1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

KIẾN THỨC TỔNG HỢP VỀ PHONG TRÀO THƠ MỚI

99 759 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 684 KB

Nội dung

PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932 – 1945) Kết quả cần đạt Giúp học sinh: Nắm được những nét chính về quá trình phát triển, đặc điểm cơ bản và những đóng góp chủ yếu của Phong trào thơ mới Vận dụng các kiến thức đã học để luyện tập ( trắc nghiệm và tự luận). Có thái độ yêu mến, trân trọng các giá trị tốt đẹp của Phong trào thơ mới. Trong những năm đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ trước xuất hiện một dòng thơ ca thuộc khuynh hướng lãng mạn. Đó là Thơ mới (hay còn gọi là Thơ mới lãng mạn). Thơ mới là một cuộc cách mạng thơ ca trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc ở thế kỷ 20. Sự xuất hiện của Thơ mới gắn liền với sự ra đời của Phong trào thơ mới 19321945. Phong trào thơ mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca” 1, mở đầu cho sự phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. I Hoàn cảnh lịch sử xã hội. Một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của lịch sử xã hội. Bởi nó là tiếng nói, là nhu cầu thẩm mỹ của một giai cấp, tầng lớp người trong xã hội. Thơ mới là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sự xuất hiện của hai giai cấp này với những tư tưởng tình cảm mới, những thị hiếu thẩm mỹ mới cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Phong trào thơ mới 19321945. Giai cấp tư sản đã tỏ ra hèn yếu ngay từ khi ra đời. Vừa mới hình thành, các nhà tư sản dân tộc bị bọn đế quốc chèn ép nên sớm bị phá sản và phân hóa, một bộ phận đi theo chủ nghĩa cải lương. So với giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản giàu tinh thần dân tộc và yêu nước hơn. Tuy không tham gia chống Pháp và không đi theo con đường cách mạng nhưng họ sáng tác văn chương cũng là cách để giữ vững nhân cách của mình. Cùng với sự ra đời của hai giai cấp trên là sự xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học. Đây là nhân vật trung tâm trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Thông qua tầng lớp này mà sự ảnh hưởng của các luồng tư tưởng văn hoá, văn học phương Tây càng thấm sâu vào ý thức của người sáng tác. II Các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới . Thơ mới được thai nghén từ trước 1932 và thi sĩ Tản Đà chính là người dạo bản nhạc đầu tiên trong bản hòa tấu của Phong trào thơ mới. Tản Đà chính là “gạch nối” của hai thời đại thơ ca Việt Nam, được Hoài Thanh Hoài Chân xếp đầu tiên trong số 46 tên tuổi lớn của Phong trào thơ mới. Và đến ngày 1031932 khi Phan Khôi cho đăng bài thơ “Tình già” trên Phụ nữ tân văn số 22 cùng với bài tự giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ” thì phát súng lệnh của Phong trào thơ mới chính thức bắt đầu. Có thể phân chia các thời kỳ phát triển của Phong trào thơ mới thành ba giai đọan2: 1 Giai đoạn 19321935: Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh giữa Thơ mới và “Thơ cũ”. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối, bỏ điển tích, sáo ngữ …Trong bài “Một cuộc cải cách về thơ ca” Lưu Trọng Lư kêu gọi các nhà thơ mau chóng “đem những ý tưởng mới, những tình cảm mới thay vào những ý tưởng cũ, những tình cảm cũ”. Cuộc đấu tranh này diễn ra khá gay gắt bởi phía đại diện cho “Thơ cũ” cũng tỏ ra không thua kém. Các nhà thơ Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Duy Từ, Nguyễn Văn Hanh phản đối chống lại Thơ mới một cách quyết liệt. Cho đến cuối năm 1935, cuộc đấu tranh này tạm lắng và sự thắng thế nghiêng về phía Thơ mới. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên … 2 Giai đoạn 19361939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ 1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê 1936, Đau thương 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn 1937), Bích Khuê (Tinh huyết 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừa mới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn”3 . Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này. Vào cuối giai đoạn xuất hiện sự phân hóa và hình thành một số khuynh hướng sáng tác khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này được giải thích bằng sự khẳng định của cái Tôi. Cái Tôi mang màu sắc cá nhân đậm nét đã mang đến những phong cách nghệ thuật khác nhau cả về thi pháp lẫn tư duy nghệ thuật. Và khi cái Tôi rút đến sợi tơ cuối cùng thì cũng là lúc các nhà thơ mới đã chọn cho mình một cách thoát ly riêng. 3 Giai đoạn 19401945: Từ năm 1940 trở đi xuất hiện nhiều khuynh hướng, tiêu biểu là nhóm Dạ Đài gồm Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Đinh Hùng …; nhóm Xuân Thu Nhã Tập có Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ Cung …; nhóm Trường thơ Loạn có Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê,… Có thể nói các khuynh hướng thoát ly ở giai đọan này đã chi phối sâu sắc cảm hứng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật trong sáng tác của các nhà thơ mới. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độc lập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới. Bên cạnh đó, một bộ phận các nhà thơ mới mất phương hướng, rơi vào bế tắc, không lối thoát. III Những mặt tích cực, tiến bộ của Phong trào thơ mới Đánh giá Phong trào thơ mới, nhà thơ Xuân Diệu nhận địnhh “Thơ mới là một hiện tượng văn học đã có những đóng góp vào văn mạch của dân tộc”… “ Trong phần tốt của nó, Thơ mới có một lòng yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc”. Nhà thơ Huy Cận cũng cho rằng “Dòng chủ lưu của Thơ mới vẫn là nhân bản chủ nghĩa”… “Các nhà thơ mới đều giàu lòng yêu nước, yêu quê hương đất nước Việt Nam. Đất nước và con người được tái hiện trong Thơ mới một cách đậm đà đằm thắm”4. 1 Tinh thần dân tộc sâu sắc Thơ mới luôn ấp ủ một tinh thần dân tộc, một lòng khao khát tự do. Ở thời kỳ đầu, tinh thần dân tộc ấy là tiếng vọng lại xa xôi của phong trào cách mạng từ 19251931 (mà chủ yếu là phong trào Duy Tân của Phan Bội Châu và cuộc khởi nghĩa Yên Bái). Nhà thơ Thế Lữ luôn mơ ước được “tung hoành hống hách những ngày xưa” (Nhớ rừng); Huy Thông thì khát khao: “Muốn uống vào trong buồng phổi vô cùng Tất cả ánh sáng dưới gầm trời lồng lộng”. Tinh thần dân tộc của các nhà thơ mới gửi gắm vào lòng yêu tiếng Việt. Nghe tiếng ru của mẹ, nhà thơ Huy Cận cảm nhận được “hồn thiêng đất nước” trong từng câu ca: “Nằm trong tiếng nói yêu thương Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời”. Có thể nói, các nhà thơ mới đã có nhiều đóng góp, làm cho tiếng Việt không ngày càng trong sáng và giàu có hơn. Ở giai đoạn cuối, tinh thần dân tộc chỉ còn phảng phất với nỗi buồn đau của ngưòi nghệ sĩ không được tự do (Độc hành ca, Chiều mưa xứ Bắc của Trần Huyền Trân, Tống biệt hành, Can trường hành của Thâm Tâm) … 2 Tâm sự yêu nước thiết tha Có thể nói, tinh thần dân tộc là một động lực tinh thần để giúp các nhà thơ mới ấp ủ lòng yêu nước. Quê hương đất nước thân thương đã trở thành cảm hứng trong nhiều bài thơ. Đó là hình ảnh Chùa Hương trong thơ Nguyễn Nhược Pháp (Em đi Chùa Hương); hình ảnh làng sơn cước vùng Hương Sơn Hà Tĩnh trong thơ Huy Cận (Đẹp xưa); hình ảnh làng chài nơi cửa biển quê hương trong thơ Tế Hanh (Quê hương) v.v… Các thi sĩ đã mang đến cho thơ cái hương vị đậm đà của làng quê, cái không khí mộc mạc quen thuộc của ca dao: Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, … Hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông, mái đình, gốc đa, bến nước, giậu mồng tơi, cổng làng nắng mai, mái nhà tranh đã gợi lên sắc màu quê hương bình dị, đáng yêu trong tâm hồn mỗi người Việt Nam yêu nước. Bên cạnh những mặt tích cực và tiến bộ nói trên, Phong trào thơ mới còn bộc lộ một vài hạn chế. Một số khuynh hướng ở thời kỳ cuối rơi vào bế tắc, không tìm được lối ra, thậm chí thoát ly một cách tiêu cực. Điều đó đã tác động không tốt đến một bộ phận các nhà thơ mới trong quá trình “nhận đường” những năm đầu sau cách mạng tháng Tám. IV Đặc điểm nổi bật của Phong trào thơ mới 1. Sự khẳng định cái Tôi Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ phong kiến chủ yếu là một nền văn học phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản ngã đã ít nhiều xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,… Đến Phong trào thơ mới, cái Tôi ra đời đòi được giải phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí lễ giáo phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định trước đó. Đó là một sự lựa chọn khuynh hướng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật mới của các nhà thơ mới. Ý thức về cái Tôi đã đem đến một sự đa dạng phong phú trong cách biểu hiện. Cái Tôi với tư cách là một bản thể, một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca đã xuất hiện như một tất yếu văn học. Đó là con người cá tính, con người bản năng chứ không phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ đây nó đàng hoàng bước ra “trình làng” (chữ dùng của Phan Khôi). Xuân Diệu, nhà thơ tiêu biểu của Phong trào thơ mới lên tiếng trước: “Tôi là con chim đến từ núi lạ …”, “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”… Có khi đại từ nhân xưng “tôi” chuyển thành “anh”: “Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi” Thoảng hoặc có khi lại là “Ta”: “Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta”. “ Thơ mới là thơ của cái Tôi”5. Thơ mới đề cao cái Tôi như một sự cố gắng cuối cùng để khẳng định bản ngã của mình và mong được đóng góp vào “văn mạch dân tộc”, mở đường cho sự phát triển của thi ca Việt Nam hiện đại. 2 . Nỗi buồn cô đơn Trong bài “Về cái buồn trong Thơ mới”, Hoài Chân cho rằng “Đúng là Thơ mới buồn, buồn nhiều”, “Cái buồn của Thơ mới không phải là cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn của những người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc chưa tìm thấy lối ra”6. Cái Tôi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Nỗi buồn cô đơn tràn ngập trong cảm thức về Tiếng thu với hình ảnh: “Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô”. (Lưu Trọng Lư ). Với Chế Lan Viên đó là “Nỗi buồn thương nhớ tiếc dân Hời” (tức dân Chàm): “Đường về thu trước xa xăm lắm Mà kẻ đi về chỉ một tôi” Nghe một tiếng gà gáy bên sông, Lưu Trọng Lư cảm nhận được nỗi buồn “Xao xác gà trưa gáy não nùng” còn Xuân Diệu lại thấy “Tiếng gà gáy buồn nghe như máu ứa”. Về điều này, Hoài Chân cho rằng “Xuân Diệu phải là người buồn nhiều, đau buồn nhiều mới viết được những câu thơ nhức xương như: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Nỗi buồn cô đơn là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với các nhà thơ mới, nỗi buồn ấy còn là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với chính mình. 3. Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu Ngay từ khi ra đời, “Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc mới trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ”7. Cảm hứng về thiên nhiên và tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới. Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống. Đây là cảnh mưa xuân trong thơ Nguyễn Bính: “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy”. Và đây là hình ảnh buổi trưa hè: “Buổi trưa hè nhè nhẹ trong ca dao Có cu gáy và bướm vàng nữa chứ” (Huy Cận). Trong thơ Chế Lan Viên có không ít những hình ảnh như: “Bướm vàng nhè nhẹ bay ngang bóng Những khóm tre cao rủ trước thành” tất cả gợi lên hình ảnh quê hương bình dị, thân thuộc với mỗi người Việt Nam. Những cung bậc của tình yêu đã làm thăng hoa cảm xúc các nhà thơ mới. “Ông hoàng của thơ tình” Xuân Diệu bộc bạch một cách hồn nhiên: “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá Chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì”. Chu Văn Sơn cho rằng “Xuân Diệu coi tình yêu như một tôn giáo” nhưng là một “thứ tôn giáo lãng mạn, tôn giáo nghệ sĩ”8. Khác với Xuân Diệu, nhà thơ Chế Lan Viên cảm nhận thân phận bằng nỗi cô đơn sầu não: “Với tôi tất cả như vô nghĩa Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”. Cảm xúc ấy không phải là một ngoại lệ. Nhà thơ Huy Cận cho rằng “Cái đẹp bao giờ cũng buồn” (Kinh cầu tự) và cảm nhận được sự tận cùng của nỗi buồn cô đơn “sầu chi lắm, trời ơi, chiều tận thế”. Nhà thơ triết lý về điều này một cách sâu sắc: “Chân hết đường thì lòng cũng hết yêu”. Một số đặc sắc về nghệ thuật Thơ mới là một bước phát triển quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà những năm đầu thế kỉ XX với những cuộc cách tân nghệ thuật sâu sắc. Về thể loại, ban đầu Thơ mới phá phách một cách phóng túng nhưng dần dần trở về với các thể thơ truyền thống quen thuộc như thơ ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát. Các bài thơ ngũ ngôn có Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Ông Đồ (Vũ Đình Liên), Em đi chùa Hương (Nguyễn Nhược Pháp)… Các nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, T.T.KH chủ yếu viết theo thể thơ thất ngôn, còn Nguyễn Bính, Thế Lữ lại dùng thể thơ lục bát v.v… Cách hiệp vần trong Thơ mới rất phong phú, ít sử dụng một vần (độc vận) mà dùng nhiều vần như trong thơ cổ phong trường thiên: vần ôm, vần lưng, vần chân, vần liên tiếp, vần gián cách hoặc không theo một trật tự nhất định: “Tiếng địch thổi đâu đây Cớ sao nghe réo rắt Lơ lửng cao đưa tận chân trời xanh ngắt Mây bay… gió quyến, mây bay Tiếng vi cút như khoan như dìu dặt Như hắt hiu cùng hơi gió heo may” (Thế Lữ). Sự kết hợp giữa vần và thanh điệu tạo nên cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. Đây là những câu thơ toàn thanh bằng: “Sương nương theo trăng ngừng lưng trời Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” (Xuân Diệu) hay “Ô hay Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi Vàng rơi Thu mênh mông” (Bích Khê) Ngoài việc sử dụng âm nhạc, Thơ mới còn vận dụng cách ngắt nhịp một cách linh hoạt: “Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời Đàn ghê như nước lạnh trời ơi” (Xuân Diệu) Ở một phương diện khác, cuộc cách tân về ngôn ngữ Thơ mới diễn ra khá rầm rộ. Thoát khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ dày đặc của “Thơ cũ”, Thơ mới mang đến cho người đọc một thế giới nghệ thuật giàu giá trị tạo hình và gợi cảm sâu sắc: “Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều” (Xuân Diệu) hay “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc dưới sông trôi” (Anh Thơ) Sự phong phú về thể loại, vần và nhạc điệu cùng với tính hình tượng, cảm xúc của ngôn ngữ đã tạo nên một phong cách diễn đạt tinh tế, bằng cảm giác, bằng màu sắc hội họa của thơ mới. Đây là bức tranh “Mùa xuân chín” được Hàn Mặc Tử cảm nhận qua màu sắc và âm thanh: “Trong làn nắng ửng, khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên dàn thiên lý. Bóng xuân sang”. Sự ảnh hưởng của thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp. Thơ mới ảnh hưởng thơ Đường khá đậm nét. Sự gặp gỡ giữa thơ Đường và Thơ mới chủ yếu ở thi tài, thi đề. Các nhà thơ mới chỉ tiếp thu và giữ lại những mặt tích cực, tiến bộ của thơ Đường trong các sáng tác của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị,... Trong bài Tràng giang, Huy Cận mượn tứ thơ của Thôi Hiệu để bày tỏ lòng yêu nước: “Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nếu sự ảnh hưởng thơ Đường làm cho thơ tiếng Việt càng phong phú giàu có thêm, tinh tế hơn thì sự ảnh hưởng thơ ca lãng mạn Pháp góp phần cho Thơ mới sáng tạo về thi hứng, bút pháp và cách diễn đạt mới lạ, độc đáo. Một trong những nhà thơ đầu tiên chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ Pháp là Thế Lữ, Huy Thông, về sau là Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử,…Hầu hết các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng khá sâu sắc chủ nghĩa tượng trưng của thơ ca lãng mạn Pháp mà đại biểu là Budelaire, Verlaine, Rimbaud. Sự ảnh hưởng ấy diễn ra trên nhiều bình diện: từ cách gieo vần, ngắt nhịp đến cách diễn đạt. Ta có thể tìm thấy điều này ở các bài Nguyệt Cầm, Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Đi giữa đường thơm (Huy Cận), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ). Một số bài thơ trong tập Tinh huyết (Bích Khê), Thơ điên (Hàn Mặc Tử), Thơ say (Vũ Hoàng Chương) chịu ảnh hưởng sâu sắc trường phái suy đồi của thơ ca Pháp (các bài thơ Những nguyên âm của Rimbaud, Tương hợp của Budelaire …). Trong bài “Thơ mớicuộc nổi loạn ngôn từ” Đỗ Đức Hiểu nêu nhận xét về hệ thống ngôn từ Thơ mới “Thơ mới là bản hòa âm của hai nền văn hóa xa nhau vời vợi, là bản giao hưởng cổ và hiện đại”9. Đó là sự giao thoa tiếng Việt với thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Sự ảnh hưởng thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp đối với Phong trào thơ mới không tách rời nhau. Điều này cho thấy tác động và ảnh hưởng từ nhiều phía đối với Thơ mới là một tất yếu trong quá trình hiện đại hóa thơ ca. Chính sự kết hợp Đông Tây nói trên đã tạo nên bản sắc dân tộc và sức hấp dẫn riêng của Thơ mới. Sau 75 năm, kể từ khi ra đời cho đến nay, Phong trào thơ mới đã có chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn học dân tộc. Qua thời gian, những giá trị tốt đẹp của Phong trào thơ mới Việt Nam 19321945 càng được thử thách và có sức sống lâu bền trong lòng các thế hệ người đọc. CHÚ THÍCH: Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam, Hòai ThanhHoài Chân, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1993, trang 15) Trong cuốn Văn học lãng mạn Việt Nam 19301945 (NXB Giáo dục, 2002), Phan Cự Đệ chia làm 2 giai đoạn: 19321939 và 19401945 Thi nhân Việt Nam (Sđd, trang 106) Về Thơ mới (Huy Cận, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, trang 12) Thơ mới, những bước thăng trầm (Lê Đình Kỵ, NXB TP. Hồ Chí Minh, 1993, trang 46) Về cái buồn trong Thơ mới (Hoài Chân, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, trang 23) Về Thơ mới (Huy Cận, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, trang 9) Ba đỉnh cao Thơ mới (Chu Văn Sơn NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, trang 24). Thơ mới, cuộc nổi loạn của ngôn từ (Đỗ Đức Hiểu, Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, trang 142). Biên soạn: PMT (Chuyên BL) THƠ MỚI là một trào lưu thơ Việt Nam xuất hiện từ khoảng 1932 đến khi nổ ra cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Đó là nền thơ mang phong cách hiện đại tương tự thơ phương Tây thế kỉ XIX và XX, khác hẳn thi ca Việt Nam trong tất cả các thời đại quá khứ. Như vậy, xét tổng thể lịch sử thi ca Việt Nam thành văn (không kể ca dao và thơ ca bình dân) thì từ xưa đến nay chỉ có ba nền thơ căn bản: Một là thơ chữ Hán (ra đời khoảng thế kỉ XI), chịu ảnh hưởng nặng của thơ Trung Hoa. Hai là thơ Nôm – dòng thơ đích thực của dân tộc ta, được sáng tạo bằng ngôn ngữ Việt ra đời vào khoảng thế kỉ XII – XIII và phát triển trong suốt một thời gian dài đến tận cuối thế kỉ XX. Sau khi chữ quốc ngữ được dùng phổ biến trong toàn quốc thì dòng thơ Nôm này dần dần được viết bằng chữ quốc ngữ thay vì bằng chữ Nôm (thi nhân đi đầu tiêu biểu cho cách viết mới mẻ này là Tản Đà). Ba là Thơ Mới, ra đời vào năm 1932 với bài “Tình già” của Phan Khôi. Thơ Mới kết quả của cuộc hội nhập giữa nền thơ truyền thống dân tộc với nền thơ phương Tây – có thể coi là một cuộc cách mạng ở nửa đầu thế kỉ XX, đã khép lại vĩnh viễn thời đại thơ cổ điển và “thơ cũ” nói chung trong quá khứ. Đối với danh từ THƠ MỚI: Nếu hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là tên gọi của một trào lưu thơ Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, mà là một phương pháp sáng tác mới về căn bản thì hầu hết thơ Việt Nam cho đến tận đầu thế kỉ XXI này vẫn nằm trong khuôn khổ của Thơ Mới. Bởi vì, mặc dù có nhiều người cố tình tìm cách sáng tạo ra những kiểu thơ khác với nó (như thơ “chôn tiền chiến” của Trần Dần hay “thơ vụt hiện”…) nhưng đều hoặc là đi vào ngõ cụt, hoặc cũng chỉ là hành động “vẽ rắn thêm chân” cho chính Thơ Mới mà thôi. Cho đến nay hoàn toàn chưa xuất hiện một phương pháp sáng tác mới nào khả dĩ thay thế được Thơ Mới. Từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, cùng với cuộc xâm lược của thực dân Pháp, những nhân tố mới của chủ nghĩa tư bản phương Tây, của nền văn minh phương Tây nói chung, đã dần dần xâm nhập và ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam. Nền khoa cử phong kiến dần dần bị bãi bỏ, chữ quốc ngữ được thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. Văn xuôi hiện đại, báo chí, ngành xuất bản xuất hiện. Một tầng lớp trí thức “Tây học” được Pháp đào tạo để phục vụ trong bộ máy nhà nước thuộc địa, trong đó có một số người được du học tại Pháp (như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn An Ninh…). Tiếng Pháp chiếm địa vị quan trọng hơn tiếng Việt trong các nhà trường và trở thành tiếng nói khá phổ biến trong các xã hội thành thị, nhất là giới trí thức và giới công chức. Nói một cách dễ hiểu, vì chính quốc là một nước tư bản lớn nên thuộc địa đương nhiên phải chịu ảnh hưởng về mọi mặt của chính quốc. Trong thời đại “Âu hoá” ấy, xã hội và con người Việt Nam, nhất là ở các đô thị, đã trải qua một sự biến cải sâu sắc phản ánh tính tất yếu lịch sử (từ phong kiến tiến lên tư bản, cho dù bị hạn chế rất nhiều tại thuộc địa). Từ những hoạt động kinh tế, những sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người, những giá trị tinh thần hết sức mới mẻ như “tự do luyến ái”, vai trò của cái tôi nhân bản (sản phẩm đặc trưng của chủ nghĩa tư bản), tất cả đều khác xa với thời đại