1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp kinh tế mở rộng và thức đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi

54 526 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 584 KB

Nội dung

Trong xu thế hôi nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay không một quốc gia nào có thể đứng ngoài quá trình này và việc không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu cả về sản lượng, giá trị và mở rộng thị trường là một yêu cầu tất yếu, Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình này Việt Nam vốn nổi tiếng là cái nôi của nghề trồng lúa đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong những năm qua và việc mở rộng và đa dạng hóa thị trường trong đó Châu Phi là một trong những thị trường mục tiêu do nhưng điểm phù hợp về nhiều năng lực sản xuất cũng như yêu cầu chất lượng là một xu hướng phát triển đúng đắn. Chính vì lý do đó em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi” làm đề tài cho đề án môn học Kinh tế thương mại. Kết cấu của đề án ngoài lời mở đầu và kết luận còn có những nội dung chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Phi Chương 3: Một số biện pháp kinh tế mở rộng và thức đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi

ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ THƯƠNG MẠI Sinh viên thực hiện: Văn Thị Nhung Giáo viên hướng dẫn: Lê Thanh Ngọc Tên đề tài: “Thực trạng giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi” Phần I: Lời nói đầu Trong xu thế hôi nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng như hiện nay không một quốc gia nào có thể đứng ngoài quá trình này việc không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu cả về sản lượng, giá trị mở rộng thị trườngmột yêu cầu tất yếu, Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình này Việt Nam vốn nổi tiếng là cái nôi của nghề trồng lúa đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong những năm qua việc mở rộng đa dạng hóa thị trường trong đó Châu Phimột trong những thị trường mục tiêu do nhưng điểm phù hợp về nhiều năng lực sản xuất cũng như yêu cầu chất lượng là một xu hướng phát triển đúng đắn. Chính vì lý do đó em chọn đề tài: “Thực trạng giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi” làm đề tài cho đề án môn học Kinh tế thương mại. Kết cấu của đề án ngoài lời mở đầu kết luận còn có những nội dung chính sau: Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Phi Chương 3: Một số biện pháp kinh tế mở rộng thức đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thấy Lê Thanh Ngọc đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C Phần II: Nội dung Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu gạo I. Vai trò của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế quốc dân 1. Vị trí của xuất khẩu gạo trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của nước ta Việt Nam là một trong những nước có truyền thống về nghế trồng lúa nước cổ xưa trên thế giới, nông nghiệp vừa đảm bảo an ninh lương thực lại vừa là cơ sở kinh tế quan trọng của đất nước. Với 75% trong số hơn 80 triệu dân là sống ở nông thôn trong đó lao động trồng lúa chiếm 72% cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực lượng lao động cả nước. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì ngành trồng trọt chiếm 4/5 diện tích đất canh tác diện tích trồng lúa chiếm hơn 80% diện tích lương thực. Điều đó cho thấy vai trò hết sức to lớn của việc sản xuất tiêu thụ lúa gạo trong nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu luôn là một động lực to lớn để thúc đấy tăng trưởng kinh tế từ lâu nước ta đã đề ra những mục tiêu cơ bản để thúc đấy xuất khẩu trong đó xuất khẩu nông sản luôn được coi là trọng điểm trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Gạo một trong những mặt hàng chủ lực của xuất khẩu nông sản, trong câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên thì gạo đứng thứ 8 với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 1.454 tỷ USD. Năm 1989, lần đầu trong lịch sử, nước ta xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD. liên tiếp trong mười năm sau, sản lượng Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C lương thực nước ta mỗi năm tăng một triệu tấn. Cho đến năm 2005, Việt Nam xuất khẩu đạt mức kỉ lục 5,2 triệu tấn giá trị đạt 1,4 tỷ USD. Đến năm 2007 xuất khẩu 4,53 triệu tấn đạt 1.46 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu được 381.000 tấn gạo đạt kim ngạch 150 triệu USD tăng 78% về giá trị. Gạo luôn là một mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản, từ đó ta có thể thấy được vị trí của xuất khẩu gạo trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam góp phần đưa nước ta từ một nước nhập khẩu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới 2. Lợi thế của gạo Việt Nam a. Lợi thế về sản xuất lúa gạo Đất đai: Tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu trong canh tác sản xuất lúa gạo chính là đất đai. Độ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc đến khả năng thâm canh giá thành sản phẩm gạo, diện tích trồng lúa trong tổng diện tích tự nhiên cả nước là khoảng hơn 4 triệu ha. Tuy diện tích bình quân đất theo đầu người của nước ta thấp nhưng quỹ đất có khả năng trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao trong quy đất nông nghiệp chiếm 8,5/10 triệu ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp (Theo khảo sát của Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn) Khí hậu: Với những nghiên cứu về các yếu tố của điều kiện sinh thái cho thấy khí hậu lý tưởng đối với cây lúa do có sự hết hợp chặt chẽ của những yếu tố như nguồn năng lượng, mấy, mưa, độ ẩm không khí…Ở Việt Nam khi mà cây lúa được coi như là cây bản địa của dân tộc ta từ hàng ngàn Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C năm nay canh tác, sản xuất lúa gạo vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên thì vấn đề này lại càng được coi trọng. Theo khảo sát thì điều kiện khí hậu của nước ta rất thích hợp cho việc canh tác sản xuất lúa gạo nhất là ở Đồng bằng Nam Bộ Đồng bằng Bắc Bộ chế độ thâm canh luân canh tối ưu để khai thác triệt để những lợi thế đó. Nước tưới tiêu: Một trong những lợi thế nổi bật của nghể trồng lúa ở Việt Nam đó là có một nguồn tài nguyên nước rất dồi dào. Với lượng mưa trung bình vào khoảng 120 – 140 ngày/năm ở hai đồng bằng lớn đã cung cấp lượng nước tưới tiêu quý giá cho cây lúa đồng thời còn cung cấp lượng phân đạm thiên nhiên dễ hấp thụ nhất mà đạm nhân tạo không thể sánh bằng. Không chỉ có lượng nước mưa mà dòng chảy mặt đất còn sản sinh trên lãnh thổ nước ta vào khoảng 300 tỷ m 3 nước cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lúa gạo Nhân lực: Lịch sử sản xuất lúa gạo của nước ta đã trải qua quá trình lâu dài từ thời cộng đồng nguyên thuỷ tới khi ra đời nhà nước Văn Lang cho tới ngày nay đã được lớp lớp con cháu thế hệ người Việt đúc rút để lại nhiều kinh nghiệm quý báu. Kho tàng kinh nghiệm đó là một lợi thế đặc biệt giúp cho những người nông dân nước ta có được sự tinh thông, am hiểu về việc canh tác sản xuất lúa gạo b. Vị trí địa lý cảng khẩu Trong thương mại quốc tế ngày nay việc xuất khẩu buôn bán gạo hầu hết đều được vận chuyển bằng đường biển (chiếm khoảng trên 80%) So với các phương thức vận chuyển bẳng đường bộ đường hàng không thì vận chuyển bằng đường biển có nhiều ưu thế rõ rệt như: tiện lợi, thông dụng, có mức phí hợp lý… Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C Với vị trí địa lý đặc thù nên giao thông đường biển thuận lợi của Việt Nam có rất nhiều ưu thế. Hệ thống cảng biển nói chung đều nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế có thể hành trình theo nhiều tuyến đi khắp các châu lục: đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung cận Đông, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ…  Với nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm trong sản xuất cùng những ưu đãi từ thiên nhiên nên gạo Việt Nam có những lợi thế mà không một quốc gia sản xuất gạo nảo trên thế giới có được từ đó tạo ra ưu thế lớn cho khả năng cạnh tranh của việc sản xuất xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới 3. Vai trò của xuất khẩu gạo a. Xuất khẩu để tích luỹ vốn Công nghiệp hoá hiện đại hoá là mục tiêu cơ bản lâu dài của Đảng Nhà nước, như vốn luôn là một trong những vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Xuất khẩumột trong những nguồn thu ngoại tệ mạnh mẽ để tích luỹ vốn cho cho quá trình này gạo đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực thu về nguồn ngoại tệ to lớn trong những năm vừa qua. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 1991 – 1999 xuất khẩu gạo đã thu về cho nước ta 5.742 tỷ USD đến giai đoạn 2000 – 2007 giá trị thu về là 7.825 tỷ USD. Những con số trên đã nói rõ vai trò to của việc xuất khẩu gạo trong vai trò thu về nguồn ngoại tệ để đổi mới đất nước. Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C b. Cải thiện đời sống giải quyết việc làm cho nhân dân Trong sáu mục tiêu (tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư, tỷ lệ hộ nghèo giảm, môi trường được bảo vệ cải thiện) có 2 mục tiêu trực tiếp liên quan đến con người là thất nghiệp ít, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu trên có một phần đóng góp không nhỏ của nghành nông nghiệp trong đó việc canh tác sản xuất lúa gạo đóng một vai trò to lớn. Với khoảng gần 80% trong số hơn 10 triệu hô nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo đã góp phần cải thiện nâng cao đời sống của hàng vạn hộ nông dân trong những năm qua. Thu nhập bình quân của người lao động tại nông thôn đã tăng gấp 2.2 lần từ năm 1995 đến năm 2004 Năm 2007 lần đầu tiên, giá gạo VN xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, mới đây, gạo loại25% tấm của VN đã trúng thầu cao hơn gạo Thái Lan 8USD/tấn. Giá trúng thầu rất cao 350 USD/tấn, so với Thái Lan là 342 USD/tấn Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của khu vực nông thôn (Đơn vị tính: nghìn đồng) Năm 1995 1996 1999 2002 2004 Thu nhập 172,5 187,9 225 275,1 378,1 (Thời báo kinh tế Việt Nam) Việc hàng năm năng suất sản lượng lúa gạo liên tục tăng đã đưa nước ta trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới thu lại một nguồn lợi đáng kể cho những hộ nông dân. Từ đó từng bước xây dựng nông Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C thôn ngày một giàu mạnh tăng thêm thu nhập, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn c. Phát huy tối đa lợi thế trong nước Với những ưu đãi từ thiên nhiên như đất, nước, khí hậu, nguồn nhân lực, vị trí địa lý cảng khẩu việc sản xuất xuất khẩu gạo của nước ta có những lợi thế so sánh tĩnh mà không phải quốc gia nào cũng có được. Một chiến lược phát triển đúng đắn phải là chiến lược khai thác triệt để tất cả các lợi thế so sánh đó nhằm đen lại hiệu quả cao nhất II. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo 1. Chất lượng gạo Việt Nam Gạo là mặt hàng xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam được xếp vào nhóm có khả năng cạnh tranh cao nhưng trên thị trường thế giới gạo Việt Nam lại kém cạnh tranh đứng về khía cạnh phẩm chất theo yêu cầu của thị trường giá cả. Gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là gạo tẻ thường thường thấp hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan từ 10 – 20 USD/tấn. Trong vòng 5 năm 2001-2005, Việt Nam tuy đẩy ra thị trường thế giới tổng cộng hơn 20 triệu tấn gạo thu về gần 4,5 tỉ USD, nhưng trong khi giá xuất khẩu bình quân của 4 cường quốc còn lại so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng là trên 91,6%, cao nhất là gần 120% thì giá của chúng ta chỉ bằng gần 80% giá bình quân của thế giới (220 USD/tấn). Đó là giá bán Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C "bèo" nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) theo thứ tự là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ Pakistan. Chính vì xuất khẩu với giá quá bèo như thế, nên trong bảng xếp hạng theo kim ngạch xuất khẩu theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới, chúng ta bị đẩy xuống thêm một bậc, tức là chỉ đứng ở vị trí thứ 4, sau Thái Lan, Ấn Độ Mỹ. Trong đó, chúng ta xuất khẩu gạo nhiều hơn Mỹ tới 21,5%, nhưng số tiền thu được lại ít hơn 11%; còn nếu so với Ấn Độ, trong khi khối lượng gạo xuất khẩu chỉ ít hơn rất không đáng kể, chỉ vỏn vẹn có gần 3%, nhưng số tiền thu được kém một trời một vực tới gần 22% Tỷ lệ một số loại gạo Việt Nam Loại gạo Tỷ lệ 5% tấm 35% 15% tấm 40% 25% tấm 12% Loại khác 13% vietnamrice.com.vn Trong hơn một thập kỷ qua chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta đã được cải thiện tương đối ấn tượng. Nếu như vụ đông xuân năm 2006 – 2007 nông dân chỉ bán được lúa với giá là 2.600 – 2800 đ/kg thì hiện nay bà con đã bán với giá 3.600 – 3800đ/kg còn có xu hướng tăng cao trong thời gian tới Loại gạo có chất lượng trung bình tăng từ 22.4 % (năm 1996) lên đến 85% (năm 2003), loại gạo chất lượng thấp giảm từ 23% xuống còn 8%. Tốc độ tăng của các loại sản phẩm gạo 5% tấm đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung hiện nay chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu. Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C Đây là kết quả của quá trình đầu tư cải tiến công nghệ trong khâu chế biến bảo quản, tuy nhiên xét một cách tổng thể thì chất lượng gạo xuất khẩu của nước ta vẫn còn ở mức thấp nên ảnh hưởng đến giá bán thị trường xuất khẩu 2. Quy trình sản xuất : Gồm 03 công đoạn chính sau a. Công đoạn xử lý xay xát lúa: Thu hoạch: Lúa chín được thu hoạch đa phần bằng thủ công, sau đó qua máy đập lúa loại bỏ rơm các tạp chất hữu cơ vô cơ khác. Nếu vụ Ðông – Xuân thì nông dân phơi lúa dưới nắng mặt trời, vụ Hè – Thu có thể phơi lúa dưới tấm nylon trắng hay sử dụng máy sấy xử lý độ ẩm sao cho còn khoảng 17 – 18% đem đi tiêu thụ. Thu mua & kiểm phẩm: Khi thu mua lúa đã được chế phải thực hiện công việc lấy mẩu kiểm tra nguyện liệu đầu vào. Mẩu lấy sau khi được phân tích các chỉ tiêu như độ ẩm, tạp chất, hạt trong nguyên, hạt bệnh, hạt xanh non… bằng các thiết bị phân tích thử nghiệm chuyên dùng để phân loại lúa. Lúa loại 1 dùng để sản xuất các loại gạo có phẩm chất cấp thường như gạo: 20%, 25%, 35% tấm…. Sấy công nghiệp: Lúa chưa đạt ẩm độ cần thiết phải cho qua máy sấy để xử lý độ ẩm; thường là loại máy sấy tầng sôi loại máy sấy vĩ ngang. Cả hai loại đều cho không khí nóng đi qua liên tục thay đổi với lưu lượng lớn không khí, nhằm làm giảm lượng nước trong lúa dần dần nên không ảnh hưởng đến chất lượng gạo, hay giảm tỷ lệ thu hồi khi qua xay xát. Văn Thị Nhung Lớp QTKDTM 47 C

Ngày đăng: 26/07/2013, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Hình thức xuất khẩu - Một số biện pháp kinh tế mở rộng và thức đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi
3. Hình thức xuất khẩu (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w