V. Tình hình xuất khẩu gạoViệt Nam
2. Châu Phi một thị trường tiềm năng
Châu Phi là một châu lục lớn thứ 3 trên thế giới (sau Châu Á và Châu Mỹ) với diện tích rộng 30 triệu km2 với 54 quốc gia dân số khoảng 850 triệu người (2005) chiếm 13% dân số thế giới đứng thứ 2 sau châu Á. Sau những cuộc cải cách kinh tế đầu những năm 1990 kinh tế các nước châu Phi đã có những chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng GDP hàng năm từ 1993 – 1995 là 2% và gần 5% từ 2000 – 2005. Tính chung toàn châu lục, năm 2006, các nền kinh tế châu Phi tiếp tục duy trì sự năng động về tăng trưởng của những năm trước, với mức tăng trưởng chung GDP là 5,7% trong khi năm 2005 là 5,3% và năm 2004 là 5,2%
Đối với châu Phi, nông nghiệp kém phát triển là một trong những nguyên nhân làm cho lục địa này không thể phát huy hết những tiềm năng sẵn có trong nền kinh tế thế giới. Theo Tổ chức NEPAD, châu Phi không những phải nhập khẩu thực phẩm mà có 30 triệu người luôn trong tình trạng cần hỗ trợ khẩn cấp, 200 triệu người thường xuyên bị đói. Tính theo đầu người, các sản phẩm nông nghiệp của châu Phi đã giảm 5% trong vòng 20 năm so với sự phát triển 40% của nhiều nước
cao đặc biệt là gạo (tổng khối lượng gạo nhập khẩu của châu Phi đã tăng từ 3,2 triệu tấn năm 1990 lên đến 5 triệu tấn năm 2000 rồi 9,6 triệu tấn năm 2006, xuống còn 9,3 triệu tấn năm 2007 và dự báo còn tăng cao trong những năm tới. Hơn nữa nhu cầu gạo của Châu Phi chủ yếu là các sản phẩm chất lượng trung bình hoặc thấp và từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì các rào cản thương mại với 41/54 (2004) nước châu Phi là thành viên của WTO đã được giảm bớt. Do đó việc thị trường gạo châu Phi là một thị trường tiềm năng to lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Phi
I. Khái quát chung về thị trường gạo Châu Phi
Thị trường gạo châu Phi luôn là một thị trường hấp dẫn vơi các nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc…. Với nhu cầu liên tục tăng và theo dự báo năm 2008 này Châu Phi sẽ nhập khoảng 9.1 triệu tấn
Thái Lan là thị xuất khẩu gạo lớn nhất vào châu Phi với gần 3.89 triệu tấn chiếm 41% tổng lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan năm 2007 chủ yếu là gạo đồ trong đó Nigieria, Senegan, Nam Phi là những khách hàng lớn nhất
Mozambique, Angola, Senegal, Togo và Ghana là những quốc gia hàng đầu nhập khẩu gạo trắng của Thái , với tốc độ tăng trưởng rất lớn, đặc biệt là Senegal đã nhập trên 136.000 tấn với mức tăng 3.488% so với năm 2006. Gạo sấy được khách hàng vùng ven biển miền tây như Benin, Nam
Phi và Yemen ưa chuộng, xuất khẩu gạo sấy của Thái tăng 28,5% so với năm 2006, đạt 2,13 triệu tấn
Theo Hiệp hội Phát triển gạo Tây Phi, nhu cầu tiêu thụ gạo tại riêng khu vực Tây và Trung Phi vào khoảng 4 triệu tấn/năm, tương đương 1 tỷ USD, trong đó gạo phải nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn/năm. Còn khu vực Nam Phi không sản xuất gạo, toàn bộ lượng tiêu dùng đều phải nhập khẩu, khối lượng khoảng 500 - 600 ngàn tấn/năm. Các thị trường này thường có nhu cầu gạo với phẩm cấp trung bình, giá rẻ, đó là những tiêu chuẩn mà gạo Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan, Pakistan
II. Cơ hội và thách thức của gạo VN khi xuất khẩu sang Châu Phi
1. Cơ hội
a. Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam – Châu Phi
Trong nhiều thập niên qua quan hệ giữa Việt Nam với Châu Phi đã in đậm những dấu son tươi thắm về tình hữu nghị tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật…Tính đến hết năm 2005 nước ta đã có kí Hiệp định thương mại song phương với 15 nước Châu Phi và có 13 nước đã có quy chế MFN
Khi đánh giá về cơ hội kinh doanh tại thị trường châu Phi 37% doanh nghiệp cho rằng quan hệ chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh tại Châu Phi, 39% đánh giá ở mức độ thuận lơi và trung
