của chủ thể đối với tài sản), giá trị tài sản không nằm trực tiếp loại giấy tờ có giá, chủ thể không thể khai thác trực tiếp tác dụng của giấy tờ này mà là khai thác quyền tài sản được ghi nhận các “ giấy tờ có giá” này 2 Kiến nghị về tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành: Thứ nhất, khái niệm tài sản Bộ luật Dân sự 2015 cần quy định rộng, có quan điểm mở hơn, nêu được thuộc tính, đặc điểm của tài sản; Thứ hai, “vật” tiếng Việt là hình khối, có thể nhận biết được; từ điển Luật học Black định nghĩa: “ Vật-things là những đối tượng ổn định có thể nhần thấy, có thể cảm nhận bằng các giác quan”, nên có những văn bản giải nghĩa cụ thể vật quan hệ pháp luật dân sự; Thứ ba, Bộ luật Dân sự 2015 nên có những quy định cụ thể để có thể làm rõ bản chất pháp lí của loại “ giấy tờ có giá”, nên đưa khái niệm hay định nghĩa rõ ràng, để thuận tiện công tác giao dịch dân sự thực tế, công tác pháp lí… Thứ tư, bộ luật Dân sự 2015 chưa có quy định về một loại tài sản là “ tài sản ảo” Đây là một khái niệm không mới, trước đó đã xuất hiện Ngày nay, công nghệ thông tin ngày một phát triển, các game ngày một nhiều, có những người bỏ hàng tỉ đồng để đầu từ cho một “nick”, hay có những “account” hàng trăm triệu đồng cho một món đồ ảo mạng, rồi phát sinh việc mua bán đồ ảo, hay lừa đảo tài sản ảo, điều này hoàn toàn xảy thực tế Tuy nhiên, thực tế, pháp luật hiện hành lại không giải quyết những vụ việc thế này bởi họ coi tài sản ảo là tài sản không hiện hữu, không có thực, dựa vào phương tiện kĩ thuật tồn tại theo khoảnh khắc thời gian người sử dụng Bản chất của tài sản ảo không phải là vật có thuộc tính khách quan, không có hiệu lực giá trị pháp lí; không có sở hao hụt mất người không tác động và bản thân nó không có giá trị tự định đoạt Như vậy, theo lí luật về tài sản thì “tài sản ảo” không thỏa mãn các điều kiện để nó tài sản bình thường: tạo lợi nhuận kinh tế có thể hiện tại hoặc tương lai, chủ thể kiểm soát được và là đối tượng giao dịch dân sự, thiệt hại thì xác định bằng những tổn thất vật chất khách quan Vì vậy, các nhà làm luật không coi “ tài sản ảo” là tài sản, không quy định bộ luật mới lần này Song, thực tế, đã phát sinh, đã và sẽ tiếp tục diễn những cuộc giao dịch “tài sản ảo”, vậy xảy những tranh chấp giữa các cuộc giao dịch “tài sản ảo” pháp luật sẽ xử lí thế nào? Bởi không thể cứ lập luận nó là ảo, không phải là thật nên không xét xử được, vậy, một bộ phận không nhỏ những người sống bằng những ngành nghề buôn bán “đồ ảo ” sẽ không được pháp luật bảo hộ, việc họ sống nhờ nghề này sẽ không được đảm bảo Điều này, trái với tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam, vi phạm Hiến pháp 2013 : “Điều 16 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, bởi không đảm bảo xét xử xảy tranh chấp giao dịch “tài sản ảo”, chính là không đảm bảo cho mọi người bình đẳng trước pháp luật; “Điều 32 Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp ”; “Điều 33 Mọi người có quyền tự kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm”, rõ ràng thực tế pháp pháp luật chưa hề có quy định về việc cấm kinh doanh “tài sản ảo”, song lại cũng không được pháp luật bảo hộ, vậy “tài sản ảo” và những người kinh doanh “tài sản ảo” sẽ bị lửng lơ, trơ trọi, thiệt hại nặng nề có tranh chấp giao dịch Xét thấy, vấn đề này cần được quy định thêm Bộ luật dân sự Mặt khác, việc công nhận và quy định “tài sản ảo” bộ luật dân sự sẽ đem lại một số lợi ích sau: xảy tranh chấp, sẽ có hướng giải quyết; đảm bảo một số bộ phận người dân sinh sống được bằng nghề buôn bán “ tài sản ảo”; tăng cường tính dân chủ, đảm bảo quyền người; tăng ngân