Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải được đặt lên hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngày nay do tình hình phát triển nhanh chóng về công nghệ khoa học trên thế giới, của kinh tế thị trường và sự hội nhập với nền kinh tế thế giới thì chất lượng ngày càng được nâng cao, hoàn thiện trên tất cả mọi mặt. Trong thực trạng đất nước ta hiện nay, thì tình hình khoa học công nghệ vẫn còn lạc hậu, có khoảng cách xa với công nghệ thế giới. Mặt khác, cơ chế quản lý, đầu tư chưa thỏa đáng nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa sản phẩm, dịch vụ trong nước và trên thế giới. Do đó đây chính là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với Công ty in Khoa học kỹ thuật nói riêng. Với sự đòi hỏi nâng cao chất lượng cuộc sống đi đôi với việc nâng cao tri thức thì nhu cầu về sách vở, báo chí, các ấn phẩm cao cấp…ngày càng được nâng cao về nội dung, thể loại, chất lượng sản phẩm. Thực tế này đã đòi hỏi Công ty in Khoa học kỹ thuật phải nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, đầu tư công nghệ, kỹ năng quản lý… Như vậy vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật là một vấn đề cơ bản, quan trọng ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của Công ty. Xuất phát từ lý luận trên và qua quá trình thực tập tại Công ty em đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật.” cho bài báo cáo thực tập của mình. Trong bài báo cáo này em xin trình bày những nội dung chính sau: Chương I : Lí luận chung về sản phẩm và chất lượng sản phẩm Chương II : Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty in Khoa học kỹ thuật Chương III : Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC Lời mở đầu 4 Chương I .6 Lí luận chung về sản phẩm và chất lượng sản phẩm 6 I. Các vấn đề cơ bản về sản phẩm 6 1. Khái niệm về sản phẩm 6 2. Phân loại sản phẩm 7 II. Khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm 8 1. Khái niệm và vai trò về chất lượng sản phẩm .8 1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm .8 1.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm 10 2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm 12 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm .13 3.1. Những nhân tố thuộc môi trường bên ngoài .13 3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 15 4. Chi phí chất lượng 17 Chương II .19 Thực trạng hoạt động sản xuất tại Công ty in 19 Khoa học kỹ thuật 19 I. Giới thiệu tổng quan về Công ty 19 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty in Khoa học kỹ thuật .19 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 21 3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Công ty .22 II. Thực trang hoạt động sản xuất của Công ty 28 1. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua .28 SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2. Trình độ áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất . .32 2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm .32 2.2. Đặc điểm thiết bị của Công ty 34 Chương III 35 Thực trạng về chất lượng sản phẩm của Công ty in .35 Khoa học kỹ thuật 35 1. Một số nét về chất lượng sản phẩm của Công ty 35 2. Tình hình thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật .38 2.1. Từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng sản phẩm. .39 2.2. Tình hình cung ứng nguyên vật liệu .40 2.3. Tình hình cải tiến máy móc thiết bị 42 2.4. Đào tạo nâng cao trình độ cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty .42 2.5. Thực hiện chế độ khen thưởng đối với công nhân viên .43 3. Những ưu điểm trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty in Khoa học kỹ thuật .44 4. Những khó khăn còn tồn tại ở Công ty in Khoa học kỹ thuật .45 5. Nguyên nhân của những tồn tại 46 Chương III 50 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật .50 I. Phương hướng phát triển của Công ty in Khoa học kỹ thuật .50 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật .51 1. Đối với Công ty 51 1.1. Xây dựng chiến lược chất lượng sản phẩm hợp lý .51 1.2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 52 1.3. Tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, TQM 53 1.4. Đầu tư nâng cao công nghệ sản xuất 54 1.5. Cung ứng nguyên vật liệu kịp thời và đảm bảo chất lượng 56 SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty về kiến thức chuyên môn cũng như trong quản lý chất lượng 58 1.7. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm 60 1.8. Áp dụng chế độ thưởng phạt nhằm tạo động lực cho cán bộ công nhân viên .61 2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước .63 2.1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm 63 2.2. Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất 65 Kết luận .68 Danh mục tài liệu tham khảo 69 SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lời mở đầu Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải được đặt lên hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngày nay do tình hình phát triển nhanh chóng về công nghệ khoa học trên thế giới, của kinh tế thị trường và sự hội nhập với nền kinh tế thế giới thì chất lượng ngày càng được nâng cao, hoàn thiện trên tất cả mọi mặt. Trong thực trạng đất nước ta hiện nay, thì tình hình khoa học công nghệ vẫn còn lạc hậu, có khoảng cách xa với công nghệ thế giới. Mặt khác, cơ chế quản lý, đầu tư chưa thỏa đáng nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến sự cạnh tranh giữa sản phẩm, dịch vụ trong nước và trên thế giới. Do đó đây chính là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với Công ty in Khoa học kỹ thuật nói riêng. Với sự đòi hỏi nâng cao chất lượng cuộc sống đi đôi với việc nâng cao tri thức thì nhu cầu về sách vở, báo chí, các ấn phẩm cao cấp…ngày càng được nâng cao về nội dung, thể loại, chất lượng sản phẩm. Thực tế này đã đòi hỏi Công ty in Khoa học kỹ thuật phải nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, đầu tư công nghệ, kỹ năng quản lý… Như vậy vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật là một vấn đề cơ bản, quan trọng ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của Công ty. Xuất phát từ lý luận trên và qua quá trình thực tập tại Công ty em đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật.” cho bài báo cáo thực tập của mình. Trong bài báo cáo này em xin trình bày những nội dung chính sau: Chương I : Lí luận chung về sản phẩm và chất lượng sản phẩm Chương II : Thực trạng hoạt động sản xuất của Công ty in Khoa học kỹ thuật Chương III : Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương I Lí luận chung về sản phẩm và chất lượng sản phẩm I. Các vấn đề cơ bản về sản phẩm 1. Khái niệm về sản phẩm Trong nền kinh tế hàng hoá sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường. Mỗi sản phẩm có một đặc tính riêng nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ thì nhu cầu của con người về các sản phẩm càng lớn về cả số lượng, chất lượng, mẫu mã. Sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn cả về tinh thần. Hiện nay khái niệm về sản phẩm được nhiều người biết đến và được sử dụng nhiều nhất là theo ISO 9000: 2000 thì sản phẩm được định nghĩa là “kết quả của các hoạt động hay các quá trình”. Như vậy tất cả mọi hoạt động đều tạo ra sản phẩm, bao gồm những hoạt động sản xuất ra những vật phẩm vật chất cụ thể và những hoạt động tạo ra dịch vụ. Một doanh nghiệp tạo ra một yếu tố vật chất hay một hoạt động nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp mình đều được gọi là đã tạo ra sản phẩm. Sản phẩm được tạo ra từ hai bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm. Phần cứng của sản phẩm là các thuộc tính vật chất hữu hình được biểu hiện dưới một hình thức cụ thể như nguyên vật liệu đã chế biến, sản phẩm được lắp ráp. Thuộc tính phần cứng phản ánh giá trị sử dụng như chức năng, công dụng kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm. Phần cứng phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, lao động, vốn đầu tư trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Phần mềm của sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ cung cấp cho SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp khách hàng như các yếu tố về thông tin, các khái niệm, các dịch vụ đi kèm… nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm lý xã hội của khách hàng. Phần mềm nâng cao việc thu hút khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ngày nay thì chính phần mềm tạo ra rất nhiều lợi thế trong cạnh tranh, nó càng ngày càng trở nên quan trọng và mang tính đặc trưng của mỗi sản phẩm. 2. Phân loại sản phẩm. Trong đời sống của con người, nhu cầu về vật chất và tinh thần là rất lớn và càng ngày càng được nâng cao. Đi đôi với điều này thì sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu đó cũng phải được hoàn thiện hơn về mọi mặt. Các doanh nghiệp sản xuất ra hàng trăm nghìn các loại sản phẩm với những chức năng tên gọi, công dụng khác nhau. Để đảm bảo công tác quản lý thì việc phân loại sản phẩm là rất cần thiết, có thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau như thời gian, lĩnh vực, mục đích, công dụng…nhưng cách phân loại phổ biến nhất, tiện lợi nhất là căn cứ vào công dụng và chức năng của sản phẩm. Theo mục đích sử dụng, sản phẩm được chia làm 3 loại: sản phẩm dùng để đáp ứng nhu cầu của sản xuất sản phẩm, sản phẩm dùng để tiêu dùng và sản phẩm dùng để bán. Mỗi loại sản phẩm lại chia thành những nhóm nhỏ để đáp ứng với những đòi hỏi cụ thể như về giá trị sử dụng, yêu cầu bảo quản, quản lý… Trong quản lý sản phẩm có thể được chia thành sản phẩm hữu hình và sản phẩm vô hình. Trong đó sản phẩm hữu hình là những vật thể hay hàng hoá có ích chiếm dụng một khoảng không gian nhất định nhằm đáp ứng một hoặc một số nhu cầu của con người, chúng là những hàng hoá và vật thể đem bán trên thị trường phục vụ cho khách hàng. Ví dụ như ôtô, xe máy,quần, áo… Còn sản phẩm vô hình là những dịch vụ, tiện nghi hoặc các SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quyết định có giá trị. Dịch vụ là những sản phẩm được tạo nên bởi sự cảm nhận của người tiêu dùng như dịch vụ cắt tóc, dịch vụ chở xe. Các quyết định cũng là những sản phẩm không có hình dáng cụ thể, người bị tác động chỉ có thể cảm nhận được sau một thời gian nhất định. II. Khái niệm cơ bản về chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp muốn tối đa lợi nhuận thì phải cạnh tranh với nhau trên mọi phương diện. Trong đó vấn đề chất lượng sản phẩm là vấn đề chủ chốt và luôn luôn được đánh giá là mục tiêu hàng đầu để giành thắng lợi. Với mục tiêu của các doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận cao thì vấn đề chất lượng sản phẩm đã được nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền ở nhiều lĩnh vực với nhiều phương tiện khác nhau. 1. Khái niệm và vai trò về chất lượng sản phẩm 1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là khái niệm đã xuất hiện từ lâu, và được sử dụng rất rộng rãi trên nhiều lĩnh vực và thông dụng hàng ngày. Đã có rất nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau trong vấn đề này. Chất lượng sản phẩm là một chủ đề rất rộng và phức tạp, phản ánh nhiều chỉ tiêu tổng hợp. Do đặc điểm này mà đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Mỗi quan niệm đều có những căn cứ khoa học khác nhau, gắn với những thực tiễn nhất định. Tùy thuộc vào góc độ xem xét, quan niệm mỗi nơi, và vào từng giai đoạn khác nhau mà người ta đưa ra nhiều khái niệm về chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một số quan điểm thường được đề cập đến. Xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Các nước trong hệ thống XHCN trong giai đoạn cũ cho rằng: “Chất lượng là một hệ thống đặc trưng SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giá trị sử dụng của nó.” Quan điểm này về cơ bản đã phản ánh đúng được mức độ chất lượng sản phẩm mà nó đạt được nhưng chưa phản ánh được biến động của nhu cầu trên thị trường với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp. Theo quan niệm của những nhà sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Với quan điểm này thì các nhà sản xuất sễ đề ra chỉ tiêu chất lượng và có sự điều chỉnh trong quá trình sản xuất nhằm đạt được chỉ tiêu đề ra. Nói một cách chung nhất thì nâng cao chất lượng sản phẩm là nhằm đặt mục tiêu thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. Do đó quan điểm chất lượng phải được nhìn nhận một cách khách quan xem người tiêu dùng muốn sản phẩm có những đặc tính gì. Những quan niệm đó được gọi là quan niệm chất lượng sản phẩm xuất phát từ người tiêu dùng. Nó được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Theo nhà kinh tế học phương tây Feigenbaum: “Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.” Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ người tiêu dung sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Theo A.P.Viavilov, một chuyên gia quản lý chất lượng ở Liên Xô cũ thì: “Chất lượng là một tập hợp những tính chất của sản phẩm chứa đựng mức độ thích ứng của nó để thoả mãn những nhu cầu nhất định theo công dụng của nó với những chi phí xã hội cần thiết”. SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Xuất phát từ tính cạnh tranh của sản phẩm thì chất lượng cung cấp những thuộc tính mang lại lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để phát huy mặt tích cực và những hạn chế của các quan điểm trên, Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) đã đưa ra khái niệm ISO 9000 về định nghĩa chất lượng: “Chất lượng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu”. Đây là định nghĩa tổng quát nhất thể hiện sự thống nhất kỹ thuậtcác thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng. Do vậy nâng cao chất lượng sản phẩm của mình sẽ phải gắn bó với các yếu tố cơ bản của thị trường như giá cả, nhu cầu, khách hàng, công nghệ. 1.2. Vai trò của chất lượng sản phẩm Hiện nay chất lượng sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng, là chỉ tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp muốn nâng cao và hoàn thiện. Nó không chỉ tác động tới sự tồn tại và phát triển trong phạm vi quốc gia mà nó còn tác động tới thị trường trong khu vực và trên thế giới. Một quốc gia có sản phẩm chất lượng tốt sẽ giúp cho nền kinh tế vững vàng và phát triển. Trong điều kiện nền công nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, kém khoảng cách xa với nhiều nước trên thế giới thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có tính cạnh tranh là rất quan trọng. Mặt khác ngày nay người tiêu dùng có nhu cầu lớn, họ có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cung ứng một cách rộng rãi hơn. Yêu cầu về chất lượng của thị trường nước ngoài rất khắt khe. Các doanh nghiệp nước ngoài có sức cạnh tranh rất lớn do chất lượng sản phẩm cao mà chi phí sản xuất lại hợp lý. Tình hình đó đặt ra những thách thức tạo cơ hội và những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và vấn đề cốt lõi là nâng cao công nghệ sản xuất. Do đó Việt Nam cần có những tác động về mọi mặt để rút SV: Phạm Thị Dung Lớp: QLKT 44B . phát triển của Công ty in Khoa học kỹ thuật. ......50 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật. ............................................................................51. lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, đầu tư công nghệ, kỹ năng quản lý… Như vậy vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty in Khoa học kỹ thuật là một