1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

33 163 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 136,5 KB

Nội dung

Việt Nam đang từng bước đi sâu vào tiến trình hội nhập vào guồng máy phát triển của thế giới và cụ thể chúng ta đã làm được những gì và những gì cần xem xét, những gì đang và sẽ phát sinh trong quá trình phát triển này? Đây là vấn đề tưởng như là muôn thủa với bất kì quốc gia nào trên thế giới, cả những nước phát triển cao, những nước đang phát triển và nhất là với một nước như Việt Nam thì những vấn đề này càng trở nên nóng bỏng từng ngày. Thực tế những năm qua đã cho thấy tình hình phát triển kinh tế của nước ta đang thay đổi rõ nét và một nền kinh tế gần gũi nhiều biến động mà chúng ta rất dễ nhận thấy là nền kinh tế tư nhân và với Việt Nam, việc phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đang diễn ra như thế nào? Kinh tế tư nhân – một thành phàn kinh tế gần gũi, nhạy bén với thời cuộc song cũng biến đổi không ngừng, và cũng gặp phải không ít những vấn đề phát sinh. Khi nền kinh tế Việt Nam đi theo con đường phát triển Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì Kinh tế tư nhân ngày càng tự khẳng định được chỗ đứng quan trọng của mình.

LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang từng bước đi sâu vào tiến trình hội nhập vào guồng máy phát triển của thế giới và cụ thể chúng ta đã làm được những gì và những gì cần xem xét, những gì đang và sẽ phát sinh trong quá trình phát triển này? Đây là vấn đề tưởng như là muôn thủa với bất kì quốc gia nào trên thế giới, cả những nước phát triển cao, những nước đang phát triển và nhất là với một nước như Việt Nam thì những vấn đề này càng trở nên nóng bỏng từng ngày. Thực tế những năm qua đã cho thấy tình hình phát triển kinh tế của nước ta đang thay đổi rõ nét và một nền kinh tế gần gũi nhiều biến động mà chúng ta rất dễ nhận thấy là nền kinh tế tư nhân và với Việt Nam, việc phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đang diễn ra như thế nào? Kinh tế tư nhân – một thành phàn kinh tế gần gũi, nhạy bén với thời cuộc song cũng biến đổi không ngừng, và cũng gặp phải không ít những vấn đề phát sinh. Khi nền kinh tế Việt Nam đi theo con đường phát triển Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì Kinh tế tư nhân ngày càng tự khẳng định được chỗ đứng quan trọng của mình. Cao Ph¬ng Th¶o 1 1 NỘI DUNG Hội nghị BCH trung ương Đảng khoá IX nêu rõ “Kinh tế tư nhân kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước” Hội nghị cũng đã chỉ ra những đóng góp to lớn, những mặt yếu kém cơ bản cùng những nguyên nhân chính dẫn tới những mặt yếu kém đó. Tuy nhiên thực tế cho thấy, cho đến nay Kinh tế tư nhân vẫn phát triển theo quán tính cũ với nhiều hạn chế, mặc dù những thành tựu đạt được ngày càng lớn song hạn chế thì vẫn chưa được khắc phục. Trong bài viết này nhằm hi vọng phân tích những biểu hiện cụ thể của những thành tựu, yếu kém cùng nguyên nhân cơ bản của tình hình và định hướng, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trượng định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cũng là nhằm góp phần đuă nghị quyết và chính sách. 1. Phạm vi của Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay : Sau 20 năm đổi mới, Kinh tế tư nhân từ chỗ từng bị chủ trương cải tạo và xoá bỏ giờ đây đã dần được khôi phục và có nhiều thành công đáng kể, đồng thời đang trên đà phát triển nhanh chóng : Chỉ tính riêng từ năm 1995 đến năm 2002 số lượng doanh nghiệp không thuộc thành phần kinh tế nhà nước tăng gần 3 lần (từ 17.143 doanh nghiệp lên 49.492 doanh nghiệp) đặc biệt số lượng doanh Cao Ph¬ng Th¶o 2 2 nghiệp tư nhân tăng nhanh từ khi ban hành Luật doanh nghiệp ; số lượng cơ sở Sản xuất – Kinh doanh cá thể tăng mạnh từ khi có Nghị định của Chính phủ về phát triển trang trại. Cụ thể, để có cái nhìn tổng thể về vị thế của khu vực kinh tế tư nhân qua bảng sau: Loại hình cs kinh doanh Số cơ sở