Nghiên cứu đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng mạnh đến môi trường sống của các
Trang 111
Ứng dụng hệ thông tin địa lý đánh giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái đới bờ biển thành phố Hải Phòng
Phạm Xuân Cảnh*, Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Hiệu,
Đoàn Thu Phương, Bùi Thị Hằng
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 24 tháng 7 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 31 tháng 7 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 9 năm 2017
Tóm tắt: Đới bờ biển thành phố Hải Phòng là nơi tập trung các hoạt động phát triển kinh tế với
nhiều khu công nghiệp và cảng biển gây ảnh hưởng trực tiếp đến không gian và môi trường sống của các hệ sinh thái Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như gia tăng nhiệt độ và mực nước biển dâng thì các hệ sinh thái nơi đây là những đối tượng có nguy cơ bị tổn thương cao Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng nhằm phát hiện ra nguy cơ suy giảm hệ sinh thái trong tương lai, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời để bảo tồn và phục hồi chúng
Nghiên cứu đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng mạnh đến môi trường sống của các hệ sinh thái, được chia thành ba nhóm chỉ số: độ nhạy cảm, độ phơi nhiễm và khả năng thích ứng Các chỉ số này được chuẩn hóa, tính toán thông qua các công cụ GIS để thành lập bản đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái, từ đó xác định được không gian phân bố mức độ tổn thương của các hệ sinh thái được chia thành năm mức: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao
Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương, độ nhạy cảm, độ phơi nhiễm, khả năng thích ứng, hệ sinh thái
1 Mở đầu
Với lợi thế nguồn tài nguyên phong phú và
đa dạng, cùng hệ thống hạ tầng giao thông
thuận tiện, đới bờ biển đã được con người khai
phá từ lâu, trở thành nơi có mật độ dân số cao
[1] Cùng với đó, đới bờ biển cũng là nơi chứa
đựng các hệ sinh thái (HST) có năng suất và độ
đa dạng sinh học cao như hệ sinh thái rừng
ngập mặn, hệ sinh thái thảm cỏ biển, hệ sinh
thái rạn san hô Các hệ sinh thái này có ý
nghĩa quan trọng đối với môi trường và con
_
Tác giả liên hệ ĐT.: 84-948989688
Email: phamxuancanh@hus.edu.vn
https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4115
người như điều hòa vi khí hậu, cung cấp dược liệu, gỗ, cung cấp nguồn thủy hải sản, và là nơi
cư trú của nhiều loài chim, thú và các loài động vật quý hiếm…[2]
Khu vực ven biển thành phố Hải Phòng có nhiều hệ sinh thái chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng cảng Hải Phòng, đó là các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị hay các hệ sinh thái biển như rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô…
Các hệ sinh thái trong lục địa ở đới bờ biển thành phố Hải Phòng biến động nhanh do phát triển kinh tế và đô thị hóa, phản ánh sự tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố ở vùng cửa sông hình phễu
Trang 2Bạch Đằng, bãi triều Phù Long, Cát Hải và Đồ
Sơn [3] với diện tích lớn nhưng khoảng 1.000ha
đã bị phá hủy để phát triển nông nghiệp Hiện
tại, tổng diện tích rừng ngập mặn ở Hải Phòng
vào khoảng 600ha, trong đó có 200ha ở huyện
Cát Hải [4] Hệ sinh thái cỏ biển có 4 loài ưu
thế tập trung trên diện tích lớn ở Cát Hải, Đình
