Biện pháp quản lý kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2006-2010

MỤC LỤC

Vai trò Nhà nước trong tăng trưởng kinh tế

    Nhà nước phải thiết lập đồng bộ hệ thống pháp luật và thi hành nhất quán các chính sách đã ban để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho các nhà kinh doanh trong, ngoài nước yên tâm sản xuất kinh doanh, chú trọng bảo đảm sự hoạt động bình thường của các loại thị trường hàng tiêu dùng, tư liệu sản xuất, bất động sản, vốn, sức lao động… trên địa bàn của quận, vì đây là những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế của một quận. Vai trò tạo môi trường cho tăng trưởng kinh tế của Nhà nước quy định rừ chức năng và cơ cấu tương ứng của cỏc phõn hệ của hệ thống tổ chức và quản lý nền kinh tế, làm cho các phân hệ, bộ phận này ăn khớp với nhau, phối hợp chặt chẽ hình thành hệ thống quản lý kinh tế nhằm mục tiêu chung là tăng trưởng, phát triển lâu dài bền vững cho nền kinh tế quốc dân.

    Các công cụ quản lý Nhà nước

      Như vậy công cụ kế hoạch cũng như quá trình lập kế hoạch không thể chấm dứt bằng việc lựa chọn các giải pháp phương án tối ưu thông qua hệ thống những chỉ tiêu và nhiệm vụ cân đối với nhau, có tính chất pháp lệnh và được phân công cụ thể mà đòi hỏi còn phải có giai đoạn phân tích quá trình thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch có tính đến những kết quả thu được trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, sự tác động của những nhân tố mới và sự thay đổi những điều kiện trong nước cũng như tình hình kinh tế - chính trị bên ngoài. Kết cấu hạ tầng xã hội là công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế quận, bao gồm một hệ thống các công trình vật chất kỹ thuật, được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có chức năng bảo đảm sự di chuyển các luồng thông tin, vật chất, dịch vụ nhằm phục vụ cho các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống cộng đồng dân cư theo lãnh thổ ( hệ thống đường giao thông, bưu chính, viễn thông, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn quản lý, y tế, đào tạo, pháp luật…) quận nào có trình độ kinh tế phát triển hơn thí sẽ có kết cấu hạ tầng cao hơn.

      Thực trạng tăng trưởng kinh tế quận Đống Đa

      Đặc điểm kinh tế xã hội 1

        Quận Đống Đa với diện tích tự nhiên 997.64ha ( chiếm 1.08% diện tích tự nhiên toàn thành phố Hà Nội) gồm có 21 phường: Cát Linh, Văn Miếu, Hàng Bột, Quốc Tử Giám, Văn Chương, Thổ Quan, Khâm Thiên, Trung Phụng, Trung Liệt, Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Khương Thượng, Phương Mai, Phương Liên, Kim Liên, Trung Tự, Nam Đồng, Quang Trung, Ô Chợ Dừa, Láng Hạ, Láng Thượng. Quận Đống Đa là một trong bốn quận nội thành cũ của Hà Nội, đang trong quá trình quận hoá với tốc độ nhanh, dân số tập trung đông, mật độ dân cư cao nhất thành phố, thành phần dân cư đa dạng và phức tạp từ Cán bộ công nhân. Với lợi thế nằm ở trung tâm thành phố, trên địa bàn quận Đống Đa lại có các trục giao thông chính của Hà Nội chạy qua hoặc tiếp giáp như: Giảng Vừ, Nguyễn Thỏi Học, đường Giải Phúng, Lờ Duẩn, Tõy Sơn, Tụn Đức Thắng, Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh…Mật độ đường xá khá dày đặc, đặc biệt gần đây được nâng cấp tu sửa rất khang trang.

        Cũng chớnh vị vậy quận trở thành một trong những địa điểm thu hút dân cư từ nơi khác chuyển đến làm ăn sinh sống, là nơi ngày càng tập trung đông các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội.

