Phân tích nhân vật Anna Karenina và Phép Biện Chứng Tâm Hồn

51 2.6K 10
Phân tích nhân vật Anna Karenina và Phép Biện Chứng Tâm Hồn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Anna Karenina (tiếng Nga: Анна Каренина, đọc là Anna Carênhina) là một tiểu thuyết của nhà văn Nga Lev Nikolayevich Tolstoy, được đăng tải nhiều kỳ trên tờ báo Ruskii Vestnik (tiếng Nga: Русский Вестник, Người đưa tin) từ năm 1873 đến năm 1877 trước khi xuất bản thành ấn phẩm hoàn chỉnh.Anna Karenina được xem như là một đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Nhân vật chính trong truyện Anna Karenina được Tolstoy sáng tác dựa vào Maria Aleksandrovna Hartung, người con gái lớn của đại thi hào Aleksandr Sergeyevich Pushkin1. Sau khi gặp cô ở một bữa ăn tối, ông bắt đầu đọc truyện viết dở dang của Puskin: Những người khách họp mặt trong biệt thự, Tolstoy nảy ra ý định viết Anna Karenina1.Theo một cuộc thăm dò gần đây, dựa trên ý kiến của 125 nhà văn nổi tiếng đương thời, tiểu thuyết Anna Karenina là tác phẩm có số phiếu bầu cao nhất trong danh sách 10 tác phẩm vĩ đại nhất mọi thời đại2.Mục lục ẩn 1Cảm hứng sáng tác2Cốt truyện3Nhân vật chính4Kết cấu tác phẩm5Chuyển thể6Chú thíchCảm hứng sáng tácsửa | sửa mã nguồnMaria Aleksandrovna Pushkina (18321919), nguyên mẫu tác phẩmBốn năm sau khi viết xong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, khoảng ngày 19 tháng 03 năm 1873 Tolstoy bắt đầu viết Anna Karenina. Sau khi hoàn thành, cuốn tiểu thuyết này đã đưa nhà văn lên một địa vị mới trên văn đàn văn học Nga và thế giới. Anna Karenina lập tức được xem là một trong những quyển tiểu thuyết hay nhất của nền văn học nhân loại.Cảm hứng sáng tác Anna Karenina được vợ nhà văn kể lại như sau: Tối qua anh ấy nói với tôi rằng anh ấy đã hình dung ra một người đàn bà có chồng thuộc xã hội thượng lưu, nhưng bị sa ngã. Anh ấy nói rằng nhiệm vụ của anh ấy là phải làm sao cho mọi người thấy người đàn bà ấy chỉ đáng thương mà không đáng tội và khi anh vừa hình dung được ra như thế, thì tất cả những nhân vật, những loại đàn ông mà anh hình dung trước kia đều tìm được vị trí của họ và tập trung quanh người đàn bà ấycần dẫn nguồn.Cốt truyệnsửa | sửa mã nguồnGia đình người anh trai của Anna có sự bất hòa và Anna vợ của một quan chức cao cấp của triều đình ở SanktPeterburg, đã đi tàu đến Moskva để giúp anh trai và chị dâu hòa giải. Nàng đi cùng toa với bá tước phu nhân Vroskaya. Đến Moskva, anh trai của Anna đón ở ga và con trai của bá tước phu nhân là Alexei Vronsky cũng ra đón mẹ. Lúc này, mọi người chưa kịp xuống tàu thì xảy một tai nạn khủng khiếp: một người công nhân bị tàu cán chết. Sự kiện này làm mọi người hết sức kinh hoàng.Cùng thời gian này, Levin, một điền chủ hầu như quanh năm chỉ sống ở nông thôn, cũng đến Moskva với mục đích cầu hôn với cô con gái út của gia đình Cherbatsky là Kitty người mà đã để ý và có tình cảm từ lâu. Kitty mới 18 tuổi vừa bắt đầu gia nhập cuộc sống giao tế của giới thượng lưu và được nhiều người để mắt đến trong đó có Vronsky. Chàng là người tuấn tú, giàu có, quý phái và có tương lai xán lạn ở triều đình và trong quân đội. Nên mặc dù Kitty cảm thấy mình quý mến và tin cậy Levin, song tâm hồn của cô gái trẻ này lại hướng về Vronsky nhiều hơn, nên nàng đã từ chối lời cầu hôn của Levin.Anna nhanh chóng giải quyết mối mâu thuẫn cho vợ chồng người anh. Vẻ xinh đẹp và khả ái của Anna đã hấp dẫn mọi người xung quanh kể cả Kitty (em gái của Dolly chị dâu của Anna). Trong buổi khiêu vũ tổ chức tại nhà người quen ít lâu sau, cả Kitty và Anna đều đến. Kitty hạnh phúc và mong chờ được nhảy cùng Vronsky, nhưng khi nàng thấy vẻ mặt của Vronsky khi nhảy cùng Anna, nàng bất ngờ nhận ra rằng Vronsky đã say mê Anna, điều đó khiến Kitty vô cùng đau khổ.Anna đón nhận tình cảm của Vronsky và xao xuyến vì tình cảm đó nên nàng cảm thấy có lỗi. Nàng đã vội vã rời Moskva nhưng trên chuyến tàu trở về SanktPeterburg. Vronsky đã đi theo để có mặt nơi nào nàng có.Chồng của Anna là Alexei Karenin, lớn hơn nàng nhiều tuổi, là một con người có tâm hồn khô khan, cằn cỗi, khuôn sáo và có lối sống tẻ nhạt. Anna lấy Karenin là do sự sắp đặt của người cô ham tiền và ham địa vị. Vì vậy, sau bao năm chung sống với chồng, nàng không hề có tình yêu với một con người như thế nên nàng đã dồn mọi tình cảm cho đứa con trai. Sự xuất hiện của Vronsky cùng với tình cảm nồng nhiệt của chàng đã đánh thức những khát khao yêu đương trong Anna. Ban đầu nàng cố gắng đấu tranh, song cuối cùng nàng không kháng cự nổi và đã lao vào cuộc tình với Vrosky. Cuộc tình vụng trộm đó không giấu được lâu nhưng thật bất ngờ chồng Anna biết nhưng không ghen tuông mà còn lo lắng cho danh dự và tiếng tăm của ông ta lẫn Anna. Nàng có thai với Vronsky và suýt chết trong khi sinh nở. Karenin đã cao thượng tha thứ cho nàng, chăm sóc nàng cùng đứa bé gái mới sinh khiến Anna cảm động ăn năn và Vronsky thì thấy nhục nhã định tự tử nhưng không chết. Tuy nhiên, sự cao thượng của Karenin chỉ tách Anna ra khỏi Vronsky trong thời gian ngắn mà không dập tắt nổi ngọn lửa tình yêu giữa hai người. Nó tạm lắng xuống rồi lại bùng lên rừng rực, mạnh mẽ. Họ không thể sống thiếu nhau, Anna quyết định bỏ nhà, chia tay với đứa con trai mà nàng yêu quý, để cùng Vronsky và đứa con gái nhỏ ra nước ngoài.Levin sau khi bị Kitty từ chối lời cầu hôn liền rời Moskva quay trở về với nông thôn. Chàng trở lại với công việc quản lý điền trang và tìm thấy sự an ủi trong công việc, trong sự hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của những người lao động. Chàng biết được việc của Kitty (sau khi bị Vronsky từ chối nàng đã rất đau khổ và bệnh nặng) phải ra nước ngoài dưỡng bệnh. Một lần tình cờ sau buổi làm việc ngoài đồng, trên đường về Levin nhìn thấy cỗ xe ngựa chở Kitty chạy qua (nàng đang trên đường từ nước ngoài trở về). Chàng chợt nhận ra rằng tình cảm của mình dành cho nàng vẫn còn nguyên vẹn, bèn quyết định đi Moskva để cầu hôn lần nữa. Lần này, chàng đã thành công. Họ nhanh chóng chuẩn bị đám cưới và sau đám cưới, Levin đưa ngay vợ về nông thôn. Kitty lập tức thích ứng với vai trò người vợ của mình khiến cho Levin nhiều bất ngờ và ngạc nhiên. Giữa hai vợ chồng cũng xảy những cuộc cãi cọ, hiểu lầm nho nhỏ, song cuộc sống của gia đình họ rất hạnh phúc.Trong khi đó hạnh phúc của Anna và Vronsky thật không dễ dàng, nó phải đổi bằng những hy sinh: Vronsky phải từ bỏ con đường danh vọng, Anna phải rời xa đứa con trai (mà nàng rất yêu quý và luôn nhớ thương con nỗi nhớ ấy luôn ám ảnh và dằn vặt nàng) và chịu những lời chê trách gièm pha. Họ cũng không thể sống mãi ở nước ngoài nên một thời gian sau họ trở về Nga. Vronsky dù yêu Anna, song cũng đã mệt mỏi vì cuộc sống không chính thức của hai người, trong khi đó Anna vẫn không giải quyết được việc ly hôn với chồng vì vướng bận chuyện con trai. Karenin không cho nàng nhận con nếu ly hôn, bởi vậy nàng không thể hợp thức hóa cuộc sống lứa đôi với Vronsky. Những khó khăn đó cộng với sức ép của dư luận, của những người quen thuộc xung quanh làm cho quan hệ tình cảm giữa hai người càng lúc càng trở nên căng thẳng: Vronsky bực bội, mệt mỏi, còn Anna thì đau khổ ghen tuông, nghi ngờ về tình yêu của chàng dành cho mình. Sau một lần xích mích, Vronsky bỏ về nhà mẹ. Anna đau khổ với những ý nghĩ bi quan, tuyệt vọng vì nghĩ Vronsky đã hết yêu mình. Nàng định đi tìm chàng, nhưng lúc đến nhà ga, Anna chợt nhớ đến cái chết của người công nhân xe lửa và nàng đã quyết định bắt Vronsky phải hối hận nên đã giải thoát cho mình bằng cách lao đầu vào xe lửa.Sau khi Anna chết, Vronsky vô cùng đau khổ. Chàng xin gia nhập vào quân đội tình nguyện giúp người Serbia trong cuộc chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ. Còn Levin và Kitty vẫn tiếp tục cuộc sống gia đình hạnh phúc ở nông thôn và sinh được một cậu con trai.Nhân vật chínhsửa | sửa mã nguồnAnna Arkadyevna Karenina – em gái Stepan Oblonsky, vợ Karenin và người tình của VronskyBá tước Alexei Kirillovich Vronsky – người tình của AnnaCông tước Stepan Arkadyevitch Oblonsky (Stiva) – anh trai Anna.Nữ công tước Darya Alexandrovna Oblonskaya (Dolly) – vợ StepanAlexei Alexandrovich Karenin – một viên chức cao cấp và chồng của Anna, hơn nàng 20 tuổi.Konstantin Dmitrievitch Levin (Kostya) – theo đuổi Kitty và sau này cưới nàng.Nikolai Levin – anh trai KonstantinSergei Ivanovich Koznyshev anh trai cùng cha khác mẹ với Levin, người yêu Varenka nhưng không thành vợ chồng.Quận chúa Ekaterina Alexandrovna Shcherbatskaya (Kitty) – em gái Dolly và sau này là vợ LevinQuận chúa Elizaveta (Betsy) – bạn của Anna, chị họ VronskyNữ bá tước Lidia Ivanovna – Đứng đầu nhóm quý tộc gồm cả Karenin, đối nghịch với nhóm quận chúa Betsy. Bà tìm thú vui trong tâm linh huyền bí.Bá tước phu nhân Vronskaya – mẹ của VronskySergei Alexeyitch Karenin (Seryozha) – con trai Anna và KareninAnna (Annie) – con gái Anna và VronskyVarenka – một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, thánh thiện nhưng quá rụt rè, bạn của Kitty trong thời gian dưỡng bệnh.Kết cấu tác phẩmsửa | sửa mã nguồnKhi vừa mới ra đời thì nhiều người rằng cuốn tiểu thuyết này là sự kết hợp của hai tiểu thuyết: Karenia và Levin được đặt bên nhau một cách khéo léo tài tình mà không có kết cấu chung. Ngược lại, Tolstoy khẳng định: Tôi tự hào bởi kiến trúc của nó là những khung cửa tò vò được nối liền với nhau đến mức không thể nhận ra ổ khóa ở đâu3. Và theo ông thì cấu trúc của tác phẩm được tạo nên không phải dựa vào cốt truyện và cũng không phải dựa vào mối quan hệ quen biết giữa các nhân vật mà dựa vào mối quan hệ bên trong.Còn các nhà nghiên cứu thì cho rằng tiểu thuyết Anna Karenina không có kết cấu song song, mà tiểu thuyết này có kết cấu đan chéo, quyện chặt vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau.Chuyển thểsửa | sửa mã nguồnVở opera chuyển thể từ Anna Karenina được viết bởi Sassano (1905), Leoš Janáček (1907), Granelli (1912), E. Malherbe (1914), Jeno Hubay (1915), Robbiani (1924), Goldbach (1930), and David Carlson (2007).Love, một phim câm năm 1927 mở rộng từ tiểu thuyết. Vai chính Greta Garbo và John Gilbert. 