III. Biện pháp kĩ thuật
2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường châu Phi thì yếu tố con người mang tính then chốt.
Các doanh nghiệp cần chú ý đào tạo và hoàn thiện các kĩ năng về ngoại thương, đàm phán, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ marketing, thu thập xử lý thông tin và nâng cao sự hiểu biết sâu rộng về ngành hàng, sản phẩm mà nình tham gia trên thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh trên thị trường đó
Doanh nghiệp cẩn chủ động tạo ra đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về thị trường Châu Phi như về: ngôn ngữ, văn hóa, thị hiếu tiêu dung cho đến tập quán và văn hóa kinh doanh của các quốc gia của châu lục này. Ngoài tiếng Anh, Pháp thường xuyên được sử dụng tại Châu Phi thì các cán bộ quản lý cũng nên có hiểu thêm một số ngôn ngữ Arap, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Sự thành thạo về ngôn ngữ ở nước sở tại sẽ là một vũ khí cạnh tranh vô cùng hiệu quả và lợi hại của doanh nghiệp
Đối với các cán bộ quản lý ngoại giao và xúc tiến thương mại: tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt đầu đủ thông tin kịp thời chính xác, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động tư vấn dẫn dắt cho các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các hiến lược marketing
3. Hoàn thiện hệ thống hậu cần
Cần xây dựng được quan hệ trực tiếp với các nhà phân phối hàng hóa của các nước Châu Phi vì vai trò của các nhà phân phối đóng một vai trò rất quan trọng tại thị trường nội địa của châu lục này. Tạo dựng mối quan hệ tốt với họ sẽ góp phần giảm thiệt hại do buôn bán qua trung gian và khắc phục những khó khăn về tài chính do các tập đoàn này có một tiểm lực tài chính rất to lớn
Nâng cao hệ thống thanh toán quốc tế, thiết lập những mối quan hệ giữa hệ thống ngân hàng nước ta với hệ thống ngân hàng châu Phi, mở rộng quan hệ đại lý và thanh toán liên ngân hàng của cả hai bên. Hiện nay mới chỉ có một số ngân hàng của Việt Nam có quan hệ với các ngân hàng châu Phi như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank và chỉ có quan hệ với một số thị trường như Ai Cập, Nam Phi
Phần III: Kết Luận
Châu phi như một người khổng lồ đãng thức tỉnh sau những năm tháng bất ổn, làn sóng khủng hoảng đang có phần dịu đi trên lục địa này mở ra những cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại. Nhu cầu về nông sản để đáp ứng nhu cầu của nhân dân là rất lớn đồng thời đây lại là một thị trường dễ tính. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói chung và gạo nói riêng của Việt Nam để mở rộng và phát triển thị trường
Xuất khẩu gạo sang châu Phi trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể nhưng theo đánh giá của các chuyên gia thì vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Việc buôn bán và xuất khẩu gạo sang châu Phi dường như đang trong giai đoạn phát triển ban đầu khi mà giá trị và kim ngạch xuất khẩu vẫn còn khiêm tốn. Trong thời gian tới Chính phủ cần có những chính sách và đường lối phát triển nhằm khẳng định vị thế xuất khẩu gạo của nước ta nói chung và mở rộng thị trường sang châu Phi nói riêng góp phần cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn sự chỉ dẫn của thầy Lê Thanh Ngọc đã chỉnh sửa và giúp em hoàn thành đề án
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh tế Thương mại – NXB thống kê – Tác giả: chủ biên: GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS Hoàng Đức Thân
2. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại – NXB Lao đông xã hội – Tác giả: PGS.TS Hoàng Minh Đường – PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc
3. Giáo trình Thương mại quốc tế - NXB ĐHKTQD – Tác giả: TS. Trần Văn Hòe – TS.Nguyễn Văn Tuấn
4. Quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi: Thực trạng và giải pháp – NXB ĐHKTQD – Tác giả: GS.TS Nguyễn Văn Thường 5. Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới – NXB chính trị quốc gia –
Tác giả; GS.TS Lê Hữu Nghĩa – TS Lê Danh Vĩnh
6. Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế Việt Nam 2007 – 2008 7. Các trang báo điện tử
http://vietrade.gov.vn http://www.mpi.gov.vn http://neu.edu.vn http://rice.com.vn http://www.xttmangola.com.vn http://www.gso.gov.vn
Mục lục
Phần I: Lời nói đầu……….1 Phần II: Nội dung………2
Chương 1 Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu:
gạo………..3
I. Vai trò của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế
quốc dân………3
1. Vị trí của xuất khẩu gạo trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của nước ta…….……….3
2. Lợi thế của gạo Việt Nam……….….4
a. Lợi thế về sản xuất lúa gạo………..4 b. Vị trí địa lý và cảng khẩu…………5 3. Vai trò của xuất khẩu gạo ………..6
a. Xuất khẩu để tích luỹ vốn…………6 b. Cải thiện đời sống và giải quyết việc làm
cho nhân dân………..7 c. Phát huy tối đa lợi thế trong nước..8
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo……….8
1. Chất lượng gạo Việt Nam ………8
2. Quy trình sản xuất : ……….10 a. Công đoạn xử lý và xay xát lúa:………..10 b. Công đoạn đánh bóng & đóng gói gạo:..11
c. Công đoạn bốc xếp và vận chuyển gạo thành
phẩm đến Cảng xuất hàng………..12
3. Chính sách của nhà nước ………..12
4. Các yếu tố khác ……….15
a. Yếu tố mùa vụ trong xuất khẩu…..15
b. Giá cả trong nước và thế giới……..15
c. Bao gói, quy cách và mẫu mã sản phẩm……….15
d. Vận chuyển………16
e. Tiếp cận thị trường………16
V. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam………17
1. Kim ngạch ………..17
2. Cơ cấu thị trường ………..20
3. Hình thức xuất khẩu …………..………..20
a. Xuất khẩu trực tiếp………..21
b. Xuất khẩu gián tiếp……….23
c. Một số hình thức xuất khẩu khác…24 VI. Sự cần thiết phải xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi……….25
1. Yêu cầu tất yếu của việc mở rộng thị trường xuất
khẩu………25
2. Châu Phi một thị trường tiềm năng ……….26
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu Phi………28
I. Khái quát chung về thị trường gạo Châu Phi………..27 II. Cơ hội và thách thức của gạo VN
khi xuất khẩu sang Châu Phi…28
1. Cơ hội ………28
a. Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam – Châu Phi ……….28 b. Tiềm năng thị trường gạo châu Phi
tương đối cao, yêu cầu sản phẩm phù hợp với khả năng sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam…………...29 c. Nguồn cung trong nước ổn đinh….30 d. Lợi thế cạnh tranh về giá…………31 2. Thách thức ………..32 a. Khoảng cách địa lý xa………..32 b. Sự gia nhập ngày càng tăng của các
doanh nghiệp từ Châu Á……..…..33 c. Nguyên nhân nội tại của các quốc gia
Châu Phi……….34 d. Các thách thức khác………..35
IV. Thực trạng xuất khẩu gạoViệt Nam sang thị trường Châu Phi………36
1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của VN vào thị trường Châu Phi trong những năm qua………36 2. Vị trí của gạo Việt Nam trên thị trường Châu
Phi……37
a. Thị trường Bờ Biển Ngà………..38
b. Thị trường Nam Phi……….40
c. Thị trường Angola……….42
d. Thị trường Benin……….44
Chương 3: Một số biện pháp kinh tế mở rộng và thức đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi………45
I. Biện pháp kinh tế………..45
1. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại…….45
2. Đẩy mạnh tính cạnh tranh về giá………..46
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm………..46
III. Biện pháp kĩ thuật……….47
1. Cải tiến quy trình thu hoạch và bảo quản…….47
2. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý…48 Phần III: Kết Luận………..49