        Thực trạng tăng trưởng kinh tế quận Đống Đa

        • Các chỉ tiêu tăng trưởng đạt được từ năm 2000 đến nay

          XXI, quận Đống Đa thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Đống Đa 5 năm 2001 -2005 căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước và thủ đô Hà Nội: tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo tính bền vững, kết hợp chặt chẽ hiệu quả kinh tế với văn hoá xã hội theo phương châm “ Phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt”, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, phát huy dân chủ cơ sở, đảm bảo công bằng xã hội, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Như những thành tựu mà quận Đống Đa đã đạt được trong giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn tiếp theo của “ bước đệm” 1996-2000 sau khi tách 5 phường về quận Thanh Xuân, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quận Đống Đa đã đi vào ổn định với nhiều thuận lợi mới: quá trình quận hoá diễn ra, những tiềm lực và kết cấu hạ tầng quận được tăng cường đáng kể; sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước cùng với sự ủng hộ phối hợp của các ban, ngành trên địa bàn Quận,sự trưởng thành của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn quận. Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, các mục tiêu được đặt ra là: khai thác và huy động tối đa mọi nguồn lực nhằm ổn định kinh tế, tăng dần các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tập trung cho các lĩnh vực phát triển hạ tầng quận, hoàn thành cơ bản việc cấc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, đổi mới sâu rộng và phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng, có cơ cấu hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung giải quyết các vấn đề nhà ở, còn hộ nghèo, các tệ nạn xã hội; giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn, bảo đảm trật tự kỷ cương, an toàn xã hội, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

          Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, hoạt động của các HTX trên địa bàn quận những năm qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục như: vấn đề tài chính chưa được giải quyết triệt để, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tổ chức quản lý yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, dây chuyền sản xuất lạc hậu, thu nhập còn thấp so với bình quân xã hội, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, một số HTX không tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ xây dựng nhà, kiốt để cho thuê lấy thu nhập và tồn tại.

          Bảng số 2: Tình hình hoạt động của loại hình HTX giai đoạn 2001-2004 Loại hình HTX Thành lập mới Chưa chuyển đổi Đã chuyển đổi
          Bảng số 2: Tình hình hoạt động của loại hình HTX giai đoạn 2001-2004 Loại hình HTX Thành lập mới Chưa chuyển đổi Đã chuyển đổi

          Thực trạng vai trò Nhà nước đối với phát triển kinh tế quận

          • Đánh giá việc thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc tăng trưởng kinh tế của Quận

            Sử dụng hệ thống truyền thanh thường xuyên tuyên truyền nội dung nghị quyết TW5 khoá 9 của Ban chấp hành trung ương Đảng, đề án phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa bàn quận tới mọi tầng lớp nhân dân tại đại phương biết và hưởng ứng thực hiện phối hợp xác minh thông tin về doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, phối hợp xử lý các doanh nghiệp hộ các thể đã bị đình chỉ hoạt động hoặc giải thể nhưng vẫn hoạt động. - Kinh tế tập thể: kinh tế tập thể (gồm khối HTX công nghiệp, khối HTX thương mại, khối HTX xây dựng, khối HTX vận tải, khối HTX nông nghiệp) mà nòng cốt là HTX dưới nhiều hình thức, trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực dưới sự quản lý hoạt động tích cực nỗ lực của các cơ quan quản lý đã tạo được nhiều sản phẩm, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, giải quyết được một phần việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư trong quận, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của quận. Với chức năng quản lý hành chính Nhà nước, quận Đống Đa đã tăng cường công tác quản lý để các HTX phát triển đúng hướng, hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước bằng cách tăng cường kiểm tra, giám sát các HTX hoạt động theo Luật, phê duyệt điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn các HTX đại hội hết nhiệm kỳ, tạo điều kiện để thành lập HTX mới, làm các thủ tục chuyển đổi hoặc giải thể HTX theo đúng quy định hiện hành và Luật HTX, giới thiệu và hướng dẫn các HTX có nhu cầu thuê đất vào các cụm công nghiệp….

            Sự phối hợp hoạt động của cỏc bộ phận, ban ngành quản lý thiếu chặt chẽ, không những không tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển mà ngược lại dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật như trốn lậu thuế, làm hàng giả, gian lận thương mại… của một số hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân.