Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 2000- 2005, tiếp tục công cuộc đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Thủ đô, Quận Đống Đa đã phát huy, khai thác triệt để các tiềm năng kinh tế, huy động tối đa mọi nguồn lực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chính vì vậy, những bài học trong giai đoạn trước thực sự sẽ là những kinh nghiệm đúc rút quý báu mang tính thực tiễn cao, những bài học quý giá, tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 2006-2010 thành công, góp phần vào thực hiện những thắng lợi của Quận nói riêng và của Thành phố nói chung. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010 có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010, thực hiện thắng lợi nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ chính trị, Pháp lệnh Thủ đô và kỷ niệm trọng thể 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bước vào 5 năm tiếp theo của giai đoạn ( 2001-2010) của thế kỷ 21, thế kỷ của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Quận Đống Đa sẽ được kế thừa những thành quả phát triển của kế hoạch 5 năm 2001-2005, tiếp tục phát huy những kinh nghiệm tích luỹ trong khai thác nguồn lực, trong chỉ đạo điều hành phát triển, trong đổi mới quản lý kinh tế - xã hội, tận dụng được những cơ hội mới với vị thế là một phần của thủ đô Hà Nội. Song, cũng phải thừa nhận rằng là một bộ phận của Hà nội khi mà tình hình kinh tế xã hội Thủ đô cũng đứng trước nhiều thách thức gay gắt, trước sự biến động nhiều mặt của khu vực và thế giới, nhân dân và chính quyền quận Đống đa cũng xác định rõ những nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn 5 năm ( 2006-2010) tiếp theo. Trong đó, Quận cần tập trung vào việc bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Với vai trò quan trọng của việc tăng trưởng kinh tế quận, em quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010
Chuyên đề thực tập chuyên ngành LỜI GIỚI THIỆU Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 2000- 2005, tiếp tục công cuộc đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá Thủ đô, Quận Đống Đa đã phát huy, khai thác triệt để các tiềm năng kinh tế, huy động tối đa mọi nguồn lực và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chính vì vậy, những bài học trong giai đoạn trước thực sự sẽ là những kinh nghiệm đúc rút quý báu mang tính thực tiễn cao, những bài học quý giá, tạo cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 2006-2010 thành công, góp phần vào thực hiện những thắng lợi của Quận nói riêng và của Thành phố nói chung. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006- 2010 có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm hoàn thành nhiệm vụ kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010, thực hiện thắng lợi nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ chính trị, Pháp lệnh Thủ đô và kỷ niệm trọng thể 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bước vào 5 năm tiếp theo của giai đoạn ( 2001-2010) của thế kỷ 21, thế kỷ của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Quận Đống Đa sẽ được kế thừa những thành quả phát triển của kế hoạch 5 năm 2001-2005, tiếp tục phát huy những kinh nghiệm tích luỹ trong khai thác nguồn lực, trong chỉ đạo điều hành phát triển, trong đổi mới quản lý kinh tế - xã hội, tận dụng được những cơ hội mới với vị thế là một phần của thủ đô Hà Nội. Song, cũng phải thừa nhận rằng là một bộ phận của Hà nội khi mà tình hình kinh tế xã hội Thủ đô cũng đứng trước nhiều thách thức gay gắt, trước sự biến động nhiều mặt của khu vực và thế giới, nhân dân và chính quyền quận Đống đa cũng xác định rõ những nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn 5 năm ( 2006-2010) tiếp theo. Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 1 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Trong đó, Quận cần tập trung vào việc bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, góp phần xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Với vai trò quan trọng của việc tăng trưởng kinh tế quận, em quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là mong muốn tìm hiểu về hiện trạng tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa, từ đó rút ra một số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế quận tăng trưởng hơn , phát huy tối đa tất cả các nguồn lực của quận và của nhà nước giành cho trong quá trình phát triển của đất nước. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của chuyên đề gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế của quận Đống Đa, tất cả các lĩnh vực mà ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của quận. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao quát tất cả các phạm vi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của quận Đống Đa trong những năm gần đây (2001- 2005) Nội dung và kết cấu chuyên đề Lời mở đầu Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 2 Chuyên đề thực tập chuyên ngành ChươngI: Quản lý Nhà nước và tăng trưởng kinh tế Chương II: Thực trạng tăng trưởng kinh tế quận Đống Đa và vai trò quản lý Nhà nước của Quận Chương III. Giải pháp quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quận Đống Đa đến năm 2010 Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 3 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Chương I: Quản lý Nhà nước và tăng trưởng kinh tế quận I. Tăng trưởng kinh tế quận 1. Khái niệm Kinh tế quận là một khái niệm bao quát cả ba lĩnh vực: tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất quận. Đây là ba khía cạnh có quan hệ mật thiết, luôn luôn liên kết và tác động lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế là nhân tố có tính chất quyết định đối với sự phát triển quận. Do đó, nắm bắt rõ và sâu sắc khái niệm về tăng trưởng kinh tế quận là điều kiện tiên quyết, cần thiết nhất nhằm phát triển các đề xuất về sau. Ba điểm tựa cơ bản và chủ yếu của quận là tính cách không gian khu vực của sự thống nhất hữu cơ của thực thể kinh tế, thực thể xã hội và thực thể vật chất, các ngành kinh tế, dân số và kiến trúc. Tuy nhiên xét về mặt lịch sử phát triển quận và phương thức trưởng thành của quận thì thực thể quận trước hết là thực thể kinh tế. Tựu chung lại, tăng trưởng kinh tế quận gồm: 1 Đầu tiên, kinh tế quận là tổ hợp có hệ thống đạo lý của một số ngành kinh tế phi nông nghiệp, mà các ngành này có đặc trưng cơ bản là tập trung về địa lý, tiến bộ về công nghệ, chuyên môn hoá hệ thống tổ chức và hiệu quả kinh doanh cao - chúng không chỉ phân bố ở các ngành sản xuất vật chất và các ngành kinh doanh như công nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, mà còn gồm các ngành sinh hoạt xã hội như dịch vụ, du lịch, tiền tệ, tài chính, bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội. Đó là tính đa dạng hoặc 1 Kinh tế đô th ị- NXB Khoa Học và Kỹ Thuật-Tr117 Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 4 Chuyên đề thực tập chuyên ngành tính chất khau nhau về chất của quận, đồng thời cũng là toàn bộ cơ sở của tăng trưởng kinh tế quận. Thứ hai, kinh tế quận là tập hợp của cải xã hội với các loại dạng xét theo khía cạnh nội dung vật chất, không chỉ bao gồm các yếu tố sản xuất vật chất như đất đai, tài nguyên, vốn, sức lao động, công nghệ và thông tin; mà còn bao gồm các yếu tố sinh hoạt quận hoặc yếu tố sản xuất vật chất gián tiếp như các loại hàng hoá lưu động, các loại kiến trúc và các công trình công cộng, phúc lợi xã hội không ngừng biến đổi trong quận, đây là tế bào vật chất của quận. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau của kinh tế quận, điều kiện môi trường kinh tế xã hội khác nhau, tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất có ý nghĩa khác nhau đối với quá trình phát triển kinh tế quận. Sự phát triển các ngành kinh tế quận thời kỳ công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa, dẫn tới niên đại 50 phát sinh ở Phương Tây cuộc cách mạng xây dựng và quy hoạch quận; sự gia tăng nhanh chóng dân số quận trong các nước đang phát triển đã làm phát sinh nhiều bệnh quận. Tuy nhiên, chỉ có xem xét từ quá trình tăng trưởng giá trị của quận, từ quá trình sản xuất ra các loại của cải vật chất và dịch vụ của quận, mới thấy các ngành phi sản xuất vật chất và các ngành kết cấu hạ tầng quận, cũng có ý nghĩa quan trọng ngang hàng với ngành sản xuất vật chất trực tiếp. Tính tiên tiến của quá trình tăng trưởng kinh tế quận, không chỉ có tính hợp lý của tỷ lệ các yếu tố vật chất và tính hiệu quả cao của việc sản xuất ra các ngành sản xuất vật chất, mà còn ở tính tiên tiến và tính hợp lý của phương thức kết hợp toàn bộ các ngành kinh tế quận, nhất là giữa các ngành sản xuất vật chất với các ngành kết cấu hạ tầng, cũng như ở sự ăn khớp giữa các ngành kinh tế chủ đạo với toàn bộ các ngành kinh tế của quận. Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 5 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Tăng trưởng giá trị, tăng trưởng dân số và tăng trưởng vật chất của quận luôn quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Các ngành kinh tế hiện đại đều mang tính dung hoà kinh tế- xã hội rõ ràng, đặc tính này được biểu hiện tập trung ở sự phát triển của tổng hợp hoá, thông tin hoá, xã hội hoá của các ngành trong quận và sự tăng cường mức độ quan hệ giữa chúng. Điều này không thể không đưa chúng ta đến chỗ chúng ta phải suy nghĩ và nhận thức lại đối với cơ chế tăng trưởng kinh tế quận và chính sách đối với các ngành kinh tế đô thị. 2. Ý nghĩa Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các quận trong phạm vị thành phố, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn phát triển của bản thân quận đó. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát triển. 3. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế quận 3.1. Chỉ tiêu chung đánh giá tăng trưởng kinh tế đô thị 1 Đo lường tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề có tính bản chất của việc phân tích kinh tế quận. Cũng như muốn tìm hiểu sự thật về một sự vật thì phải làm rõ mối quan hệ biến đổi về mặt số lượng của các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Về điểm này, các nhà kinh tế học phương tây đã làm được nhiều việc. Nhưng đặt trong sự phát triển kinh tế như nước ta hiện nay, thì còn xa mới có đủ điều kiện để tiến hành phân tích thuần tuý về mặt số lượng. 1 Giáo trình Kinh tế học đô thị, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr: 141 Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 6 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Sự tăng trưởng của một nền kinh tế được biểu hiện ở sự gia tăng sản lượng hàng năm do nền kinh tế đó tạo ra. Vì vậy, số đo chung sự tăng trưởng kinh tế quận nói riêng hay đô thị và kinh tế quốc dân nói chung thường bao gồm các đại lượng sau: Sự tăng trưởng của một nền kinh tế được biểu hiện ở sự gia tăng sản lượng hàng năm do nền kinh tế đó tạo ra. Vì vậy, số đo chung sự tăng trưởng kinh tế đô thị nói riêng và tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung thường bao gồm các đại lượng: Tổng sản phẩm quốc nội(GDP), tổng sản phẩm quốc dân(GNP), sản phẩm quốc dân thuần tuý(NNP), thu nhập quốc dân sản xuất(NI), thu nhập quốc dân sử dụng(NDI). Trong đó, GDP và GDP bình quân đầu người là số đo được áp dụng rộng rãi nhất trong việc phân tích tăng trưởng kinh tế. GDP là đại lượng dùng để đo sản lượng ròng hay giá trị gia tăng của một nền kinh tế bằng các đo lường hàng hoá và dịch vụ được mua bằng tiền, không tính phần sản lượng không được mua vào và bán ra. 3.2. Các chỉ tiêu cụ thể đo lường sự tăng trưởng kinh tế quận Số đo tăng trưởng kinh tế là một vấn đề cốt lõi của kinh tế học lý luận. Số đo cụ thể sự tăng trưởng kinh tế hết sức đa dạng, tuỳ theo các mục đích khác nhau của sự phân tích mà sử dụng các đại lượng khác nhau. Tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế bất kỳ được biểu hiện ở mức tăng phần trăm hàng năm sản lượng của nó, vì vậy xét về mặt nguyên tắc để đo lường sự tăng trưởng kinh tế quận thì phải tiến hành phân tích mối quan hệ hàm số giữa mức sản lượng với các nhân tố chế ước nó. Sự phân tích được bắt đầu từ hàm sản xuất sau: Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 7 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Sản lượng = f ( vốn sản xuất, số lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật công nghệ) Theo hàm sản xuất trên thì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng nhưng trong thực tiễn khi phân tích sự tăng trưởng kinh tế quận phải chú ý nhiều hơn đến nhân tố vốn sản xuất. Quan trọng là các nhân tố sau: 3.2.1. Lượng tăng nhu cầu và lượng tăng đầu tư: Sự gia tăng đầu tư được thực hiện thông qua hai hình thức. + Một là nhu cầu hàng hoá trên thị trường kéo giá cả lên cao, nó trở thành tín hiệu chỉ đạo của việc đầu tư không đủ cho ngành đó, trong điều kiện sử dụng đầu tư còn chưa đầy đủ ,có thể gia tăng đầu tư tự chủ ( tự đầu tư của ngành, doanh nghiệp ). + Hai là, đầu tư tự chủ dẫn đến sự mở rộng cơ cấu nhu cầu của các ngành và các doanh nghiệp khác, phát sinh sự gia tăng đầu tư dẫn xuất. Quá trình vận doanh của toàn bộ cơ chế đầu tư là: Nhu cầu chủ đạo- Đầu tư tự chủ…, Nhu cầu phát sinh - Đầu tư dẫn xuất…, hình