1Anna Karenina, bộ phim năm 1935 gây nhiều tranh cãi, đạo diễn Clarence Brown. Vai chính Greta Garbo, Fredric March, và Maureen OSullivan. 2Anna Karenina, phim năm 1948 đạo diễn Julien Duvivier với Vivien Leigh, Ralph Richardson và Kieron Moore. 3Anna Karenina, phim Liên Xô 1953 của đạo diễn Tatyana Lukashevich với Anna Karenina Alla TarasovaNahr alHob (Hay River of Love; 1960; một bộ phim Ai Cập vai chính Omar Sharif và Faten HamamaAnna Karenina, bộ phim Nga 1967 đạo diễn Aleksandr Zarkhi vai chính Tatyana Samojlova, Nikolai Gritsenko và Vasili Lanovoy. 4Anna Karenina (1968) vở ballet viết bởi Rodion ShchedrinAnna Karenina, bản phim truyền hình 1977. Sản xuất bởi BBC đạo diễn Basil Coleman và vai chính Nicola Pagett, Eric Porter và Stuart Wilson. 5Anna Karenina, phim 1985 đạo diễn Simon Langton vai chính Jacqueline Bisset, Paul Scofield và Christopher Reeve. 6Anna Karenina, phim năm 1997 Anh Mỹ đạo diễn Bernard Rose và Sophie Marceau vai Anna Karenina. 7Anna Karenina, bản phim truyền hình năm 2000 đạo diễn David Blair vai chính Helen McCrory, Stephen Dillane và Kevin McKidd. 8Anna Karenina vở ballet năm 2005 với âm nhạc của Pyotr Ilyich Tchaikovsky.Anna Karenina năm 2007 (miniseries) của đạo diễn Sergei Solovyov với Anna Karenina Tatiana Drubich.Phim điện ảnh Anh, Pháp do Joe Wright đạo diễn, Keira Knightley đóng vai chính, ngoài ra có sự tham gia của Kelly Macdonald, Jude Law, Aaron Johnson, Matthew Macfadyen, Emily Watson, Olivia Williams, Michelle Dockery, Ruth Wilson, công chiếu lần đầu tại Ireland 7 tháng 9 năm 2012.Chú thíchsửa | sửa mã nguồnWikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về:Anna Karenina a ă Anna Karenina trên search.com The 10 Greatest Books of All Time in Time.com (Lev Grossman) Lời đề tựa trong tác phẩmThể loại: Lev TolstoyTiểu thuyết NgaTiểu thuyết nước ngoài có bản dịch tiếng ViệtTiểu thuyết năm 1877Tiểu thuyết triết họcTiểu thuyết lãng mạnTự sát trong tác phẩm hư cấuNhân vật Anna Karenina và sự soi chiếu từ nguyên mẫu đời thựcThứ tư 21122016 00:56 . NGUYỄN THỊ HỒNG​ HOALev Tolstoy “con sư tử” của văn học Nga thế kỉ XIX đã tạo ra những tác phẩm vĩ đại từ chất liệu tươi ròng của đời sống. Mỗi nhân vật được ông khắc họa luôn trở thành những điển hình nghệ thuật bất diệt, có tác động sâu đậm đến mọi tầng lớp xã hội. Trong số này, Anna Karenina được coi là một tiểu thuyết hiện thực xuất sắc, phản chiếu xã hội Nga sau cải cách nông nô vào giữa những năm 70 của thế kỉ XIX, vừa lột trần bản chất mục ruỗng của giai tầng phong kiến, vừa bóc mẽ sự huênh hoang rởm đời của giai cấp tư sản đang lên. Nhân vật chính của tiểu thuyết là điển hình cho số phận người phụ nữ Nga thế kỉ này, những người dám yêu, dám sống hết mình nhưng rốt cục vẫn không quẫy đạp thoát ra nổi thế giới tàn nhẫn, đầy những giả dối, lọc lừa. 15823480Nàng Anna Karenina trong minh hoạ tác phẩm của nhà văn Lev TolstoyXây dựng nhân vật Anna Karenina, Lev Tolstoy đã lấy nguyên mẫu từ một người phụ nữ có thật là bà Maria Alexandrovna Gatun người con gái đầu lòng được thi sĩ Pushkin hết mực yêu thương. Điều này lí giải vì sao khi đến tham quan bảo tàng quốc gia về nhà văn vĩ đại ở Moskva, người ta có thể được ngắm chân dung của bà Maria trong phần giới thiệu cuốn tiểu thuyết Anna Karenina. Có thể nói, nàng Anna trong tiểu thuyết của Tolstoy đã “mượn” những nét ngoại hình nổi bật của bà Maria Gatun và đại văn hào của chúng ta vô cùng thích thú khi sử dụng những chi tiết miêu tả lấy chất liệu từ hiện thực.Đây là lời kể của bà Tachiana em vợ nhà văn trong cuốn sách Cuộc sống của tôi ở Iaxnaya Poliana:“Cửa ra vào ở phòng đệm mở ra, một bà khách lạ mặc áo nhung đen có viền đăngten bước vào. (…) Người ta giới thiệu tôi với bà. Lev Nikolaievic còn ngồi bên bàn. Tôi nhận thấy ông chăm chú nhìn bà khách như thế nào. Đi đến bên tôi ông hỏi:Ai đấy?Bà Gatun, con gái nhà thơ Pushkin.Chà, ra là thế ông dài giọng bây giờ thì tôi hiểu… cô hãy nhìn xem bà ấy có những búp tóc Arap sau gáy đó. Những búp tóc thuần chủng lạ lùng”.Những ấn tượng về người phụ nữ quý phái, quyến rũ trong cuộc gặp gỡ tình cờ ấy đã trở thành những hồi ức mãnh liệt, khơi gợi cảm hứng sáng tác cho Tolstoy như chính ông từng tâm sự:“Ngày ấy, cũng vào giờ này đây, sau bữa cơm trưa trên chiếc đivăng, tôi nằm thiu thiu đang cố đấu tranh với cơn ngủ trưa, không hiểu sao bỗng nhiên xuất hiện trước mặt tôi cái khuỷu tay để trần xinh đẹp của một người phụ nữ quý tộc. Bất giác, tôi bắt đầu ngắm nhìn. Thế là đôi vai, cái cổ và cuối cùng toàn thân người đàn bà kiều diễm trong bộ quần áo vũ hội hiện ra, hình như cứ nhìn chằm chằm vào tôi, với đôi mắt buồn thảm như van nài. Thế rồi đôi mắt tuy đã biến mất, nhưng tôi không thể nào quên được cái ấn tượng ấy, nó cứ bám chặt lấy tôi suốt ngày đêm và để thoát khỏi cái nhìn ấy tôi phải tìm cách thể hiện nó. Đấy là điểm khởi đầu của Anna Karenina”.Thật thú vị là khi đọc tác phẩm, người đọc không khó nhận ra những đường nét đặc trưng về “chiếc áo viền đăng ten” và “búp tóc thuần chủng” của Maria trong những dòng miêu tả sắc nét về Anna:“Anna không mặc màu hoa cà như Kitty muốn, nàng mặc áo nhung đen cổ hở rất nhiều, để lộ đôi vai, bộ ngực tuyệt đẹp như tạc trên ngà voi, cổ và đôi cánh tay tròn với cổ tay nhỏ nhắn. Áo nàng đính toàn ren Vonido. Trên mớ tóc đen không chút cầu kì, gài dải hoa păngxe nhỏ, cùng một dải hoa như vậy chạy trên nền nhung đen chiếc thắt lưng, giữa hàng đăngten trắng. Tóc nàng chải rất giản dị, chỉ trang điểm mấy búp nhỏ xõa xuống thái dương và gáy. Chuỗi hạt trai quấn quanh cổ nàng rắn chắc và tuyệt đẹp”.Tolstoy đã tạc lại chân dung của Anna trên trang viết giống hệt như họa sĩ Nakaro đã từng vẽ Maria Gatun ở thời điểm năm 1860 khi bà đã lấy chồng được vài năm.Nhưng cần phải nhấn mạnh một điều, tài năng của Tolstoy là ở chỗ ông đã không bê nguyên xi hiện thực đời sống thô ráp vào tác phẩm mà luôn có sự tìm tòi, tưởng tượng, tái hiện và khắc họa nhân vật theo điển hình nghệ thuật đúng nghĩa. Anna có thể giống Maria về ngoại hình nhưng tuyệt nhiên không giống về tính cách và số phận. Maria lấy chồng, hạnh phúc trong sự lựa chọn của mình còn Anna thì không. Maria chỉ bất hạnh khi người chồng của cô tự sát oan uổng nhưng Anna thì đau khổ kiệt cùng khi không có được tiếng nói chung với người chồng vô cảm, vô tâm. Sức tưởng tượng vô hạn và tấm lòng vĩ đại của Tolstoy đã tạo nên một nhân vật là hợp thể của những nguyên mẫu khác nhau nhằm chuyển tải những ý đồ mà nhà văn muốn thể hiện. Như sau này vợ ông kể lại:“Tối hôm qua, anh ấy nói với tôi rằng anh đã hình dung ra một người đàn bà có chồng thuộc xã hội thượng lưu nhưng bị sa ngã. Anh nói rằng nhiệm vụ của anh là làm cho người đàn bà ấy chỉ đáng thương mà không đáng tội và khi anh vừa hình dung được ra như thế thì tất cả những nhân vật và những loại đàn ông mà anh hình dung trước kia đều tìm được vị trí của họ và tập trung quanh người đàn bà ấy”.Vậy đó, chính trí tưởng tượng kì diệu đã dẫn dắt thiên tài Lev Tolstoy sáng tạo nên cuốn tiểu thuyêt xuất sắc này. Cùng với sự trải nghiệm của mình, từ những điều trăn trở trong tâm trí, ông đã tưởng tượng trên cơ sở những điều có thật. Từ “vẻ dịu dàng thùy mị lạ lùng trên bộ mặt yêu kiều, cặp mắt xám long lanh nhưng xẫm lại dưới bóng đôi hàng mi dày, sức quyến rũ kì lạ đến ma quái” của nàng Anna đến “đôi tay đầy mồ hôi” của bá tước Karênin, sự vô tư của ông Oblônxki... tất cả đều là những chi tiết thật đã được tổ chức và tái hiện lại qua trí tưởng tượng sống động của nhà văn.Qua những trang viết, chúng ta như được thả mình vào dòng đời của nàng Anna. Anna là người đàn bà không được hưởng hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Vì hoàn cảnh bố mẹ mất sớm, nàng buộc phải lấy bá tước Karênin, “lấy chồng không phải vì tình yêu hoặc không hề biết đến tình yêu”, đành chấp nhận một nếp sống “yên ổn nhưng buồn tẻ, sang trọng nhưng u uất”. Tám năm trời đằng đẵng bên người chồng vô vị, chưa lúc nào ngọn lửa sống nhiệt thành có thể lụi tắt trong tâm hồn nàng. Tận đáy lòng, nàng đã tự nhủ về quyền được hưởng hạnh phúc của mình: “Sống không phải là tội ác, rằng Chúa đã tạo ra cho mình là người như vậy, mình cần phải sống và yêu”. Nên ngay sau cuộc khiêu vũ với Vrônxki ở Moskva, trái tim nàng đã xao động và nhen nhóm một khát vọng yêu đương. Buổi đầu nàng cố cưỡng lại những xao động này. Vì chính nàng cũng đang bị ràng buộc bởi biết bao quy ước khắt khe của lễ giáo phong kiến và nhà thờ. Anna do dự, đã từng tìm gặp Vrônxki để yêu cầu chấm dứt, từng “cảm thấy mình có lỗi”. Nhưng rốt cục, niềm khao khát tiềm ẩn trong “người đàn bà trẻ trung, có ánh sáng ma quỷ trong tâm hồn” ấy đã bùng lên và tình yêu đã giành phần thắng. Kể từ đây, nàng chấp nhận hi sinh cho tình yêu, gạt bỏ hết mọi ràng buộc lễ giáo và “kiên quyết không dừng lại trước bất cứ một cái gì trên con đường tội lỗi của mình”.Tất cả những chi tiết trên đây đều là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú nhưng bất kể ai khi đọc tiểu thuyết này đều có thể tìm ra một mảnh tâm hồn mình trong bóng dáng Anna. Những khao khát sống của nàng, những hình dung và ước vọng của nàng về tình yêu dường như cũng thật như chính bản thể của ta. Đó là vì khi tưởng tượng và xây dựng ra các nhân vật, nhà văn Tolstoy đã nhập thân và đặt mình vào logic phát triển tâm lí của họ một cách trọn vẹn.Nói như nhà văn: “Các tính cách con người luôn luôn vận động, những người bình thường không hề chú ý đến sự phân tán riêng biệt của họ, còn nhà nghệ sĩ thì phải biết nắm được những nét điển hình và giúp chúng ta phân tích các tính cách con người. Điều này có ý nghĩa lớn lao về nghệ thuật”. Thật không phải ngẫu nhiên mà nhân vật Anna giàu sức biểu trưng và ám ảnh như thế. Phép biện chứng tâm hồn đã dựng nên nét chân dung bên trong của nhân vật, khiến cho ta không thể nào quên được những diễn biến tâm lí tinh tế, những suy nghĩ phức tạp, những đoạn độc thoại nội tâm mang đầy tâm trạng.Như vậy, với mỗi nhà văn, việc tìm được cho mình một nguyên mẫu để đưa vào tác phẩm đều thật cần thiết và đáng quý. Nhưng nguyên mẫu chỉ là điểm gợi hứng, điểm bắt đầu cho sự sáng tạo, nó không thể trùng khít với nhân vật trong tác phẩm. Một nhà văn tài năng luôn biết gạn lọc, tìm tòi những nguyên mẫu khác nhau từ đời sống để xây dựng nên những nhân vật điển hình có giá trị bền vững với nhân loại. Và Tolstoy chính là một thiên tài như thế.T.T.H.H Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giáXếp hạng: 5 1 phiếu bầu12345Click để đánh giá bài viếtNhững tin mới hơn Cám ơn anh bán giày (20092017) Người trong Ngôi nhà xưa bên suối (30102017) “Con mắt còn có đuôi” của “tình già” hư cấu hay sự thật? (14062017) Napoléon và tấn bi kịch của quyền lực (03062017) Hành trình từ Cao Mật ra thế giới (03022017) Hai nhân vật một nguyên mẫu: Sự gặp gỡ thú vị giữa Victor Hugo và Honoré de Balzac (08012017) Những tin cũ hơn Pablo Escobar từ đời thực đến tiểu thuyết của Gabriel García Márquez (30112016) Tiểu thuyết Bến đò xưa lặng lẽ nguyên mẫu và nỗi oan của một con người (03102016) Lần đầu tiên một nhân vật tiểu thuyết có chức danh này (24122015) Đồi lau sau hoa tím những mảnh ghép kí ức (23112015) Thực tế đời sống và nhân vật trong Dòng sông phẳng lặng (29102015) Nhà văn Hoàng Bình Trọng với Bí mật một khu rừng (23082015) Nguyên mẫu nhân vật trong Một mình một ngựa (24062015) Người bí thư châu ủy (06052015) HỒN XƯA LƯU LẠC BA NGUYÊN MẪU MỘT NHÂN VẬT (27042015) NHÂN VẬT VĂN HỌC BÍ ẨN CỦA NGHỀ VIẾT (12032015)III. BIỆN CHỨNG TÂM HỒN1. Lý thuyết về “Biện chứng tâm hồn”Anna Karenina là một cuốn tiểu thuyết tâm lý đặc sắc. Thành công nghệ thuật nổi bật của tác phẩm là nghệ thuật miêu tả tâm lý bậc thầy của L.Tolstoy.Nguồn gốc xã hội và tâm lý xuyên suốt là cơ sở chủ yếu tạo nên tính cách nhân vật đầy phức tạp, mâu thuẫn và biến đổi không ngừng trong các tác phẩm của Tolstoy. Ông luôn nhấn mạnh rằng tính cách con người luôn luôn vận động, nghệ sỹ phải biết nắm bắt những khoảnh khắc điển hình cho dòng vận động tâm lý, tính cách nhân vật.Trong nhật ký của mình, Tolstoy đã trình bày một quan điểm nổi tiếng đó là “tính động” trong tâm lý nhân vật.Trong tác phẩm văn học, tính động đã được biểu hiện một cách rõ ràng và sáng sủa. Ông nói.“Hắn (tức nhân vật) mãi mãi là chính mình, song hắn cư xử như một tên vô lại hay như một thiên thần; hoặc như một người thông minh hoặc một kẻ ngốc nghếch; hoặc như một người có sức mạnh phi thường hoặc một kẻ vô tích sự. Sẽ tốt biết bao nếu một tác phẩm văn học được kể theo cách này”.Trên những chặng dường quanh co, phức tạp, tính cách nhân vật biến đổi không ngừng, muôn hình ngàn vẻ như sự đổi hướng của những con đường. Xem “Những con người như những dòng sông”, Tolstoy quan tâm đến quá trình tâm lý , những hình thức, những quy luật của nó, quá trình biện chứng tâm hồn. Tính biện chứng của tâm hồn không chỉ họa lại những biến chuyển này nọ, nảy sinh từ trong quá trình tâm lý con người mà còn là sự hiểu biết cái thực chất chính xác trong tính cách con người qua sự nhận thức được những mâu thuẫn nằm trong tính cách đó.Tính biện chứng tâm hồn là sự diễn đạt tư tưởng, tình cảm, lòng say mê của con người trong mối quan hệ khăng khít qua lại ảnh hưởng lẫn nhau và đối lập với nhau; tóm lại là trong toàn bộ tính phức tạp của nó, trong tính biến đổi muôn màu muôn vẻ của nó. Trong nhân vật, một tư tưởng tình cảm bất ngờ nảy ra từ ấn tượng hoặc sự việc cụ thể nào đó được nhà văn dẫn dắt, gắn liền với kỷ niệm, ý nghĩ khác. Sợi dây chuyền liên tưởng này xe kết với nhau, quyện lại và biến thành tư tưởng, tình cảm khác mới hơn, sâu hơn, rồi lại trở về với xúc động, tâm tư ban đầu ở mức độ cao hơn, mạnh mẽ hơn và cứ thế nó tiếp tục thay đổi, chuyển hoá, phát triển không ngừng, lẫn lộn hư với thực, cảm giác với suy tưởng, hiện thực với ước vọng, quá khứ, hiện tại với tương lai...Phép biện chứng tâm hồn không chỉ bó hẹp ở chỗ nêu lên kết quả hợp lý của một chặng đường diễn biến tâm lý, mà chính ở ngay trong từng bước trên suốt dọc đường diễn biến đó, với những nét biểu hiện tinh vi, sâu sắc, có khi chỉ thoáng qua mơ hồ mà không ngừng vận động phức tạp đối lập nhau và thống nhất với nhau, theo một tốc độ rất nhanh dưới các hình thức muôn hình muôn vẻ, chằng chịt lẫn nhau.Một trong những thủ pháp quan trọng để xây dựng tính cách nhân vật với Tolstoy đó là thủ pháp nhập thân vào nhân vật để hiểu thấu đáo những chuyển động sâu kín ẩn náu trong ngõ ngách tâm hồn họ mà về sau ông gọi là “sự chuyển lưu” của các tính cách con người. Ông cho rằng nhà văn cần có cặp mắt đại bàng để có thể thấy rõ “các hiện tượng, các quan hệ giằng xé, đan chéo lẫn nhau, là ánh sáng và bóng tối, là cái hài, cái bi, cái xáo động cái khủng khiếp”. “Muốn được sinh động mỗi nhân vật phải có một tâm trạng” và “các tính cách đều vận động bởi thời gian và mỗi một trong các tính cách đều có cơ sở của nó, có hạt nhân của nó và vẫn giữ mãi trong mọi biến dạng”. B.Burxop đã khẳng định: “Sức mạnh nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa Tolstoy chính là sự thâm nhập của bản chất quá trình xã hội vào quá trình tâm lý.”2. Biện chứng tâm hồn trong Anna KareninaĐối với Tolstoy, không thể hiểu được con người nếu như không hiểu được bản chất tinh thần và đạo đức của con người. Từ đó, việc thâm nhập vào đời sống tâm lý con người đã trở thành một yêu cầu nghệ thuật không thể thiếu.Anna là nhân vật nữ có lẽ được đầu tư nhiều tâm huyết nhất của L. Tolstoy. Bi kịch trong tâm hồn nàng nói lên gần như trọn vẹn hơn hết thảy các nhân vật khác của L.Tolstoy về phép biện chứng tâm hồn trong nghệ thuật tiểu thuyết của ông.Xinh đẹp, sang trọng với một tâm hồn cao quý bí ẩn, Anna không bằng lòng với cuộc sống tẻ nhạt giả dối bên người chồng khô khan giả dối gần mười năm chà đạp lên sức sống mãnh liệt ở nàng. Bởi vậy, gặp Vronsky, chàng trai trẻ trung thẳng thắn, tính cách nồng nhiệt, nàng lao vào yêu như thiêu thân lao vào ánh lửa, bất chấp sự ruồng rẫy của cái xã hội thương lưu đã sinh ra nàng. Song Anna không điều hòa được tình yêu với con trai và người tình. Áp lực gia đình, xã hội.. đẩy nàng vào tình thế tuyệt vọng. Tâm hồn Anna dấy lên những cơn sóng dữ dội. Những dằn vặt, giằng xé trong tâm hồn nàng biểu hiện trọn vẹn không những tính cách, tâm hồn, tình yêu của nàng, mà còn là cuộc đấu tranh trong tuyệt vọng của tình yêu dũng cảm trước xã hội thượng lưu giả dối, nhẫn tâm.Nhưng trước hết, ta thấy ở Anna một tâm hồn dịu dàng, cao quý. Nàng đến Matxcova là để hòa giải mối quan hệ giữa anh trai và chị dâu. Nhưng trái ngược với suy nghĩ của Doly, Anna khong hề an ủi chị bản thân Doly đã chán nghe những lời an ủi vô ích đó rồi. Vẻ quan tâm và yêu thương hiện rõ trên gương mặt nàng khiến Doly phải mềm lòng.Cảm nhận đầu tiên của Kitty về Anna đó là “giản dị và cởi mở nhưng vẫn mang trong mình một thế giới khác, một thế giới cao quý thơ mộng và phức tạp mà cô không thể với tới”, “Kitty bỗng nhận thấy trong mắt nàng cái thế giới bí mật còn khép kín đối với cô”.Lần đầu gặp Vronsky, lòng Anna đã dấy lên những cảm giác xao xuyến, yêu mến. Lần thứ hai gặp Vronsky tại nhà anh trai, “một cảm giác kỳ lạ, vui mừng pha lẫn sợ hãi, hốt nhiên nàng xao xuyến”, liền sau đó là nàng băn khoăn và phật ý khi chàng vô cớ cố tình ghé qua nhà anh nàng, vì mọi người cho rằng đó là vì Kitty. Đến vũ hội, nàng đã hờn giận chàng, đã đắc thắng khi khiến chàng phải chú ý tới mình. Sự ngưỡng mộ của Vronsky khiến Anna say sưa, sung sướng. Vronsky cũng không còn vẻ bình tĩnh, tự tin và vô tư, trong mắt chàng là cả sự phục tùng và sợ sệt, trước sự kiều diễm kỳ lạ và ma quái cuả Anna. Lúc trở về với gia đình, Anna nghĩ đến Vronsky mà hổ thẹn, tự coi thường mình. Thế mà khi Vronssky xuất hiện, nàng lại vui sướng tự hào. “Tại sao tôi tới Matxcơva? Bà cũng biết là để được có mặt ở chỗ nào có bà; tôi không thể làm khác được’’. Chàng đã nói đúng những lời tâm hồn nàng khao khát, nhưng lý trí lại e sợ. Nàng không đáp và chàng đọc được trên nét mặt nàng cả cuộc đấu tranh đang diễn ra trong nàng. Từ đó, tâm trạng căng thẳng dày vò nàng. Trạng thái thần kinh căng thẳng cùng những giấc mơ tràn ngập trí tưởng tượng đều không có gì khó chịu với nàng, trái lại chúng vừa vui vẻ, nồng cháy, lại vừa phấn chấn.Chi tiết cho thấy sự thấu hiểu sâu sắc của nhà văn đối với người phụ nữ tinh tế ấy là chi tiết miêu tả cái cảm giác sửng sốt, bất mãn với bản thân của nàng khi trông thấy chồng với đôi tai to, khuôn mặt lạnh lùng và nụ cười châm biếm của chồng. Dường như nàng mong được gặp ai khác kia. Cảm giác này tồn tại từ lâu trong mối quan hệ của nàng với chồng, song từ khi những cảm giác mới mẻ xuất hiện cùng Vronsky, nàng mới nhận ra chúng, và nàng tha thiết buồn. Trở về từ Matxcowva, nàng cũng không còn có thể chịu nổi nhóm bạn thượng lưu trước đây của nàng nữa. Tât cả đều gò bó và buồn chán, khó chịu đối với Anna.Nàng năng lui tới các vũ hội để có thể gặpVronsky. Một mặt, nàng vừa cố gắng không tạo điều kiện cho chàng thổ lộ tình yêu, mặt khác lại vui sướng: tâm hồn nàng bừng cháy một cảm giác dạt dào. Hễ thoáng thấy chàng là niềm vui bừng lên trong khóe mắt, buộc đôi môi nàng phải mỉm cười và nàng không thể giấu niềm vui đó được.Tâm trạng trái ngược đó trong lòng người thiếu phụ lúc tình yêu chớm bắt đầu trong lòng quả thực phức tạp: chúng đối chiều nhau, mâu thuẫn mà lại cùng phát triển. Càng yêu, tâm hồn Anna càng bị dày vò. “trong khi nhớ chàng, nàng cảm thấy nỗi tủi nhục đang dày vò mình. “Thế là hết rồi. Em chỉ còn có mình anh. Anh hãy nhớ lấy”. Nàng cảm thấy lúc này không có lời nào tả xiết cái cảm giác hổ thẹn, vui sướng và khiếp sợ tràn ngập tâm hồn nàng trươc khi bước vào cuộc đời mới…nàng không tìm ra những từ có thể giúp mình diễn tả hết cái phức tạp của tình cảm đó, mà thậm chí cũng không thể tìm lại được những ý nghĩ soi sáng cho bản thân mình hiểu thấu những điều đang diễn ra trong lòng mình nữa.Và tình yêu cả họ lớn dần. Đó là cả một quá trình thay đổi mạnh mẽ trong tâm hồn Anna. Những chuyển biến nhỏ nhất trong tâm hồn nàng đều được nhà văn lọc kỹ, soi thấu bằng con mắt của đại bàng. Anna công khai thách thức chồng và cả xã hội thượng lưu: “Tôi hoảng hốt, nhưng tôi yêu chàng. Mình làm gì được tôi nào. Nàng ngẩng cao đầu kiêu hãnh nhưng đau khổ trước sự nhục mạ công khai của đám đàn bà thượng lưu từng ghen ghét với sự đoan chính trước đây của nàng. Tuy căm ghét nó, nhưng Anna không thể từ bỏ nó. Muốn ly dị chồng để đến vơi Vronsky, nhưng Anna không chấp nhận cái giá là phải xa con; bản tính thẳng thắn cũng không cho phép nàng sống giả dối, có nhân tình mà ra vẻ đức hạnh như những người đàn bà khác vẫn làm. Anna yêu con và người tình và không thể mất cả hai. Cả hai con người đó nàng đều yêu tha thiết và yêu hơn chính bản thân mình, Xerioja và Vronsky. Bi kịch của nàng là ở chỗ nàng không thể có cả hai và mất một trong hai.Rời xa con để đến với người tình, Anna bị nỗi thương nhớ con giày vò. Nàng coi đó như cái giá phải trả quá đắt cho tình yêu của nàng. Và với nàng lúc ấy, Vronsky là tất cả: nàng đã đánh đổi tất cả để có chàng: gia đình, đứa con trai yêu, danh vọng, địa vị trong xã hội. Do đó, nàng cũng đòi hỏi ở chàng một sự đền bù xứng đáng với sự hi sinh đó: tất cả tình yêu trọn vẹn của chàng. Và vì vậy nàng chỉ còn chăm lo cho dung mạo đẹp đẽ để chiều chuộng, níu kéo chàng. Từ một người phụ nữ thông minh, lịch lãm, Anna rơi vào một tình yêu vị kỷ, tầm thường, đầy dằn vặt. Bi kịch là không thể tránh khỏi.Độc thoại nội tâm là biện pháp chủ yếu và độc đáo nhất trong nghệ thuật tâm lý của nhà văn. Trên quá trình phát triển hành động của nhân vật, nhà văn thường dùng độc thoại để làm nổi bật tính cách. Độc thoại nội tâm góp phần làm nổi bật tính cách của Anna nhất là trong những phút giây căng thẳng gay gắt nhất lúc đứng trước quyết định tự vẫn: “Không, ta không cho phép người ta làm ta đau khổ như thế này đâu”. Lời đe dọa ấy không phải nói với nàng mà với người làm nàng đau khổ. “Lạy chúa, ta đi đâu bây giờ?...Ta sẽ trừng phạt anh ta và sẽ thoát khỏi mọi người, thoát khỏi bản thân ta…Ta ở đâu thế này? Ta làm gì thế này? Tại sao vậy?..Lạy chúa, hãy tha thứ tất cả cho con” .Trước đoàn tàu đang rầm rập lao về phiá mình, cơn bão tố nổi lên trong lòng nàng: khát vọng tình yêu, nỗi tuỵêt vọng, ham muốn ích kỷ được trả thù tình yêu và người yêu…Tình yêu và nỗi đau, tính cách cao thượng và sự toan tính trong tuyệt vọng...quấn chặt lấy tâm hồn nàng…Không ở đâu, khi nào trong tâm hồn con người cuồn cuộn một dòng chảy mãnh liệt của những cung bậc cảm xúc tinh tế và phức tạp cho bằng bi kịch con người và nỗi tuyệt vọng khi đứng trước cái chết. Anna đã đối diện với mình, với tận cùng thẳm sâu tâm hồn mình ở cái phút giây cuối cùng ấy. Nàng đã chọn cái chết khi không thể chịu đựng nổi sự giằng xé đau đớn của tâm hồn mình. L.Tolstoy đã không trách cứ Anna. Bằng việc sọi rọi vào nỗi đau của nàng, nhà văn đã bày tỏ một sự thương cảm sâu sắc đối với người phụ nữ bất hạnh ấy.Ngay cả một con người có vẻ đơn giản như Karenin cũng những dòng chảy tâm tư đầy xáo động. L.tolstoy không hề vì thương yêu Anna mà dành cho Karenin một tâm hồn cằn cỗi, nghèo nàn, đáng ghét.Trung thành với tư tưởng tôn giáo, ông cho chúng ta thấy Karenin cũng có thể đổi mới tâm hồn, có thể làm những việc cao thượng. Đó là khi Karenin ở bên giường bệnh Anna, tha thứ cho vợ và dàn hòa với Vronxki. Karenin sung sướng vì đã tha thứ và yêu thương kẻ thù, đúng như lời Chúa từng răn dạy. Nguồn gốc mọi đau khổ trở thành nguồn gốc của vui vẻ thảnh thơi trong lòng. L.Tolstoy muốn chứng minh rằng Karenin hoàn toàn có thể thay đổi tinh thần: “Ông không hề nghĩ luật lệ đạo Giato mà suốt đời ông không muốn theo, đã ra lệnh cho ông phải tha thứ và yêu thương kẻ thù địch, nhưng một tình cảm yêu thương và khoan dung xán lạn tràn ngập tâm hồn ông”. “Tôi đã tha thứ cho nàng, và niềm hạnh phúc trong sự khoan dung vạch cho tôi thấy bổn phận mình. Tôi đã tha thứ cho nàng không chút dè dặt.Tôi muốn chìa má bên kia, cho nốt sơ mi khi người ta lấy mất của tôi cái áo choàng. Tôi chỉ cầu Chúa để người đừng tước đi của tôi cái hạnh phúc nằm trong sự khoan dung..Tôi sẽ không bỏ nàng và không trách ông lời nào”.Nhưng, trên con đường đổi mới tinh thần của Karenin đã hiện ra một trở lực, đó là sức mạnh thô bạo của xã hội thượng lưu. Việc tha thứ cho vợ làm ông trở thành người khác thường, vượt lên trên xã hội; nhưng chung quanh, mọi người vẫn sống như cũ. Karenin trở thành lẻ loi, nhục nhã. Thế là ông giữ lại cái tư cách một người hèn hạ, độc ác như cũ, không thể tự mình đổi mới tinh thần.Cái anh chàng Vronsky trẻ trung, hãnh tiến “chỉ hiểu được những vấn đề thô tục và vật chất thôi”, chỉ ham mê gái gú, cờ bạc, danh vọng ấy cũng vì tình yêu với Anna mà thay đổi..chí ít ra cũng cao thượng hơn đám thanh niên cùng thời, biết tự ghê tởm mình “rất sạch, rất khỏe và hợm hĩnh, có thế thôi”.Anh ta hoàn toàn không phải là một công tử quý tộc sa đọa, tâm hồn giản đơn. Vronsky từng tự tử hụt vì đau khổ và nhục nhã trước sự quay lưng của Anna và thấy mình hèn mọn trước sự cao thượng cảu Karenin. Sau cái chết của Anna, Vronsky trốn chạy, không phải là khỏi cái nơi ghi dấu kỉ niệm đau đớn của mình, mà chính là chạy trốn tâm hồn mình, vừa đau đớn xót thương, vừa ân hận, vừa nuối tiếc...Cả Vronsky và Karenin đều không xứng đáng với Anna. Tuy vậy, họ không phải là những nhân vật giản đơn, một chiều. L.Tolstoy đã cho chúng ta thấy sự vận động đổi thay trong tâm hồn họ trước những biến cố của cuộc đời. Không chỉ vận động tiệm tiến, những nét tính cách trong các nhân vật còn vận động trái chiều, mâu thuẫn nhau, vượt lên nhau và chi phối các nét tính cách còn lại.Ngoài Anna, Levin là một nhân vật thành công khác của Tolstoy trong tác phẩm, thậm chí nhâ vật này có phần vượt trội hơn cả Anna trên phương diện tinh thần. Levin là hiện thân của con người tư tưởng nhà văn, hình ảnh của nhà văn, là kẻ có lúc đã muốn tự tử khi bế tắc trong tư tưởng. Từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật này không ngừng trăn trở. Tâm hồn anh ta xáo động không ngừng, tinh vi, được nhà văn soi rọi một cách tỉ mỉ, sâu sắc. Chính chàng là người duy nhất đã nhận ra vẻ đẹp sâu sắc trong tâm hồn bí ẩn của Anna và lo sợ rằng kẻ nông cạn, hời hợt như Vronsky không thể làm nàng hạnh phúc. Levin cũng là người đàn ông rất có trách nhiệm, trân trọng bổn phận với gia đình, coi chuyện hôn nhân là đại sự cực kỳ nghiêm túc. Chính vì vậy mà chàng có lần thầm trách nhầm vợ là người nông cạn, hẹp hòi chỉ biết những chuyện tầm thường của đàn bà con gái mà không chú ý đến những việc làm lớn lao hơn.Ngoài xã hội, Levin luôn suy nghĩ tìm đường đi đúng đắn giữa xã hội đang đầy rẫy mâu thuẫn, khủng hoảng trầm trọng, không ngừng tác động vào cuộc sống riêng tư. Levin ngày đêm canh cánh lo cho cuộc sống thay đổi. Chàng hoang mang, chán đời, thấy mình chỉ là cái bong bóng xà phòng trong không gian và thời gian vô tận. Điều đó xuất phát từ tâm hồn sâu sắc, trí tuệ mẫn tiệp, lịch lãm của chàng. Tâm tư chàng luôn bị giày vò, hết nghi ngờ, hoang mang rồi lại hối hận, tự trách mình. Chàng khao khát và cố gắng giành lấy cuộc sống sung sướng hơn, tốt đẹp hơn, bằng lao động và đấu tranh, bằng tình thương yêu và sự suy nghĩ.Levin luôn day dứt băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống. Là người thẳng thắn, rất nhạy cảm và phản ứng cũng rất nhanh với mọi thay đổi trong đời sống xung quanh, chàng luôn bất mãn với hiện thực, luôn lo lắng tìm hiểu chân lý và hạnh phúc ở đâu? Chàng là ai? Vì sao chàng sống? Sống để làm gì và sẽ đi đến đâu? Đâu là chân lý ? Những câu hỏi đó ngày đêm thúc giục buộc chàng trả lời. Nhiều định kiến cũ phá sản trước thực tế tàn nhẫn. Chàng tưởng tìm thấy sự yên ổn và lòng yêu đời trong hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình. Nhưng cuộc đời chung quanh đang đầy rẫy mâu thuẫn tàn khốc và lương tâm chàng trở lại bị giày vò. Chàng luôn có cảm giác bế tắc như đứng trước những con đường cùng. Tất cả chặng đường phát triển về tinh thần của nhân vật là cuộc đấu tranh nội tâm gay go, phức tạp. Tâm lý nhân vật này được nhà văn diễn tả hết sức sâu sắc, tinh tế với những vận động mạnh mẽ và cũng nhiều lúc trái chiều, đầy đối lập.Levin là con người của tư tưởng, không ngừng suy nghĩ, không ngừng bị dằn vặt bởi lương tâm, trách nhiệm. Khai thác tâm hồn nhân vật này một cách sâu sắc, L.Tolstoy đã khắc họa chân dung tư tưởng của chính mình, một tiểu thuyết gia có tư tưởng mang tầm vóc thời đại. Có thể nói, trong Anna Karenina, Levin là nhân vật nhiều trăn trở băn khoăn, dằn vặt nhất. Đó là con người không ngừng vận động tư tưởng, con người của tinh thần phong phú, tinh tế và sâu sắc.