1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH HÀ TĨNH

48 570 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH HÀ TĨNH (CHUYÊN ĐỀ SỐ 12) T Ỉ N H H À T Ĩ N H HÀ NỘI, THÁNG 12/2010 MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH SÁCH CÁC BẢNG iii DANH SÁCH CÁC HÌNH iv MỞ ĐẦU v CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 6 1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 6 1.1.1.Vị trí địa lý 6 1.1.1.Địa chất, địa hình 7 1.1.2.Đặc điểm khí hậu 8 1.1.3.Đặc điểm thủy văn 11 1.1.4.Đặc điểm thổ nhưỡng 12 1.2.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 12 1.2.1.Dân số và lao động 12 1.2.2.Kinh tế - xã hội 13 1.2.3.Điều kiện xã hội 19 CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐIÊU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 23 1.2.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI 23 2.1.ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VIỆT NAM 24 2.1.1.Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên nước 24 2.1.2.Tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực nông nghiệp 25 2.1.3.Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đa dạng sinh học rừng 25 2.1.4.Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đất 26 2.1.5.Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe 26 2.1.6.Tác động của biến đổi khí hậu tới vùng ven biển 26 2.1.7.Tác động của biến đổi khí hậu tới an ninh môi trường và an ninh quốc gia 27 2.1.8.Tác động của biến đổi khí hậu tới cơ sở hạ tầng 27 CHƯƠNG 3. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TỈNH HÀ TỈNH 28 3.1.KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO KHU VỰC THUỘC TỈNH HÀ TĨNH 28 3.1.1.Kịch bản biến đổi khí hậu 28 3.1.2.Kịch bản nước biển dâng 32 3.2.BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở HÀ TỈNH 32 3.2.1.Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Bộ 32 3.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Hà Tĩnh 34 i CHƯƠNG 4. TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH 36 4.1.TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP 36 4.1.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp 36 1.2.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến lâm nghiệp 37 1.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến ngư nghiệp 38 4.2.TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG – GIAO THÔNG VẬN TẢI 39 4.2.1.Tác động của biến đổi khí hậu đến công nghiệp 39 4.2.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến xây dựng 40 4.2.3.Tác động của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải 41 4.3.TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG DÂN SINH, CÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI, ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI 42 KẾT LUẬN 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 ii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình trên khu vực tỉnh Hà Tĩnh 8 Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí bình quân năm 9 Bảng 1.3. Lượng mưa tại các trạm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh 9 Bảng 1.4. Lượng mưa bình quân năm 9 Bảng 1.5. Độ ẩm không khí bình quân năm 10 Bảng 1.6. Lượng bốc hơi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 10 Bảng 1.7. Số giờ nắng bình quân các năm 10 Bảng 1.8. Cơ cấu các ngành kinh tế qua một số năm 14 Bảng 3.9. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) 28 Bảng 3.10. Mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kỳ 1980-1999 ở các vùng khí hậu của Việt Nam theo các kịch bản phát thải thấp (B1) 28 Bảng 3.11. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 29 Bảng 3.12. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc Trung Bộ theo các kịch bản phát thải trung bình (B2) 29 Bảng 3.13. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) 29 Bảng 3.14. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc Trung Bộ theo kịch bản phát thải cao (A2) 29 Bảng 3.15. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) 30 Bảng 3.16. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc Trung Bộ theo kịch bản phát thải thấp (B1) 30 Bảng 3.17. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 31 Bảng 3.18. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc Trung Bộ theo kịch bản phát thải trung bình (B2) 31 Bảng 3.19. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) 31 Bảng 3.20. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 khu vực Bắc Trung Bộ theo kịch bản phát thải cao (A2) 31 Bảng 3.21. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 32 Bảng 4.22. Thiệu hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995-2007) 36 iii DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 6 Hình 1.2. Tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn 13 Hình 4.3. Hạn hán làm cho đất đai không thể canh tác 37 Hình 4.4. Thiệt hại trong nông nghiệp do ngập lụt 37 Hình 4.5. Tàu bè bị tàn phá do bão gây ra trong lĩnh vực thủy sản 39 Hình 4.6. Ngập lụt khu dân cư do bão lũ gây ra 40 Hình 4.7. Sạt lỡ các công trình ven biển 41 Hình 4.8. Thiệt hại do thiên tai gây ra cho ngành giao thông 41 iv MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu với bản chất là làm cho các hiện tượng cực đoan có xu hướng gia tăng cả về cường độ lẫn cả về tần suất. Vì vậy trong các năm gần đây thiệt hại và tổn thất do thiên tai gây ra cho con người ngày càng lớn. Các dạng thiên tai gây ra thiệt hại lớn cho các ngành kinh tế, lĩnh vực xã hội như bão lũ, hạn hán, tố lốc, lũ quét, mưa đá… trong các năm gần đây có diễn biến và quy luật không giống như các năm trước đây vì vậy công tác phòng tránh và ứng phó càng trở nên rất khó khăn. Là một tỉnh miền Trung, nhưng nếu so với các tỉnh, địa phương khác thì Hà Tĩnh có điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, và chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu, một phần là do tỉnh có chiều rộng hẹp nhất cả nước nhưng chiều dài đường bờ biển của tỉnh dài tới 137km. Ngoài ra chưa kể đến hạn hán, bão lũ tại đây rất khắc nghiệt, và nằm trong khu vực có mực nước biển dâng cao nhất cả nước. Để xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp cho tỉnh Hà Tĩnh thì việc đánh giá tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay là một việc làm quan trọng và cần thiết. Nghiên cứu đánh giá tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tỉnh Hà Tĩnh được trình bày qua 4 chương: Chương 1: Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh Chương 2: Tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội Chương 3: Kịch bản biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến tỉnh Hà Tĩnh Chương 4: Tổn thương tài nguyên môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. v CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với diện tích tự nhiên 602649,96 ha, tọa độ địa lý: 17054’ – 18038’ vĩ độ Bắc, 105011’ – 106036’ kinh độ Đông. Ranh giới phía Bắc giáp với tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với tỉnh Boolikhamxay và KhămMuộn của Lào (với 170km biên giới Quốc gia) và phía Đông giáp với biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 137km. Hà Tĩnh có vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ với cả nước, mà còn với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc của Thái Lan. Trong tương lai, Hà Tĩnh có điều kiện trở thành cầu nối của hai miền Nam, Bắc và là nút giao thông quan trọng trên trục hành lang Đông, Tây của khu vực, với các tuyến giao thông huyết mạch đi qua: Quốc lộ 1A, đường sắt, đường Hồ Chí Minh, đường biển (trục giao thông Bắc, Nam); Quốc lộ 8 với cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo và Quốc lộ 12 với cửa khẩu Cha Lo Quảng Bình (trục hành lang Đông - Tây), nối với hệ thống cảng biển nước sâu Vũng Áng đã và đang đầu tư xây dựng. Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Tĩnh 6 Hà Tĩnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 262 phường xã, thị trấn, gồm 9 đơn vị huyện, 2 thị xã. Thị xã Hà Tĩnh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh nằm cách Hà Nội 341 km và cách thành phố Vinh 50 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A. Xét về vị trí địa lý, tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển hàng hoá, vì có lợi thế nằm tiếp giáp với các đô thị lớn và cửa khẩu Quốc tế quan trọng, có nhiều thế mạnh cả về giao thông đường thuỷ và đường bộ. 1.1.1. Địa chất, địa hình Lãnh thổ Hà Tĩnh chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình dốc nghiêng từ Tây sang Đông (độ dốc trung bình 1,2%, có nơi 1,8%) và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn, có nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Phía Tây là sườn Đông của dãy trường Sơn có độ cao trung bình 1500m, kế tiếp là đồi bát úp và một dãy đồng bằng hẹp, có độ cao trung bình 5m, thường bị núi cắt ngang và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Về tổng thể, địa hình Hà Tĩnh được chia thành 4 vùng sinh thái như sau: 1.1.1.1. Vùng núi cao Địa hình vùng núi cao thuộc phía Đông của dãy Trường Sơn bao gồm các xã phía Tây của các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh. Địa hình dốc bị chia cắt mạnh, hình thành các thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ. Các thung lũng này cũng là vùng sinh sống của cư dân các dân tộc. Sản xuất của dân cư trong vùng là hỗn hợp nông lâm nghiệp theo phương thức khai thác tận dụng tự nhiên do vậy năng suất cây trồng và năng suất lao động thấp. Mức thu nhập của dân thấp do chưa được đầu tư thích đáng, cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng cơ sở yếu kém. Vùng này có tiềm năng phát triển cây công nghiệp ngắn, dài ngày, cây ăn quả, nghề rừng và chăn nuôi gia súc. 1.1.1.2. Vùng trung du và bán sơn địa Đây là vùng chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng. Vùng này chạy dọc phía Tây Nam đường Hồ Chí Minh bao gồm các xã vùng thấp của huyện Hương Sơn, các xã thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc ven Trà Sơn, của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình tại đây có đặc điểm là các đồi trung bình và thấp xen lẫn với đất ruộng. Đất đai không bằng phẳng, hệ thực vật chủ yếu là cây lùm bụi, cây công nghiệp, rừng trồng và trảng cỏ. Sản xuất nông nghiệp chính là cây lúa nước, cây màu, 7 cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi gia súc, trồng cây lâm nghiệp. Trong vùng bước đầu đã có sự đầu tư trong sản xuất các loại cây như lạc, đỗ, chố, cây ăn quả. Các sản phẩm chăn nuôi như trâu, bò, lợn, dê, hươu. Đây là vùng có tiềm năng đất đai cho phép sản xuất nhiều sản phẩm nông sản hàng hóa tập trung có thể đầu tư xây dựng các trang trại thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh. 1.1.1.3. Vùng đồng bằng Vùng này chạy dọc giữa đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 1A theo chân núi Trà Sơn và vùng ven biển bao gồm các xã vùng giữa của huyện Đức Thọ, Can Lộc, thị xã Hồng Lĩnh, Thạch Hà, TP. Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Địa hình toàn vùng tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feranit hay trầm tích biển. Đây là vùng dân cư đông đúc, sản xuất chủ yếu là cây lúa nước, lạc, đậu, đỗ, khoai lang, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngoài ra còn có các nghề phụ như dệt chiếu, dệt vải, đan lát, làm mộc. 1.1.1.4. Vùng ven biển Nằm ở phía Đông đường QL1A chạy dọc theo bờ biển gồm các xã của huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh. Địa hình được tạo bởi những đụn cát, các vùng trũng được lấp đầy trầm tích đầm phá hay phù sa được hình thành do các dãy đụn cát chạy dài ngăn cách bãi biển. Ngoài ra trong vùng còn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển do kiến tạo của dãy Trường Sơn Bắc. Do nhiều cửa sông, lạch tạo nên nhiều bãi ngập mặn. Dân cư trong vùng có mật độ lớn sản xuất bằng nghề nông, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. Đây là vùng có tiềm năng phát triển nghề biển mạnh, sản xuất lúa vùng này cho năng suất thấp do thiếu nguồn nước ngọt, đất đai bị nhiễm mặn, chua nhiều, mùa mưa thường bị ngập lụt. Hướng chuyển đổi về cơ cấu canh tác có thể chuyển dần vùng đất lúa đang canh tác có sản lượng thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. 1.1.2. Đặc điểm khí hậu 1.1.2.1. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8 0 C. Nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất đạt 17 0 C. Các tháng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, nhiệt độ trung bình tháng đạt 28,7 ÷ 29,8 0 C vào tháng VII. Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình trên khu vực tỉnh Hà Tĩnh Đơn vị: 0 C Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 8 Hà Tĩnh 17.9 18. 8 20.9 24.7 27.9 30.0 29.8 28.9 27.1 24.7 21.8 18.7 Kỳ Anh 18.1 19. 0 21.6 24.8 28.0 30.1 30.1 29.0 27.1 24.8 22.0 18.9 Hương Khê 18.0 19. 1 21.5 25.2 27.4 29.5 29.5 28.2 26.5 24.1 21.4 18.4 Hương Sơn 17.7 18. 9 21.2 24.7 27.5 29.0 29.3 28.3 26.4 24.3 21.2 18.1 Nguồn:[Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh] Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí bình quân năm Đơn vị: 0 C Trạm Hương Khê 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Bình quân năm 24.6 24.9 25.4 25.0 26.2 25.6 Nguồn:[Cục Thống Kê tỉnh Hà Tĩnh - 2009] 1.1.2.2. Chế độ mưa Hà Tĩnh có lượng mưa năm khá phong phú, trung bình năm đạt từ 2.300 ÷ 3.000mm. Những vùng mưa lớn như Kỳ Lạc (Kỳ Anh) lượng mưa đạt 3.220mm. Những tâm mưa lớn thượng nguồn sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Rào Trổ, Hoành Sơn có năm lượng mưa năm đạt 4.586 mm năm 1978 ở Bàu Nước, 4.386mm tại Kỳ Anh năm 1990, 4.450 mm năm 1990 tại Kỳ Lạc. Mùa mưa bắt đầu từ thỏng VIII tới tháng XI. Tuy nhiên tháng V, VI có mưa Tiểu mãn gây ra lũ Tiểu mãn. Lượng mưa mùa mưa đạt 65 - 70% lượng mưa năm, còn lại là mùa khô. Bảng 1.3. Lượng mưa tại các trạm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh Đơn vị: mm Tháng Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Tĩnh 95.0 59.5 62.2 78.4 173.5 154.2 99.0 248.9 462.5 829.4 300.9 152.0 Kỳ Anh 103.1 69.9 60.9 88.2 160.6 123.0 89.6 247.6 496.1 817.6 412.8 203.9 Hương Khê 44.8 52.4 64.8 92.5 216.8 166.3 151.6 303.1 440.7 654.7 191.1 70.2 Hương Sơn 48.0 49.6 63.6 104.1 219.0 113.5 144.1 252.2 368.6 508.5 163.9 63.0 Nguồn:[Trung tâm khí tượng thủy văn Hà Tĩnh] Bảng 1.4. Lượng mưa bình quân năm 9 [...]... 225.980ha (57,76%) và diện tích đất có tầng dày >100cm có 42.203ha (10,79%) Đa số đất trên địa bàn Hà Tĩnh có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, nghèo mùn ( . nắng bình quân các năm Trạm Hương 2004 2005 2006 2007 2008 2009 10 Khê Bình quân năm 124 0 125 9 129 9 125 7 1085 120 6 Nguồn:[Cục Thống Kê tỉnh Hà Tĩnh - 2009] 1.1.2.6. Tốc độ gió Tốc độ gió trung. lớn nhất: 361.98 0ha (59,77% diện tích tự nhiên), nhóm phù sa có 94.93 4ha (15,68%), nhóm đất cát có 36.23 7ha (5,98%), nhóm đất phèn có 10.73 3ha (1,77%), nhóm đất mặn có 5.59 3ha (0,92%), nhóm đất glây. 391.22 3ha đất đồi núi, đất tầng mỏng <50cm có 123 .04 0ha chiếm 31,45% đất đồi núi diện tích đất có tầng dày 50-100cm có 225.98 0ha (57,76%) và diện tích đất có tầng dày >100cm có 42.20 3ha (10,79%). Đa

Ngày đăng: 28/05/2015, 10:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w