Vũ và Tràng Cát Tuy nhiên, hầu hết các thảm
cỏ biển ở Đình Vũ đã bị phá hủy nhường chỗ
cho các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng Hệ
sinh thái đáy biển bùn cát gồm các vùng dưới
triều và vùng triều không có rừng ngập mặn với
tổng diện tích 73.320 ha [5] Đây là bãi giống
tôm, ghẹ, và nhiều loài cá biển cũng đang bị
suy giảm nghiêm trọng về cả số lượng và chất
lượng Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá tính dễ
bị tổn thương của các hệ sinh thái ở đới bờ biển
Thành phố Hải Phòng là cần thiết nhằm phát
hiện ra nguy cơ suy giảm hệ sinh thái trong
tương lai, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời
để bảo tồn và phục hồi chúng
Trên cơ sở tham khảo các hệ thống phân chia các HST ở các quy mô từ lớn đến nhỏ của các tổ chức và cá nhân như: Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ USGS, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO (1973), Phân loại Thảm thực vật Quốc gia Hoa
Kỳ, phân loại đất ngập nước theo Công ước RAMSAR, các hệ thống phân loại của Nguyễn Chu Hồi (2012), Vũ Trung Tạng (2004) [6], nhóm nghiên cứu đã xác định các tiêu chí phù hợp để phân chia các HST trong khu vực Các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên đó là: 1 Ảnh hưởng của thủy triều (không ngập triều/có ngập triều);
2 Thực vật phủ (bề mặt có lớp phủ thực vật/không có lớp phủ thực vật); 3 Đặc điểm nền trầm tích (sét, bùn, cát, rạn đá) Dựa trên các tiêu chí đã chọn, đới bờ biển thành phố Hải Phòng được xác định có 14 HST (hình 1)
Hình 1 Bản đồ phân bố các hệ sinh thái đới bờ biển thành phố Hải Phòng
Trang 32 Cơ sở khoa học và phương pháp đánh giá
tính dễ bị tổn thương
2.1 Khái niệm và hợp phần của tính dễ bị tổn
thương
Từ năm 1979 đến nay, định nghĩa về tính dẽ
bị tổn thương đã được nghiên cứu và phát triển
bởi như tác giả tiêu biểu như: Gabor (1979) [7],
Timmerman (1981) [8], Alexander (1991) [9],
Watt và Bohle (1993) [10], Cutter et al (2000)
[11], Downing (2001) [12], Fekete (2009) [13],
Joanne Linnerooth Bayer (2010) [14] Mặc dù
có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau trong
nghiên cứu tính dễ bị tổn thương, nhưng điểm
chung giữa chúng là: tính dễ bị tổn thương
thường được định nghĩa là sự cấu thành của 3
thành tố: độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm với các
sức ép bên ngoài, và khả năng thích ứng
Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu sử dụng
khái niệm tính dễ bị tổn thương của Ủy ban
Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)
[15-17] Khái niệm này phù hợp trong bối cảnh
biến đổi khí hậu toàn cầu và được công thức
hóa như sau:
V = f (E, S, AC) (1)
Trong đó:
- Độ phơi nhiễm (E) có thể được hiểu là
những hiểm họa trực tiếp (ví dụ như sức ép),
bản chất và quy mô của các thay đổi của các
dao động khí hậu của một vùng (ví dụ như nhiệt
độ, lượng mưa, các hiện tượng thời tiết cực
đoan )
- Độ nhạy cảm (S) thể hiện điều kiện môi
trường xã hội có thể làm cho các tai biến trở
nên trầm trọng hơn hoặc làm giảm nhẹ nó
- Khả năng thích ứng (AC) thể hiện khả
năng áp dụng các giải pháp thích ứng giúp ngăn
chặn các tác động tiềm tàng
2.2 Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn
thương
a Cách tiếp cận
Hình 2 Mô hình tổn thương theo tiếp cận
không gian [15-17]
Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận theo không gian (spatial approach) với sự trợ giúp của hệ thông tin địa lý (GIS) Nghĩa là tất cả các loại số liệu thống kê về định lượng hoặc định tính được thể hiện và biểu diễn bằng không gian trên bản đồ (các loại số liệu về tự nhiên, kinh tế
- xã hội) Tính dễ bị tổn thương được xác định thông qua các tiêu chí như: độ phơi nhiễm, tính nhạy cảm, khả năng chống chịu phản ánh các đặc tính tự nhiên, kinh tế - xã hội hoặc chi tiết đến các yếu tố phản ánh tình trạng tổn thương trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản…
b Phương pháp chuẩn hóa các biến
Các biến giá trị được hiểu là một đại lượng được đưa vào trong một công thức toán học để tính toán cho một giá trị cần tìm Việc lựa chọn các biến trong việc đánh giá tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vào lý thuyết và phương pháp tiếp cận kết hợp với ý kiến chuyên gia Các biến chọn khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau Đối với mỗi một biến, do được đo lường bằng các đại lượng khác nhau (ví dụ: biến nhiệt
độ được đo bằng độ C, mức độ ảnh hưởng; hoặc chỉ số AC được đo bằng các yếu tố về kinh tế
xã hội) Vì vậy, để có thể đánh giá được ta phải đưa các đại lượng về một trục (cùng một đơn vị) Đơn vị ở đây chính là chỉ số đánh giá Vì vậy, ta áp dụng công thức (2) để chuẩn hóa các chỉ số
Trang 4ij i Min ij
Trong đó:
- Zij: Giá trị được chuẩn hóa ở loại i của
vùng j;
- Xij: Giá trị chưa được chuẩn hóa ở loại i
của vùng j;
- Xi Max: Giá trị lớn nhất của chỉ số (của
lớp thông tin);
- Xj Min: Giá trị nhỏ nhất của chỉ số;
c Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở tổng hợp các phương pháp đánh
giá tính dễ bị tổn thương của hệ sinh thái trên
thế giới và ở Việt Nam kết hợp với việc xác lập
các cơ sở khoa học cho đánh giá tính dễ bị tổn
thương của các hệ sinh thái ở đới bờ biển Thành
phố Hải Phòng tỷ lệ 1:100.000, quy trình
nghiên cứu được xác định như hình 3
3 Cơ sở tài liệu phục vụ nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đánh
giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái ở
đới bờ biển Thành phố Hải Phòng gồm có: 1) Các tài liệu, công trình khoa học, bài báo công
bố trong nước và quốc tế có nội dung liên quan đến đánh giá tính dễ bị tổn thương, đặc biệt là đánh giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái; 2) Kịch bản biến đổi khí hậu của khu vực Hải Phòng đến năm 2050 do bộ Tài nguyên và Môi trường - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi Trường xây dựng và công bố năm
2012 [18]; 3) Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 và bản đồ đường đẳng sâu tỷ lệ 1:25.000, do bộ Tài nguyên và Môi trường - Cục đo đạc và bản
đồ xây dựng 4) Số liệu tổng cục thống kê 5) Bản đồ quy hoạch phát triển không gian Thành phố Hải Phòng đến năm 2020 do Thành phố Hải Phòng công bố
4 Kết quả nghiên cứu
4.1 Xác định các chỉ số trong đánh giá tổn thương hệ sinh thái
Để đánh giá tính dễ bị tổn thương, nghiên cứu đã xác định các chỉ số chính S, E, AC và nhóm các chỉ số phụ tương ứng (Bảng 1)
Hình 3 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Trang 5Bảng 1 Các chỉ số trong đánh giá tổn thương HST
STT Chỉ số chính Chỉ số phụ Ý nghĩa
1
Chỉ số nhạy
cảm S
(Sensitivity)
Chỉ số tiếp cận giao thông
Chỉ số này thể hiện càng gần hệ thống giao thông, hệ sinh thái càng dễ nhạy cảm
2 Ảnh hưởng của các khu