Số lao động Bình quân LĐ / 1 cơ sở 1. Doanh nghiệp 1.1. DN có vốn trong nước - Doanh nghiệp nhà nước - Doanh nghiệp tập thể - Doanh nghiệp tư nhân - Công ty hợp doanh - Công ty TNHH - Công ty cổ phần 1.2. DN có vốn đầu tư nước ngoài 2. CS Sản xuất - Kinh doanh cá thể 56.737 54.723 5231 3858 24.903 14 18.733 1989 2014 2.625.744 3.840.142 3.244.126 1.846.209 140.770 304.785 397 722.187 229.778 596.575 7.379.152 67,2 59,3 352,9 36,5 12,2 28,4 38,6 115,5 295,9 1,7 Về cơ cấu ngành, số doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là Doanh nghiệp tư nhân có vấn đầu tư trong nước tập trung cao vào lĩnh vực dịch vụ (kể cả thương mại). Theo vùng hành chính, số doanh nghiệp tập trung ở vùng Đông Nam Bộ (>1/3 số doanh nghiệp nói chung) kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (32%) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (71,5%) trong đó vùng Đồng Bằng sông Cửu Long đứng đầu về số doanh nghiệp tư nhân. Cao Ph¬ng Th¶o 3 3 Nhờ tăng thêm số lượng cơ sở kinh doanh, khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp tích cực vào việc tăng sản phẩm xã hội. Chỉ riêng trong lĩnh vực Công nhiệp, giá trị sản xuất của khu vực không thuộc thành phần kinh tế nhà nưcứoc đã có tốc độ tăng đều khoảng 20% và thúc đẩy các khu vực khác tăng nhanh tư khi có Luật doanh nghiệp. Những thành tựu cơ bản trên do tính ưu việt của chính khu vực KTTN mà qua đấy cho thấy chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy được KTTN – với quy mô mỗi cơ sở sản xuất không lớn và hướng kinh doanh đa dạng cùng sự nhạy bén nhu cầu của xã hội, có khả năng đi vào từng “ngõ - ngách” của cuộc sống. Việt Nam đang trong quá trình phát triển manh mẽ với những biến đổi không ngừng, bây giờ vẫn đang trong tiến trình khai sáng, tìm tòi và định hướng những con đường phát triển sao cho đúng đắn và hiệu quả nhất. Như chúng ta đều biết, lịch sử Việt Nam được nhắc đến với bao trang sử vẻ vang hào hùng, với những bài hoc đáng được lưu giữ trong sử sách, thế nhưng bên cạnh đó còn có bao khó khăn, tàn dư và hậu quả của quá khứ do chiến tranh mang lại. Chính vì thế việc định hướng cho sự phát triển của hiện tại là hết sức cần thiết. Với trong quá trình phát triển này, điều gì là tất yếu khách quan? điều gì là nhân tố chủ quan? Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần chính là một tất yếu khách quan trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Với 6 thành phần kinh tế, trong đó khu vực KTTN đã bao gồm 2 thành phần là Kinh tế cá thể tiểu chủ và Kinh tế tư bản tư nhân đã phần nào cho thấy sự quan trọng, đa dạng và cần thiết của việc phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cao Ph¬ng Th¶o 4 4 2. Vai trò của Kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay : 2.1 Thoả mãn nhu cầu đa dạng của thị trường : Một vai trò rất quan trọng và cũng dễ nhận thấy nhất chính là sư nhạy bén với xu hướng mới của KTTN năng động, linh hoạt trong việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, nhằm thoả mãn nhu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Vai trò này của KTTN cũng một phần là do chính đặc điểm của KTTN mang lại. Đó là : 2.1.1 Kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân, một trong những động lực thúc đẩy Xã hội phát triển : Sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay đã cho thấy lợi ích của mỗi cá nhân là động lực trước hết và chủ yếu thúc đẩy Xã hội phát triển. Nền kinh tế thị trường tồn tại mấy trăm năm vẫn chủ yếu dựa trên lợi ích cá nhân, tôn trọng lợi ích cá nhân. Vấn đề là nhà nước với tư cách là tổ chức quản lý xã hội cần định hướng, dẫn dắt lợi ích cá nhân hoà với lợi ích xã hội. Thực tế cho thấy nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã quá đề cao lợi ích nhà nước mà coi nhẹ lợi ích cá nhân do đó làm thui chột động lực phát triển Kinh tế xã hội. Trong khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường, với việc coi trọng lợi ích