1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HOI THAO UNG DUNG CNTT

2 306 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 37,5 KB

Nội dung

BÁO CÁO THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC” Họ và tên: Trần Văn Thiệu. Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị: Trường THCS Đặng Tất, Lộc Hà, Hà Tĩnh. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh và của Phòng GD-ĐT Lộc Hà về chủ đề năqm học Ứng dụng công nghệ thông tin, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp Dạy - Học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp Dạy - Học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới. Nên Trường THCS Đặng Tất đã và đang tạo điều kiện, động viên, khuyến khích việc đưa CNTT vào giảng dạy, bước đầu đã có kết quả. Đây là một trong những lĩnh vực mới có nhiều ưu điểm nhưng trong quá trình triển khai cũng gặp không ít những khó khăn cả về chủ quan lẫn khách quan. Trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT mà cụ thể là soạn bài giảng điện tử (BGĐT) tôi thấy: 1. Về việc soạn bài: - Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn phần mềm cần sử dụng, sau đó mới bắt tay vào soạn bài giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về hình nền, Font chữ, màu chữ và hiệu ứng thích hợp. Để chuẩn bị tư liệu cần đầu tư thời gian tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng, hiện nay trên các trang Web bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn có rất nhiều các tư liệu rất hay và thiết thực. - Việc soạn bài cần sử dụng các phần mềm hỗ trợ như phần mền trình diễn PowerPoint trong bộ Microsoft Office, Cabri, Crocodile, Geomaster SketchPad(GSP), VioLet để tăng thêm hiệu quả công việc. VD: Khi vẽ đồ thị chúng ta có thể sử dụng phần mềm VioLet, phần mềm GSP để vẽ nhanh hơn, đẹp hơn và chính xác hơn. Khi vẽ hình học chúng ta sử dụng phần mềm Cabri. Khi tạo trò chơi ô chữ chúng ta sử dụng phần mềm VioLet hoặc sử dụng công cụ VisualBasic của PowerPoint để tạo nhanh hơn đơn giản hơn. Khi muốn trình chiếu các hiệu ứng của chữ, hình ảnh làm tăng thêm sử hấp dẫn của bài giảng ta lại sử dụng phần mềm PowerPoint… - Khi sử dụng các phần mềm khác nhau để soạn nội dụng cho một bài giảng ta cần chú ý đến cách nhúng chúng vào trong phần mềm trình diễn VD: Khi vẽ đồ thị bằng phần mềm VioLet mà muốn nhúng chúng vào PowerPoint ta có thể dùng cách sau: Trên thanh công cụ ControlToobox chọn công cụ More controls sau đó chọn shockwave Flash Object để đưa chúng vào Slide… Hoặc sử dụng công cụ Hyperlink của PowerPoint để kết nối đến tệp tư liệu(chú ý: trên máy tính phải cài phần mềm của tệp mà ta cần kết nối). - Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần sát chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng cần chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ…). 2. Về phương pháp sử dụng các thiết bị khi giảng dạy: - Trước khi giảng dạy cần kiểm tra lại các thiết bị xem đã đầy đủ và hoạt động tốt không(chú ý: Ở các vùng nông thôn cần chuẩn bị bộ ổn định điện áp hoặc UPS nếu điện yếu hoặc chập chờn). - Chú ý đến vị trí đặt màn chiếu, máy chiếu để cả lớp có thể theo dõi được, chế độ ánh sáng tự nhiên cũng như ánh sáng của máy chiếu phù hợp tránh bị loá. (Tốt nhất giáo viên cần đi xuống cuối lớp để kiểm tra). - Trong khi giảng bài cần phải bao quát lớp tránh chỉ ngồi tại máy tính.(Tốt nhất giáo viên cần trang bị cho minh một điều khiển từ xa để điều khiển bài giảng để có nhiều thời gian hơn cho việc giảng bài và ghi bảng khi có các tình huống phát sinh. - Trong khi giảng bài cần hướng học sinh tập trung vào bài tránh trường hợp học sinh chỉ quan sát những hình ảnh đẹp, những hiệu ứng hay mà quên mất thầy đang nói gì. Trên đây là những kinh nghiệm có được khi sử dụng bài giảng điện tử. Nhưng tôi thiết nghĩ không nên quá lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Máy tính mang lại rất nhiều thuận lợi nhưng trong một chừng mực nào đó nó không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn. BGĐT chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng nhất định giáo viên vẫn phải cấn đến phấn trắng và bảng đen. Lộc Hà, ngày 26 tháng 02 năm 2008 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN Trần Văn Thiệu. . dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần sát chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung. sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng cần chứa nhiều liên kết nhất

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:25

w