sách cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát sinh việc thu thuế giữa những người kinh doanh “tài sản ảo” Thứ năm, các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cũng nên được công nhận là “giấy tờ có giá” các văn bản hướng dẫn kèm, chứ không nên theo Công văn 141/TAND-KHXX : giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng kí ô tô, xe máy Bởi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu các loại tài sản đăng kí ô tô, xe máy là một quyền, thể hiện qua một loại giấy là giấy chứng nhận ghi rõ chủ sở hữu tài sản là ai, với cái gì; mà quyền sở hữu lại là tài sản Nếu một chủ thể không có giấy chứng nhận quyền sử dụng, giấy đăng kí thì không thể thực hiện các giao dịch hằng ngày Thêm nữa, các giấy tờ đó đã được các quan nhà nước có thẩm quyền cấp đảm bảo tính hợp lí và hợp pháp về sở hữu, điều đó chứng tỏ nhà nước bảo hộ đảm bảo cho tài sản của công dân, tăng cường tính pháp luật nhà nước Việt Nam Đặt trường hợp, không có bảo hộ tài sản sở hữu, việc cá nhân tự bảo vệ tài sản sở hữu của mình nhiều ngoài tầm kiểm soát Việc không công nhận vậy còn trái với Khoản điều 32 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác” Như vậy, thiết nghĩ, cần nên công nhận các loại giấy tờ là “giấy tờ có giá” và là tài sản Kết thúc vấn đề Tóm lại, chế định tài sản pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những sự kế thừa, bổ sung, sửa đổi rất nhiều vấn đề quan trọng, thể hiện sự phát triển lịch sử lập pháp của Việt Nam, ở là Bộ luật Dân sự 2015 Có thể nói rằng, những thay đổi đó là tính tất yếu sự phát triển của Việt Nam quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Bên cạnh những điểm tích cực của Bộ luật mới sửa đổi, vẫn còn tồn tại đôi chỗ những khiếm khuyết nhỏ, vậy nên mong muốn những lần sửa đổi sau, các nhà làm luật sẽ khắc phục được những hạn chế này Điều này mang tính thiết thực, giải quyết công việc pháp lí thực tiễn, giúp các quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể đời sống được thuận lợi Chú thích 1.Nghị quyết số 101/NQ-CP ngày 20/08/2013 của Chính phủ về công tác xây dựng pháp luật Chú thích PHÁP LỆNH NGOẠI HỐI CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Số 28/2005/PL-UBTVQH11 NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2005 Chú thích Công văn 141 HĐTPTANDTC Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Dân Sự Việt Nam tập của Trường đại học Kiểm Sát Hà Nội (Xuất bản năm 2014) Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Dân sự 2005 https://luatduonggia.vn/cac-loai-tai-san-theo-bo-luat-dan-su-nam-2015 http://pup.edu.vn/index.php/news/Nghien-cuu-Trao-doi/Tim-hieu-mot-sodiem-moi-ve-che-dinh-tai-san-trong-Bo-luat-dan-su-Viet-Nam-nam-2015362.html https://luatduonggia.vn/tai-san-trong-phap-luat-viet-nam http://phamlaw.com/binh-luan-ve-che-dinh-tai-san-trong-bo-luat-dan-suviet-nam.html http://viac.vn/tin-tuc/su-dung-khai-niem-quyen-tai-san-thay-cho-vat-quyentrong-du-thao-bo-luat-dan-su-a307.html ... dụng thực tiễn Việc sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Dân sự 2 015 : 10 5 ,10 6 ,10 7 ,10 8 và 11 5 so với Bộ luật Dân sự 2005 chế định tài sản là một bước tiến đáng kể lịch... phải được công khai” 1. 2 Ý nghĩa của khái niệm tài sản Bộ luật Dân sự 2 015 : So với Bộ luật Dân sự 2005 (điều 16 3 và điều 320), Bộ luật Dân sự 2 015 (điều 10 5) đã thêm nhiều... đúng nghĩa vụ giao vật quá trình chuyển giao 2 .1. 2 Vật chia được và vật không chia được: Điều 11 1-Bộ luật Dân sự 2 015 quy định: 1 Vật chia được là vật bị phân chia vẫn giữ

Ngày đăng: 08/12/2017, 18:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w