Chính quan hệ chính trị thuận lợi được xem là lợi thế lớn nhất của Việt Nam trong phát triển thương mại với châu lục này cũng như tạo thuận lợi cho hàng hóa nước ta nói chung và gạo nói riêng lưu thông trên thị trường Châu Phi
Doanh nghiệp Việt Nam đánh giá về quan hệ chính trị Việt Nam – Châu Phi
(Nguồn: Đại học Kinh tế quốc dân)
b. Tiềm năng thị trường gạo châu Phi tương đối cao, yêu cầu sản phẩm phù hợp với khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
Bên cạnh tốc độ tăng dân số cao, sự hạn chế diện tích trồng trọt, trình độ canh tác lạc hậu và kém phát triển đã làm cho các nước châu Phi hàng năm phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực trong đó gạo là chủ yếu để giải quyết nạn đói cũng như tiêu dùng trong nước. Châu Phi có nhu cầu cao
về gạo bình dân, chất lượng vừa phải đôi khi cả thấp cấp giá rẻ phù hợp sức mua của người dân (theo dự báo của Uỷ ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC) năm 2008 Châu Phi sẽ nhập khẩu khoảng 9.1 triệu tấn gạo)
Mặt khác châu Phi là một thị trường dễ tính chưa có những yêu cầu khắt khe về mẫu mã, vệ sinh, hàng rào kĩ thuật chưa cao như những khu vực khác. Đồng thời với quy mô vừa và nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang dần tích lũy được kinh nghiệm cũng như năng lực sản xuất để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh
Đơn vị: % Năm Tỷ lệ tấm 5% 10% 20% 25% >25% 2000 2.1 7.5 12 35 43.4 2001 2.3 6.4 20 29 42.3 2002 1.8 10.1 10.5 23.4 54.2 2003 2.7 8.5 22 19 47.8 2004 2.5 9.5 10.2 32 45.5
(Báo cáo ngành hàng gạo)
c. Nguồn cung trong nước ổn đinh
Trong những năm qua với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và ứng dụng khoa học tiên tiến vào trồng lúa cũng như sự đầu tư đúng mức cho khu vực nông thôn nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng đã tạo cho nghành hàng lúa gạo có được sự ổn định trong trồng trọt và sản xuất.
Những vùng chuyên canh cây lúa đã được hình thành và cho dù diện tích trồng lúa giảm trong những năm qua nhưng năng suất và sản lượng vẫn tăng đều đặn qua các năm
Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa qua một số năm 2000 2001 2002 2004 2004 2005 2006 2007 Diện tích (Nghìn ha) 7666.3 7492.7 7504.3 7452.2 7445.3 7329.2 7324.4 7183.8 Sản lượng (Nghìn tấn) 32529.5 32108.4 34447.2 34568.8 36148.9 35832.9 35826.8 35870.1 Năng suất (Tạ/ha) 42.4 42.9 45.9 46.4 48.6 48.9 48.9 49.5 (Tổng cục thống kê) Đây là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta chủ động trong khâu thu mua, tồn trữ, chế biến và đầy mạnh xuất khẩu
d. Lợi thế cạnh tranh về giá
So với hầu hết các đối thủ cạnh tranh tại Châu Phi sản phẩm gạo Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh về giá tương đối cao. Giá nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp đã giúp cho gạo Việt Nam có được sản phẩm với mức giá phù hợp với nhu cầu của người dân Châu Phi
So với các sản phẩm gạo (15 % và 20 % tấm) cùng loại từ Thái Lan, Ấn Độ giá của gạo Việt Nam bao giờ cũng rẻ hơn. Chính vì thế mà từ trước tới nay các nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đi tìm khách hàng ưa chuộng sản phẩm giá thấp với chất lượng trung bình hoặc thấp và Châu Phi được coi là thị trường mục tiêu của xuất khẩu gạo Việt Nam
2. Thách thức
a. Khoảng cách địa lý xa
Một trong những thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và gạo nói riêng khi xuất sang thị trường Châu Phi đó là khoảng cách địa lý quá xa. Chính điều này tạo nên rào cản trong về chi phí vận
chuyển trong kinh doanh xuất nhập khẩu với Châu Phi. Hiện nay khi mà giá dầu đang ngày càng leo thang và phá vỡ hết kỉ lục này đến kỉ lục khác làm cho chi phí vận chuyển cũng leo thang đến mức chóng mặt làm giảm đi lợi thế cạnh tranh về giá của sản phẩm gạo Việt Nam.