“Mục đích của nghệ thuật chính là biểu hiện, nói lên sự thật về tâm hồn con người, nói lên những điều bí ẩn mà không bao giờ có thể nói lên được bằng những lời giản đơn…nghệ thuật chính là chiếc kính hiển vi hướng nghệ sĩ soi rọi vào những bí ẩn của tâm hồn” (L.Tônxtôi). Với tuyên ngôn nghệ thuật đó, Lev Tolstoy đã trở thành bậc thầy nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Cách phân tích tâm lý của ông đã khiến cho ông trở nên một nhà văn viết tiểu thuyết lớn lao bậc nhất. Theo Matthew Arnold, một tiểu thuyết của Lev Tolstoy không những là một tác phẩm mà còn là một mảnh đời” và theo Isaak Babel, một tác giả người Nga thuộc thế kỷ 20, “ nếu thế gian tự nó có thể viết ra được, thì nó sẽ kể lại giống như Tolstoy đã làm”.Câu nói cuối cùng của Lev Tolstoy trên cõi đời này, chính là: Sự Thật . . . tôi yêu lắm” . Với những gì ông đã làm được với tiểu thuyết, Leo Tolstoy được coi là hiện thân của lương tâm thế giới. Nhân loại sẽ không bao giờ quên đóng góp của ông đối với nền văn học thế giới, Chiến tranh và hòa bình và Anna Karenina. IV. Kết LuậnAnna Karenina với những giá trị nội dung sâu sắc đã không chỉ giúp người đọc thông cảm hơn cho số phận bi kịch của người phụ nữ và những trăn trở băn khoăn của trí thức trước thời đại đầy biến động mà còn cho thấy một bức tranh hiện thực sống động về những vấn đề xã hội to lớn và cấp bách của xã hội Nga những năm 70. Tác phẩm một lần nữa đã khẳng định tài năng tiểu thuyết bậc thầy của Tolstoy trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội Nga và nghệ thuật miêu tả “biện chứng tâm hồn” con người cũng như thể hiện một cách trọn vẹn đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực Nga trên giai đoạn đỉnh cao.Được đăng bởi Miss Thủy vào lúc 10:51 Gửi email bài đăng nàyBlogThisChia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên PinterestNhãn: Tiểu luận7 nhận xét:Tú Anh15:53 8 tháng 6, 2011Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lờiMiss Thủy10:03 15 tháng 6, 2011Nhận xét này đã bị tác giả xóa.Trả lờiKim Anh17:37 16 tháng 6, 2011Em đang học Văn học Nga do cô Phương Phương dạy nè chị..Bài viết của chị rất hay Cảm ơn chị nhiều nha:XTrả lờiMiss Thủy20:57 15 tháng 9, 2012Hoan nghênh các bạn nghiên cứu văn học đọc bài. Ai là amateur không phải dân nghiên cứu văn học xin đừng để lại comment.Trả lờidương hoàng12:18 14 tháng 1, 2013chị ơi.bài viết của chị rất hay.em cũng đang nghiên cứu về tình yêu trong Anna Karenina.Nhưng em đang gặp khó khăn trong việc gọi tên các dạng thức tình yêu trong tác phẩm mà cái chính là trong 2 mối tình của Anna và Levin.Chị có thể giúp em được k?em cảm ơn chị nhiềuTrả lờiGà Bông22:14 14 tháng 9, 2013em muốn tìm phép nghệ thuật phép biện chứng trong tác phẩm chiến tranh va hòa bình....chị giúp em được không ak?càng nhanh càng tốt ak...Trả lờipandasuper23:16 23 tháng 6, 2014Một bài phân tích đầy tâm huyết cũng đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng về tác giả, tác phẩm, không chỉ về mặt nội dung mà cả tư tưởng của nó nữa Thú thực mình biết về Anna karenia qua phim ảnh trước và nó dấy lên hàng loạt câu hỏi về thế nào mới là đúng trong tình yêu cũng như cuộc sống. Cám ơn bạn vì đã giúp mình hiểu hơn về tác phẩm kinh điển này. Chúc bạn tiếp tục giữ được nhiệt huyết với văn học và thành công trong cuộc sống nhé.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANNA KARENINA 17 2.1 Vẻ đẹp ngoại hình vẻ đẹp tâm hồn Anna Karenina 17 2.1.1 Vẻ đẹp ngoại hình Anna .17 2.1.1.1 Ánh mắt 17 2.1.1.2 Vẻ mặt 19 2.1.1.3 Nụ cười 20 2.1.1.4 Trang phục .21 2.1.2 Vẻ đẹp tâm hồn Anna 23 2.1.2.1 Con người sâu sắc 23 2.1.2.2 Con người đa sầu, đa cảm giàu lòng yêu thương 24 2.1.2.3 Con người trung thực, ghét giả dối 27 2.1.2.4 Con người mạnh mẽ, cá tính 28 2.2 Số phận Anna .29 2.3 Cái chết Anna .32 3.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 40 3.2.1 Đối thoại 40 3.2.2 Độc thoại nội tâm .42 3.3 Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động .46 3.4 Điểm nhìn xây dựng nhân vật .48 MỞ ĐẦU Văn học Nga một văn học đặc sắc giới Từ kỷ XIX trở đi, văn học Nga trải qua một thời kỳ vàng son rực rỡ, bắt đầu với kiệt tác thơ ca A.Puskin, lên đến đỉnh cao nhờ nhà viết kịch Chekhov, phát triển nhờ nhà văn, nhà tiểu thuyết vĩ đại Dostoevsky một tên tuổi khác thiếu văn đàn Nga giới - Lev Nicolaievich Tolstoy Lev Nicolaievich Tolstoy lên một sáng bầu trời văn học thực Nga kỷ XIX Cùng với Dostoevsky, L Tolstoy gã khổng lồ đến chỗ tận một kỉ nguyên nhận thức nhân loại (Vogue), nhà văn xem “con sư tử thật văn học”, một “tiểu thuyết gia vĩ đại tất nhà viết tiểu thuyết” Ông để lại cho đời nhều bút ký, truyện ngắn mà in lại dấu ấn dậm tiểu thuyết đặc biệt Chiến Tranh hòa bình Anna Karenina Anna Karenina mợt hai tác phẩm đỉnh cao tiểu thuyết thực Tác phẩm viết sau đại văn hào hoàn thành ćn tiểu thuyết Chiến tranh hòa bình tiếng khắp giới Tolstoy coi Anna Karenina cuốn tiểu thuyết thực ông, tác phẩm xây dựng xếp tinh vi, công phu Lấy chất liệu “nỗi dằn vặt khơn ngi tiếp tục giàu có người nơng dân khơng có bánh mỳ để ăn Nỗi đau khoét sâu bi kịch gia đình vớn nhức nhới lòng nhà văn.” 1Anna Karenina tường thuật hai câu chuyện song song một phụ nữ ngoại tình bị kẹt quy định trò lừa dới xã hợi mợt điền chủ mê triết học, người làm việc nông dân cánh đồng tìm cách cải thiện c̣c đời họ Sau hình thành, ćn tiểu thuyết đưa nhà văn lên một địa vị văn đàn văn học Nga Thế giới Trong dòng chảy tiểu thuyết thực Nga, Anna Karenina tìm cho mợt vị xứng đáng, người sáng tạo nó, đạt đến đỉnh cao tuyệt vời nghệ thuật sáng tác, xem một tiểu thuyết hay văn học nhân loại phản ánh lại chân thực xã hội Nga đương thời Nhân vật Anna tác phẩm lấy nguyên mẫu từ cô gái đại thi hào Puskin, một người vừa mang vẻ đẹp ngoại hình lẫn vẻ đẹp tâm hồn Đứng đối lập với xã hội thượng lưu Anna, không chấp nhận cuộc sống chị dâu Dolli loạn “Sự loạn Anna chỗ ngoại tình Vấn đề chỗ Anna dám u yêu thật tức phạm luật chơi họ, loạn.”2 Sau nhân vật Tachiana Puskin, Anna mợt hình ảnh phụ nữ mới, tiến bợ văn học cổ điển Nga, gắng giải phóng cá tính người, vùng vẫy khỏi áp nhục nhã phong kiến quý tộc Qua nghệ thuật miêu tả ngoại nợi tâm nhân vật, qua cách nghĩ, cách sống Anna, tác giả thể giá trị sâu sắc tiểu thuyết Nó phản ánh nét lạ chiều sâu tâm lý lẫn tính triết lí, mợt lần khẳng định vị trí Tolstoy văn học Nga giới Đỗ Hải Phong (2012), Giáo trình văn học Nga, NXB Đại học Sư pham, tr.123 Đỗ Hải Phong (2012), Giáo trình văn học Nga, NXB Đại học Sư phạm, tr.124 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Vài nét tác giả, tác phẩm 1.1.1 Tác giả Lev Tolstoy – “con sư tử văn học Nga” 1.1.1.1 Vài nét tác giả Lev Nhikolaievich Tolstoy (1828-1910), ông sinh mợt gia đình dòng họ q tợc tiếng từ xưa Nga Ơng mợt nhà q tợc có ý thức vấn đề giai cấp Năm 1844, Tolstoy bắt đầu học luật ngôn ngữ phương Đông Đại học Kazan, nơi giáo viên miêu tả ơng “vừa khơng có khả vừa khơng ḿn học hành” Ơng khơng thấy ý nghĩa việc tiếp tục học tập rời trường khóa Năm 1849, ơng cư trú Yasnaya Polyana nơi ơng cớ gắng trở nên hữu ích cho người nơng dân nhanh chóng khám phá vơ dụng lòng nhiệt tình thiếu hiểu biết Đa phần thời gian học tập trường sau c̣c đời ơng giớng với c̣c đời chàng trai trẻ người tầng lớp ông ấy, không theo quy luật ln tìm kiếm trò vui – rượu, bạc, phụ nữ khơng phải hồn tồn khác biệt cuộc sống Puskin trước ông bị trục xuất phương Nam Nhưng Tolstoy vô tư chấp nhận để cuộc sống tự diễn Từ sớm, nhật ký ơng (hiện từ năm 1847 sau) cho thấy một đau khổ không thỏa mãn giá trị đạo đức cuộc sống Với kiệt tác tiểu thuyết, với nghệ thuật miêu tả tâm lí tư sử thi đặc sắc, L.Tolstoy đứng vào hàng ngũ bút văn xuôi lỗi lạc văn học giới Sáng tác nhà văn để lại dấu ấn sâu đậm lịch sử văn học giới kỉ XIX có ảnh hưởng lớn lao đến nhiều hệ nhà văn kỉ XX Cống hiến lớn nhà văn nghệ thuật toàn nhân loại tranh nội tâm sinh động, phong phú đến kỳ diệu người Nhận thức, khám phá tâm lý người, Tolstoy góp phần sáng tạo vào nhận thức quy luật c̣c sống xã hội mở viễn cảnh rộng lớn đối với việc phát triển nghệ thuật thực tiến bợ Giáo sư Nguyễn Hải Hà có đánh giá tương đới tồn diện văn hào sau: L.Tolstoy một đại biểu lớn xuất sắc văn học Nga kỉ XIX Qua 60 năm hoạt động văn học không mệt mỏi để lại cho một di sản văn học đồ sộ quý báu: Ba tiểu thuyết dài, hàng chục truyện vừa, hàng trăm truyện ngắn, một số kịch, nhiều văn luận thư từ, nhật ký L.Tolstoy mắt bạn đọc lần đầu với bộ ba tự truyện: Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Thời niên (1852- 1854- 1857), sau hàng loạt truyện nhà binh: Đột kích, Săn gỗ Truyện Xêvaxtơpơn…Ơng nhanh chóng trở nên tiếng khẳng định vị trí lòng đợc giả Khi nói Tolstoy, người ta nhắc đến nhiều Chiến tranh hòa bình, ćn tiểu thuyết vĩ đại với 500 nhân vật gây kinh ngạc cho toàn nhân loại trước sức khái quát đối với vấn đề xã hội rộng lớn tác phẩm 1.1.1.2 Quan niệm sáng tác Lev Tolstoy Văn L.Tolstoi kỵ chữ văn hoa, mòn sáo, khó hiểu Ơng gắng viết thật giản dị, rõ ràng, để người sống giới quý tộc thưởng thức, mà cho hàng chục triệu người bình dân xem hiểu Ơng cho chữ thường dùng chữ khó dùng sáng sủa, cụ thể, hay dở sai phân biệt ngay, không mơ hồ, rắc rối danh từ trừu tượng Khi tả xã hội thượng lưu, văn ông thường đượm vẻ châm biếm với cách dùng lời ăn tiếng nói kiểu cách, lai căng họ làm cho tầm thường chữ mà họ coi đẹp đẽ, thiêng liêng Để chống lại hẳn lối văn bay bướm, ông dùng lối văn nhiều gồ ghề, thơ mợc, đập mạnh vào trí tưởng tượng người đọc hồi bị hư hỏng thị hiếu văn chương “lãng mạn” dễ dãi Ơng thích dùng cú pháp có sức chứng minh, thuyết phục, nên câu văn đâm trúc trắc, rườm rà; ơng cần sức mạnh ý nghĩa, phải chuông, rung vang chữ, câu Văn L.Tolstoy có mợt đòi hỏi quan trọng phải mới, phải lạ, phải gây tác đợng đợt ngợt, ơng cho “mợt nghệ sĩ chân phải nhìn giới đôi mắt mẻ” “lý tưởng chung phải diễn đạt một cách mẻ bất ngờ” Ơng tìm