Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần có vốn. Kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển mình có ý nghĩa hết sức quan trọng khi tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính vì vậy trong sự đi lên và phát triển không ngừng của cả nền kinh tế thì các doanh nghiệp cũng không đứng ngoài quy luật ấy. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, vậy thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm xem những đồng vốn mà mình bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả hay không. Sau khi sử dụng thì cần phải bù đắp như thế nào để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Vốn là kết quả của việc huy động các nguồn nhân lực tài chính cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, vốn là yếu tố cơ bản là điều kiện quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chính từ những điều trên cùng với những kiến thức đã học và được sự hướng dẫn của Cô giáo ......sự đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để em thực tập tốt cả các cô chú, anh chị tại Công ty Cổ phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Da Giày Hà Nội. Em đã chọn đề tài: “ Công tác quản lý vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Da Giầy Hà Nội”. Em đã thấy được tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng vốn kinh doanh. Song bên cạnh những kết quả thu được, bài báo cáo của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của em để bài báo cáo quản lý thực tập của em được hoàn thành tốt hơn.
Lời nói đầu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều cần có vốn. Kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển mình có ý nghĩa hết sức quan trọng khi tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính vì vậy trong sự đi lên và phát triển không ngừng của cả nền kinh tế thì các doanh nghiệp cũng không đứng ngoài quy luật ấy. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, vậy thì các doanh nghiệp cần phải quan tâm xem những đồng vốn mà mình bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả hay không. Sau khi sử dụng thì cần phải bù đắp như thế nào để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Vốn là kết quả của việc huy động các nguồn nhân lực tài chính cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, vốn là yếu tố cơ bản là điều kiện quyết định quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Chính từ những điều trên cùng với những kiến thức đã học và được sự hướng dẫn của Cô giáo sự đóng góp ý kiến và tạo điều kiện để em thực tập tốt cả các cô chú, anh chị tại Công ty Cổ phần Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Da Giày Hà Nội. Em đã chọn đề tài: “ Công tác quản lý vốn tại Công ty Cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Da Giầy Hà Nội”. Em đã thấy được tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng vốn kinh doanh. Song bên cạnh những kết quả thu được, bài báo cáo của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của em để bài báo cáo quản lý thực tập của em được hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Đề tài : CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XNK DA GIẦY HÀ NỘI MỤC LỤC Phần I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU DA GIẦY HÀ NỘI I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Da Giầy Hà Nội 1.Quá trình hình thành và phát triển. - Tên công ty : Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Da Giầy Hà Nội. - Tên tiếng Anh Hanoi leather and Shaer Imvest,emt – Impart – Expc Tointstock Company. Tên viết tắt: HANSHOESN (JSC) - Tên cơ quan chủ quản: Bộ công nghiệp - Địa chỉ: 409 Đường Nguyễn Tam Trinh - Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội. - Điện thoại: 04.8621254 Công ty Da Giầy Hà Nội đã có lịch sử tồn tại và phát triển gần một trăm năm. Từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua những thời kỳ hình thành và phát triển như sau: - Giai đoạn từ năm 1912 đến 1992 - Công ty Cổ phần đầu tư xuất khẩu Da Giầy Hà Nội tiền thân là công ty thuộc da Đông Dương do một nhà tư sản Pháp thành lập năm 1912 với số vốn là 1.8000.000 đồng bạc Đông Dương, tại làng thuỵ khê tổng trung ngoại thành Hà Nội. Số lượng công nhân lúc đó là 80 người với sản phẩm chủ yếu da kịp măng để sản xuất bao súng, bao đạn, yên ngựa, dây lưng, dây cua, ra phục vụ công nghiệp quốc phòng cho thực dân pháp. - Năm 1955 các nhà tư sản Việt Nam mua lại và đổi tên thành Công ty thuộc da Việt Nam do một ban quản trị các cổ đông bầu ra quản lý. Năm 1956 đổi tên thành công ty cổ phần thuộc da Thuỵ Khuê với vốn của công ty là 300.000.000 đồng và chia thành 300 cổ phiếu. Năm 1958 tiến hành công ty hợp doanh và đổi tên thành nhà máy CTHD thuộc da Thuỵ Khê. Năm 1962 chuyển thành doanh nghiệp nhà nước thuộc công ty tạp phẩm mà sau này là Tổng công ty Da Giầy Việt Nam. Từ đó cho đến năm 1992 công ty vẫn có trụ sở tại 151 Thuỵ Khuê và sản phẩm chính vẫn là các sản phẩm da thuộc. - Giai đoạn 1992 đến 2005 Năm 1992 theo quy hoạch của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty chuyển bộ phận thuộc da về 409 đường Nguyễn Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội và đổi tên thành công ty Da Giầy Hà Nội với nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm da thuộc. Năm 1998 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Da Giầy Việt Nam, công ty bàn giao toàn bộ thiết bị thuộc da cho Nhà máy thuọc da Vinh và chuyển hướng sản xuất kinh doanh mới là sản xuất giầy dép. Năm 2003 thực hiện quy hoạch các Tổn công ty 90,91 của chính phủ xoá bỏ một số tổng Công ty sản xuất kinh doanh kém hiệu quả trong đó có tổng công ty Da Giầy Việt Nam, vì Công ty trực thuộc Bộ công nghiệp và tiến hành cổ phần hoá. Đồng thời Công ty được tiếp nhận nhà máy Giày Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc Công ty từ năm 2003. Giai đoạn sau cổ phần hoá 2005 nay: Năm 2005 theo chủ trương của nhà nước Công ty Da Giày Hà Nội đã tiến hành cổ phần hoá và lấy tên là Công ty cố phần đầu tư xuất nhập khẩu Da Giầy Hà Nội. Sau khi cổ phần xong và lấy tên là Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Da Giày hà Nội. Sau khi cố phần hướng hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty được mở rộng một cách linh hoạt khong chỉ đơn thuần là sản xuất giày dép mà còn kinh doanh và làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước về các loại nguyên liệu hoá chất và máy móc nghành da giày và các ngành khác, đầu tư xây dựng và kinh doanh địa ốc. II. Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu DA GIÀY Hà Nội. 1. Sơ đồ bộ máy quản lý Mô hình cơ cấu quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu cơ cấu trực tuyến chưac năng, hoạt động theo nguyên tắc tổ chức quản lý của một Công ty cổ phần. Mô hình tổ chức quản lý Công ty được chỉ ra ở sơ đồ sau: Mô hình quản lý trong Công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CƠ QUAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN P.K DOAN H NỘI ĐỊA P.K DOAN H TỔNG HỢP P. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P. XNK P. KỸ THUẬT NHÀ MÁY GIÀY THÁI NGUYÊN GIÁM ĐỐC PHÂN XƯỞNG CAO SU GIÁM ĐỐC PX CHẶT GIÁM ĐỐC PHAN XƯỞNG MAY GIÁM ĐỐC PX GÒ HÀN CẮT GIÁM ĐỐC PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN Ghi chú: Quan hệ trực truyến Quan hệ chức năng 2. Chức năng từng bộ phận - Cơ quan tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc. Cơ quan này có nhiệm vụ điều hành tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng cổ đông vè các nhiệm vụ được giao. - Phòng tài chính kế toán: phòng gồm có trưởng phòng, 01 phó phòng, 3 nhân viên nghiệp vụ, 02 thủ kho. Phòng tài chính kế toán thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo Công ty về lĩnh vực tài chính của Công ty. Có các nhiệm vụ sau: lập và thực hiện kế hoạch tài chính cho từng năm sản xuất, chỉ đạo về công nợ và thu hồi công nợ, quản lý vật tư, hàng hoá và thành phảm. - Phòng kinh doanh tổng hợp: Gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên thực hiện các nhiệm vụ: Kinh doanh các loại nguyên liệu đầu vào cho ngành da giày phục vụ cho sản xuất của Công ty và các đơn vị khác. Kinh doanh các mặt hàng khác trong giấy phép kinh doanh của Công ty nhằm đem lại lợi ích, nâng cao vị thế uy tín và khả năng tài chính của Công ty. Phòng kinh doanh nội địa: Gồm 01 trưởng phòng, 01 cửa hàng trưởng, 02 nhân viên kinh doanh, 02 nhân viên bán hàng thực hiện các nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tiêu thụ nội địa và nghiên cứu mở rộng thị trường trong nước cho sản phẩm cuat Công ty. Quản lý và phát triển hẹ thống cửa hàng đại lý sản phẩm của Công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm 03 bộ phận tổ chức, văn phòng và Tổ chức bảo vệ, phòng gồm 1 trưởng phòng, 01 phó phòng, 03 nhân viên tổ chức, 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên y tế, 06 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên lái xe. Phòng thực hiện các chức năng cơ bản sau: Bộ phận văn phòng thực hiện các chức năng quản lý hò sơ và văn thư lưu trữ, quản trị văn phòng phẩm, in ấn, công tác tạp vụ, y tế và lái xe, bộ phận tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, tiền lương và các chế độ đối với cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, công tác bảo hộ lao động, công tác thi đua tuyên truyền; Tổ bảo vệ thực hiện các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống bão lụt, cháy nổ trong Công ty. - Phòng xuất nhập khẩu: Thực hiện các chức năng cơ bản sau: Lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, định hướng công tác phát triển thị trường ngoài nước, tiếp cận đàm phán và thực hiện triển khai các đơn hàng thông qua công tác cung ứng vật tư, thiết bị và các yếu tố sản xuất, điều độ và tác nghiệp giưa phòng kỹ thuật, các phân xưởng sản xuất và xuất thành phẩm cuối cùng giao cho khách hàng. Phòng gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng, 3 nhân viên nghiệp vụ, 02 nhân viên điều độ, 03 nhân viên vật tư. - Phòng kỹ thuật: Gồm các bộ phận thiết kế công nghệ, chế thử, quản lý chất lượng với 01 trưởng phòng, 01 phó phòng 12 nhân viên thiết kế. Công nghệ, và 04 nhân viên chế thử mẫu phòng thực hiện các chức năng cơ bản sau: Nghiên cứu triển khai mẫu chào hàng, lập và chuyển giao quy trình công nghệ của tát cả các đơn hàng sản xuất. Đảm bảo chất lượng từ nguyên vật liệu đầu vào tới thành phẩm cuối cùng, quản lý tổ chức, đào tạo và vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. - Các phân xưởng sản xuất: Đứng đầu là các quản đốc phân xưởng. Các quản đốc chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo xưởng. Các quản đốc chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo Công ty về tiến độ kế hoạch sản xuất tại phân xưởng và tác nhiệp với các phân xưởng khác, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm điều động bố trí lao động trong phân xưởng. Mỗi phân xưởng chia thành các tổ sản xuất, chuyền sản xuất, đứng đầu là các tổ và chuyền của mình. Mỗi phân xưởng sản xuất có 01 nhân viên thống kê thực hiện việc nhận và cấp phát vật tư bán thành phẩm tính và phát lương cho công nhân viên. Nhà máy giầy Thái Nguyên: là đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần đầu tư XNK Da Giầy Hà Nội từ năm 2003, sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập. Tổng giám đốc Công ty trực tiếp điều hành. II. Chức năng nhiệm vụ của Công ty CP đầu tư XNK Da Giầy Hà NỘi 1. Chức năng nhiệm vụ Sau khi cổ phần hoá chức năng sản xuất và kinh doanh chính của Công ty như sau: - Sản xuất và xuất nhập khẩu các loại giầy dép làm từ các nguyên liệu, hoá chất, máy móc thiết bị cho ngành Da giầy và các ngành nghề khác. - Kinh doanh máy móc thiết bị, dụng cụ, kim khí, điện máy, máy động lực, điện dân, máy công cụ cầm tay, kinh doanh hàng tiêu dùng, các sản phẩm nông lâm thổ sản - Xuất nhập khẩu uỷ thác - Sản xuất và kinh doanh nước tinh khiết, nước giải khát có ga - Đầu tư xây dựng và kinh doanh địa ốc. IV. Quy trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 1. Quy trình sản xuất sản phẩm 1.1. Ngành kinh doanh Theo lịch sử để lại Công ty Da giày Hà Nội trước đây là Công ty thuộc da của Pháp. Tới năm 1992 Công ty mới đổi tên Công ty Da giầy Hà Nội. Ngành sản xuất Da Giày còn tương đối mới mẻ với Công ty mặc dù ngành dau giày đã phát triển rất lâu ở Việt Nam. Trong bước đầu kinh doanh da giầy Công ty còn gặp nhiều khó khăn do quy trình sản xuất còn phức tạp. Hiện nay do nhu cầu thị trường chuyển sang dùng hàng thuộc da nhiều, ngoài sản phẩm như giày da, giây lưng da Công ty đã đang đầu tư sản xuất như giày vải, giày thể thao, các loại vật dụng khác mũ da, cặp da…Bên cạnh đó Công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác như nhập khẩu vật tư, hoá chất trong kinh doanh sản xuất giày dép, cho thuê văn phòng. 1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính Sơ đồ Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính vải, da thuộc Chặt may May SX đế cao su Cao su, hoá chất Gò, ráp Hấp Hoàn chỉnh Nhập khoKCS Sơ đồ Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm từ cao su Trước đây sản phẩm tập trung sản xuất là da cứng, da mềm và giầy dép…Từ tháng 07/1999 khi công nghệ thuộc da được chuyển vào Vinh thì sản xuất chính bao gồm, giày dép các loại. 2. Quy trình tiêu thụ sản phẩm 2.1. Mạng lưới tiêu thụ trong nước Do Công ty sản xuất chủ yếu theo đơn hàng và gia công chế biến chỉ chiếm 20% tổng hàng trên toàn quốc. Sản phẩm này được bày bán tại những thành phố lớn và tập trung ở miền bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây Khách hàng thường phải tới Công ty trực tiếp mua hàng để đưa tới ta người tiêu dùng 2.2. Mạng lưới tiêu thụ nước ngoài Để hoạt động xuất khẩu hiệu quả mạng lưới tiêu thụ ở nước ngoài phải hoạt động hiệu quả. Việc chiếm lĩnh thị trường thiết lập đại lý là rất quan trọng từ đó mới giới thiệu sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Sản phẩm do Công ty sản xuất Cao su, hoá chất Sơ luyện Tinh luỵên ÉP đế Cán đế Keo hiện nay có mặt trên hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhưng thực tới tay người tiêu dùng biết tới nhãn hiệu Công ty Da Giày Hà Nội là rất ít do Công ty hoạt động sản xuất là gia công sản phẩm, làm theo đơn đặt hàng của đối tác. Mạng lưới bán hàng trực tiếp dường như quá bé so với điều kiện của doanh nghiệp