phong kiến trước đó. Khuynh hướng thường được tô vẽ bằng cụm từ rất kêu “văn minh Âu hoá” tỏ ra có sức cuốn hút mạnh mẽ không gì ngăn cản được. Sự “đua đòi” theo lối sống “tân thời” đã khiến nhà thi sĩ “chân quê” Nguyễn Bính lúc mới đầu phải hoảng sợ kêu van: Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng, Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi… Nói ra sợ mất lòng em, Van em em hãy giữ nguyên quê muà… Trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, nền văn minh và văn hoá truyền thống của Việt Nam đã gặp gỡ, giao thoa với nền văn minh và văn hoá phương Tây, tạo nên một nền văn minh, văn hoá mới chưa từng có. Có thể nói, một cuộc cách mạng văn hoá đã diễn ra trong nửa đầu thế kỉ XX trên mọi lĩnh vực: thi ca, văn xuôi, âm nhạc, kịch nghệ, hội hoạ, kiến trúc, báo chí… Thơ Mới xuất hiện trong cuộc cách mạng văn hoá ấy, đăng đàn vào năm 1932 và bước vào thời kì hoàng kim trong mười năm kế tiếp. Cùng với các loại hình văn hoá khác, Thơ Mới, mặc dù căn bản là thơ lãng mạn, vẫn phản ánh được thiên nhiên và đất nước Việt Nam, đặc biệt phản ánh cái “không khí của thời đại mới”, phản ánh số phận, đời sống vật chất và tinh thần của nhiều hạng người, phản ánh bộ mặt xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi Phong trào Thơ Mới. SỰ RA ÐỜI CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI TOP Sau chiến tranh thế giới lần thứ I (19141918), ở Việt Nam xuất hiện một giai cấp mới, đó là giai cấp Tư sản. Chủ nghĩa tư bản đồng thời xâm nhập và thống trị đất nước ta, gây nên một cuộc xáo trộn lớn chưa hề thấy trong mấy nghìn năm lịch sử Việt Nam. Những giá trị tư tưởng vững bền từ cuối thế kỷ XIX đã trở thành đối tượng mỉa mai cay đắng trong thơ Tú Xương. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đi đôi với chính sách đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, làn gió mới Tây Âu cũng tràn vào Việt Nam. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị có điều kiện hình thành sớm hơn sau đợt khai thác kinh tế lần thứ I của thực dân Pháp. Giai cấp tư sản và một bộ phận tiểu tư sản lớp trên (trí thức, viên chức cao cấp đã có một lối sinh hoạt văn minh ở thành thị. Người ta ở nhà lầu đi ô tô, dùng quạt điện, đi hòa nhạc. Sinh hoạt của tư sản và tiểu tư sản thành thị cũng thể hiện ngay cả trong cách ăn mặc của thanh niên nam nữ, các cô gái chàng trai, mỗi năm một mốt. Những đổi thay về sinh hoạt dần tới sự thay đổi về ý nghĩ và cảm xúc. Những thay đổi đó cũng do sự tiếp xúc với văn học Pháp đặc biệt là văn hóa lãng mạn Pháp. Chính những đổi mới trong sinh hoạt tư tưởng và sự tiếp xúc với văn học lãng mạn Pháp đã dần dần đem đến cho thanh niên tiểu tư sản thành thị những năm 30 của thế kỷ này những tình cảm mới, những rung động mới. Họ yêu đương mơ mộng, vui buồn khác các nhà thơ xưa. Trong buổi diễn thuyết ở nhà hội Quy Nhơn tháng 61934, Lưu Trọng Lư đã nói :Các cụ ta ưa những màu đỏ chót, ta lại ưa màu xanh nhạt,đứng trước một cô gái xinh đẹp các cụ xem như là một việc làm tội lỗi, còn đối với ta như đứng trước một cánh đồng xanh mát mẻ... Chính vì sự khác nhau sâu xa đó giữa hai thế hệ mà những câu thơ ngâm hoa vịnh nguyệt sáo mòn và cũ rích trên Nam Phong , Văn học tạp chí, Tiếng dân không còn hợp với tình cảm mới của họ. Phong trào Thơ mới lãng mạn ra đời năm 1932 chính là để đáp ứng nhu cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên mới. Một phong trào văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi nhất định của xã hội. Nó là tiếng nói của một tầng lớp người, của một giai cấp vừa mới ra đời, đang lớn lên hoặc già cỗi trong xã hội. Thơ cũ trong Nam Phong, Văn học tạp chí là tiếng nói của một tầng lớp phong kiến đã thất bại và đầu hàng đế quốc. Văn học lãng mạn 1932 trở đi là tiếng nói của tư sản và tiểu tư sản thành thị. Thơ mớichủ yếu là tiếng nói của giai cấp tư sản và tiểu tư sản thành thị là nguyên nhân chính cho phong trào Thơ mới ra đời. II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI TOP Theo ông Phan Cư Ðệ có thể chia phong trào thơ mới ra 2 thời kỳ: 19321939 19401945 Còn giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam thì chia làm 3 thời kỳ, chia như thế có lẽ hợp lý hơn. 1. Thời kỳ 19321935: Thơ mới ra đời trong một hoàn cảnh như trên đã trình bày. Những biểu hiện ban đầu nổi lên trên bề mặt công luận là cuộc đấu tranh chống lại thơ cũ. Bắt đầu quá trình sinh thành của Thơ mới, bài thơ được gọi là Thơ mới và dư luận khen chê sôi nổi là bài Tinh già của Phan Khôiđược ra mắt bạn đọc trên Phụ nữ Tân văn số 122, ngày 1031932, cùng với bài giới thiệu lấy tên Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ: Hai mươi năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa . dưới ngọn đèn mờ , trong ngôi nhà nhỏ, hai cái đầu xanh kề nhau than thở: Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, mà lấy nhau hẳn không đặng Ðể đến nỗi tình trước phụ sau, chi bằng sớm liệu mà buông nhau Hay Nói mới bạc làm sao chớ Buông nhau làm sao cho nỡ. Thương được chừng nào hay chừng ấy, chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy. Ta là nhân ngãi, đâu có phải vợ chồng mà tính việc thủy chung... Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau: Ðôi cái đầu bạc. Nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi (Tình già Phan Khôi) Bài giới thiệu của Phan Khôi cùng với thơ Tình già được coi như phát súng lệnh của phong trào Thơ mới. Từ đây cuộc đấu tranh rầm rộ của thơ mới vào thơ cũ. Trên hàng chục tờ báo cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và trên nhiều diễn đàn, từ Sài gòn, Quy nhơn ra Nam định, Hà nội, người ta ra sức phê phán thơ cũ. a. Cuộc đấu tranh giữa thơ cũ và thơ mới: Tháng 11 năm 1917 trên Nam phong tạp chí Bàn về thơ Nôm, Phạm Quỳnh viết: thơ cũ là phiền phức, luật lệ ràng buộc, khắc nghiệt không khác luật hình. Năm 1928 trên báo Trung Bắc Tân Văn, Nguyễn Văn Vĩnh dịch bài thơ của LaFontaine: Con ve sầu kêu ve ve Suốt mùa hè Ðến kì gió bấc thổi Nguồn cơn thật bối rối... Ðây là bài thơ dịch theo thể thơ tự do và được người đọc rất hâm mộ. Ðây chính là cơ sở cho một thể thơ mới ra đời. Cuộc bút chiến này có hai phe, phe thơ cũ và phe thơ mới. _ Ý kiến của phe thơ mới: Phụ nữ Tân Văn số 29, ra ngày 21 tháng 11 năm 1929: ... lối thơ Ðường luật bó buộc người làm thơ phải theo khuôn phép tỉ mỉ, mất cả hứng thú tự do, ý tưởng dồi dào, nếu ngày nay ta cứ sùng theo lối thơ ấy mãi thì làng văn Nôm ta không có ngày đổi mới được (Trịnh Ðình Rư) Ngày 10 tháng 3 năm 1932 phụ nữ Tân Văn số 132 một lối thơ trình chánh giữa làng thơ. Ðó là bài Tình già của Phan Khôi. Tác giả đem trình làng đứa con tình thần có trước bạ. Phan Khôi viết: lâu nay mỗi khi có hứng, tôi toan mở ngâm vịnh thì cái hồn thơ của tôi lúng túng. Thơ chữ Hán ư? Thì ông Lý, ông Ðỗ, ông Bạch, ông Tô choán trong đầu tôi rồi. Thơ Nôm ư thì cụ Tiên Ðiền, bà Huyện Thanh Quan đè ngang ngực làm cho tôi thở không ra. Cái ý nào mình muốn nói lại nói không được, thì đọc đi đọc lại nghe như họ đã nói rồi. Cái ý nào chưa nói, mình muốn nói ra lại bị những niêm luật bó buộc mà nói không được. Té ra mình cứ loanh quanh, luẩn quẩn trong lòng bàn tay của họ thật là dễ ức. Việc làm của Phan Khôi không vì danh, không vì hiếu sự mà chính vì tình cảnh thúc bách, ý tưởng duy tân, tìm một mảnh đất mới cho thế hệ trẻ. Phan Khôi kêu lên:Duy tân đi? Cải lương đi? Lưu Trọng Lư là người theo chân Phan Khôi. Lưu Trọng lư được kể vào lớp chiến sĩ xung kích trên mặt trận khẩu chiến và bút chiến. Thơ thách họa các cụ đồ Ðôi lời nhắn nhủ bạn làng nho Thơ thẩn, thẩn thơ, khéo thẫn thờ Con cóc Nghè Huỳnh đuôi cọc lóc Nàng thơ Ấm Hiếu mũi thò lò Chai to, chai nhỏ con cầy béo Câu thánh, câu thần đĩa mực khô Nắn nót miễn sao lên bốn ghế Chẳng thơ thì cũng cóc cần thơ Nữ sĩ Nguyễn Thị Kiêm đăng đàn diễn thuyết lên án thơ cũ: thơ Ðường luật một lối thơ rất bó buộc về từng câu, từng chữ, chặt chịa về luật bằng trắc, về phép đối câu đối chữ. Vì khuôn khổ luật pháp phiền phức nên người làm thơ phải đứng ở trong một vị trí eo hẹp lúng túng... Hồ Văn Hảo tuy không bút chiến khẩu chiến gay gắt với phái thơ cũ nhưng ông có hai bài thơ góp vào tiếng nói của thơ mới, đó là bài Con nhà thất nghiệp và bài Tình thâm _ Những ý kiến bênh vực thơ cũ: Trước sự tấn công của phe thơ mới, phe thơ cũ cũng phản kích lại một cách quyết liệt. Các nhà thơ cũ cho rằng thơ mới không tao nhã. Bài thơ đăng trên An Nam tạp chí số 6: Ông Tản Ðà nhắn bạn Phong hóa Mấy lời nhắn bảo anh Phong hóa Báo đến như anh thật láo quá Từ tháng đến năm không ngớt mồm Sang năm Quý Dậu phải kiếm khóa... Năm 1933 ông Tân Việt trên báo Công luận bênh vực thơ cũ (diễn đàn hội khuyến học Sài Gòn) Ông Nguyễn Văn Hạnh diễn thuyết tại hội khuyến học Sài Gòn tranh luận với Nguyễn Thị Kiêm. Năm 1933văn học tạp chí Hà Nội chê thơ mới không biết cân nhắc chữ dùng. Năm 1934 trên Tạp chí Văn Học, ông Ðào Duy Tư phản đối bài diễn thuyết của Lưu Trọng Lư Năm 1935 hai ông Tường Vân, Phi Vân cho xuất bản tập thơ cũ Những bông hoa trái mùa chống lại thơ mới. Năm 1936 ông Thái Phĩ công kích thơ mới trên báo tin văn Hà Nội. Năm 1941 ông Huỳnh Thúc Kháng sau nhiều lần bị chỉ trích, nhất quyết khẳng định thơ mới đến ngày mạt vận. Suốt những năm 19331935, những cuộc khẩu chiến và bút chiến giữa hai phe mới cũ nhưng khi Thế Lữ xuất hiện như một đòn dứt điểm. Tản Ðà hình như đặt mình vào vòng, mặc dù bị báo Phong Hóa thỉnh thoảng lôi ra để châm biếm. Tuy nhiên ngày 3011 năm 1934 Tản Ðà có viết một bài in trên tiểu thuyết thứ Bảy, nhan đề Phong trào thơ mới. Ông trình bày với mọi người những bài thơ ông làm cách đây 20 năm. Ông cũng làm thơ tự do như bài Tống Biệt. Tản Ðà dùng lời lẽ ôn hòa, cảnh tỉnh lớp người mới, cái mà lớp người sau gọi là mới chính Tản Ðà đã trải qua. Chỉ có khác ở nội dung. b. Những nhà thơ tiêu biểu trong thời kì 19321935 _ Lưu Trọng Lư: Lưu Trọng Lư là người diễn thuyết hăng hái nhất bênh vực thơ mới và là người có công khai sinh ra thơ mới. Bài thơ Ðường đời và Vắng khách thơ là những bài thơ mới của Lưu Trọng Lư xuất hiện sau bài Tình già của Phan Khôi. Bài thơ của Lưu Trọng Lư sau này đưa vào tập Tiếng thu đổi tên là Xuân về : Năm vừa rồi Chàng cùng tôi Nơi vùng giác mộ Trong gian nhà cỏ Tôi quay tơ Chàng ngâm thơ Vườn sau oanh giục giã Nhìn ra hoa đua nở Dừng tay tôi kêu chàng... Này, này Bạn Xuân sang Chàng nhìn xuân mặt hớn hở Tôi nhìn chàng, long vồn vã... Rồi ngày lại ngày Sắc màu: phai Lá cành: rụng Ba gian: trống Xuân đi Chàng cũng đi Năm nay xuân còn trở lại Người xưa không thấy tới Xuân về. Thơ Lưu Trọng Lư là một lối thơ quen thuộc của dân tộc, một chút xưa của thơ Ðường. Lưu Trọng Lư đến với thơ bằng cả tâm hồn sầu mộng của mình. Trong thơ ông, mọi hình ảnh mọi âm thanh của cuộc sống đều được vào thế giới thơ mộng. Chỉ một làn nắng mới, một tiếng chim hót cũng đưa thi sĩ trở về dĩ vãng, thế giới của ký niệm buồn thương. Lưu Trọng Lư rất nhạy cảm với những rung động mơ hồ của thiên nhiên, của nội tâm. Từ tiếng thổn thức của trăng mờ: Còn đâu ánh trăng mờ Mơ trên làn tóc rối., đến con nai vàng ngơ ngác trong rừng thu cũng đem lại một cảm giác buồn man mác trong thơ ông. Hay đôi mắt buồn của người đẹp bên cửa sổ: Ðôi mắt em lặng buồn . Nhìn thôi mà chẳng nói.. Tất cả đều chập chờn như trong mơ và bàng bạc một mối sầu hoài cảm. Lưu trọng Lư hầu hết diễn tả những cái buồn bên trong. Tiếng thổn thức của mùa thu, cái rạo rực trong lòng người cô phụ không nghe được từ bên ngoài. Bài Tiếng thu là bài thơ nổi tiếng của Lưu Trọng Lư. Bài thơ không chỉ tạo hình, tạo dáng cho mắt thấy tai nghe mà cho tâm hồn, cho cảm xúc, cho tưởng tượng. Lưu Trọng Lư viết về tình yêu như con tàu tách bến : Em ngồi bên song cưả Anh đứng tựa tường hoa Nhìn nhau mà lệ ướt Một ngày một cách xa. Thơ Lưu Trọng Lư diễn tả cái tôi đang say sưa thoát li vào mộng tưởng. _ Thế Lữ: Thế Lữ xuất hiện như một vận động viên quyền anh nặng kí, điểm đúng huyệt, dứt điểm cuộc giao tranh giữa thơ mới và thơ cũ. Trên văn đàn, Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến khẩu chiến. Thế Lữ chỉ lặng lẽ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan rã (Thi phẩmMấy vần thơ). Ông là người có công trong việc xây dựng nền thơ mới. Phan Khôi, Lưu Trọng Lư chỉ là người làm cho người ta chú ý đến thơ mới mà thôi, còn Thế Lữ mới chính là người làm cho người ta tin cậy vào tương lai của thơ mới. Thế Lữ xuất hiện được Hoài Thanh đánh giá rất cao: Ðộ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Thơ Thế Lữ tiêu biểu cho tiếng nói của cái tôi trong thơ mới thời kì đầu. Nó hăng hái tự khẳng định, vẫn ít nhiều còn dè dặt, tình yêu còn mức độ, chứ chưa buông tuồng, ích kỉ trắng trợn như về sau. Thế Lữ nói đúng cái tôi trong thơ mới khi kêu gọi yêu đi, yêu mãi bạn lòng ơi. Thơ Thế Lữ thời kì đầu say sưa thoát li hiện thực. Nhưng những sự kiện lớn lao của lịch sử còn dư vang trong tâm trí. Thơ Thế Lữ có ấp ủ một tinh thần dân tộc, một khát khao tự do. Thời kì đầu tinh thần dân tộc đó chính là tiếng vọng lại xã xôi của phong trào (19301931). Thơ Thế Lữ diễn tả nỗi buồn. Thế Lữ đưa vào thơ Việt Nam cái buồn vô cớ, cái buồn thi vị, lúc đó cái buồn đang là cái mốt. Cái buồn trở thành một thứ trang sức của trí thức tiểu tư sản. Cái buồn bàn bạc khắp nơi, cả trong giấc mộng, trong cảnh tiên: Tiếng đưa hiu hắt bên sông Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn... (Tiếng sáo thiên thai) Thơ mới nói chung là buồn. Cái buồn nhiều khi lẫn lộn với cái bi quan yếu đuối. Xưa, nay những áng thơ hay trong quá khứ hầu hết là buồn: Thơ Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều... đều buồn. Những câu ca dao hay nhất là những câu buồn. Nhà phê bình văn học Bielinxki: cái buồn chính là làm nên sự hấp dẫn của thơ ca... Bi quan là buồn, nhưng buồn không nhất thiết là bi quan. Cuộc đời có lúc vui, lúc buồn, trước kia cũng thế và bây giờ cũng thế, chỉ có tỉ lệ thay đổi. Trước sự hi sinh của đồng bào, đồng chí không thể không buồn. Nếu bi quan thì không tin vào một cái gì, chán nản, từ bỏ sự sống, bàng quang trước sự phải trái, đúng sai, tốt xấu, không thiết tha với bất cứ cái gì. Cái buồn cũng có năm bảy đường, cái buồn của Thế Lữ là cái buồn mệt mỏi bất lực. Cái buồn Xa vắng mênh mông, nước lặng mây ngừng chưa phải là cái buồn thê thảm hãi hùng như sau này. 2. Thời kì 19361939: Thời kì này xuất hiện nhà thơ Xuân Diệu trường hợp mới nhất trong các nhà thơ mới (thi nhân Việt Nam). Xuân Diệu xuất hiện chiếm hẳn dịa vị độc tôn trên thi đàn. Tiếng thơ của Xuân Diệu như luồng gió mát thổi tâm hồn trẻ: Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên của Việt Nam đã áp dụng thuyết hiện sinh vào thi ca (Nguyễn Tấn LongViệt Nam thi nhân tiền chiến). Xuân Diệu vừa xuất hiện gây dư luận sôi nổi. Phái thơ cũ coi là khả ố cần phải tiêu diệt vì nó quá sỗ sàng trắng trợn. Người ta chê nào là ngây ngô nào là tây quá thơ đâu lại có thứ thơ quái gỡ như vậy. Người ta đả kích cái tư tưởng kém lành mạnh. Xuân Diệu làm thơ quá mới mẻ đối với nền học thuật Việt Nam từ trưóc đến nay. Tư tưởng của ông thường quá táo bạo không ngại ngùng e dè, chỉ thích nói lên những gì mình cần nóiï mà thôi. Trong bầu không khí sôi nổi giữa tân và cựu, Hoài Thanh thoạt tiên cũng có vẻ hoài nghi đối với sự xuất hiện của Xuân Diệu song Hoài Thanh cũng khẳng định được vị trí của Xuân Diệu trong văn đàn thi ca: ngay lời văn Xuân Diệu cũng có vẻ chơi vơi, Xuân Diệu viết tựa trẻ con học nói, hay nười ngoại quốc mới võ vẽ tiếng Nam. Câu văn tuồng bỡ ngỡ ấy chính là Xuân Diệu hơn người. Dòng tư tưởng quá sôi nổi, không thể đi theo đường có sẵn. Ý văn xô đẩy, khiến câu văn phải lung lay. Nhà phê bình Hoài Thanh một lần nữa khẳng định vững chắc chỗ đứng của Xuân Diệu trong phong trào thơ mới: Thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt cái tình cố hữu của nòi giống. Và chăng tinh thần một nòi giống có cần gì phải bất di bất dịch. Sao lại bắt ngày mai phải giống hệt ngày hôm qua? Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Nhà văn Vũ Ngọc Phan nhận xét về thơ Xuân Diệu: Bây giờ người ta đã hiểu thơ Xuân Diệu. Người ta thấy thơ Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong tất cả thơ mới. Cả ý lẫn lời đều tha thiết, làm cho người thanh niên ngây ngất. _ Thời kì này xuất hiện nhà thơ Nguyễn Bính: nhà thơ chân quê _ Huy Cận: dồn cả cái buồn thời đại vào thơ... (Hoài Thanh) 3. Thời kì 1940 1942: _ Do đại chiến thế giới lần hai, xã hội Việt Nam bước vào những năm khủng hoảng tột độ. Văn học công khai diễn ra hỗn loạn. Cái Tôi trong thơ mới rút đến sợi tơ cuối cùng. Mỗi nhà thơ thoát li một cách, và càng thoát li lại càng lạc lối. Từ 1940 về sau thơ mới càng đi xa con đường đấu tranh cách mạng. _ Thơ mới lắm xu hướng, nhiều màu sắc đều là nhiều hình thức khác nhau của sự khủng hoảng. + Nhóm Dạ Ðài: Vũ Hoàng Chương, Trần Dần, Ðinh Hùng + Nhóm Xuân Thu Nhã Tập: một lối thơ khó hiểu (Hũ nút, tắc tị), gồm các thành viên: nhà thơ Nguyễn Xuân Sách, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Ðỗ Cung, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Lương Ngọc, Ðoàn Phú Tứ + Xu hướng thoát li siêu thoát triết lí thần bí tiêu biểu là Huy Cận với Vũ trụ ca, Kinh cầu tự, Chế Lan Viên với Vầng sao III. NGHỆ THUẬT CỦA PHONG TRÀO THƠ MỚI LÃNG MẠN TOP 1. Kế thừa truyền thống thơ cổ điển: _ Kế thừa truyền thống thơ Ðường: bằng , trắc, đối ý, đối chữ. Ðặc biệt kế thừa lối thơ Cổ phong. _ Thể thơ lục bát được nâng niu. Nhà thơ Huy Cận, Nguyễn Bính mang đến cho lục bát một khuôn khổ mới 2. Sự cách tân: _ Cách tân về gieo vần + Loại vần liên tiếp: Sông Hồng ôm ấp nóc nhà tranh Trên con đường viền trắng mép đồi xanh... + Vần ôm nhau: Lặng lẽ trên đường lá rụng mưa bay. Như khêu gợi nỗi nhớ nhung thương tiếc Những cảnh với những người đã chết Tự bao giờ còn phảng phất đâu đây + Vần gián cách: Gió man mác bờ tre rung tiếng sẻ Trời hồng hồng đáy nước lắng son mây Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ Vươn mình lên như tỉnh giấc mê say + Vần hỗn hợp + Vần lưng: Buồn gieo theo gió veo hồ Ðèo cao quán chật bến đò lau thưa _ Sự cách tân về nhạc điệu: + Cách phối âm đặc biệt là phụ âm vang: âm a, an, ang, ưng, ... + Thơ mới thường nghiêng về thanh bằng + Thơ mới vận dụng lối ngắt nhưng linh hoạt, độc đáo 412: Ðàn ghê như nướclạnhtrời ơi (Nguyệt cầmXuân Diệu) 3. Các nhà thơ mới vận dụng thủ pháp tu từ: _ Giàu hình tượng, gợi cảm. _ Lối nhân cách hóa. _ Lối ví von. 4. Những phong cách trong phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa: Tuy cùng chung một phương pháp sáng tác song các nhà thơ mới mỗi người có một phong cách sáng tác khác nhau.

Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam(đặc trưng văn hóaVăn hóa Việt Nam quan niệm văn hóa dân tộc thống sở đa sắc thái văn hóa tộc người thể ba đặc trưng chính: • • • Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có văn hóa phong phú đa dạng tất khía cạnh, người Việt cộng đồng 54 dân tộc có phong tục đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, niềm tin bền vững tín ngưỡng, khoan dung tư tưởng giáo lý khác tơn giáo, tính cặn kẽ ẩn dụ giao tiếp truyền đạt ngôn ngữ, từ truyền thống đến đại văn học, nghệ thuật Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt cấu trúc địa hình, khí hậu phân bố dân tộc, dân cư tạo vùng văn hố có nét đặc trưng riêng Việt Nam Từ nơi văn hóa Việt Nam đồng sông Hồng người Việt chủ đạo với văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã văn minh lúa nước, đến sắc thái văn hóa dân tộc miền núi Tây bắc Đông bắc Từ vùng đất biên viễn Việt Nam thời dựng nước Bắc Trung đến pha trộn với văn hóa Chăm Pa người Chăm Nam Trung Bộ Từ vùng đất Nam Bộ với kết hợp văn hóa tộc người Hoa, người Khmer đến đa dạng văn hóa tộc người Tây Nguyên Đặc trưng thứ ba: Với lịch sử có từ hàng nghìn năm người Việt với hội tụ sau dân tộc khác, từ văn hóa địa người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến ảnh hưởng từ bên ngồi hàng nghìn năm Với ảnh hưởng từ xa xưa Trung Quốc Đông Nam Á đến ảnh hưởng Pháp từ kỷ 19, phương Tây kỷ 20 tồn cầu hóa từ kỷ 21 Việt Nam có thay đổi văn hóa theo thời kỳ lịch sử, có khía cạnh có khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào văn hóa Việt Nam đại Một số yếu tố thường coi đặc trưng văn hóa Việt Nam nhìn nhận từ bên ngồi bao gồm tơn kính tổ tiên, tơn trọng giá trị cộng đồng gia đình, thủ cơng mỹ nghệ, lao động cần cù hiếu học Phương Tây cho biểu tượng quan trọng văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa sen tre) diễn vận động đổi thơ ca(Thơ hình thức nghệ thuật dùng từ ngôn ngữ làm chất liệu, chọn lọc từ tổ hợp chúng xếp hình thức lơgíc định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe Từ thơ thường kèm với từ câu để câu thơ, hay với từ để thơ Một câu thơ hình thức câu đọng, truyền đạt nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, hoàn chỉnh cấu trúc ngữ pháp Một câu thơ đứng nguyên Một thơ tổ hợp câu thơ Tính đọng số lượng từ, tính tượng hình dư âm nhạc thơ biến thành hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi hình thức nghệ thuật khác Thơ có lịch sử lâu dài Định nghĩa sớm châu Âu thơ nhà triết học người Hy-Lạp Aristotle (384-322) trước Công nguyên Ở Việt Nam, thơ bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà Những câu có vần điệu, dễ nhớ Sấm bên đông, động bên tây vốn kinh nghiệm đúc kết thông qua trải, quan sát tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời sang đời kia, giống thứ mật mã ngôn ngữ để truyền thông tin Những đúc kết