Do cơ sở giao thông của cả hai bên đều lạc hậu đã tạo nên rào cản cho doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo sang châu lục này
Đánh giá về mức độ bất lợi của khoảng cách địa lý trong quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi
(Đại học Kinh tế quốc dân)
b. Sự gia nhập ngày càng tăng của các doanh nghiệp từ Châu Á
Thị trường nông sản châu Phi nói chung và thị trường gạo nói riêng đã và đang nổi lên là một thị trường tiềm năng do vậy nhiều quốc gia đã và đang hướng mạnh hoạt động thương mại vào thị
trường này. Gạo Việt Nam xâm nhập vào thị trường châu Phi phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doah nghiệp đến từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc …
Thái Lan và đặc biệt là Ấn Độ có lợi thế rất lớn về đường biển, về cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu cũng như chi phí cảng biển rẻ hơn từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn cho gạo từ các nước này. Trong khi đó Trung Quốc đang nổi lên là một cường quốc kinh tế xúc tiến thương mại vào thị trường Châu Phi, hiện tại Trung Quốc đang là bạn hàng lớn thứ 3 của Châu Phi. Theo đánh giá của các doanh nghiệp Việt Nam sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đến từ các nước này ở mức 3,21/5 riêng Trung Quốc là 3,94/5
c. Nguyên nhân nội tại của các quốc gia Châu Phi
Với những cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, nội chiến châu Phi nổi tiếng với những bất ổn liên quan đến chính trị, mặc dù từ đầu thập niên 90 đến nay xung đột đã có xu hướng giảm nhưng đây vẫn làm cho môi trường kinh doanh bị xấu đi. Rủi ro trong hoạt động thương mại tăng cao, hàng hóa của các doanh nghiệp chịu rủi ro khi bị mất hàng, không nhận được thanh toán, tàu vận chuyển bị bắt giữ trái phép bởi các nhóm phiến loạn
Các quốc gia châu Phi hầu hết theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước nên thuế nhập khẩu cao, các thủ tục hải quan tương đối phức tạp. Các cách thức kiểm tra hàng hóa thủ công lạc hậu, quy định thiếu tính minh bạch, khó dự đoán và không thống nhất. Các thủ tục hải quan thường làm các doanh nghiệp
tốn nhiều thời gian và tiền bạc (thông thương thời gian chờ trung bình ở của khẩu là khoảng 10 – 30 ngày
Thị trường châu Phi không đồng đều xét cả về không gian lẫn thời vụ, bởi giá trị thương mại chủ yếu tập trung ở một số nước như Nam Phi, Ai cập, Nigiêria; riêng Nam Phi đã chiếm tới 20- 25% tổng số kim ngạch xuất nhập khẩu của Châu Phi.Thêm nữa nhu cầu nhập khẩu lương thực châu Phi có năm lên đến mức không nước nào trên thế giới đáp ứng nổi, nhưng có năm lại rất khiêm tốn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do xảy ra những cuộc xung đột nội bộ, chiến tranh. Cũng vì vậy, các nhà nghiên cứu thị trường và bạn hàng hầu như khó có thể dự đoán đựoc chính xác khả năng xuất nhập khẩu hàng năm của châu Phi. Thậm chí có người coi việc buôn bán ở thị trường này như một công cuộc mạo hiểm mà thắng lại là “do trời định”
d. Các thách thức khác
• Sự thiếu hụt thông tin
Theo các kết quả khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam thường không có nhiều thông tin về thị trường Châu Phi, nếu có thì đó thường là những thông tin chung chung không cụ thể, lạc hậu hay từ các nguồn không chính thức. Ngay cả những thông tin về quy định pháp luật và hải quan xuất nhập khẩu tại đôi khi các doanh nghiệp cũng khó lường trước được
• Sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ
này làm cho các doanh nghiệp đã và đang mất đi nhiều lợi thế bởi họ chỉ gắn kết với khách hàng bằng những hợp đồng kinh tế khô khan mà thôi
Các quy tắc làm việc và văn hóa kinh doanh tại châu lục này là điểm vừa thiếu lại vừa yếu của các doanh nghiệp nước ta, điều này cũng là một rào cản trong việc xâm nhập và phát triển của gạo Việt Nam trên thị trường châu Phi
• Hệ thống hậu cần cho thương mại xuất khẩu sang châu Phi còn nhiều hạn chế
Hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nước ta nói riêng đều xuất khẩu sang châu Phi thông qua một đối tác thức ba chứ ít khi chúng tiến hành trực tiếp. Gạo Việt Nam vào châu Phi phần lớn là qua các thương nhân châu Âu do họ có tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống kho bãi và phân phối hoàn chỉnh, có quan hệ chặt chẽ với các ngân hàng châu Âu, Mỹ.