dân cư
Chỉ số xác định: càng gần khu dân cư đô thị HST càng dễ nhạy cảm
3 Ảnh hưởng của các khu
công nghiệp
Thể hiện mức độ nhạy cảm của các hệ sinh thái đối với việc phát triển các khu công nghiệp (Càng gần các khu công nghiệp chỉ số nhạy cảm càng cao)
4 Mức độ phụ thuộc của
cộng đồng
Thể hiện mức độ phụ thuộc trong sinh kế đối với HST và tài nguyên (Chỉ số được xác định từ số lao động nông, lâm, ngư/tổng dân số)
5 Chỉ số phơi
nhiễm E
(Exposure)
Nước biển dâng đến
2050
Xác định mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đối với các HST
6 Biến đổi nhiệt độ đến
2050 Xác định mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các HST
7 Chỉ số khả
năng thích ứng
AC (Adaptive
capacity)
Độ dốc HST của những khu vực có độ dốc càng cao càng có khả năng thích ứng
8 Hình thái HST có cấu trúc dài và phân mảnh có khả năng thích ứng
kém hơn những vùng lõi tập chung
4.2 Chuẩn hóa chỉ số sử dụng công cụ GIS
Chỉ số nhạy cảm S: Chỉ số nhạy cảm thể
hiện mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái đối với
các tiêu chí đưa ra Những khu vực có chỉ số
của các tham số càng cao thể hiện tác động tiêu
cực đến hệ sinh thái càng lớn Chỉ số nhạy cảm được tính từ các biến bao gồm: Khoảng cách ảnh hưởng của giao thông, Khoảng cách ảnh hưởng của khu dân cư, Khoảng cách ảnh hưởng của khu công nghiệp, Mức độ phụ thuộc của cộng đồng (hình 4, 5)
Hình 4 Chỉ số ảnh hưởng của khu dân cư
Trang 6Hình 5 Chỉ số mức độ phụ thuộc của cộng đồng
Chỉ số phơi nhiễm E: Nghiên cứu đã đưa
hai chỉ số chính mực nước biển dâng, mức tăng
nhiệt độ so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2) vào để đánh giá
tính dễ bị tổn thương Chỉ số phơi nhiễm tính từ các biến: Mực nước biển dâng TB đến năm
2050, Mức tăng nhiệt độ TB đến năm 2050 (hình 6, 7)
Hình 6 Chỉ số mực nước biển dâng TB đến năm 2050
Trang 7Hình 7 Chỉ số mức tăng nhiệt độ TB đến năm 2050
Khả năng thích ứng AC: Khả năng thích
ứng của hệ sinh thái càng lớn thì càng ít bị dễ
tổn thương Nghiên cứu áp dụng chỉ số
Area-Weighted Mean Shape Index (AWMSI) để tính
chỉ số hình thái của các hệ sinh thái AWMSI
bằng trung bình “chỉ số hình dạng” của các HST có hình dạng tương ứng với mỗi chỉ số hình dạng Chỉ số AWMSI càng lớn thể hiện hình dạng của HST càng dài, càng dễ tổn thương (hình 8)
Hình 8 Chỉ số hình thái
Trang 8Hình 9 Chỉ số độ dốc
Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứu tính trọng
số cho các chỉ số phụ, xếp hạng trọng số theo ý
kiến của chuyên gia Kết quả tính trọng số được
xác định theo công thức của WWF (2013) [19]
i
n
i
i 1
X
W
X
(3)
Trong đó:
- W : Trọng số của các chỉ số phụ
- n : Các chỉ số
- Xi : Xếp hạng theo ý kiến chuyên gia
(i=1; 2…n)
Bảng 2 Đánh giá trọng số cho các chỉ số phụ của chỉ
số nhạy cảm S
STT Chỉ số Xếp hạng Trọng số
1 Chỉ số tiếp cận giao
thông 2 0,125
2 Ảnh hưởng của các khu
dân cư 5 0,3125
3 Ảnh hưởng của các khu
công nghiệp 4 0,25
4 Mức độ phụ thuộc của
cộng đồng 5 0,3125
Bảng 3 Đánh giá trọng số cho các chỉ số phụ của chỉ
số phơi nhiễm
STT Chỉ số Xếp hạng Trọng số
1 Nước biển dâng đến năm
2 Biến đổi nhiệt độ đến năm 2050 3 0,5 Bảng 4 Đánh giá trọng số cho các chỉ số phụ của chỉ
số khả năng thích ứng (AC)
STT Chỉ số Xếp hạng Trọng số
1 Độ dốc 4 0,44
2 Hình thái 5 0,56 Bảng 5 Đánh giá trọng số cho chỉ số tính dễ bị tổn
thương (V)
STT Chỉ số Xếp hạng Trọng số
1 Chỉ số nhạy cảm S (Sensitivity) 3 0,3
2 Chỉ số phơi nhiễm E (Exposure) 4 0,4
3 năng thích ứng AC (Adaptive capacity) 3 0,3
Trang 9Sau khi xác định được trọng số của các chỉ
số phụ, chỉ số chính được xác định theo công
thức (4) [18]
Chỉ số chính
n
n
(4)
Trong đó:
- Wi: là trọng số thứ i đã được tính toán của
các chỉ số phụ
- Ai: là giá trị của các chỉ số phụ thứ i đã
chuẩn hóa
- n: là tổng số các chỉ số phụ
Nghiên cứu thu được các bản đồ các chỉ số chính tổng hợp sau (Hình 10)
Bản đồ các biến (tiêu chí) dễ bị tổn thương
cho thấy:
- Theo bản đồ chỉ số nhạy cảm, giá trị chỉ số càng lớn thì mức độ nhạy cảm càng cao Ở phía Bắc khu vực nghiên cứu tập trung nhiều khu công nghiệp, các cảng biển lớn như Đình Vũ, Nam Triệu… ngoài ra, khu vực quận Đồ Sơn có khu công nghiệp Đồ Sơn, bãi tắm cũng gây tác động tiêu cực đến các hệ sinh thái lân cận nên chỉ số nhạy cảm rất cao Càng ra xa, mức độ nhạy cảm càng giảm
Chỉ số khả năng thích ứng AC tổng hợp
Chỉ số nhạy cảm S tổng hợp Chỉ số phơi nhiễm E tổng hợp
Hình 10 Các chỉ số AC, S, E tổng hợp
Trang 10
Hình 11 Bản đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái
ở đới bờ biển Thành phố Hải Phòng
- Theo bản đồ chỉ số độ phơi nhiễm, giá trị
chỉ số càng lớn thể hiện mức độ phơi càng cao
Chỉ số phơi nhiễm tổng hợp từ hai chỉ số phụ là
chỉ số mực nước biển dâng và mức tăng nhiệt
độ đến năm 2050 Với giả thiết nhiệt độ tăng
đồng đều trong cả khu vực nên độ phơi nhiễm
của các hệ sinh thái với yếu tố tăng nhiệt độ
được coi là như nhau, vì vậy mực nước biển
dâng là yếu tố quan trọng quyết định đến chỉ số
phơi nhiễm tổng hợp Lý do là mực nước biển
dâng làm mất dần diện tích cư trú của các hệ
sinh thái ven biển như: rừng ngập mặn, bãi triều
lầy, bãi cát biển
- Theo bản đồ khả năng thích ứng, giá trị
chỉ số càng nhỏ thì khả năng thích ứng càng
cao Các hệ sinh thái có hình dạng dài và mảnh
có khả năng thích ứng kém hơn các hệ sinh thái
có hình dạng khối Giá trị chỉ số khả năng thích
ứng đa phần cao ở khu vực đới bờ biển Thành
phố Hải Phòng
Nghiên cứu này đã ứng dụng hệ thông tin
địa lý (GIS) chồng xếp trung bình hóa các lớp
chỉ số tổng hợp để thu được bản đồ đánh giá
tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái ở đới
bờ biển Thành phố Hải Phòng (Hình 11)
5 Kết luận
Cho đến nay, việc đánh giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái còn gặp nhiều khó khăn do hai yếu tố nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC) trong nhiều trường hợp rất khó nhận diện một cách chính xác, có những chỉ số phụ có thể được sử dụng trong cả hai yếu tố Tuy nhiên, dù nhìn nhận ở khía cạnh nào thì kết quả của chỉ số tổn thương V không thay đổi (giá trị của S nghịch đảo với giá trị của AC) Nghiên cứu đã xác định được các biến chính và phụ đưa vào tính toán đánh giá tính dễ
bị tổn thương của các hệ sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu Thông qua việc chuẩn hóa và tích hợp có trọng số các biến bằng công
cụ GIS đã xác định được mức độ và không gian phân bố tổn thương của các hệ sinh thái đới bờ biển Thành phố Hải Phòng
Kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái ở đới bờ biển Thành phố Hải Phòng cho thấy: các hệ sinh thái rừng ngập mặn, đầm nuôi tôm có mức độ dễ bị tổn thương mức 4 (cao), đặc biệt là các hệ sinh thái gần khu công nghiệp, các khu dân cư thì mức độ tổn