bao gồm đủ mặt sống, sau biến thành câu ca dao, câu vè, chúng trở thành hình thức văn nghệ, giải trí Thơng qua giao lưu văn hóa, thể loại thơ tăng dần Từ cấu trúc đơn giản đến cấu trúc phức tạp Những xu hướng gần cho thấy, cấu trúc khơng yếu tố quan trọng thơ Trong thể loại thơ Việt Nam ta kể đến vài loại lục bát, song thất lục bát, thể loại thơ Đường luật thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú đến loại thơ thơ tự Ngoại trừ thơ tự do, hình thức khơng có cấu trúc rõ rệt, loại thơ khác có cấu trúc định Chặt chẽ loại thơ Đường, cấu trúc nội dung, luật số chữ câu, số câu bài, cách gieo vần định thể loại thơ Sự khắt khe cấu trúc làm cho thơ Đường trở nên gần hình loại văn học dành riêng cho tầng lớp trung lưu trở lên, người có giáo dục đường hồng Chính khắt khe này, thơ Đường bị phai nhạt khơng để ý đến Hiện nay, thơ trở thành hình thức nghệ thuật biết đến Không thông qua q trình giáo dục mà khơng biết vài câu thơ Thơ trở nên hình thức để bày tỏ tâm tư chứa đựng tính sáng tạo người Có thể nói, tồn thơ song song với tồn ngôn ngữ Còn ngơn ngữ tức thơ.) mạnh mẽ với xuất sóng thơ với cá tính sáng tác độc đáo Cuộc vận động đề xướng sử dụng thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật thể loại thơ cổ Cuộc canh tân vào lịch sử văn học (Văn học loại hình sáng tác, tái vấn đề đời sống xã hội người Phương thức sáng tạo văn học thông qua hư cấu, cách thể nội dung đề tài biểu qua ngôn ngữ Khái niệm văn học đơi có nghĩa tương tự khái niệm văn chương thường bị dùng lẫn lộn Tuy nhiên, mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng khái niệm văn chương, văn chương thường nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sáng tạo văn học phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh biểu đời sống Văn học loại khác như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, Từ, kịch bản, lý luận phê bình.) với tên gọi Phong trào Thơ Mới Việc Pháp cai trị Việt Nam sau Chiến tranh giới thứ nhất, với việc Pháp đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa vơ tình đẩy nhanh gió văn hóa phương Tây vào Việt Nam Giới trí thức trẻ nhanh chóng tiếp thu văn hóa Pháp nhận vần luật, niêm luật cổ thi q gò bó việc thể tiếng thơ người Năm 1917, báo Nam Phong (số 5), Phạm Quỳnh, tiếng người bảo thủ, phải thú nhận gò bó luật thơ cũ: "Người ta nói tiếng thơ tiếng kêu tim Người Tàu định luật nghiêm cho người làm thơ thực muốn chữa lại, sửa lại tiếng kêu cho hay nhân mà làm giọng tự nhiên vậy." Sau đó, Phan Khơi viết nhiều báo trích trói buộc thơ văn cũ đòi hỏi cởi trói cho sáng tác thơ ca Trong khoảng 1924-1925, tiểu thuyết Hoàng Ngọc Phách kể mối tình Đạm Thủy-Tố Tâm gây sóng gió giới học sinh niên thành thị, dù tình yêu chưa vượt qua rào cản đại gia đình phong kiến Tiếp theo đó, năm 1928, Nguyễn Văn Vĩnh phá vỡ vần điệu niêm luật, số câu, số chữ "thơ cũ" dịch La cigale et la fourmi (Con ve kiến) La Fontaine sang tiếng Việt Năm 1929, Trịnh Đình Rư tiếp tục viết báo Phụ nữ tân văn (số 26): "Cái nghề thơ Đường luật khó đến thế, khó đỗi kẻ muốn làm thơ, có nhiều tư tưởng lạ muốn phát lời, song khó tìm chữ đối, khó chọn vần gieo, nên ý tưởng dầu hay đành bỏ bớt Cái phạm vi thơ Đường luật thật hẹp hòi, qui củ thơ Đường luật thật tẩn mẩn Ta ưa chuộng mà theo lối thơ mãi, nghề thơ văn ta khơng có mong phát đạt vậy."[1] Ngày 10 tháng năm 1932, thơ Tình già Phan Khôi mắt bạn đọc báo Phụ nữ tân văn số 122 với giới thiệu mang tên Một lối thơ trình chánh làng thơ có tiếng vang mạnh mẽ, xem thơ mở đầu cho phong trào Thơ mới.[2] Ngay sau đó, tranh luận lối thơ thơ cũ diễn vô gay gắt Mãi đến năm 1941, tranh chấp chấm dứt thắng lối thơ mới, khép lại trăm năm thống lĩnh thơ Đường.[3] Một thời kỳ vàng son văn học Việt Nam diễn với tên gọi quen thuộc phong trào Thơ Khuynh hướng chung thời kỳ Thơ năm 1932-1945 khuynh hướng lãng mạn, lý tưởng thẩm mỹ "tơi" tác giả, thẩm mỹ hóa sống rối ren, tơi bời xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng vòng đời Tính khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn đa dạng, có lãng mạn, mộng mơ, ca, thần bí, anh hùng, triết học, có lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội, Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn mộng mơ Các nhà thơ muốn thoát khỏi điều kiện ngột ngạt xã hội bảo hộ thời thơ cách tưởng tượng, trốn vào giới vô lý tưởng Đối với chủ nghĩa lãng mạn, có khác thường, khác người, khác đời, đối lập mộng thực đáng kể Trong hoàn cảnh nước, sống xã hội hủ lậu, ngột ngạt đối lập dễ hiểu Trong văn học thời kỳ này, thơ văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu niềm vui, mơ ước, khát vọng Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ thơ "tôi", "tôi" chưa biết đến thơ cổ điển Cái "tôi" không làm việc "tải đạo" mà vượt lên công thức ước lệ, khuôn khổ định Buồn, cô đơn tâm trạng cá thể thi nhân lại nét chung nhà thơ trường phái Đây tượng lạ mà nguyên nhân khách quan chung Họ khơng biết phải làm gì, phải theo hướng xã hội tan tác Họ không chấp nhận sống tầm thường, tẻ nhạt người xung quanh Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ xã hội Trong thơ có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng cách vội vã, căng thẳng, định đời thơ Theo quan điểm người theo Chủ nghĩa Marx Từ điển văn học: “ Nhân vật trữ tình "thơ mới" "tơi" tiểu tư sản Cuộc khủng bố trắng man rợ để quốc bạo động Yên bái cao trào Xô viết Nghệ tĩnh gây nên tâm trạng hoang mang cực độ lớp tiểu tư sản Do chất yếu đuối, người trí thức tiểu tư sản không dám theo đường đấu tranh cách mạng mà bị lôi theo đường cải lương, cá nhân chủ nghĩa giai cấp tư sản đề xướng Lảng tránh trị, họ tìm đến nắm lấy văn thơ, văn, thơ –nhất thơ- nơi "tơi" thể đầy đủ khát vọng, giấc mơ thoát ly nó, "thơ mới" đời thúc hai nhu cầu khẩn thiết lớp niên tiểu tư sản giờ: nhu cầu khẳng định "tơi" nhu cầu ly "tôi" ấy.[4] Những tác phẩm đời nhóm Tự lực văn đồn chê "đọc lên lủng củng, trục trặc, lại ngơ ngẩn" giáo sư Hoàng Như Mai cho "bây khơng kể nữa, khơng phải bội bạc mà dở"[5] • Một đoạn "Tình già" Phan Khơi viết: Ơi đơi ta tình thương nặng, mà lấy hẳn đà khơng đặng Để tình trước phụ sau, chi cho sớm liệu mà bng • Một đoạn "Trên đường đời" Lưu Trọng Lư viết: Lần bước tiếng gieo thầm, bóng Lẳng lặng với sương đeo im lìm gió thổi Khơng tiếng khơng tăm khơng thưa khơng hỏi • Một đoạn "Hai thiếu nữ" Nguyễn Thị Manh Manh: Hai cô thiếu nữ đồng (Một cô chợ, cô đồng) Hai cô thiếu nữ đồng Một mảnh lụa hồng, vóc vải đen Hai rủ xuống đầm (Cô chân không, cô dép đầm) Hai rủ xuống đầm Bóng lụa hồng tách bóng vải thâm Thơ • • • • • • • • • • • • • • • • Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang Lưu Trọng Lư: Tiếng thu, Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín Nam Trân: Đẹp Thơ - Cô gái Kim Luông Chế Lan Viên: Thu Phạm Huy Thơng: Tiếng địch sơng Ơ Vũ Đình Liên: Ơng đồ Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương Tế Hanh: Quê hương Nguyễn Bính: Mưa xuân Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian Thâm Tâm: Tống biệt hành Vũ Hoàng Chương: Say em T.T.Kh.: Hai sắc hoa Tigôn Thơ cách gọi trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng phép tắc tu từ, vận thơ đại phương Tây Trở thành tượng khu vực nước đồng văn châu Á, thơ đời, phát triển dựa yêu cầu cấp thiết đại hóa thi ca truyền thống Một vài đặc điểm • • • • • Giải phóng triệt để khỏi phép tắc tu từ, vận chặt chẽ thể loại thơ truyền thống, chí có xuất phát triển mạnh thể loại thơ tự do, thơ không vần, thơ cấu trúc theo bậc thang, Số lượng câu thường không bị giới hạn thơ truyền thống Ngôn ngữ bình thường đời sống hàng ngày nâng lên thành ngơn từ nghệ thuật thơ, khơng câu thúc việc sử dụng điển cố văn học Nội dung đa diện, phức tạp, khơng bị gò ép đề tài phong hoa tuyết nguyệt kinh điển Chịu ảnh hưởng trào lưu, khuynh hướng đại thơ ca phương Tây chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa mỹ, chủ nghĩa ấn tượng, đại, Phong trào Thơ Thơ quốc gia thường bắt đầu việc thi đàn xuất thơ tài nghệ thuật, vận, khác biệt với thơ truyền thống Được ủng hộ bút trẻ, xuất thơ phi cổ điển ngày nhiều lý luận thơ phát triển đối đầu với khuynh hướng sáng tác theo thể tài loại thể thơ truyền thống Khi thắng thơ với thơ cũ hoàn tất, thơ thừa nhận, tiến trình đại hóa thi ca đến giai đoạn cuối với biến khái niệm thơ thi đàn Từ cuối kỷ 19 đầu kỷ 20, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, thơ trở thành tượng chung khu vực Nhật Bản có lẽ quốc gia châu Á đầu phong trào thơ mới, với xuất thể loại shintaishi (tân thể thi) vào năm 1882, Toyama Seiichi (1848-1900), Yatabe Ryokichi (1851-1899) Inoue Tetsujiro (1855-1944), ba giáo sư Đại học Tokyo, dịch thơ Tây phương, thử sáng tác số thơ theo phong cách châu Âu đương thời cho in thành tập mang tên Shintaishi-sho (tân thể thi sao), đạt mốc lớn vào cuối thời Meiji với đời thơ tự do, hay gọi thơ sử dụng văn nói THƠ MỚI trào lưu thơ Việt Nam xuất từ khoảng 1932 đến nổ cách mạng Tháng Tám 1945 Đó thơ mang phong cách đại tương tự thơ phương Tây kỉ XIX XX, khác hẳn thi ca Việt Nam tất thời đại khứ Như vậy, xét tổng thể lịch sử thi ca Việt Nam thành văn (khơng kể ca dao thơ ca bình dân) từ xưa đến có ba thơ bản: Một thơ chữ Hán (ra đời khoảng kỉ XI), chịu ảnh hưởng nặng thơ Trung Hoa Hai thơ Nơm – dòng thơ đích thực dân tộc ta, sáng tạo ngôn ngữ Việt - đời vào khoảng kỉ XII – XIII phát triển suốt thời gian dài đến tận cuối kỉ XX Sau chữ quốc ngữ dùng phổ biến tồn quốc dòng thơ Nôm viết chữ quốc ngữ thay chữ Nơm (thi nhân đầu tiêu biểu cho cách viết mẻ Tản Đà) Ba Thơ Mới, đời vào năm 1932 với “Tình già” Phan Khơi Thơ Mới - kết hội nhập thơ truyền thống dân tộc với thơ phương Tây – coi cách mạng nửa đầu kỉ XX, khép lại vĩnh viễn thời đại thơ cổ điển “thơ cũ” nói chung khứ Đối với danh từ THƠ MỚI: Nếu hiểu theo nghĩa rộng - không tên gọi trào lưu thơ Việt Nam nửa đầu kỉ XX, mà phương pháp sáng tác - hầu hết thơ Việt Nam tận đầu kỉ XXI nằm khn khổ Thơ Mới Bởi vì, có nhiều người cố tình tìm cách sáng tạo kiểu thơ khác với (như thơ “chơn tiền chiến” Trần Dần hay “thơ hiện”…) vào ngõ cụt, hành động “vẽ rắn thêm chân” cho Thơ Mới mà thơi Cho đến hồn tồn chưa xuất phương pháp sáng tác thay Thơ Mới Từ nửa cuối kỉ XIX đến đầu kỉ XX, với xâm lược thực dân Pháp, nhân tố chủ nghĩa tư phương Tây, văn minh phương Tây nói chung, xâm nhập ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam Nền khoa cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán chữ Nôm Văn xuôi đại, báo chí, ngành xuất xuất Một tầng lớp trí thức “Tây học” Pháp đào tạo để phục vụ máy nhà nước thuộc địa, có số người du học Pháp (như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn An Ninh…) Tiếng Pháp chiếm địa vị quan trọng tiếng Việt nhà trường trở thành tiếng nói phổ biến xã hội thành thị, giới trí thức giới cơng chức Nói cách dễ hiểu, quốc nước tư lớn nên thuộc địađương nhiên phải chịu ảnh hưởng mặt quốc Trong thời đại “Âu hố” ấy, xã hội người Việt Nam, đô thị, trải qua biến cải sâu sắc phản ánh tính tất yếu lịch sử (từ phong kiến tiến lên tư bản, cho dù bị hạn chế nhiều thuộc địa) Từ hoạt động kinh tế, sinh hoạt vật chất tinh thần người, giá trị tinh thần mẻ “tự luyến ái”, vai trò tơi nhân (sản phẩm đặc trưng chủ nghĩa tư bản), tất khác xa với thời đại phong kiến trước Khuynh hướng thường tơ vẽ cụm từ kêu “văn minh Âu hoá” tỏ có sức hút mạnh mẽ khơng ngăn cản Sự “đua đòi” theo lối sống “tân thời” khiến nhà thi sĩ “chân quê” Nguyễn Bính lúc đầu phải hoảng sợ kêu van: Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng, Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi!… Nói sợ lòng em, Van em em giữ nguyên quê muà… Trước ngưỡng cửa thời đại mới, văn minh văn hoá truyền thống Việt Nam gặp gỡ, giao thoa với văn minh văn hoá phương Tây, tạo nên văn minh, văn hố chưa có Có thể nói, cách mạng văn hố diễn nửa đầu kỉ XX lĩnh vực: thi ca, văn xuôi, âm nhạc, kịch nghệ, hội hoạ, kiến trúc, báo chí… Thơ Mới xuất cách mạng văn hoá ấy, đăng đàn vào năm 1932 bước vào thời kì hồng kim mười năm Cùng với loại hình văn hố khác, Thơ Mới, thơ lãng mạn, phản ánh thiên nhiên đất nước Việt Nam, đặc biệt phản ánh “khơng khí thời đại mới”, phản ánh số phận, đời sống vật chất tinh thần nhiều hạng người, phản ánh mặt xã hội Việt Nam nửa đầu kỉ XX Thơ Mới xuất với khí hào hứng, sơi chưa có, tựa dàn hợp xướng trí tuệ tâm hồn người thời đại (với muôn màu muôn vẻ) tề vang lên vẻ đẹp nghệ thuật hoàn toàn mẻ tuyệt vời Chính vậy, đời, Thơ Mới mau chóng chiếm tim óc đơng đảo người Việt Nam từ thành thị đến nông thôn (riêng nông thôn, thơ Nguyễn Bính quần chúng ưa thích thứ ca dao mới) Phái “thơ cũ” “các thầy đồ cổ” sau thời gian tỏ thái độ chống đối kịch liệt dè bỉu, hoài nghi… rốt phải chấp nhận… cáo chung! Trong thời gian ngắn (khoảng mười năm), thời đại Thơ Mới sản sinh hàng loạt nhà thơ tiếng, vĩnh viễn để lại tên tuổi lịch sử văn học nước nhà: Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Huy Cận, Chế Lan Viên, Vũ Hoàng Chương, Tú Mỡ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ… Như trăm hoa đua nở, nhà thơ loài hoa, hoàn toàn tự bộc lộ sắc riêng, dường không chịu gò bó ngoại cảnh, trừ thơi thúc “nhân bản” người họ thiên hướng nghệ thuật họ Trong tìm tòi sắc, phong cách riêng ấy, Thơ Mới tách thành nhiều trường phái, xu hướng khác nhau, tạo nên đa dạng, phong phú thơ đương thời Sau xu hướng chính: Thơ hồnh tráng người thời đại đầy chất lãng mạn trữ tình với Thế Lữ: Trong hang tối, mắt thần quắc Là khiến cho vật im Ta biết ta chúa tể mn lồi, Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi (Nhớ rừng) Hôm tạm nghỉ bước gian nan, Trong lúc gần xa pháo nổ ran, Rũ áo phong sương gác trọ Lặng nhìn thiên hạ đón xn sang (Giây phút chạnh lòng) Thơ tình u với Xn Diệu, Tế Hanh, Hồ DZếnh, T.T.Kh…: Em vui đi, nở ánh trăng rằm Anh hút nhuỵ tình tự Yêu với chứ, vội vàng lên với chứ! Em, em ơi! Tình non già rồi… (“Giục giã” – Xuân Diệu) Nếu biết lấy chồng Trời ơi! Người có buồn khơng? Có thầm nghĩ đến lồi hoa vỡ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng? (“Hai sắc hoa ti gơn” – T.T.Kh) Thơ chân q với Nguyễn Bính: Láng giềng đỏ đèn đâu? Chờ em ăn giập miếng giầu em sang Đôi ta làng Cùng chung ngõ, vội vàng chi anh? Em nghe họ nói mong manh, Hình họ biết với nhau… (Chờ nhau) Thơ sầu rụng với Lưu Trọng Lư: Xin để gối nằm im chỗ cũ Hãy lịm người thú đau thương Giờ ta đốt nén hương Trên tay ta buộc dải tang cho tình (Thú đau thương) Thơ điên với Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên: Mây chết đuối dòng sơng vắng lặng Trôi thây xa tận cõi vô biên Trong thuyền mơ nghe đằng hắng, Thôi phải rồi: bóng ma điên (“Vớt hồn” – Hàn Mặc Tử) Thơ phong tục, phong cảnh nông thôn với Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ: Ngoài đồng vắng, trời đêm mà che nón? Có hai người tới nương dâu Và lại có đơi đom đóm Bay dập dìu muốn phải lòng (“Đêm xuân” – Anh Thơ) Tiếng chuông trống xen hồi lặng lẽ Những bóng người trịnh trọng khẽ lên, Những cánh tay áo thụng vái mơ huyền Đang diễn lại thời khứ Mà đất nước, non sơng cỏ Còn thuộc quyền sở hữu Linh Thiêng… (“Đám hội” – Đoàn Văn Cừ) Thơ say với Vũ Hồng Chương: Hãy bng lại gần tóc rối Sát gần đây, gần nữa, cặp mơi điên Rồi em dìu anh cánh khói Đưa hồn say tận cõi trời quên (Quên) Thơ lịch sử, “thời xưa” với Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Văn Cổn, Huy Thơng: xác Ơng so sánh thơ hay hai thời đại (cũ, mới) xác định: “Ngày trước thời chữ Ta, thời chữ Tôi” Ở giai đoạn Thơ không đối lập với thơ cũ mà tìm thơ cũ tìm gốc gác, dòng dõi Nó lấy làm tự hào tổ tiên Nguyễn Du Tản Đà Hoài Thanh đại diện cho nhà Thơ mới, lấy câu thơ Nguyễn Du để đề từ cho Thi Nhân Việt Nam mình: “của tin gọi chút làm ghi”, kính cẩn cung chiêu anh hồn Tản Đà dự hội Tao Đàn nhà Thơ mới, coi ông nhà thơ “hai kỷ”, báo trước đời phong trào Thơ d/ Hiện nay, có cách tân thơ ca lần thứ hai, giai đoạn nào? Chắc hẳn giai đoạn “phá” – có thực, chưa xuất Người ta đập phá cũ, muốn đoạn tuyệt với cũ Người ta chưa hiểu huyết quản có dòng máu tn chảy từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân hương, Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, v.v Thơ Việt, dù đổi thơ Việt, phải mang hồn Việt tiềm tàng thơ Việt từ nghìn năm trước đ/ Một câu hỏi đặt ra: Bao cách tân thơ ca lần (nếu có thật) bước sang giai đoạn thứ hai? Xem chừng khó đốn định Vì điều kiện đổi thơ ca chưa chuẩn bị chu đáo, từ hoàn cảnh khách quan đời sống văn hóa, xã hội, đến ý thức chủ quan người làm thơ: Thế hệ thơ hậu chiến hơm nay, có đủ trình độ ngoại ngữ để đọc trực tiếp nguyên tác phẩm văn học nước nhà Thơ (1932 – 1945)? Mặt khác, xem họ khơng có ý thức điều kiện để tìm hiểu kho tàng văn thơ truyền thống dân tộc Một tạp chí “Nam Phong mới” cần họ lúc Tuy nhiên cách tân thơ ca, thực yêu cầu thiết văn học đất nước hơm trông cậy vào họ vào được! So sánh a) Thơ trung đại • Thời gian: Từ kỉ X – XIX • Chủ đề chủ đạo tác phẩm thơ trung đại số tác phẩm tiêu biểu: + Từ kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập tinh thần tự chủ, tự cường (Bình Ngơ Đại Cáo – Nguyễn Trãi) + Từ kỉ XVI đến nửa đầu kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội + Từ cuối kỉ XVIII đến đầu kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội đề cao vai trò người (Truyện Kiều – Nguyễn Du, bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương, qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan) + Giai đoạn nửa cuối kỉ XIX: Tác phẩm văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu b) Thơ đại • Thời gian: Văn học đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm giai đoạn: + 1945 – 1954: giai đoạn tư tưởng chủ đạo hướng kháng chiến chống pháp (Đồng chí – Chính Hữu) + 1954 – 1964: Cách nhìn sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận, Con cò – Chế Lan Viên, bếp lửa – Bằng Việt) + 1964 – 1975: Đề cao, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp người gian khổ (Bài thơ tiểu đội xa khơng kính – Phạm Tiến Duật, khúc hát ru em bé lớn lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm) + Sau 1975: Đây giai đoạn bùng nổ nhiều tác phẩm thơ như: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương), Sang thu (Hữu Thỉnh), Ánh trăng (Nguyễn Duy),… So sánh thơ thơ trung đại – điểm giống khác a) Giống Đều thể tư tưởng, tình cảm tác giả thơng qua giá trị biểu đạt giá trị nội dung giá trị nghệ thuật tác phẩm thơ b) Khác • Về nội dung: – Thơ trung đại: + Thể tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng + Tình yêu thương người, đề cao phẩm chất tốt đẹp người + Tình yêu thiên nhiên, hòa với thiên nhiên tinh thần lạc quan, yêu đời, tin vào sống, tin vào nghĩa + Lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp + Cái cá nhân khơng thể tác phẩm Ví dụ: Bài thơ “qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan” nói tình u thiên nhiên tình u nước • Thơ đại: + Thể lòng yêu nước thầm kín thi nhân + Con người chuẩn mực vẻ đẹp + Tái nhiều góc khuất xã hội, khơng bó hẹp văn học trung đại + Cái cá nhân thể cách rõ ràng, đề cao Ví dụ: Bài thơ “Đồng chí – Chính Hữu” lột tả tinh thần yêu nước thầm kín tác giả thời kì kháng chiến chống Pháp Ví dụ: Bài thơ “Đồn thuyền đánh cá – Huy Cận” – cá nhân thể rõ ràng, thơ hướng nhìn mới, định hướng tương lai tốt đẹp c) Về hình thức • Thơ trung đại: + Tính quy phạm chặt chẽ + Hệ thống ước lệ phức tạp, nghiêm ngặt + Tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều + Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật, lục bát, song thất lục bát,… Ví dụ: Bài thơ “Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Bài thơ vẻn vẹn câu thơ (lời ít, ý nghĩa) khắc họa rõ nét số phận phẩm chất tốt đẹp người phụ nữ xã hội phong kiến xưa • Thơ đại: + Khơng sử dụng nhiều hệ thống ước lệ phức tạp + Cách tân nhiều thể thơ truyền thống sáng tạo thể thơ tự Ví dụ: Bài thơ “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính – Phạm Tiến Duật” với thể thơ tự sáng tạo góp phần khắc họa rõ nét chân dung, phẩm chất tốt đẹp chiến sĩ thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước Nhìn chung thơ đại thơ trung đại có cách nhìn nhận khác nhau, cách biểu khác nội dung hình thức Qua viết này, gia sư văn Hà Nội mong muốn mang lại tài liệu, kiến thức bổ ích q trình học tập mơn ngữ văn em học sinh Chúng tin rằng, biết cách hệ thống hóa kiến thức, nhớ dấu mốc tác phẩm tiêu biểu giai đoạn, em phân biệt thơ trung đại thơ đại cách suôn sẻ Chúc em học tập tốt vượt qua kì thi với điểm số cao Các nhà phê bình văn học Việt Nam, từ Hồi Thanh trở sau, cho Thơ Mới thơ cá thể (individual self): lần lịch sử văn học Việt Nam, nhà thơ ý thức cách đầy đủ, với nhiều tự hào, trở thành trung tâm từ nhà thơ nhìn ngắm giới chiêm nghiệm đời, đối tượng để nhà thơ quan sát, mô tả thể (1) Đành Nhưng theo tôi, chưa đủ Trong tôi, nhà thơ phong trào Thơ Mới tập trung khai thác khía cạnh cảm xúc Có thể gọi tơi cảm xúc Nhưng nhà Thơ Mới tơi cảm xúc mà lý Thời đại thời đại chống lại tính chất gò bó, khắt khe chế độ phong kiến với giáo điều, luật lệ, tôn ti nghiêm ngặt để giải phóng người, trước hết, khía cạnh cảm xúc, từ dẫn đến đời chủ nghĩa lãng mạn mà thời đại khoa học kỹ thuật với phát minh, sáng chế tối tân làm thay đổi hẳn mặt xã hội, từ dẫn đến thịnh hành tư tưởng sùng bái lý trí, niềm tin đầy lạc quan tiến Nếu phương Tây, hai xu hướng có lúc kết hợp, có lúc xung đột, thường xung đột, Việt Nam, có lẽ việc du nhập muộn, xung đột có chiều hướng bão hồ, tính chất nửa vời thái độ nhà thơ Việt Nam việc tiếp nhận quan điểm phương pháp sáng tác từ Tây phương, xã hội Việt Nam lúc chủ yếu chưa phải xã hội công nghiệp để người ta thấm thía đủ mặt trái gọi văn minh, tiến bộ, chúng thường kết hợp với nhau, xuyên thấm vào để tính chất lý, dạng cực đoan nó, trường hợp Trương Tửu, phảng phất vẻ lãng mạn đến ngây thơ, ngược lại, tính chất lãng mạn, dạng bồng bột nó, trường hợp Xn Diệu, thấp thống vẻ tính tốn chi li lý tính Sự kết hợp tính chất lãng mạn tính chất lý có nhiều biểu Thứ dễ thấy nhất, Nam Chi chứng minh phê bình thơ Thế Lữ, vay mượn kiểu cấu trúc câu tiếng Pháp với tân từ đảo ngược, đời câu thơ bắc cầu (enjambement), gia tăng mật độ liên từ, giới từ mở rộng diện tích câu thơ để ý tưởng rõ ràng, khúc chiết (2) Đỗ Lai Thuý bổ sung thêm biểu khác: xuất câu thơ định nghĩa kiểu “Ta khách chinh phu” hay “Thế Lữ chàng kỳ khôi” theo mẫu Danh từ + + Danh từ, kiểu “cú pháp tuý khoa học nhằm làm bật chất vật, tượng” (3) Đặng Anh Đào lại bổ sung thêm số biểu khác nữa: xuất loại từ định lượng (Em đốt giùm anh mắt lửa / Chút ưu tư sót hai môi), từ sở hữu (Tố Hoàng, Tố ai?) (4) Thứ hai thâm nhập yếu tố tự vào thơ Thơ xưa yếu tố tự Ở Tây phương, người ta quan niệm: “Ở đâu bắt đầu có truyện, hết thơ”; Trung Hoa, người ta quan niệm: “Thi đáo vơ đề thị hố cơng” (Thơ tới chỗ khơng có đề trời đất) Thơ Mới, ngược lại, phần lớn có chuyện, có câu chuyện kết cấu cách mạch lạc, đầy chi tiết, có mở có kết, truyện ngắn hồn chỉnh (“Ơng đồ” Vũ Đình Liên, “Chùa Hương” Nguyễn Nhược Pháp, “Cô gái xuân” “Mua áo” Đơng Hồ, “Giây phút chạnh lòng” Thế Lữ ), có diễn tiến động tác thời gian cách mơ màng nhẹ nhàng kiểu: Chân bên chân, hồn bên hồn, yên lặng, Người tơi đường rải nắng, Trí vơ tư cho da thở hương tình Người khẽ nắm tay, tơi khẽ nghiêng Như nói, mà khơng, - khóm trúc Vừa động lá, ta nhận vào lúc Cả khơng gian hồn hậu thơm tho; Gió hương đưa mùi, dìu dịu phất phơ Trong cảnh lặng, đưa mùi gió thoảng Trí bâng quơ nghĩ thống buồn nhiều: “Chân hết đường lòng hết yêu” Chân bước e dè đứng lại, - Ở đường làng, mùi rơm, hoa dại (Huy Cận, Đi đường thơm) Viết Thế Lữ, Nam Chi nhắc lại nhận xét Hoài Thanh “Thế Lữ ghép lời sng, viết có chuyện để nói” bàn thêm: “Thường chuyện tưởng tượng: chuyện nàng chinh phụ, chàng chinh phu, nàng mỹ thuật, chàng nghệ sĩ; chuyện lẩn thẩn, có chuyện, nghĩa có sườn luận lý để thơ ngăn nắp sáng” (6) Thật ra, đặc điểm chả phải riêng Thế Lữ Hầu nhà thơ phong trào Thơ Mới viết thế, ln ln Vấn đề là: đặc điểm thể điều gì? Theo tơi, thể nguyên tắc lớn chủ nghĩa lãng mạn: tìm thống nhất, trước hết thống cảm xúc, tư tưởng, kinh nghiệm từ đó, bút pháp Tất thống dựa tiền đề: luật nhân quả, nghĩa niềm tin kiện đời sống, kiện tâm lý tế vi nhất, có nguyên nhân diễn tiến thời gian Sự kiện “chân bước e dè đứng lại” đoạn thơ “Đi đường thơm” Huy Cận dẫn chủ yếu xuất phát từ niềm lo lắng bâng quơ “chân hết đường lòng hết yêu”, mà cảm giác lo lắng chủ yếu xuất phát từ mùi hương “dìu dịu phất phơ” gió, có khơng, vừa thật lại vừa ảo giác, hương lại toả từ “khóm trúc vừa động lá” Chúng ta hiểu phần lớn Thơ Mới, theo khuynh hướng lãng mạn, văn xi, có tích có truyện, lúc thuận lý mạch lạc Thơ Mới, đó, nói chung, dễ hiểu Thứ ba thói quen tự phân tích tự giải thích Trừ Bích Khê, Hàn Mặc Tử nhóm Xuân Thu Nhã Tập, tất nhà thơ phong trào Thơ Mới người tỉnh táo Họ buồn, họ biết họ buồn Họ nhớ, họ biết họ nhớ Hơn nữa, họ biết rõ lý họ buồn họ nhớ Xn Diệu có lần viết: “Hơm trời nhẹ lên cao / Tơi buồn khơng hiểu buồn” Vờ vĩnh thôi, ông hiểu hết: nỗi buồn vơ cớ thật nảy từ khung cảnh “trời nhẹ lên cao” “êm êm chiều ngẩn ngơ chiều” Lưu Trọng Lư, “Nắng mới”, thường đau đáu nhớ người mẹ khuất Ông nhận nỗi nhớ dậy lên lần có nắng lần có tiếng gà trưa xao xác gáy Nỗi nhớ lặp lặp lại, đặn, có quy luật, theo chu kỳ định: “Mỗi lần nắng hắt bên song / Xao xác gà trưa gáy não nùng / Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng” Xin lưu ý đến chữ “mỗi lần” Nghe nịch Và giả tạo Huy Cận nhớ nhà: ông biết ơng nhớ; ơng biết ơng nhớ: trước mắt, cảnh “tràng giang buồn điệp điệp”, mây bạc đùn cao dãy núi xa, chim bay lẻ loi trời rộng Ông thừa tỉnh táo để so đo nỗi nhớ ông với nỗi nhớ Thơi Hiệu Thơi Hiệu phải nhìn cảnh “n ba thâm xứ” nhớ nhà, ơng “khơng khói hồng nhớ nhà” Nói cách khác, nhà thơ sống lúc hai người khác nhau: người cảm xúc người khác đứng ngồi, nhìn ngắm, phân tích, so sánh, lý giải, cắt nghĩa người cảm xúc Các nhà thơ phong trào Thơ Mới cá thể, cảm xúc lý mà tơi độc Tự coi thiên tài, người đặc biệt đa cảm nhạy cảm, nhà thơ thường không nhận đáng tri âm Hàn Mặc Tử than thở: “khơng có lấy người hiểu mình” (7) Người đọc đám tục tử Do đó, nhà thơ lạc lồi, bơ vơ Họ, nói theo Xn Diệu Huy Cận, giống ải quan xa, đảo biển khơi hay hoa hẽm núi, “đây hay dựng chòi độc” (Huy Cận); nói theo Đinh Hùng, giống người nguyên thuỷ: “Ta lạ hết / Lạ tình cảm, lạ đời chung, cách sống”; nói Vũ Hoàng Chương: “Lũ đầu thai lầm kỷ / Một đôi người u uất nỗi chơ vơ” Họ tâm với trăng sao, với buổi chiều quạnh quẽ Chế Lan Viên mơ ước đến tinh cầu giá lạnh; Vũ Hoàng Chương “đêm đêm [ ] dõi cao / tìm quê hương lạ nào”; Huy Cận muốn “ngoảnh lưng sự”; Hàn Mặc Tử muốn “đi, vào vô tận” Thơ họ làm để đối thoại với người đọc mà để tác động lên người đọc khiến người đọc phải mềm lòng phải nao nao, phải ngẩn ngơ theo tiếng trầm, tiếng bổng điệu thơ họ Đó lý lời Tựa tập “Điêu tàn”, Chế Lan Viên viết: “Đọc tập Điêu tàn xong, lòng anh dửng dưng khơng có lấy sóng gió xin anh cầu khẩn tất Thiêng liêng, Cao tha tội cho phạm nhân Nếu sách đọc xong mà Buồn, Chán, Hãi hùng ùa đến bọc lấy hồn anh, làm cho anh phải cười, phải gào, phải khóc xin anh hẹp hòi mà cười cho mênh mơng, gào cho vỡ cổ, khóc cho hê, gửi cười, gào, khóc cho khơng trung Tơi nằm ngủ nghe được, tung mây ngồi dậy, vồ lấy quà quý báu say sưa, ngây ngất, điên cuồng vỗ lên đầu Khuê, Đẩu, lên Nguyệt cầu mà bảo chúng rằng: - Ha ha! bay ơi! Lồi người thành thi sĩ ta rồi.” (8) Xin lưu ý: phân tích tính chất cảm lý trước, tập trung vào giai đoạn 193245 mà thơi Sau này, hình ảnh nhà thơ có nhiều thay đổi Còn thay đổi thì…xin tính sau Chú thích: Xem Hồi Thanh & Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, tr 52; Lê Đình Kỵ (1993), Thơ Mới, bước thăng trầm, nxb Hồ Chí Minh (tái bản), tr 46-48; Trần Đình Sử, “Thơ Mới đổi thi pháp thơ trữ tình tiếng Việt”, Tạp chí Văn Học (Hà Nội) số (11&12.1993), tr 11-15 1.Nam Chi (1989), “Những đóng góp Thế Lữ vào phong trào Thơ Mới”, Đoàn Kết (Paris) số 420, tr 25-29 2.Đỗ Lai Thuý (1992), Con mắt thơ, nxb Lao Động, Hà Nội, tr 35-36 3.Đặng Anh Đào (1994), “Văn học Pháp gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930-45”, Tạp chí Văn Học (Hà Nội), số 7.94, tr 1-5 4.Dẫn theo Chế Lan Viên Các nhà văn nói văn, tập 2, Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên, nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986, tr 5.Nam Chi (1989), dẫn, tr 25 6.Hàn Mặc Tử, Chơi mùa trăng, sđd, tr 36 7.Chế Lan Viên, Điêu Tàn, tài liệu dẫn, tr 66 Baudelaire mốc vĩ đại lịch sử thơ Pháp Có xem mốc quan trọng nhất, từ lịch sử thơ Pháp chia thành hai thời kỳ: trước sau Baudelaire Trong tiểu luận Hoài Thanh, tên nhà thơ nhắc đến chín mười lần (trong nhà thơ Pháp khác nêu tên đơi lần) Hồi Thanh đặc biệt ý đến hấp dẫn lạ thường Baudelaire tài trẻ Thơ Mới Một loạt nhà thơ trẻ "bị ám ảnh Baudelaire" Xuân Diệu học Baudelaire "một nghệ thuật tinh vi Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên "đều chịu nặng ảnh hưởng Baudelaire" Sau Chế Lan Viên xác nhận: "Từ thời gian gần thấy nói Baudelaire" (1) ơng thú nhận: "Tơi yêu Baudelaire từ bé, yêu tác giả Ác Hoa (Fleurs du mal) từ buổi hoa niên " (2) Đáng ý cách Hoài Thanh giải thích tượng ngơi Thế Lữ sớm bị lu mờ "Lúc (khoảng năm 1936 H.N.H.) Thế Lữ tìm đến Baudelaire, nguồn thơ Thế Lữ cạn không kịp thời đại" Từ đặt câu hỏi: giả sử người làm Thơ dừng lại chủ nghĩa lãng mạn, dừng lại Lamartine, Victor Hugo giả sử họ Baudelaire chủ nghĩa tượng trưng, thơ Pháp hậu lãng mạn phong trào thơ sao? Trên thực tế, với thơ mới, thơ đại Việt Nam có mặt nghệ thuật "sau Baudelaire" (để tránh tên riêng ngoại quốc, gọi "hậu tượng trưng") Những thi pháp, quan điểm tư tưởng nghệ thuật Baudelaire tác giả Thơ tâm đắc? Trước hết phải nói đến quan niệm "tương ứng giác quan" (correspondance des sens) Câu thơ tiếng Baudelaire "Les parfums les couleurs et les sons se répondent" (Những mùi hương, màu sắc âm đáp ứng với nhau) Xuân Diệu lấy làm đề từ cho thơ Tuy nhiên, quan niệm "tương ứng giác quan" - hiểu theo nghĩa đen, cách giản đơn - để lại Thơ Mới vài ba tổ hợp tứ lạ "long lanh tiếng sỏi" Xuân Diệu "màu sắc âm thanh" Chế Lan Viên Sự tương ứng cốt yếu tương ứng "âm thanh" "ý nghĩa", từ Valéry đưa định nghĩa trứ danh: "Thơ giao động âm ý nghĩa" Trong "Thơ cũ" hiểu theo nghĩa hẹp mà Hoài Thanh xác định cho từ "cặn bã lối thơ đến lúc tàn" - ý nghĩa thơ tạo từ nghĩa hầu hết có sẵn từ tính nhạc thơ tạo âm từ lựa chọn, đặt cốt khuôn theo thi điệu có sẵn (miễn niêm luật), thành "thơ cũ" âm ý nghĩa bị tách ra, thứ đường Vì từ sử dụng với ý nghĩa thơng thường, có sẵn nên nội dung thơ "tầm thường", âm từ khn vào thi điệu có sẵn nên nhạc điệu thơ "trống rỗng" Trong Thơ hơn, "tinh hoa" Thơ "sự giao động âm ý nghĩa" trở thành nguyên tắc sáng tạo quan trọng Trong Thơ mới, "nghĩa thông thường, có sẵn" từ sử dụng làm chỗ dựa (chứ không bị vứt bỏ), điều quan trọng hàm nghĩa mà nhà thơ tạo cho từ phép dùng từ mới, phép đặt câu nhạc điệu thơ Âm từ đưa vào tiết tấu nhằm biểu nhạc điệu tâm hồn riêng nhà thơ Từ nhạc điệu thơ tinh tế luôn độc đáo Baudelaire nhà thơ tượng trưng có ý thức khai thác nhạc điệu để tạo "khơng khí" ám gởi "tâm trạng" Tắm "khơng khí" "tâm trạng" bàng bạc thơ, từ sắc thái biểu cảm hàm nghĩa sâu xa, bất ngờ Chính nhạc điệu huyền diệu hàm nghĩa phong phú Thơ tương phản với "cái tầm thường mênh mông" "trống rỗng đồ sộ" "thơ cũ" Những nhà thơ tượng trưng cá tính sáng tạo khác nhau, điều thống họ lại quan tâm đến nhạc điệu tinh tế thơ "Cái đặt tên chủ nghĩa tượng trưng lại có ý định chung cho nhiều dòng họ thi sĩ (thù địch với nhau) khai thác tính nhạc cho thơ họ thêm hay" (Valéry) Khơng phải ngẫu nhiên Thơ đạt tới tuyệt tác thơ nội dung trực tiếp nhạc cảm: Nhị hồ, Nguyệt cầm (Xuân Diệu), Thu (Chế Lan Viên), Tỳ bà (Bích Khê) Đem quy quan niệm "tương ứng giác quan" vào thủ pháp ghép loại cảm giác với loại cảm giác khác đơn giản Nên gọi "tổng hòa giác quan" (synesthésie) hơn, triết học Đó cách hiểu Phùng Văn Tửu: "Baudelaire muốn ta lưu tâm đến mối tương quan huyền bí tạo nên "sự thống âm u sâu xa" vũ trụ, vượt cảm nhận hời hợt giác quan thông thường" (3) Chỉ sở quan niệm triết học hiểu thi pháp quan trọng thơ tượng trưng thơ đại nói chung, chuyển kênh mau