Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước vấn đề đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân đặc biệt quan trọng .Trong cơ chế thị trường việc tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với toàn thể quốc gia cũng như bất cứ cá nhân nào trong xã hội. Ông cha ta có câu “ An cư mới lạc nghiệp”, điều này càng nhấn mạnh thêm vai trò quan trọng của vấn đề nhà ở. Đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp thì nhà ở chính là động lực quan trọng, là mốc đánh giấu đầu tiên để họ có thể vươn lên nỗ lực thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn để đóng góp cho gia đình cũng như cho xã hội. Do đó công tác đầu tư và xây dựng nhà dành cho người thu nhập thấp phải đặc biệt được chú trọng nhất là đối vơi một nước đang phát triển như nước ta, khi số lượng người có thu nhập thấp đang chiếm một bộ phần rất lớn dân số của cả nước. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chính là người trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư và xây dựng những công trình nhà ở dành cho người thu nhập thấp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội chính là một trong những doanh nghiệp như vậy. Đối diện với thực trạng quản lý kinh tế cùng với nhận thức của cá nhân về công tác quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng, sau thời gian thực tập tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, em đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “ Quản lý các hoạt công tác đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà dành cho người thu nhập thấp ở Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội”. Nội dung chuyên đề của em được trình bày theo các phần chính như sau: - Chương I: Lý luận chung - Chương II: Thực trạng về hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người có thu nhập thấp tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội trong những năm gần đây. - Chương III: Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp. Với những kiến thức đã học được ở trường và những hiểu biết ít ỏi của bản thân, chuyên đề của em chắc chắn còn có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của Cô giáo hướng dẫn Lê Thị Anh Vân và các thầy cô trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn!
Mục lục Lời mở đầu 3 Chương I: Lý luận chung .5 I. Những quy định chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .5 1. Khái niệm quản lý dự án .5 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình 7 3 Các hình thức quản lý dự án 9 II. Mô hình tổ chức và các nhà quản lý dự án .10 1. Các mô hình tổ chức dự án: 10 2. Các nhà quản lý dự án .12 III. Nội dung cuả quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp .12 1. Khái niệm nhà ở cho người có thu nhập thấp .12 2. Sự cần thiết phải đầu tư và xây dựng các dự án về nhà cho người có thu nhập thấp 13 3. Hình thức tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp 15 Chương II: Thực trạng về hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Tổng công ty đầu tư và xây dựng nhà Hà Nội trong thời gian gần đây 16 I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đầu tư và xây dựng nhà Hà Nội 16 1. Chức năng nhiệm vụ của Tổng công ty .16 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 18 ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 3. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng quản trị Tổng công ty .19 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc 21 5. Mục tiêu và hoạt động kinh doanh của Handico .22 6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Handico trong những năm gần đây và xu hướng trong những năm tới 25 II. Tình trạng thiếu hụt quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp ở nước ta hiện nay 35 1. Giá nhà ngoài tầm với của người có TNT .35 2. Đầu tư không hấp dẫn 39 3. Huy động vốn vẫn là bài toán khó 40 III. Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà ở Hà nội với các dự án đầu tư và xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp .43 1. Tổng công ty đầu và Xây dựng nhà Hà Nội với dự án xây dựng thí điểm nhà dành cho người thu nhập thấp .43 2. Tình hình thực hiện các dự án xây dựng nhà bán trả dần tại các quỹ đất 20% .60 3. Nhận xét chung về công tác quản lý các dự án đầu tư và xây dựng nhà cho người thu nhập thấp tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà nội .66 Chương III: Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp 71 I. Phương hướng về hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp trong những năm sắp tới .71 II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp 81 1. Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp 81 ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 2. Những kiến nghị về phía tổng công ty: 87 Kết luận 90 Tài liệu tham khảo 91 Lời mở đầu Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước vấn đề đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân đặc biệt quan trọng .Trong cơ chế thị trường việc tồn tại và phát triển là vấn đề sống còn đối với toàn thể quốc gia cũng như bất cứ cá nhân nào trong xã hội. Ông cha ta có câu “ An cư mới lạc nghiệp”, điều này càng nhấn mạnh thêm vai trò quan trọng của vấn đề nhà ở. Đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp thì nhà ở chính là động lực quan trọng, là mốc đánh giấu đầu tiên để họ có thể vươn lên nỗ lực thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn để đóng góp cho gia đình cũng như cho xã hội. Do đó công tác đầu tư và xây dựng nhà dành cho người thu nhập thấp phải đặc biệt được chú trọng nhất là đối vơi một nước đang phát triển như nước ta, khi số lượng người có thu nhập thấp đang chiếm một bộ phần rất lớn dân số của cả nước. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chính là người trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư và xây dựng những công trình nhà ở dành cho người thu nhập thấp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội chính là một trong những doanh nghiệp như vậy. ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 Đối diện với thực trạng quản lý kinh tế cùng với nhận thức của cá nhân về công tác quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng, sau thời gian thực tập tại Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, em đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “ Quản lý các hoạt công tác đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà dành cho người thu nhập thấp ở Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội”. Nội dung chuyên đề của em được trình bày theo các phần chính như sau: - Chương I: Lý luận chung - Chương II: Thực trạng về hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người có thu nhập thấp tại Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội trong những năm gần đây. - Chương III: Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp. Với những kiến thức đã học được ở trường và những hiểu biết ít ỏi của bản thân, chuyên đề của em chắc chắn còn có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của Cô giáo hướng dẫn Lê Thị Anh Vân và các thầy cô trong khoa. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Trần Thị Như Hằng Lớp: QLKT 44B ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 Chương I: Lý luận chung I. Những quy định chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1. Khái niệm quản lý dự án Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch ,điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dựa án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý chế độ thời gian, chi phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. • Lập kế hoạch. Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hoạt động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc các phương pháp lập kế hoạch truyền thống. • Điều phối thực hiện dự án. Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp. • Giám sát là quá trình theo dõi, kiểm tra tiến trình dự án , phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án. Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến phối hợp thực hiện và giám sát sau đó phản hồi cho việc lập kế hoạch dự án theo chu trình trình bày trong mô hình sau: ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 Chu trình quản lý dự án 2. Phân loại dự án và quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng công trình. 2.1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi chung là dự án ) được phân loại như sau: a) Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng do quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C. b) Theo nguồn vốn đầu tư: Dự án sử dụng ngân sách nhà nước; ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lập kế hoạch Thiết lập mục tiêu Dự tính nguồn lực Xây dựng kế hoạch Giám sát Đo lường kết quả So sánh với mục tiêu Báo cáo Giải quyết các vấn đề Điều phối thực hiện Bố trí tiến độ thời gian Phân bố nguồn lực Phối hợp các hoạt động Khuyến khích, động viên 7 Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triểncủa doanh nghiệp nhà nước; Dụ án sử dụng vốn khác bao gồm vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 2.2 Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan. 2.3 Ngoài ra tuỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, lập thiết kế, lập tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, bốn năm đối với dự án nhóm B. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định theo phân cấp phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; b) Đối với doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước chỉ quản lý về chủ trương quy mô đầu tư. Doanh ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của nhà nước; c) Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và quản lí dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỉ lệ phần trăm lớn nhất trong tổng vốn đầu tư. 2.4 Đối với dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kì đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo đầu tư thì mỗi dự án thành phần được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. 3 Các hình thức quản lý dự án - Căn cứ điều kiện, năng lực của tổ chức,cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hành thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây: Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực; Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án. - Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao. - Tổ chức, cá nhân quản lý dự án phải có đủ điều kiện, năng lực theo quy định. ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 II. Mô hình tổ chức và các nhà quản lý dự án 1. Các mô hình tổ chức dự án: Có nhiều mô hình tổ chức quản lý dự án. Tuỳ thuộc vào mục đích mà phân loại các mô hình tổ chức dự án cho phù hợp. Căn cứ vào điều kiện năng lực của cá nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu của dự án có thể chia hình thức tổ chức quản lý dự án thành 2 nhóm chính là hình thức thuê tư vấn quản lý dự án và hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. dưới đây là các loại mô hình tổ chức quản lý dự án chủ yếu: Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Đây là hình thức dành cho các dự án có quy mô nhỏ và vừa, và chủ đầu tư phải có trình độ chuyên môn và hiểu biết sâu sắc về quản lý dự án. Đây là hình thức mà Ban quản ý do chủ đầu tư trực tiếp thành lập và ban quản lý dự án thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ quyền của chủ đầu tư. Trường hợp này ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quyền và nghĩa vụ được giao. Mô hình Chủ nhiệm điều hành dự án: Là mô hình mà chủ đầu tư không trực tiếp tham gia điều hành dự án mà la giao cho một dơn vị chuyên nghành, hoặc thuê một tổ chức khác có đủ năng lực để thực hiện quản lý dự án thay cho chủ đầu tư. Mô hình chìa khoá trao tay: là hình thức tổ chức , trong đó Ban quản lý dự án không chỉ đại diện toàn quyền của Chủ đầu tư- chủ dự àn mà còn là “ chủ” của dự án. Hình thức này cho phép tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà tổng thầu để thực hiện toàn bộ dự án Mô hình tổ chức quản lý theo chức năng: Tuỳ vào thuộc tính của dự ná, dự án sẽ được một phòng chức năng nào đó đảm nhận. Các thành viên tham gia việc quản lý dự án được tập trung từ các phòng xchức ======================================================= Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 [...]... xuất kinh doanh khác: Tư vấn về đầu tư và xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài Tư vấn và dịch vụ cho các chủ đầu tư về công tác giải phóng mặt bằng; Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chuyên nghành xây dựng; Vận tải hàng hoá đường bộ; Kinh doanh nhà, khách sạn, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí; Xuất khẩu lao động; Kinh doanh điện cho. .. nhà ở, chưa có nhà hoặc phải ở nhà chật chội( diện tích . III: Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện Công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp. .71 I. Phương. Phương hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà cho người thu nhập thấp. Với những kiến thức đã học được ở trường và những