thành một quá trình phát triển tuần hoàn, không ngừng lặp đi lặp lại. Vì vậy, lượng tăng nhu cầu và lượng tăng đầu tư hàm số của nhau. 3.2.2. Hiệu suất công nghệ. Hiệu suất công nghệ ở đây đại diện cho sự ảnh hưởng lớn hay nhỏ của hình thái công nghệ và trình độ tiến bộ công nghệ kết tinh trong đầu tư đối với sự tăng trưởng kinh tế đô thị. Do đó, trong toàn bộ quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị, hiệu suất công nghệ không chỉ biểu hiện thành hệ số điều tiết của năng suất đầu tư mà còn trực tiếp là một yếu tố của tăng trưởng kinh tế. Thậm chí có trường hợp, tác dụng của nâng Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 8 Chuyên đề thực tập chuyên ngành cao hiệu suất công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế đô thị, biểu hiện thành bội số của tác dụng nân cao hiệu suất đầu tư. 3.2.3. Năng suất đầu tư cận biên và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đô thị. Đầu tư đô thị mang lại ba loại hiệu quả trực tiếp: Sáng tạo sức sản xuất, tăng gia sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất. Mà sự biến đổi năng suất cận biên của đầu tư đô thị thì quyết định bởi hai nhân tố: + Một là, sự biến đổi điều kiện tài nguyên và thị trường đô thị, đây là yếu tố sản xuất trực tiếp và là mặt có tính quyết định. + Hai là, các nhân tố có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức, quản lý… đây là mặt hiệu quả xã hội của đầu tư và tác dụng của nhân tố chính sách. Vì vậy, xét về bản chất thì năng suất đầu tư cận biên có thể tạo ra tiềm lực cho tăng trưởng kinh tế đô thị, xu thế, mô thức đầu tư và hiệu suất công nghệ có ảnh hưởng to lớn đối với sự gia tăng sức sản xuất của đô thị. 3.2.4. Sự tổn thất của sức sản xuất đầu tư. Nguyên nhân gây ra sự tổn thất này là: + Sự hạn chế của việc cung cấp các yếu tố phi vốn. Tài nguyên thiên nhiên, sức lao động; + Sự tổn thất của việc thay thế đầu tư- lợi ích cơ hội; + Sự tổn thất của việc cung cấp đồng bộ vốn ( vốn tiền tệ, vốn hàng hoá) hoặc là sự tổn thất của việc đầu tư sai lầm do cơ chế điều phối đầu tư buông lỏng gây ra. Sự biến đổi của nhu cầu thị trường cũng có thể làm cho quy mô và cơ cấu đầu tư đã được hình thành không thể hoàn toàn thích ứng với sự biến đổi đó, dẫn đến giảm thiểu tỷ suất hiện thực của năng suất đầu tư. Mặc dù như vậy, ở đây vẫn coi các loại tổn thất nói trên là một hiện Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 9 Chuyên đề thực tập chuyên ngành tượng không bình thường, mà thực ra hiện nay vẫn chưa có cách để tính toán chuẩn xác. 3.2.5 Hiệu quả ngoại vi và tài chính cộng cộng. Hiệu quả ngoại vi có nghĩa là đô thị cho phép người đầu tư khi đề ra quyết sách có thể xem nhẹ sự chênh lệch giữa hiệu quả xã hội với hiệu quả doanh nghiệp. Hiệu quả ngoại vi có thể là một lại lợi ích hoặc là một loại giá thành, vì vậy về mặt lý luận nó được chia ra thành: ngoại vi tích cực và ngoại vi tiêu cực. Đặc tính của hiệu quả ngoại vi do hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trực tiếp gây ra, nhưng xã hội lại hưởng thụ thành quả hoặc gánh chịu toàn bộ hậu quả. Ở đây, tài chính công cộng đô thị giữ vai trò quyết định, sự điều tiết của chính sách cũng có tác dụng tương đối lớn. 4. Các điều kiện để tăng trưởng Theo nhà kinh tế học người Anh Batơn đề ra ba điều kiện đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế đó là 1 : - Mức độ tương tự của cơ cấu kinh tế đô thị với cơ cấu kinh tế quốc dân. Tính tương tự này quyết định bởi độ nhạy cảm của kinh tế đô thị đối với tổng mức kinh tế quốc dân. - Tính co giãn về thu nhập của sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của đô thị. Tính co giãn thu nhập tương đối lớn chứng tỏ thu nhập quốc dân của đô thị có thể tăng trưởng càng nhanh so với thu nhập quốc dân của cả nước, còn tính co giãn thu nhập tương đối nhỏ nói lên rằng sự tăng trưởng của xuất khẩu hàng hoá đô thị gặp nhiều khó khăn. - Tính linh hoạt và tính nhạy cảm đối với sự biến động của kinh tế đô thị. Đô thị cần xây dựng một hệ thống các ngành kinh tế linh hoạt, năng 1 Kinh tế đô thị-NXB KHKT-tr129 Sinh viên: Khương Minh Ngọc Lớp QLKT 44B 10 . của việc tăng trưởng kinh tế quận, em quyết định chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010. trạng tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa, từ đó rút ra một số giải pháp quản lý Nhà nước nhằm thúc đẩy kinh tế quận tăng trưởng hơn , phát huy tối đa tất