đẹp giản dị, thơ mợc lạ khơng phải sách phòng khách q phái mà lời nói giàu hình ảnh nơng dân Đây khơng phải chuyện “hình thức”, mà nợi dung cụ thể quan điểm triết học xã hội thể vào nghệ thuật Những đối thoại nhân vật khơng c̣c trò chuyện, trao đổi ý kiến mà thơi: thay nhiều trang miêu tả tâm lý, đồng thời nói lên quan hệ ảnh hưởng qua lại tính cách, trình đợ kịch tính cao Ý nghĩa xã hợi tác dụng nhận thức vấn đề lớn cuốn truyện đặt biểu đặc điểm nghệ thuật riêng biệt Thời đại rới loạn phản ánh rộng rãi sâu sắc vào Anna Karenina đầy đủ mợt bợ “bách khoa tồn thư đời sớng Nga”, tác giả phân tích tâm lý tinh vi miêu tả tồn diện người, với tiếng nói văn học rung cảm bố cục tay 1.1.2 Tác phẩm Anna Karenina 1.1.2.1 Hoàn cảnh đời Anna Karenina thai nghén thời gian 22/4/1870 Tolstoy chia sẻ với vợ suy ngẫm “mợt mẫu người phụ nữ có chồng, xuất thân từ xã hợi thượng lưu, mà lại đánh mình, người phụ nữ đáng thương mà khơng có lỗi” Tuy nhiên, phải ba năm sau ông quay trở lại thực ý đồ nghệ thuật Tháng 3/1873, Tolstoy đọc lại tuyển tập văn xuôi Puskin đặc biệt đoạn kể một người phụ nữ dám phá vỡ quy tắc sống xã hội thượng lưu Tolstoy nhớ tới ý đồ nghệ thuật bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết Anna Karenina Cho đến 1877, Anna Karenina mắt bạn đọc Chính thân tác giả thừa nhận: Cuốn tiểu thuyết tiểu thuyết - tiểu thuyết cuộc đời tơi chiếm tồn bợ tâm hồn tơi Trong Anna Karenina, ông nghiêm khắc lên án lối sống ăn bám, áp nhân dân có nhiều suy nghĩ sâu sắc số phận dân tộc Nga Nhưng ông không đủ sức hướng đắn giải vấn đề to lớn đặt cuốn truyện c̣c sớng thời đại Ơng giải phóng cho Anna khỏi c̣c sớng giả dới, tù túng lại đưa nàng vào cõi chết Bước đường tư tưởng nhân đạo Levin cuối lại chui vào chủ nghĩa thiện thần bí phản động Đúng V.I Lenin nhận xét: “Những mâu thuẫn tư tưởng Tolstoy một gương thực phản chiếu điều kiện mâu thuẫn diễn hoạt đợng lịch sử nơng dân q trình c̣c cách mạng Mơ tả thời kỳ lịch sử đời sống Nga, L.Tolstoy biết đề tác phẩm vấn đề to lớn, ơng đạt tới mợt nghệ thuật mạnh mẽ khiến tác phẩm ông chiếm hàng đầu văn học giới Trong di sản nhà nghệ sĩ thiên tài để lại, có khơng chìm vào dĩ vãng, có thuộc tương lai” Tiểu thuyết Anna Karenina gồm (quyển gồm 33 chương, gồm 35 chương, gồm 32 chương, gồm 23 chương, gồm 32 chương, gồm 32 chương, gồm 31 chương gồm 18 chương) Nhà văn Dostoevsky hết lời ca ngợi ćn tiểu thuyết này, cho “sự hồn hảo một tác phẩm nghệ thuật mà khơng có chút giớng với tác phẩm Châu Âu thời đại khơng sánh kịp” 1.1.2.2 Tóm tắt tác phẩm Tác phẩm bắt đầu kiện gia đình người anh trai Anna (gia đình Oblonxki) có bất hòa, việc bà vợ phát chồng tằng tịu với cô nữ gia sư người Pháp Và Anna tàu đến Moskva để giúp anh trai chị dâu hòa giải việc Đến Moskva, anh trai Anna đón Anna ga chưa kịp x́ng tàu xảy mợt tai nạn khủng khiếp: một người công nhân bị tàu cán chết Sự kiện làm người kinh hoàng Cũng thời gian này, Levin - một điền chủ quanh năm sống nông thôn, đến Moskva với mục đích cầu gái út gia đình Cherbatsky Kitty (Kitty người mà chàng để ý có tình cảm từ lâu) Kitty 18 tuổi nàng có mợt vẻ đẹp dịu dàng, sáng nên nhiều người để mắt đến có Vronsky Chàng người tuấn tú, giàu có có tương lai xán lạn triều đình qn đợi Nên Kitty cảm thấy quý mến tin cậy Levin, song tâm hồn cô gái trẻ lại hướng Vronsky nhiều hơn, nên nàng từ chối lời cầu Levin Quay trở lại với Anna nàng nhanh chóng giải mới mâu thuẫn anh trai chị dâu Vẻ xinh đẹp khả Anna hấp dẫn người xung quanh kể Kitty (em gái Dolly - chị dâu Anna) Trong buổi khiêu vũ tổ chức nhà người quen lâu sau, Kitty Anna đến Kitty hạnh phúc mong chờ nhảy Vronsky, Vronsky không làm mà nhảy Anna Và nàng thấy vẻ mặt Vronsky nhảy Anna, nàng bất ngờ nhận Vronsky say mê Anna, điều khiến Kitty vơ đau khổ Sau buổi vũ hơm đó, Vronsky thổ lợ tình cảm cho Anna biết Mặc dù có gia đình Anna bị tình yêu mãnh liệt nồng cháy vủa Vronsky làm xao đợng Vì trước nàng khao khát yêu thương, khao khát hạnh phúc gia đình người chồng nàng khơng đáp ứng Vì gặp Vronsky khát khao mãnh liệt Anna đón nhận tình cảm Vronsky, xao xuyến tình cảm nên nàng cảm thấy có lỗi Chính mà nàng vợi vã rời Moskva chuyến tàu trở Sankt-Peterburg Vronsky theo “để có mặt nơi nàng có” Chồng Anna Alexei Karenin, lớn nàng nhiều tuổi, mợt người có tâm hồn khơ khan, cằn cỗi, khn sáo có lới sớng tẻ nhạt Anna lấy Karenin đặt người ham tiền ham địa vị Vì vậy, dù chung sống nhiều năm với chồng Anna tình u với Karenin nên nàng dồn tình cảm cho đứa trai Sự xuất Vronsky với tình cảm nồng nhiệt chàng đánh thức khát khao yêu đương Anna Ban đầu nàng cố gắng đấu tranh, song cuối nàng không kháng cự lao vào c̣c tình với Vronsky C̣c tình vụng trợm khơng giấu lâu thật bất ngờ chồng Anna (Karenin) biết khơng ghen tng mà lo lắng cho danh dự tiếng tăm ông ta lẫn Anna Nàng có thai với Vronsky chết sinh nở Karenin cao thượng tha thứ cho nàng, chăm sóc nàng đứa bé gái sinh khiến Anna cảm đợng ăn năn Vronsky cảm thấy nhục nhã nên định tự tử không chết Tuy nhiên, cao thượng Karenin tách Anna khỏi Vronsky thời gian ngắn mà khơng dập tắt lửa tình u hai người Nó tạm lắng x́ng thời gian ngắn lại bùng lên rừng rực, mạnh mẽ Họ sống thiếu nhau, Anna định bỏ nhà, chia tay với đứa trai mà nàng yêu quý, để Vronsky đứa gái nhỏ nước Levin sau bị Kitty từ chối “lời cầu hôn” liền rời Moskva quay trở với nông thôn Chàng trở lại với công việc quản lý điền trang tìm thấy an ủi cơng việc, hòa nhập với thiên nhiên c̣c sớng người lao động Chàng biết việc Kitty (sau bị Vronsky từ chối nàng đau khổ bệnh nặng) phải nước ngồi dưỡng bệnh Mợt lần tình cờ sau buổi làm việc ngồi đồng, đường Levin nhìn thấy cỗ xe ngựa chở Kitty chạy qua (nàng đường từ nước trở về) Chàng nhận tình cảm dành cho nàng nguyên vẹn, định Moskva để cầu hôn lần Lần này, chàng thành cơng Họ nhanh chóng chuẩn bị đám cưới sau đám cưới, Levin đưa vợ nông thơn Kitty thích ứng với vai trò người vợ khiến cho Levin nhiều bất ngờ ngạc nhiên Giữa hai vợ chồng xảy cuộc cãi cọ, hiểu lầm nho nhỏ, song cuộc sống gia đình họ hạnh phúc Trong hạnh phúc Anna Vronsky thật không dễ dàng, phải đổi hy sinh: Vronsky phải từ bỏ đường danh vọng, Anna phải rời xa đứa chịu lời chê trách dèm pha Họ khơng thể sớng nước ngồi nên một thời gian sau họ trở Nga Vronsky dù u Anna, song mệt mỏi c̣c sớng khơng thức hai người, Anna không giải việc ly hôn với chồng vướng bận chuyện trai Karenin khơng cho nàng nhận ly hôn, nàng hợp thức hóa c̣c sớng lứa đơi với Vronsky Những khó khăn cợng với sức ép dư luận, người quen thuộc xung quanh làm cho quan hệ tình cảm hai người lúc trở nên căng thẳng, Vronsky bực bợi, mệt mỏi, Anna đau khổ ghen tng, nghi ngờ tình u chàng dành cho Sau mợt lần xích mích, Vronsky bỏ nhà mẹ Anna đau khổ với ý nghĩ bi quan, tuyệt vọng nghĩ Vronsky hết yêu Nàng định tìm chàng, lúc đến nhà ga, Anna nhớ đến chết người công nhân xe lửa nàng định bắt Vronsky phải hới hận nên giải cho cách lao đầu vào xe lửa Sau Anna chết, Vronsky vô đau khổ Chàng xin gia nhập vào qn đợi tình nguyện giúp người Serbia c̣c chiến tranh chớng Thổ Nhĩ Kỳ Còn Levin Kitty tiếp tục c̣c sớng gia đình hạnh phúc nông thôn sinh một cậu trai Trong tiểu thuyết ta thấy câu chuyện lục đục gia đình Oblonsky, mới tình sau nhiều trắc trở hạnh phúc Levin Kitty, mối quan hệ phức tạp đời sớng tình cảm nhân vật Betxi Tverxcaia, Xapho Stond, Lida Mercalova Levin với quan tâm nông dân ý muốn cải thiện đời sống họ, nhân vật ta thấy tư tưởng đạo đức sâu sắc Tất tạo nên một thực sống động xã hội Nga kỉ XIX, tình cảm cá nhân, quyền lựa chọn c̣c sớng cho mình, khơng vấn đề gia đình người mà vấn đề chung đặt cho xã hội 1.2 Một số lý luận liên quan đến đề tài 1.2.1 Thể loại tiểu thuyết tiểu thuyết thực Nga 1.2.1.1 Thể loại tiểu thuyết • Khái niệm 10 thuật L.Tolstoy Qua chi tiết miêu tả ngoại hình nàng mà ta nhìn thấy chuyển biến tinh vi tâm hồn nàng L.Tolstoy đặc biệt ý miêu tả đến ngoại hình Anna, tác phẩm theo thớng kê có 136 lần L.Tolstoy miêu tả chân dung ngoại hình Anna nhằm gợi tả tâm lý nàng, qua cho thấy tác giả coi trọng việc khắc họa đường nét bên ngồi nhằm khám phá bí mật ẩn sâu tâm hồn Có thể nói ánh mắt vẻ mặt Anna hai chi tiết ngoại hình L.Tolstoy đặc biệt quan tâm Trong hồn cảnh đới với đới tượng khác nhau, Anna thể sắc thái biểu cảm thái độ khác nhau, điều bộc lộ qua đôi mắt nàng Đối với Vronsky cuộc vũ hợi ánh mắt nàng “ánh mắt chói ngời lung linh”, nghĩ Vronsky, ánh mắt nàng lại có sắc thái khác, "mắt mở to tưởng ngời sáng bóng tới", lúc khiêu vũ Vronsky " mắt nàng lại sáng ngời lên nụ cười rạng rỡ" Như vậy, cung bậc cảm xúc trạng thái Anna nhìn nhân vật khác đới với nàng tác giả L.Tolstoy gửi gắm qua hình ảnh đơi mắt, mợt đơi mắt dường biết nói, biết thể cảm xúc vui buồn Sau đơi mắt vẻ mặt mợt đặc điểm ngoại hình mà L.Tolstoy đặc biệt quan tâm, tác phẩm có đến 51 lần ơng miêu tả đến vẻ đẹp Anna, với lần một sắc diện khác Dù có cớ tình che giấu cảm xúc vui buồn dù hay nhiều ln bợc lợ qua nét mặt Đó vẻ mặt "ngời" lên đón nhận tình u Vronsky hay cảm nhận say mê Lêvin đối với "nét mặt Anna sáng lên nhận thấy thế" Hay gương mặt bừng sáng tình yêu với Vronsky gặp chồng " mặt nàng lại mệt mỏi, hết nét vui cười", đối diện với chồng "nàng mặt sợ hãi tới sầm" Hay sân ga lại mợt vẻ mặt" hớt hoảng" vào cõi chết Như vậy, chuyển biến đa dạng nét mặt Anna qua cách miêu tả L.Tolstoy cho thấy 37 nét tính cách đặc biệt nàng, mợt người giàu tình cảm, đa sầu, đa cảm báo hiệu trước mợt c̣c đời đầy biến đợng, sóng gío cay đắng nàng Trong thủ pháp miêu tả ngoại hình khắc họa tâm lý, L.Tolstoy ý đến miêu tả nụ cười Anna Đây mợt nét đẹp góp phần tôn vinh làm rực rỡ thêm nét đẹp yêu kiều nàng Đó " Nụ cười chiếu sáng khuôn mặt nàng, một nụ cười duyên dáng" " nét cười xào