lẹ táo bạo tư thơ Chẳng hạn hai câu thơ kết thúc trường ca Mỵ Châu, Trọng Thủy Xuân Diệu: Lạy cha lại, thiếp theo chàng Tôi chết rồi, em thương Chỉ hai câu thơ mà lần chuyển kênh đột ngột tư thơ tác giả Trong câu thơ đương nói với cha chuyển sang nói với chàng(chuyển từ kênh cha - sang kênh thiếp - chàng), chuyển từ lời nói trực tiếp ("lạy cha lại") sang lời nói tâm tưởng ("thiếp theo chàng") Từ câu thơ đến câu thơ có chuyển "cõi", từ "cõi đương sống" đến "cõi chết rồi" Chỉ hai câu thơ, thứ chuyển cách xưng ba lần: xưng "thiếp", xưng "tôi" lại xưng "em" Giữa quan hệ "thiếp chàng" quan hệ "anh em" "cuộc biến thiên lớn lịch sử Việt Nam từ mươi kỷ" Xen vào hai quan hệ "tơi chết rồi": "tơi" quan hệ với Hồi Thanh có nói đến xuất "tôi" thơ Tôi "nàng", "cô em", "em" "tơi" tương đối "Tơi chết rồi: "tơi" tuyệt đối Cảm giác cô đơn cá nhân - cảm hứng chủ đạo Thơ bộc lộ đầy đủ quan hệ "tơi" Mọi bi kịch có xung quanh câu chuyện Mỵ Châu, Trọng Thủy bị lu mờ trước cảm giác cô đơn tuyệt đối Mỵ Châu Với "tôi chết rồi" Xuân Diệu cao Tự lực văn đoàn phong trào Thơ ông đầu Tư thơ liên tiếp chuyển kênh tạo thơ Hoàng Cầm thi pháp trước sau giữ dáng dấp "tượng trưng": thi pháp "những từ ngữ khơng ngờ đặt cạnh nhau, hình ảnh khơng ngờ tiếp nối để xuất thi tứ không ngờ nhạc điệu không ngờ", thi pháp "những mạch liên tưởng khó nắm bắt" Có nhiều cách hiểu tượng trưng văn học nghệ thuật Theo nghĩa thông thường nhất, tượng trưng loại hình tượng tạo nhiều liên tưởng xa xơi, bất ngờ, có sức ám gợi hàm nghĩa sâu xa, ám gợi tâm trạng Tượng trưng sáng tạo suy nghiệm thường có nội dung huyền bí Baudelaire có cách hiểu riêng ông tượng trưng: "Trong số trạng thái tâm hồn có tính chất siêu nhiên, chiều sâu sống bộc lộ toàn vẹn cảnh tượng bày trước mắt người, tầm thường Cảnh tượng tượng trưng sống" (5) Trong thơ Hàn Mặc Tử có cảnh tượng - bình thường thơi - nhà thơ tâm hồn đồng điệu với Baudelaire linh nhãn riêng nhìn thấy bi kịch chiều sâu sống lòng người Chẳng hạn Trăng tự tử, cảnh tượng trăng vỡ chìm "lòng giếng lạnh" trở thành tượng trưng có ma lực ám gợi ghê gớm Trong thơ có hình tượng tinh tế, xác đến ám gợi bi kịch lòng người âm u đến vậy: vầng trăng rơi rụng chìm vỡ giếng lạnh lòng (có thể hiểu lòng giếng lạnh nên trăng tự tử) "nhảy ùm xuống giếng" (một hành động tuyệt vọng) để "vớt xác trăng lên" (một cử sám hối) Một bi kịch lớn - tuyệt vọng mang lòng nhân hậu, tuyệt vọng "thanh lọc" tuyệt vọng thủy chung, mà thủy chung tuyệt vọng Một bi kịch muôn thuở - chả có mối tình "vầng trăng vỡ chìm giếng lạnh lòng mình" Một bi kịch phổ biến Khơng lĩnh vực tình yêu Trong biến Đơng Âu vừa qua, khơng người cộng sản "nhảy ùm xuống giếng" "vớt xác trăng lên" Tư tưởng mỹ học Baudelaire tuyệt đối hóa đối lập Tự nhiên Nghệ thuật Tự nhiên "Khơng cả" (le Rien) Tư nhiên khơng thể Đẹp, tự nhiên tồn Cái đẹp nhân tạo Trong Baudelaire 28 câu hỏi, mục thích loại hoa nào? nhà thơ trả lời: thích hoa hồng giả Baudelaire không thừa nhận đẹp tự nhiên người phụ nữ Theo ơng, "sự hóa trang son phấn" người phụ nữ nâng lên thân tự nhiên Những người thuộc Sécnusevxki, xin vội phê phán mỹ học Baudelaire, thích "hoa hồng giả", thừa nhận "cái đẹp son phấn" - cách nói nghịch lý đưa đòi hỏi cao (mà đáng) gia cơng nghệ thuật sáng tạo Đẹp Đó gia cơng tạo dáng - hình dáng thơ, dáng dấp câu thơ, kết cấu âm Trong thơ "sau Baudelaire" yếu tố (vẫn gọi hình thức, thực khơng hình thức), có giá trị ngang với nội dung ý nghĩa thơ Thành có câu thơ người đọc chưa kịp hiểu ý nghĩa cảm thấy hay, chí chưa hiểu ý nghĩa mà ám ảnh Vì nghe nương tử câu hát Đã chết đêm rằm theo nước xanh Đến chưa hiểu hai câu thơ ngày thấy hay Về câu hỏi: "Yêu thích nhà thơ cả?" Baudelaire trả lời: "Gautier, Gautier, Gautier" (7) Theophile Gautier (1811-1872), nhà thơ bậc thầy trường phái Parnasse trọng trau dồi hình thức tới mức "tơn thờ hình thức, coi trọng "nghệ thuật", "coi trọng nghệ thuật nghệ thuật tới mức xướng lên quan điểm "nghệ thuật vị nghệ thuật", mà Hoài Thanh người phát ngôn nhiệt thành Quan điểm "vị nghệ thuật", dẫn tới xa rời chủ đề nhân sinh quan trọng Mặc khác, quan điểm với "tơn thờ hình thức" đưa đòi hỏi cao gia cơng nghệ thuật điêu luyện tay nghề Thơ, Văn nghệ thuật "làm thơ", "viết văn" nghề Baudelaire nhà thơ tượng trưng có ý thức sâu sắc điều Nghệ thuật điêu luyện thơ Baudelaire trả giá "sự lao động khủng khiếp" nhà thơ câu thơ văn Muốn hiểu đầy đủ chủ nghĩa tượng trưng cần tìm hiểu chủ nghĩa ấn tượng đời gần thời gian (phần ba cuối kỷ 19), có quan hệ thân thuộc có nguồn gốc chung hội họa Chủ nghĩa ấn tượng trước hết triết lý thời gian Người nghệ sĩ ấn tượng chủ nghĩa lắng nghe sống tại, mong manh, bứt khỏi khứ lỗi thời ngả sang tương lai vô định, gây tâm trạng sầu muộn, với suy tư nặng nề đau đớn Đó tri giác thời gian Xuân Diệu giây phút tình yêu cảm thấy "tình non già rồi", "sắp già rồi", cảm thấy "tình thành xưa", "trong gặp gỡ có mầm ly biệt" Người nghệ sĩ ấn tượng chủ nghĩa quan tâm đến đẹp "thoáng qua", "đương tan biến" sống giây phút Thường tri giác mơ hồ khó khăn nắm bắt lại phải ghi lại cách xác Thiếu xác này, thơ ấn tượng, thơ tượng trưng dễ biến thành thứ "mây mù", đó, nói Hồi Thanh, "mới đầu hay hay, dần lâu hồ ngạt thở" Baudelaire đặt yêu cầu cao xác thơ, để đạt xác ơng đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng từ cách đích đáng uyên bác Làm "mây mù" khơng phải khó, "chính xác" thách đố thi tài Khơng q ca mờ xám Ở vừa xác lại vừa mơ hồ (8) Verlaine0 Flaubert nêu lên "mối quan hệ tất yếu, từ xác từ có tính nhạc" (9) Mỗi lần đổi mới, thơ thường mở cửa văn xuôi tràn vào Hồi Thanh nói đến tượng văn xi tràn vào Thơ tàn phá Trước thành tựu rực rỡ Thơ khơng đặt câu hỏi? ngăn chặn phá phách văn xi? Trước hết phải nói đến tài thơ nhạy cảm với vô lối, tầm thường mà văn xuôi đưa vào địa hạt thơ Thứ đến di sản cổ điển thơ Việt thơ Trung Hoa mà hội lĩnh sâu sắc bảo đảm cho người làm thơ phân biệt "thơ" "không phải thơ" Ngồi khơng thể khơng kể đến ý thức nghề nghiệp đòi hỏi cao gia cơng nghệ thuật, tính xác, tính nhạc tinh tế mà tác giả thơ tiếp nhận với ngưỡng mộ Baudelaire, đại diện lỗi lạc thơ tượng trưng Pháp, kể tơn thờ Hình thức, tơn thờ Đẹp xem "đối trọng" ghìm hãm văn xi hóa Thơ Việt đại đứng trước xâm lăng văn chương, xâm lăng ạt mà khơng có báo động, chưa tính nhạc, tính hàm súc thơ bị đe dọa nghiêm trọng đến So với Thơ mới, thơ Việt đại - mở rộng giao lưu văn hóa phát triển mặt nghệ thuật khác, cao Để đứng vững mặt ngôn ngữ thơ tượng trưng đành chủ nghĩa tượng trưng từ lâu thuộc dĩ vãng (cũng thi pháp thơ Đường đành ngày không làm thơ Đường luật nữa) Những nhà thơ trẻ lâu làm quen gián tiếp với ngôn ngữ thơ tượng trưng qua ca từ Trịnh Công Sơn chẳng hạn có sách để đọc: tuyển tập tương đối đầy đủ thơ Hàn Mặc Tử, thơ Xuân Diệu, thơ Huy Cận, thơ Chế Lan Viên, thơ Hoàng Cầm xuất năm gần Văn hóa thơ đơn sơ quá, cộng thêm tàn phá văn xi, đưa thơ đến chốn sơn thủy tận, khơng tập thơ in ấn gần để lại cảm tưởng Chú thích Tuyển tập Chế Lan Viên, t.11, N.X.B Văn học, 1990, tr 192 Như trên, tr 64 Phùng Văn Tửu, Rembơ, Con thuyền say Tạp chí văn học số 6-1991 Phạm Thị Hoài Đọc Mưa Thuận Thành Hồng Cầm Văn hóa đời sống N.X.B T.p Hồ Chí Minh, 1991, tr.12, tr.13 Magazine litéraire No.273, Janvier 1990, p.43 Chuyển dẫn từ "Dictionaire des Oeuvres" t.1, tr.382 Xem Magazine litéraire No.273, Janvier 1990, p.43 Như Rien n'est plus cher que la chanson grise Là òu l'indécis au précis se joint Chuyển dẫn từ Tham luận Claude Simon Hội nghị Nobel 1985 Truyện ngắn thể loại văn học Nó thường câu truyện kể văn xi có xu hướng ngắn gọn, súc tích hàm nghĩa câu truyện dài tiểu thuyết Thơng thường truyện ngắn có độ dài từ vài dòng đến vài chục trang, tiểu thuyết khó dừng lại số Vì thế, tình truyện ln vấn đề quan trọng bậc nghệ thuật truyện ngắn Truyện ngắn thường tập trung vào tình huống, chủ đề định Trong đó, tiểu thuyết chứa nhiều vấn đề, phủ sóng diện rộng lớn đời sống Do đó, truyện ngắn thường hạn chế nhân vật, thời gian không gian truyện ngắn không trải dài tiểu thuyết Đôi truyện ngắn khoảng khắc sống Ví dụ truyện ngắn kể Nhà chứa Tellier Maupassant thời gian 24 giờ; Lời phán Kafka xảy vài tiếng Trong tiểu thuyết Đi tìm thời gian có thời gian cốt truyện khoảng 40 năm đến tận ba nghìn trang Tiểu thuyết Chiến tranh hòa bình có tới 500 nhân vật Paul Bourget, nhà văn nhà phê bình Pháp kỷ 20 có nhận định hai thể loại trên, qua giải thích phần chênh lệnh số trang chúng: "Phong cách truyện ngắn tiểu thuyết khác Phong cách truyện ngắn thuộc tình tiết Cái tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn tách ra, làm lập lại Các tình tiết mà dãy làm nên đối tượng tiểu thuyết, tiểu thuyết làm ngưng kết chúng, nối chúng lại với Tiểu thuyết tiến hành thông qua triển khai, truyện ngắn thơng qua tập trung Truyện ngắn độc tấu Tiểu thuyết giao hưởng" Như vậy, thông thường tiểu thuyết phải dài truyện ngắn Song tác phẩm dày tiểu thuyết Một tác phẩm dài hay ngắn tương đối để phân biệt Phần quan trọng để gọi tiểu thuyết cấu trúc Có hai cách để phân biệt truyện ngắn hay tiểu thuyết: • • Căn theo số trang mà truyện in Căn theo cách viết truyện: Tiểu thuyết hay truyện dài triền miên theo thời gian, đơi có quãng hồi ức trở ngược lại Truyện ngắn gây cho người đọc nút, khúc mắc cần giải đáp Cái nút ngày thắt lại đến đỉnh điểm đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hê, hết băn khoăn Phương Đông Trung Quốc Nhật Bản, trước người ta coi truyện ngắn thuộc thể loại tiểu thuyết, gọi "tiểu thuyết đoản thiên" để phân biệt với loại tiểu thuyết chương hồi dài tập hay "tiểu thuyết trường thiên" Người Việt nam ngày dùng từ truyện ngắn để "tiểu thuyết đoản thiên" tiểu thuyết để "tiểu thuyết trường thiên" Phương TÂY phương Tây, thể loại truyện ngắn đời tương đối muộn, xuất tạp chí xuất đầu kỷ 19, phát triển lên đến đỉnh cao nhờ sáng tác xuất sắc văn hào E.T.A Hoffmann Anton Chekhov, sau trở thành hình thức nghệ thuật lớn văn học kỷ 20 Mặc dù, trước đó, truyện ngắn tồn hình thức truyền miệng truyền thống dân gian truyện ngụ ngơn, đến có xuất ạt tầng lớp độc giả biết đọc biết viết kỷ 19 phương Tây ... mạnh vào tính thẩm mĩ, sáng tạo văn học phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh biểu đời sống Văn học loại khác như: tiểu thuyết, ... mới" "tôi" tiểu tư sản Cuộc khủng bố trắng man rợ để quốc bạo động Yên bái cao trào Xô viết Nghệ tĩnh gây nên tâm trạng hoang mang cực độ lớp tiểu tư sản Do chất yếu đuối, người trí thức tiểu tư... điện), trường học, cáo chung khoa cử cũ (vào năm 1918), phổ biến chữ quốc ngữ (cấu trúc theo mẫu tự Latin), phổ biến tiếng Pháp, văn học đại (thơ, tiểu thuyết, kịch), nghệ thuật (hội hoạ, âm nhạc…),

Ngày đăng: 03/12/2017, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w