Hệ thống hỗ trợ thanh toán quốc tế trong quan hệ thương mại Việt Nam – châu Phi còn rất nhiều hạn chế. Với quy mô vừa và nhỏ, khả năng thanh toán thấp trong giao dịch mua bán, các doanh nghiệp châu Phi thường yêu cầu thanh toán trả chậm trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại không đủ vốn để thực hiện yêu cầu này
Hiện nay các ngân hàng Việt Nam chưa có nhiều mối quan hệ đại lý với các ngân hàng ở nhiều nước châu Phi và các doanh nghiệp châu Phi thường sử dụng phương pháp thanh toán trực tiếp nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong khả năng thanh toán
III. Thực trạng xuất khẩu gạoViệt Nam sang thị trường Châu Phi
1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của VN vào thị trường Châu Phi trong những năm qua
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2007, Việt Nam XK sang châu Phi lượng hàng hóa trị giá 685 triệu USD, tập trung chủ yếu tại vài thị trường chính như: Ai Cập, Nam Phi, Ma rốc trong đó mặt hàng gạo là chủ yếu chiếm đến 2/3 Trong đó Việt Nam xuất khẩu gạo sang thị trường Bờ Biển Ngà là cao nhất đạt giá trị 45.88 triệu USD nhưng giảm so với năm 2006
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số thị trường Châu Phi năm 2007
Thị trường Năm 2007 So sánh năm 2006
Lượng (Tấn) Trị(USD) giá Lượng (%) Trị giá (%)
Bờ Biển Ngà 148,010 45,888,349 -30.69 -13.61 Gana 130,921 39,712,399 13.14 39.15 Ăngôla 115,472 36,202,615 -36.45 -23.86 Côngô 54,546 16,069,099 -25.14 -13.13 Tanzania 50,078 15,564,993 -42.24 -29.2 Nam Phi 36,980 10,908,910 -64.66 -56.2 Môdămbic 31,250 9,372,850 -13.55 6.86 Camêrun 25,942 7,750,236 -41.24 -29.67 Benin 14,770 4,549,160 196.88 267.96 Kenya 13,062 3,954,350 -79.23 -74.35 Gabông 9,985 3,042,493 -7.57 6.69 Angiêri 8,456 2,682,655 -82.67 -78.84 (Tổng cục Hải Quan)
nhập khẩu nên kim ngạch có những biến động liên tục về số lượng. Nếu như từ năm 2000 đến 2005 số lượng liên tục tăng và chỉ giảm đôi chút vào năm 2002. Đến năm 2006 lại tăng nhưng sang năm 2007 số lượng nhập khẩu lại giảm 9% so với năm 2006. Tính chất thất thường này là do tình hình sản xuất của Châu Phi về lương thực những năm đó tăng cũng như ảnh hưởng của tình hình chính trị nội tại của châu lục này
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Phi từ 2000 – 2005
2. Vị trí của gạo Việt Nam trên thị trường Châu Phi
Trong nhiều năm qua Việt Nam được biết đến như là một nước xuất khẩu lùa gạo hàng đầu thế giới. Cùng với tốc độ gia tăng xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới thì xuất khẩu gạo sang Châu Phi cũng liên tục tăng trung bình khoảng 18%/năm về cả số lượng và kim ngạch