cá nhân đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 2.1.2 Kinh tế tư nhân với mô hình sản xuất hàng hoá : Cao Ph¬ng Th¶o 5 5 Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp là sản phẩm của nền Xã hội hoá, nó được phát triển cùng với sự xác lập của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa và gắn liền với nền đại công nghiệp. Trước đó đơn vị cơ bản của nền kinh tế xã hội là gia đình dựa trên cơ sở huyết thống trên công trường thủ công, với hình thức sản xuất – doanh nghiệp, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất tăng lên nhiều, trình độ xã hội hóa cũng được phát triển nhanh chóng. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa. Với mục tiêu cao nhât là lợi nhuận nên KTTN sẵn sàng thay đổi phương thức kinh doanh mới nhằm tạo ra giá trị thặng dư cao nhất. Cơ chế hoạt động tất yếu của nó là không ngừng chỉ ra giá trị thặng dư thành tích lũy thêm của sự phát triển kinh tế và đây cũng chính là mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và dự đoán rằng mô hình tổ chức doanh nghiệp đã, đang và sẽ còn tiếp tục là một mô hình tổ chức kinh tế có hiệu quả, phù hợp kinh tế thị trượng hiện đại. 2.1.3 Kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường : Kinh tế thị trường là phương tiện để đạt đến một nền sản xuất lớn, hiện đại (sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu chính là một minh chứng thuyết phục cho điều đó). Và kinh tế thị trường cũng khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tư nhân và KTTN. KTTN là sản phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường và tự nó lớn lên trong cơ chế thị trường ở Việt Nam, muốn phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thig phải phát triển kinh tế tư nhân nói chung và mô hình tổ chức doanh nghiệp nói riêng. 2.2 Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động : Cao Ph¬ng Th¶o 6 6 Do tính chất của KTTN thường hoạt động với quy mô tương đối nhỏ nhẹ, ngành nghề đa dạng đòi hỏi sự khéo léo và thủ công chính vì vậy nhu cầu về lao động là rất cao. Khu vực KTTN đã thu hút 95% lao động xã hội. Tuy nhiên lực lượng lao động này chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp thuộc các hộ kinh doanh cá thể với lao động thủ công, lao động đạt tỉ lệ thấp. Mối quan hệ trực tiếp giữa chủ doanh nghiệp với công nhân đã không còn là mối quan hệ đối kháng mà đã mang tính chất hợp tắc với mục tiêu nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sản suất - kinh doanh cần chú ý phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề và điều kiện vật chất tinh thần của công nhân. Bên cạnh đó còn hình thành mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với các hộ nông dân cung cấp nông sản, nguyên vật liệu. Bên cạnh đó trong điều kiện Cách mạng khao học công nghệ phát triển, việc tăng cường đội ngũ trí thức trong các doanh nghiệp cũng được quan tâm đặc biệt, có như vậy mới nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.3 Kinh tế tư nhân ở nước ta ngay từ khi mới ra đời đã mang nhiều yếu tố tích cực : KTTN đặc biệt là các doanh nghiệp, đại diện cho 1 lực lượng sản xuất mới, góp phần quan trọng vào giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết những vấn đề xã hội gay gắt (lao động, việc làm, xóa đói, giảm nghèo …) Cao Ph¬ng Th¶o 7 7 Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thông qua các hoạt động của mình cũng góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, gắn vơi các giai tầng xã hội và mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Sự phát triển của KTTN góp phần tăng tính cộng đồng dân tộc, yếu tố dân tộc, hình ảnh của dân tộc trong cộng đồng quốc tế là một minh chứng nhằm tăng cường hình ảnh Việt Nam, yếu tố Việt Nam trong tiến trình hội nhâoj kinh tế quốc tế. 3. Thực trạng phát triển của Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay : 3.1 Sự phát triển về số lượng của khu vực kinh tế tư nhân : - Về hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ : Hộ kinh doanh cá thể có số lượng lớn và tăng nhanh. Tính đến cuối năm 2003, cả nước có 2,7 triệu hộ kinh doanh cá thể công thương nghiệp, 130.000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất hàng hóa. So với năm 2000 thì số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm 51,89%; số hộ sản xuất công nghiệp chiếm 30,21%; giao thông vận tải chiếm 11,63%; xây dựng chiếm 0,81%; các hoạt động khác chiếm 5,64%. - Về doanh nghiệp thuộc khu KTTN: Năm 1991, cả nước chỉ có 414 doanh nghiệp thì đến 1992 có 5189 doanh nghiệp, năm 1995 có 15.276 doanh nghiệp , năm 1999 là 287.000 doanh nghiệp. Trong giai đaonj 1991 – 1999, bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự tăng vượt bậc của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN. Sau gần 4 năm Cao Ph¬ng Th¶o 8 8 thực thi luật doanh nghiệp, đến cuối năm 2003 đã có gần 73.000 doanh nghiệp mới đăng kí, đưa tổng số doanh nghiệp đăng kí lên gần 120.000 doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thì loại hình doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 70%, tiếp đến là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Cho đến nay, chưa có số liệu chính xác về số doanh nghiệp không còn hoạt động. Tuy nhiên, theo số liệu của Sở Kế hoạch và đầu tư, một số tỉnh , thành phố, thì tỷ lệ số doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trên địa bàn không có liên hệ với cơ quan thuế là không đáng kể. Ở thành phố Hồ Chí Minh, đến tháng 7 năm 2002 có xấp xỉ 900 trong tổng số 27.000 doanh nghiệp, chiếm khoảng 3%. Trong khi đó, ở thành phố Hà Nội tỉ lệ này khoảng 3,3%. Theo số liệu của tổ công tác thi hành luật doanh nghiệp, trên phạm vi cả nước, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm khoảng 80 – 85% số doanh nghiệp đăng kí. Như vậy, số doanh nghiệp giải thể không hoạt động ở nước ta thấp hơn nhiều nước khác (Mỹ có 10% số doanh nghiệp giải thể trong năm đầu hoạt động, tỷ lệ này ở các nước DECO là 20 – 40%). 3.2 Về quy mô vốn, lao động và lĩnh vực, địa bàn kinh doanh : Cho đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư xã hội, vốn đầu tư các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 28,8% năm 2002. Mức vốn đăng kí trung bình/doanh nghiệp cũng có xu hướng tăng lên. Theo báo cáo tổng kết 4 năm thi hành luật doanh nghiệp, thời kì 1991 – 1999 vốn đăng kí trung bình/doanh nghiệp là đần 0,57 tỷ Đồng. Năm 2000 là 0,96 tỷ Cao Ph¬ng Th¶o 9 9 Đồng. Năm 2002 là 2,8 tỷ Đồng. 3 tháng đầu năm 2003 là 2,6 tỷ Đồng. Tính chung mức vốn đăng kí trung bình của doanh nghiệp là khoảng 1,25 tỷ Đồng. Khu vực KTTN chủ yếu là các doanh nghiệp đã mở rộng các hoạt động kinh doanh trong hầu hết các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. KTTN không còn chỉ hoạt động nông nghiệp, thương mại mà đã mở rộng hoạt động trong các ngành Công nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, tư vấn … 4. Đánh giá : 4.1 Kết quả đạt được : KTTN đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển Kinh tế – Xã hội ở nước ta. - Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực KTTN là tạo công an việ làm. Trong điều kiện ở nước ta, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề Kinh tế – Xã hội cấp bách. Hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đang trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; Khu vực hành chính nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó khu vực KTTN chính là nơi thu hút tạo việc làm mới cho xã hội. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể (phi nông nghiệp) đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động xã hội với khoảng hơn 6 triệu người. Trong 3 năm 2000 – 2002 các doanh nghiệp dân doanh và hộ cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 1,5 triệu chỗ làm việc mới. Cao Ph¬ng Th¶o 10 10

Ngày đăng: 25/07/2013, 14:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w