xuyến mắt, môi" Ở tác giả dùng từ "nét cười" "nụ cười", điều góp phần nhấn mạnh vẻ đẹp mong manh, tinh túy duyên dáng nàng Nụ cười Anna hồn cảnh đới với loại người khác mang sắc diện thái độ riêng Đó nụ cười mãn nguyện, hạnh phúc có nụ cười đau khổ, lo âu có khinh bỉ, giễu cợt Như vậy, qua biểu nét mặt Anna tồn bợ tác phẩm với sắc thái cảm xúc riêng cho mợt nhìn sâu sắc, cụ thể đa dạng nhân vật với diễn biến tâm lý phức tạp nhân vật Nói đến ngoại hình trang phục mợt chi tiết bỏ qua, cách ăn mặc cách lựa chọn bộ trang phục một chi tiết quan trọng thể nét tính cách trạng thái tâm lý nhân vật Khác với Kitty, một cô gái xem trọng trang phục lại rụt rè cách thể Anna coi thường trang phục vượt hẳn lên, át bộ áo khơng có khó khăn Qua cho thấy mợt dự cảm tính cách nàng, mợt tính cách mạnh mẽ cá tính Vẻ đẹp nàng không bộc lộ từ ngữ thể vẻ đẹp hào nhoáng, rực rỡ mà mang mợt vẻ đẹp bí ẩn, kì lạ qên rũ " Nàng mặc áo nhung đen cổ hở, để lộ đôi vai, bộ ngực tuyệt đẹp tạc ngà voi đơi cánh tròn với cổ tay nhỏ nhắn Áo nàng đính tồn ren Vơnidơ, chuỗi hạt trai quấn quanh cổ nàng rắn tuyệt đẹp" Một vẻ đẹp kiêu sa, diễm lệ ma qi kì lạ Điều phản ánh tâm lý nàng 38 Tóm lại, L.Tolstoy sử dụng nhiều chi tiết miêu tả ngoại hình từ ánh mắt, nét mặt, nụ cười đến trang phục Tất chi tiết miêu tả L.Tolstoy vận dụng mợt cách hợp lí, qua diễn biến nội tâm nhân vật khắc họa một cách rõ nét Thông qua chi tiết miêu tả ngoại hình mà chất nợi nhân vật khai thác thể Nét đặc sắc nghệ thuật L.Tolstoy sử dụng biện pháp khắc họa chân dung nhân vật độc đáo Tác giả khắc họa ngoại hình nhân vật mợt cách gián tiếp thơng qua điểm nhìn nhân vật khác tác phẩm Chính điều tạo nên tính khách quan, thuyết phục đối với độc giả L.Tolstoy nắm bắt thay đổi tinh vi sắc diện bên để diễn tả biến động bên tâm trạng nhân vật, theo quan điểm ơng hình thức hình thức chứa đựng nợi dụng Khi miêu tả ngoại hình Anna, L.Tolstoy dựa nguyên tắc soi chiếu, cụ thể, ông xây dựng nhân vật Kitty để đối sánh với nhân vật Anna Đối với Kitty, vẻ đẹp nàng không miêu tả nhiều mà qua vài nét "mái tóc vàng xinh xắn với vẻ trẻ thơ hồn hậu, mái tóc vơ lịch đơi vai cân đới" Ánh mắt nàng bình thường với "vẻ nhìn dịu hiền, bình thản, trung thực" Qua đó, nàng lên mợt gái xinh đẹp, lịch đơn giản Còn đới với Anna, nàng lại mang một vẻ đẹp tự tin, quýên rũ đầy bí ẩn, ánh mắt nàng long lanh phản chiếu một đời sống nội tâm phong phú Vẻ đẹp Anna đầy lôi cuốn, hấp dẫn, ngược lại vẻ đẹp Kitty lại bình lặng, đơn Xây dựng đới lập bên ngồi hai người phụ nữ, thơng qua thể đới lập tính cách họ Như vậy, L.Tolstoy xuất sắc việc chuyển hóa đường nét bên thành phương tiện để diễn tả diễn biến nợi tâm nhân vật Bằng ngòi bút linh hoạt tài kỹ xảo chân dung, L.Tolstoy xây dựng một giới nội tâm nhân vật sống động hữu trước mắt người đọc 39 3.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Anna Karenina không một tranh chân thực, rợng lớn, điển hình c̣c sớng gia đình xã hợi nước Nga nửa ći kỉ XIX, mà tác phẩm đạt tới đỉnh cao tuyệt vời nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật văn học Nga giới 3.2.1 Đối thoại Nhân vật tồn giới riêng nó, người họ xây dựng ngòi bút tinh tế nhà văn với suy nghĩ, tính cách, người riêng Và để hiểu diễn biến nội tâm bên họ cần phải xem xét không qua hành động mà ngơn ngữ, lời nói Chính đới thoại mợt yếu tố nghệ thuật đặc thù tiểu thuyết, thành công phụ tḥc vào tài phong cách nhà văn Đối với L.Tolstoy “giao tiếp đới thoại giữu vai trò quan trọng việc thể tính cách nhân vật” Đó cách mà nhà văn dùng để khai thác, khám phá giới nội tâm phong phú nhân vật Anna Karenina tác phẩm tên So với nhân vật khác Anna nhân vật có sớ lần đối thoại cao nhất, gần gấp đôi Kitty Điều cho thấy Anna mợt người phụ nữ mạnh mẽ, nồng nhiệt biết cách giao tiếp với người Với cuộc đối thoại, nàng đủ thông minh để đối đáp biết cách làm chủ thân, hoàn cảnh khao khát vượt lên khắt khe, giáo điều xã hội Cuộc đối thoại Anna với bá tước phu nhân – mẹ Vronsky Mặc dù lần đầu gặp hai người có mợt c̣c trò chuyện dài vui vẻ với suốt chuyến tàu Nàng một người mạnh m, tự tin nồng hậu khiến bá tước phu nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu yêu quý nàng Chính bá tước phu nhân có lời nhận xét Anna: “ bà một người phụ nữ yêu kiều, ngồi bên bà, dù chuyện trò nín lặng, thấy dễ chịu” Sau lớp vỏ ngơn từ ln đợng cho thấy mợt 40 nàng Anna Karenina xinh đẹp, thông minh vô sắc sảo Khi trò chuyện với chị dâu Doly nàng thể duyên dáng mình: “Chị Doly yêu dấu!”, “Chị Doly thân yêu!”, nàng thân thiết yêu quý chị dâu Chính khéo léo nàng khơng khiến Doly phần nguôi nỗi căm tức, thù hận đối với chồng mà tha thứ cho người đàn ơng khơng chung thủy Nàng hồn thành mợt cách xuất sắc vai trò mợt người sứ giả hòa bình giữ n ổn cho gia đình anh trai Trong tác phầm, L.Tolstoy sử dụng kiểu đối thoại hai lớp để khái phá trạng thái tâm lý phức tạp Anna Khi Karenin đến thăm Anna trước cuộc đua ngựa, nàng hỏi thăm sức khỏe, công việc khuyên Karenin nên nghỉ ngơi đến với Nhưng nàng lại “cảm thấy hổ thẹn” lần nhớ lại điều Thực chất, nàng hay Karenin “bề cũ bên quan hệ họ hồn tồn thay đổi” Gặp Vronsky mợt người hoàn toàn khác với lạnh lùng, thờ ơ, cằn cỗi chồng khiến nàng rơi vào vòng xốy tình u Ngay nàng mợt người trung thưc, ghét giả dới nàng lại dùng lời lẽ giả dới để ngụy tạo, bề mặt mợt điều sai trái Suốt gần mười năm sống với chồng nàng dường chưa có cảm giác ấm áp, hạnh phúc Chỉ thân nàng nhẫn nhục chịu đựng, tự lừa dới để sớng cạnh người chồng biết đến thân Đó lí khiến nàng yêu Vronsky, người mang lại cho nàng một cảm giác sống, hạnh phúc Sự tâm dám vượt lên tất Anna đồng nghĩa với việc ngược lại luân lí, giáo điều khắt khe xã hội Cũng đồng thời khó khăn, mâu thuẫn xảy đến với nàng Thơng qua lời chia sẻ với Doly: “Em lão ta đồng ý, trai em sao? ” với định khiến Anna phải đứng hai lựa chọn trai hay Vronsky Có thể thấy nợi tâm nàng thực có mâu thuẫn giằng xé vơ lớn 41 Chính việc lựa chọn theo người u, sớng cho thân thời khắc nàng phải lìa xa đứa trai u dấu Trong tác phẩm, đơi tác giả sử dụng hình thức đới thoại khơng lời để cảm xúc nhân vật tự thể mà câu chữ bó hẹp diễn tả hết “Anna đắm đuối nhìn nàng nghẹn ngào nước mắt thân u mẹ, Nàng khơng nói hết câu” “Nàng nghĩ biết vao lời nói với nó! Nhưng lúc lại khơng thể nói tiếng nào” Nỗi đau đớn, tủi sầu nàng diễn tả lời Và ći “tắt dần đới thoại” mà thay vào “phi ngơn ngữ” Tâm trạng cảm xúc nhân vật bợc lợ mà khơng cần thớt lên lời nói nào, điều phản ánh hết qua ngơn ngữ hình thể từ ánh mắt, nụ cười, vẻ mặt…Qua nhiều sắc thái phong phú ngôn từ cá nhân Anna, kiểu đối thoại trùng hợp hay đối lập ý lời với thành phần “phi lời thoại” ánh mắt, nụ cười, vẻ mặt giọt nước mắt…, Tolstoy nắm bắt biểu sinh động đời sống tinh thần, tâm lý phức tạp Anna Từ niềm vui sướng hạnh phúc tìm tình yêu đến đau khổ gia đình, nỗi đau con, tâm lý Anna ln có chuyển biết, thay đổi sâu sắc Chính lời đới thoại với nhân vật khác hội để nàng giãi bày tâm tư tình cảm đồng thời sở để chũng ta hiểu nắm bắt nội tâm phong phú nàng Và độc thoại nợi tâm yếu tớ quan trọng góp phần để nhà văn đạt đến thành côn việc xây dựng, phân tích tâm lý nhân vật 3.2.2 Độc thoại nội tâm Thế giới tinh thần phong phú phức tạp người không dễ dàng để khai thác mợt cách hiệu Để làm điều này, nhà văn sử dụng cho phương pháp nghệ thuật đặc đăc Trong độc thoại một thủ pháp nghệ thuật hướng đến việc để nhân vật tự giãi bày, tự nhìn nhận 42 lại thân Lúc này, cảm xúc hay tâm tư tình cảm nhân vật rõ rệt Đồng thời, có nhân vật thật hiểu rõ trải qua, việc L.Tolstoy vận dụng thủ pháp một điều tất yếu Thơng qua đó, giúp nhà văn thâm nhập vào đời sống nội tâm phong phú nhân vật, phân tích điều thầm kín mà đơi nhân vật giữ cho Tác phẩm Anna Karenina có mợt tần suất sử dụng đợc thoại nợi tâm dày đặc, nhân vật Anna minh chứng rõ cho việc Tác giả sử dụng độc thoại nội tâm để bộc lộ rõ tính cách nhân vật đồng thời mở cánh cổng tâm hồn họ để người đọc nhìn thấy tâm tư, suy nghĩ, tình cảm họ để thấu hiểu nhân vật từ bên ngồi lẫn bên Khảo sát dòng đợc thoại Anna ta nhận thấy có phân bớ hai loại độc thoại: Độc thoại hướng ngoại độc thoại hướng nội Độc thoại “ hướng ngoại” nghĩa hướng ngồi để nhận xét đánh giá mợt người đó, hồn cảnh xã hợi Đợc thoại mang tính chất hướng nợi tức hướng vào thân mình, hồn cảnh để đánh giá phân tích, đấu tranh, giằng co… Đối thoại Anna Karenina Tolstoy sử dụng một phương thức xâm nhập vào q trình tâm lý, diễn tả chiều sâu nợi tâm nhân vật Quá trình diễn biến tâm lý Anna tương đối phức tạp với nhiều mẩu độc thoại khác thời điểm cụ thể, Tolstoy khắc họa tỉ mỉ rõ nét thống qua Kitty, Doly hay mợt sớ nhân vật khác Quá trình dẫn đến bi kịch Anna nhà văn miêu tả trình biện chứng từ chi tiết nhỏ, xung đột nhỏ xung đột lớn trở thành bi kịch khủng khiếp tâm hồn Anna Đầu tiên câu hỏi bủa vây, hồi nghi mình: “Và nữa, có thật người khác Khi Anna gấp gáp quay trở Pêtecbua, tàu Anna có phút giây riêng tư tâm hồn: “Nàng hồi tưởng lại đêm khiêu vũ, Vronsky bộ mặt quỵ lụy mê mệt, mối quan 43 hệ nàng đới với chàng khơng có phải hổ thẹn Vậy mà, lúc quãng nhớ lại quãng này, cảm giác hổ thẹn lại tăng lên nàng thấy mợt tiếng nói lòng, lúc nghĩ đến Vronsky,…Như nghĩa chứ? Như nghĩa lý gì? Mình sợ nhìn thẳng vào chuyện chăng? Lạ chưa! Giữa anh chàng sĩ quan trẻ ranh đó, khơng khơng thể có mới quan hệ khác với người” Đoạn độc thoại cho thấy, Anna phủ nhận điều tồi tệ xảy Vronsky hành đợng vợi vã bỏ tố cáo tất Một mặt phủ định tình cảm với Vronsky dường tâm trí Anna lúc nghĩ tới chàng: “Nghĩ Vronsky nàng cảm thấy gân não lúc một căng sợi dây vĩ cầm vừa lên Nàng thấy mắt mở to lắm, ngón chân ngón tay co lại, mợt sức nặng đè dí nàng x́ng hình ảnh chập chờn” suy nghĩ liên tục diễn tâm trí Anna Ngay nàng chưa nhận thưc rõ ràng cảm xúc lúc Chính mà lần Anna tự đợc thoại nợi tâm ta thấy phần lớn câu hỏi Sự mâu thuẫn tâm hồn nàng đứng trước ngã rẽ mợt tình u đầy ngang trái, cảm xúc dằn vặt day dứt gặm nhấm tâm hồn nàng Đặc biệt, lời độc thoại nội tâm Anna chủ yếu đối với Karenin – chồng nàng Đặc biệt việc vạch trần bộ mặt người này: “Tham công danh mong ước thành đạt, tất tâm hồn lão ta có thế, nàng nghĩ; quan điểm cao thượng, lòng yêu học vấn, tơn giáo, tất phương tiện” “Bởi vì, LÃO TA sớng dới trá… lão cần dối trá giữ thể diện” đến c̣c tình vụng trợm nàng Vronsky bị phát căm phẫn, tức giận nàng lớn dần lên Những dòng đợc thoại Anna giớng một mạch truyện mở cho độc giả hình dung rõ nét đời sớng nhân xây dựng lên tồn bợ chất Karenin “Sao lại khơng hiểu điều lão làm nhỉ? Lão làm việc phù hợp với tính khí ti tiện lão Lão có quyền đáng, mình, 44 sa ngã rồi, lão dìm x́ng đất đen nữa…” Có lúc nàng nói với chồng nói với mình: “Mình đừng ngạc nhiên Em xưa thôi…Nhưng em, có mợt người đàn bà khác em sợ ả ta Chính ả ta phải lòng Em ḿn thù ghét mình, em khơng tài qn người đàn bà trươc em Ả em Bây giờ, em em toàn vẹn” Ở Anna lúc mâu thuẫn bổn phận người vợ, người mẹ khát vọng tình u đấu tranh dợi Nàng muốn bứt phá khỏi dối trá chồng lại chưa đủ can đảm để tự giũ bỏ tất để theo tiếng gọi tình yêu Anna từ bỏ tất điều quan trọng đời mình, đứa trai nàng yêu thương để đến với tình yêu mãnh liệt, đem lại cho nàng hạnh phúc Nhưng đơi khi, nàng cho bỏ q nhiều để ln ích kỉ mong mn người tình nàng phải nàng mà Nó khiến nàng trỏ nên tính tốn, ích kỷ khiến Vronsky thấy khó khăn Hơn thế, bên cạnh Vronsky song nàng ln có cảm giác lo sợ, bất an mợt ngày tình u đi, lúc ý nghĩ thường trực “Chàng có quyền lúc nào, nơi chàng ḿn Khơng có quyền mà chàng có quyền bỏ nữa”, “Tại chàng vắng mặt buổi tối?” Anna trở nên bế tắc hết, nàng chí nghĩ đến khả xấu “Chàng căm ghét mình, hiển nhiên thế” , “Anh ta không cần vờ vĩnh mà bộc lộ rõ tất lòng căm ghét đới với mình” Chính ý nghĩ đời sống nội tâm lý giải cho tất hành động nàng sau Nó phần mở sớ phận bi đát nhân vật Nghệ thuật gương soi chiếu nội tâm nhân vật Bằng nghệ thuật độc thoại nội tâm tác giả cho thấy diễn biến tâm lý phức tạp nhân vật Đặc biệt Đại thi hào L.Tolstoy hiểu việc xây dựng phân tích tâm lý nhân vật mợt cách tự nhiên logic có lý Đưa mâu thuẫn dần đến đỉnh cao để chết Anna cho thấy một 45 bế tắc khơng thể giải Ngay Anna mợt người phụ nữ dám hy sinh tình yêu, bỏ qua tất giáo điều để sống cho thân, tìm kiếm hạnh phúc cho ći lại rơi vào một hố khác quẫn, bế tắc 3.3 Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động Ngồi để người đọc thấy rõ nét tính cách nhân vật L.Tolstoy ý việc mơ tả hành đợng nhân vật Thể tính cách nhân vật qua miêu tả hành động một thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật “Hành động việc làm cụ thể nhân vật quan hệ ứng xử với cá nhân vật khác tình h́ng khác c̣c sống’’ Hành động xem kết cuối trình nhận thức, trình tâm lý, q trình tình cảm Với nhân vật Anna, hành đợng diễn theo q trình, trước hết hành đợng nàng đến Moscow để hòa giải mới quan hệ anh trai chị dâu, việc đến Moscow mở một bước ngoặt c̣c đời nàng, gặp Vronsky Bi kịch Anna Karenina bắt đầu từ bước vào chung sớng với Karenin Vì thế, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi cháy Anna, cảnh sống chẳng hạnh phúc, xuất Vronsky bão tuyết mạnh mẽ đẹp đẽ Chàng sĩ quan quý tộc người mốt thời đại mới, vừa đẹp trai hấp dẫn, vừa hùng hổ mạnh mẽ, vẻ bề đến với Anna “ánh lửa khủng khiếp đám cháy một đêm tối trời” Nàng vừa sung sướng, hổ thẹn khiếp sợ Nhưng tình u đới với Vronsky nàng chiến thắng, sau cuộc đua ngựa nàng cơng khai tun chiến với Karenin, nàng nói: “Khơng khơng làm đâu Tơi hoảng hớt tơi khơng thể khơng hớt hoảng Nghe nói tơi lại nghĩ tới chàng Tôi yêu chàng, người u chàng, tơi khơng chịu mình, làm tơi sợ, tơi ghét Mình ḿn làm tơi làm.” Trở từ Moscow, nàng khơng chịu nhóm bạn thượng lưu trước nàng 46 Tất gò bó buồn chán, khó chịu đới với Anna Nàng thường lui tới vũ hợi để gặpVronsky Rời xa để đến với người tình, Anna bị nỗi thương nhớ giày vò Nàng coi giá phải trả đắt cho tình yêu nàng Anna hy sinh q nhiều cho tình u, nàng khơng từ bỏ để quay với chồng nữa, cánh cửa c̣c sớng gia đình trước đóng lại, nàng với niềm kiêu hãnh mình, khơng cho phép gõ cửa xin vào Gặp bi kịch khó tránh khỏi, Anna mợt lần tìm đến đến chết qua hành đợng đứng trước đồn tàu xe lửa rầm rập lao phía Có thể nói, bi kịch Anna bi kịch lòng vị kỉ, nàng nhận điều “Tình u ta ngày trở nên say đắm vị kỉ”, hành động Anna trả thù Vronsky với thái đợ lạnh lùng chàng chết mình: “Ta trừng phạt thoát khỏi người, thoát khỏi thân ta.” Qua để thấy với việc miêu tả nhân vật thông qua hành động thể tính cách nhân vật, đồng thời thể tư tưởng tác giả bóc trần tồn bộ giới xấu xa đẩy nhân vật vào bi kịch cuộc đời L.Tolstoy nhà văn hay viết chết, ơng viết cách đặt vào vị trí vào người vào cõi chết để miêu tả khoảnh khắc cuối cuộc đời người Khi lao vào tàu, “nàng muốn đứng dậy nhảy lùi sau” một khối đồ sộ xô nàng nằm ngửa Trong tiểu thuyết Anna Karenina tác giả làm điều đó, khoảnh khắc nhảy vào gầm xe lửa, c̣c sớng níu kéo nàng: “Nàng có cảm giác giớng trước gieo x́ng nước làm dấu thánh giá Thốt nhiên lớp khoảnh khắc, cuộc sống lên trước mắt với tất niềm vui sướng qua” Qua hành động, L.Tolstoy ḿn nhân vật nói lên suy nghĩ, tư tưởng, trạng thái diễn biến bên nhân vật 47 3.4 Điểm nhìn xây dựng nhân vật Có thể nói, qua nhân vật Anna L.Tolstoy phát huy tối đa khả quan sát giới nội tâm nhân vật lẫn ngoại hình nhân vật Điểm nhìn một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc tác phẩm tác giả sử dụng Thơng qua điểm nhìn tạo nên tính chân thực, khách quan cho tác phẩm, cho hình tượng nhân vật Anna Điểm nhìn chủ yếu tác giả sử dụng thơng qua nhìn, cảm nhận nhân vật khác Từ tâm hồn, nội tâm Anna thể rõ nét Chẳng hạn qua chi tiết cảm nhận Kitty Anna “giản dị cởi mở mang mợt giới khác, mợt giới cao quý thơ mộng phức tạp mà cô với tới”, “Kitty nhận thấy mắt nàng giới bí mật khép kín đối với cô” L.Tolstoy không miêu tả trực tiếp vẻ đẹp nét mặt Anna mà ơng khắc họa chi tiết thơng qua nhìn nhân vật khác đối với nàng Cụ thể, nhìn Doly nét mặt nàng quyến rũ với núm đồng tiền hằn rõ má cằm hay nhìn Kitty, người bị Anna cướp Vronsky phải khen ngợi nàng có "vẻ mặt nghiêm nghị man mác buồn, đập vào mắt hấp dẫn cơ" Ngay từ vừa xuất hiện, vẻ đẹp tâm hồn nàng nhà văn nhắc đến Nàng không mang vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, trẻ trung Kitty mợt thống nhìn với lần đầu gặp gỡ nàng khiến Vronsky phải xiêu lòng “Chàng xin lỗi tiếp tục đi, tự nhiên lại ngối nhìn nàng lần nữa, khơng phải sắc đẹp, khơng phải vẻ lịch dun thầm tốt từ khắp người nàng Mà lúc ngang qua, chàng nhận thấy một vẻ dịu dàng thùy mị đến bộ mặt yêu kiều ấy” Bản thân nhân vật nhà văn xây dựng với nhiều ưu Một người thiếu phụ mang hài hòa vẻ đẹp bên ngồi lẫn hình thức bên Nợi tâm nàng ẩn dấu mà mạnh mẽ đến mức tốt lên mợt khí chất tuyệt vời khiến 48 người say đắm Đến mẹ Vronsky phải thốt nên lời khen ngợi nàng “Con người dun dáng ”, “tơi nói khơng khách khí bà chinh phục tơi đấy” Biết anh trai người có sai lầm dẫn đến mâu thuẫn, cảng thẳng ngày hơm nàng tinh tế, xử lí mợt cách nhẹ nhàng để làm ngi lòng chị dâu Tuy em chồng nàng chị dâu vô thân thiết, họ có thấu hiểu lẫn Để chứng minh cho vẻ đẹp tâm hồn Anna nhà văn đưa quan điểm thơng qua nhận xét từ Doly – chị dâu nàng “Mình thấy đức tính, phẩm chất tốt đẹp cô mến mình, thân mật với mình” hay “trong lòng sáng đơn hậu, sáng cả” Đến Levin dù gặp nàng lần đưa lời nhận xét bày tỏ thán phục, ấn tượng đẹp nàng: “Thật một phụ nữ đáng mến, tốt đáng thương.” Như vậy, nhân vật Anna Karenina Tolstoy không tác giả miêu tả qua tranh ngoại hình đẹp đẽ, thu hút mà mợt thiếu phụ có một tâm hồn đáng yêu, một nội tâm sâu sắc đầy quyến rũ Cũng thế, điểm nhìn nhân vật một yếu tố đặc sắc tạo nên thành công việc khắc họa nhân vật nhà văn TÀI LIỆU THAM KHẢO Dương Tường, Nhị Ca, (2003), Anna Karênina (sách dịch), Nhà xuất Văn học, Hà Nợi Đỗ Hải Phong (2012), Giáo trình văn học Nga, NXB Đại học Sư phạm Đỗ Hồng Chung, Lịch sử văn học Nga, NXB Giáo dục Nguyễn Hải Hà (2002), Văn học Nga –Sự thật đẹp, NXB Giáo dục 49 DANH SÁCH NHÓM – LỚP 15SNV STT HỌ VÀ TÊN Đào Hồng Thủy Nguyễn Thị Kim Thúy Nguyễn Thị Thủy Tiên Nguyễn Thị Thùy Trâm Lê Thị Hà Trang Nguyễn Thị Trang Hồ Thị Trởi Nguyễn Thị Triều Nguyễn Thị Xuân Tuyền 10 Trần Thị Thanh Vi 11 Phạm Thị Ngọc Vy CÔNG VIỆC 50 ĐÁNH GIÁ 12 Nguyễn Thị Phương Yên NHÓM TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Thúy 51

Ngày đăng: 05/12/2017, 09:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

  • Chương 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANNA KARENINA

    • 2.1. Vẻ đẹp ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn của Anna Karenina

      • 2.1.1. Vẻ đẹp ngoại hình của Anna

        • 2.1.1.1. Ánh mắt

        • 2.1.1.2. Vẻ mặt

        • 2.1.1.3. Nụ cười

        • 2.1.1.4. Trang phục

        • 2.1.2. Vẻ đẹp tâm hồn của Anna

          • 2.1.2.1. Con người sâu sắc

          • 2.1.2.2. Con người đa sầu, đa cảm và giàu lòng yêu thương

          • 2.1.2.3. Con người trung thực, ghét sự giả dối

          • 2.1.2.4. Con người mạnh mẽ, cá tính

          • 2.2. Số phận của Anna

          • 2.3. Cái chết của Anna

          • 3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

            • 3.2.1. Đối thoại

            • 3.2.2. Độc thoại nội tâm

            • 3.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động

            • 3.4. Điểm nhìn xây dựng nhân vật

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan