Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm.Trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với mức cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí. Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng ta có thể hiểu lãng phí là sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, thời gian... vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định Lãng phí diễn ra nổi lên ở một số dạng sau đây: Dự án được đầu tư khi chưa thực sự cần thiết phải đầu tư; Dự án được đầu tư với quy mô, công suất không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư ở địa điểm và thời điểm không hợp lý; Thiết bị và công trình của dự án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị kéo dài; Một số chi phí chung, chi phí khác, chi phí thiết bị, lao động và vật tư cao hơn thực tế; Một số khoản chi phí trong dự án được chi chưa tiết kiệm. Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tư XDCB. Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn đễn lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
Đề bài: Những thất thoát lãng phí trong đầu tư và những giải pháp cần khắc phục? Bài làm I. Khái quát về thất thoát lãng phí trong đầu tư. 1. Quan niệm về thất thoát, lãng phí. 1.1 Thất thoát là gì? Thất thoát vốn trong đầu tư là tất cả các hoạt động tác động tới dự án đầu tư làm mất mát hoặc tổn thương các nguồn lực của dự án. 1.2 Lãng phí là gì? Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm.Trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với mức cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí. Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cũng như Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng ta có thể hiểu lãng phí là sử dụng các nguồn lực tài chính, lao động, thời gian . vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định Lãng phí diễn ra nổi lên ở một số dạng sau đây: Dự án được đầu tư khi chưa thực sự cần thiết phải đầu tư; Dự án được đầu tư với quy mô, công suất không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư ở địa điểm và thời điểm không hợp lý; Thiết bị và công trình của dự án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị kéo dài; Một số chi phí chung, chi phí khác, chi phí thiết bị, lao động và vật tư cao hơn thực tế; Một số khoản chi phí trong dự án được chi chưa tiết kiệm. Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tư XDCB. Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn đễn lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. 2. Các dạng thất thoát lãng phí trong đầu tư phát triển. 2.1 Thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB. Đây là một dạng thất thoát lãng phí chi tiêu diễn rất nghiêm trọng. Thường bao gồm các dạng sau: Thất thoát lãng phí trong khâu quy hoạch (không có quy hoạch hoặc quy hoạch không tốt). Thất thoát lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư. Thất thoát lãng phí trong khâu thẩm định, phê duyệt, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. Thất thoát lãng phí trong khâu kế hoạch hoá đầu tư. Thất thoát lãng phí trong khâu đấu thầu xây dựng. Thất thoát lãng phí trong công tác chuẩn bị xây dựng. Thất thoát lãng phí trong khâu tổ chức thực hiện. Thất thoát lãng phí trong cơ chế quản lý giá trong xây dựng. Thất thoát lãng phí trong khâu thanh, quyết toán. 2.2. Thất thoát lãng phí khác trong ĐTPT. Thất thoát lãng phí trong công nghệ. Thất thoát lãng phí trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Thất thoát lãng phí trong thu thuế. II. Những khả năng dẫn đến thất thoát lãng phí trong đầu tư phát triển. 1.Đặc điểm của đầu tư phát triển. Khi nghiên cứu về đầu tư phát triểncó thể thấy được rằng các đặc điểm của nó cũng tiềm ẩn những khả năng dẫn đến thất thoát lãng phí 1.1 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn có thể dẫn đến thất thoát lãng phí. Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Như vậy, nếu không có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm rất dễ gây rathất thoát lãng phí. Với nguồn vốn đầu tư lớn như thế, nhưng quyết định đầu tư chủ yếu vẫn chạy theo số lượng mà chưa tính đến khả năng bố trí nguồn vốn, chưa chú trọng đúng mức đến hiệu quả đầu tư. Chính điều đó đã dẫn đến những lãng phí nguồn vốnđầu tư phát triển. Lao động cần sử dụng cho các dự án là rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ không tuân thủ một kế hoạch định trước và không hợp lý đã làm chậm tiến độ của dự án và bị ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư… tạo ra thất thoát lãng phí 1.2.Thời kỳ đầu tư kéo dài gây thất thoát lãng phí các nguồn lực. Thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trìnhđầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm.Trên thực tế việc đầu tư dàn trải đã dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thi công các công trình, dự án; nguồn vốn ngân sách lại phải phân tán, “rải mành mành” làm nhiều dự án cùng dở dang, chậm đưa vào sử dụng nên không phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư, gâythất thoát lãng phí các nguồn lực. 1.3 Thất thoát lãng phí do thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịu sự tác động 2 mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… Trong quá trình đầu tư, quản lý quá trình vận hành kết quả đầu tư không tốt, không nhanh chóng đưa thành quả đầu tư vào sử dụng đã làm cho công trình không hoạt động tối đa được công suất, chậm thu hồi vốn và dẫn đến các hao mòn vô hình gây ra thất thoát lãng phí. Ngoài ra cần chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đómà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư và rất dễ dẫn đến thất thoát lãng phí. 1.4 Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư bị thất thoát do ảnh hưởng của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế xã hội vùng. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triểnmà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Trước tiên chính là việc chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư. Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý… cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên những căn cứ khoa học. Đối tượng đầu tư và quy mô đầu tư không thích hợp làm cho dự án đầu tư đó không hiệu quả. Thứ hai là vấn đề lựa chọn địa điểm đầu tư. Để lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tư đúng phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hoá… Không đảm bảo xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất đã không thể khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, không tạo điều kiện phát huy hiệu quả vốn đầu tư gâythất thoát lãng phí. 1.5 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kì đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triểnthường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản phẩm không đạt công suất thiết kế… gây ra những tổn thất về vốn đầu tư. 2. Thất thoát lãng phítrong các giai đoạn đầu tư. Theo nghiên cứu của Bộ Xây dựng, tình hình thất thoát lãng phítrong đầu tư phát triển xảy ra ở tất cả các khâu từquy hoạch, quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư. 2.1 Trong khâu quy hoạch. Quy hoạch (QH) là khâu rất quan trọng, làm tiền đề cho các quá trình đầu tư. Hiện nay, chất lượng QH phát triển nhiều ngành chưa cao hoặc chậm được phê duyệt, chưa gắn kết chặt chẽ QH phát triển ngành với vùng và địa phương, chưa sát với thực tế, chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thỏa đáng đến yếu tố môi trường và xã hội….Chất lượng QH còn hạn chế, thiếu tầm nhìn dài hạn và đồng bộ, chưa tuân thủ tính khách quan của quy luật thị trường. Kế hoạch đầu tư phải chờ điều chỉnh, trong khi QH không sát, dẫn đến có công trình xây dựng xong hiệu quả rất thấp, gây thất thoát lãng phí lớn. Tình trạng lập QH cho có hình thức để đủ thủ tục xin vốn đầu tư, quyết định kế hoạch đầu tư không chuẩn bị kỹ vẫn phổ biến; Khi chất lượng công trình kém, xuống cấp nhanh thì lại đổ cho thời gian, nhiệm vụ gấp, phải bảo đảm tiến độ trên giao… Tính pháp lý của QH thấp, phổ biến tình trạng không tuân thủ nghiêm theo QH, kế hoạch đã được duyệt; Thay đổi bổ sung không đúng thẩm quyền làm sai lệch QH chung, chưa tôn trọng QH của các ngành khác… 2.2 Trong công tác chuẩn bị đầu tư. Công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: lập và thẩm định dự án đầu tư Các nguyên nhân dẫn tới giảm chất lượng chuẩn bị dự án vừa có tính chất chủ quan bắt nguồn từ chính các chủ thể tham gia trong hoạt động xây dựng ở giai đoạn này gồm chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và vừa có tính chất khách quan phát sinh từ các bất cập trong quy trình quản lý đầu tư xây dựng, trong các định mức kinh tế - kỹ thuật và trong hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn. 2.3 Trong công tác thực hiện đầu tư. Thực hiện đầu tư bao gồm: đấu thầu công trình và thi công dự án Công tác đấu thầu, chỉ định thầu vi phạm các quy định hiện hành. Hạ giá thầu thấp không có căn cứ để trúng thầu hoặc trúng thầu với giá rất thấp nhưng vẫn làm được, chứng tỏ khâu lập thiết kế dự toán không đúng; Hiện tượng thông thầu, tiêu cực, tham nhũng để chọn nhà thầu sai dẫn đến những hiện tượng rất nghiêm trọng. Trong việc thi công công trình, những sai sót trong kỹ thuật thiết kế và thi công , vi phạm về nghiệm thu, thanh quyết toán, có tiêu cực xảy ra ở phía chủ đầu tư, cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công và cả phía nhà cung cấp. Đồng thời hiện tượng tráo đổi vật tư, thiết bị đưa vào công trình, nâng giá, khai khống khối lượng, cắt xén vật tư cũng đưa lại nhữngthất thoát lãng phí cho công trình. 2.4 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác; hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm phát huy đầy đủ và có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã được đề ra trong dự án đầu tư. Việc kéo dài thời gian vận hành kết quả đầu tư làm cho mức rủi ro trong đầu tư cao hơn, dễ gây ra những lãng phí đối với công trình, dự án. III. Các nhân tố tác động đến thất thoát lãng phí trong đầu tư. 1. Nhân tố con người. 1.1 Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý con người yếu kém. Phẩm chất đạo đức là yếu tố cơ bản đầu tiên của người cán bộ. Cán bộ có giỏi nhưng phẩm chất kém cũng không mang đến hiệu quả trong công tác. Đó là sự sa sút, biến chất về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ, công nhân, viên chức, lợi dụng cương vị được giao cố ý làm trái, thông đồng, móc ngoặc với nhau để làm ăn phi pháp trong đầu tư XDCB, coi việc nhận dự án công trình XDCB như một cơ hội làm ăn để tăng thu nhập, làm giàu bất chính và thăng tiến, làm giảm hiệu lực của các nguyên tắc pháp lý, phá vỡ các quy trình quy phạm trong ĐTXD, gây nên những hậu quả đáng tiếc. Điển hình nhất là vụ PMU18 ở Bộ GTVT. Hiện nay, tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, vì lợi ích cục bộ của ngành, địa phương và vì thành tích đã có những quyết định chủ trương đầu tư sai là nguyên nhân quan trọng gây ra dàn trải, TTLP không nhỏ, ảnh hưởng về lâu dài. Tuy chưa có số liệu đầy đủ nhưng nhiều chuyên gia cho rằng trong đầu tư và xây dựng, lãng phí ở các khâu do các quyết định không sát, không đúng chiếm khoảng 60-70% tổng số thất thoát lãng phí.Chưa kể tình trạng cố ý làm sai, vi phạm pháp luật, vụ lợi trong đầu tư XDCB còn diễn ra ở nhiều dự án. 1.2 Trình độ chuyên môn thấp. Ngoài việc một số chủ thể tham gia quá trình triển khai các dự án cố ý vi phạm các quy định quản lý dự án thì ở nhiều trường hợp khác, năng lực hạn chế, trình độ chuyên môn yếu, thiếu tính chuyên nghiệp của các chủ thể cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chất lượng, giá thành của dự án. Tại Hội thảo toàn quốc về nguồn nhân lực ngành xây dựng mới đây đã thống nhất nhận định: nguồn nhân lực trong XDCB vừa thiếu vừa yếu ở tất cả các khâu, các chủ thể tham gia quản lý triển khai (chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát, đến nhà thầu xây lắp). Thực tế này cũng đã được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận trong quá trình làm việc với các bộ, ngành địa phương. Báo cáo của Đoàn giám sát cho biết: Một số Ban quản lý dự án không có kỹ sư xây dựng; Việc phân cấp mạnh cho huyện, xã trong XDCB tỏ ra vượt quá khả năng chuyên môn của cán bộ thuộc các cấp này . 2. Cơ chế chính sách. 2.1 Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn chỉnh. Mặc dù nước ta đã có Pháp lệnh, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng vẫn chưa có cơ chế phòng ngừa, đấu tranh một cách cụ thể, đồng bộ, thống nhất chặt chẽ. Những nội dung pháp luật chưa thật sự tuyên truyền sâu rộng đến với dân, chưa thấm nhuần vào nhận thức, hành động của mọi người; chưa có chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời những người vi phạm. Việc thực hiện cải cách hành chính vừa chậm vừa lúng túng, chưa tạo ra tác động tích cực cho phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. 2.2 Cơ chế quản lý, thanh tra giám sát không hiệu quả. Tổ chức bộ máy quản lý điều hành các dự án đầu tư còn nhiều yếu kém, nhiều đầu mối, nhiều tầng nấc. Vẫn còn tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp sâu vào công việc của đơn vị kinh doanh. Cơ chế quản lý nhiều khi chưa được xác lập rõ ràng, minh bạch. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã tiến hành và đạt được một số kết quả nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu chống quan liêu, lãng phí, chưa phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, đồng bộ giữa những cơ quan, tổ chức cùng ngăn chặn, chống lãng phí. Chưa thật sự huy động đông đảo nhân dân tham gia chống lãng phí. Chưa có cơ chế bảo vệ những người phát hiện, lên án các hành vi lãng phí. Trong bộ máy nhà nước, ở không ít nơi chưa thiết lập chế độ kiểm tra, giám sát quyền lực một cách chặt chẽ, cụ thể.Chính sách tài chính vẫn còn biểu hiện cơ chế "xin - cho". Việc thực hành dân chủ còn nhiều hạn chế, do độc đoán chuyên quyền dẫn đến những quyết định không chuẩn xác, làm lãng phí tiền của, thời gian, công sức, làm giảm sút niềm tin của quần chúng nhân dân. 3. Nhóm nhân tố khách quan khác. Thất thoát lãng phí trong đầu tư phát triển cũng là do nguyên nhân từ các yếu tố khách quan như thiên tai, dịch bệnh trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động. Những tác động trên sẽ làm giảm tiến độ của công trình, ảnh hưởng tới đội ngũ tham gia công trình, làm giá cả nguyên vật liệu dẫn đến thời kỳ đầu tư kéo dài tạo nên những lãng phí cho dự án. IV. Giải pháp hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư. 1.Giải pháp nhằm hạn chế thất thoát lãng phí trong QH đầu tư. 1.1 Nâng cao chất lượng QH. Một là, đổi mới nội dung và phương pháp lập QH phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các QH làm phải sát với thực tiễn, tránh tình trạng thay đổi nhiều lần, gây lãng phí vốn đầu tư.Phương pháp làm QH của nước ta hiện nay còn mang tính truyền thống rất cao và ảnh hưởng nhiều của các nước XHCN trước đây. Những phương pháp quy hoạch này đã có từ rất lâu , vẫn được ỏp dụng ở Việt Nam trong khi hầu hết các nước phát triển xung quanh đều thay đổi theo xu hướng hiện đại. Hai là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ làm QH; đồng thời nâng cao chất lượng công tác dự báo, cung cấp thông tin kinh tế: về thị trường đầu vào, đầu ra cho sản phẩm và khoa học công nghệ phù hợp, giúp cho công tác dự báo có tầm nhìn dài hạn. 1.2 Liên kết các QH ngành, vùng lãnh thổ hợp lý. Một là, đổi mới công tác quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch, khiến cho các địâ phương- cho dù không có cơ sở- vẫn xin cơ chế đặc thù cho địa phương mình. Chính cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư.Đồng thời khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác nhau để phát huy thế mạnh vùng, cùng phát triển. Hai là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, thực hiện quy chế phối hợp thanh tra giám sát nội bộ hệ thống, đảm bảo tính thống nhất của quá trình quản lý trên địa bàn. Quy định rõ ràng về trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư. Người ra quyết định đầu tư sai gây thất thoát lãng phí phải chịu xử phạt hành chính, cách chức hoặc miễn nhiệm. . Ba là, tăng cường công tác dự báo về khả năng huy động vốn, xây dựng cơ chế chính sách giám sát quá trình thực hiện theo quy hoạch. Dựa vào cân đối nguồn vốn hàng năm, đặc biệt là vốn nhà nước, để xác định mục tiêu đầu tư sao cho có trọng tâm trọng điểm, chống dàn trải, thất thoát lãng phí; quyết định đầu tư phải gắn với khả năng huy động nguồn vốn. Bốn là, thực hiện phân cấp quản lý QH ở các địa phương, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cộng đồng đối với công tác QH, nhất là đối với việc công khai thực hiện các dự án QH khu công nghiệp, khu chế suất, .Thực thi các chế tài đủ mạnh để đẩy lùi hiện tượng tham nhũng, tiêu cực và cơ chế xin –cho ở các địa phương. 1.3 Kết hợp các QH với QH tổng thể KT-XH một cách hiệu quả. Một là, rà soát, bổ sung, cập nhật và chấn chỉnh thường xuyên các quy hoạch tránh tình trạng lạc hậu, hay chồng chéo, QH này làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung. Hai là, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, kết hợp QH phát triển KT - XH, QH ngành với QH xây dựng và sử dụng đất, tránh tình trạng QH treo. 2. Giải pháp hạn chế thất thoát lãng phí trong công tác chuẩn bị đầu tư. 2.1 Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường. Thứ nhất, nghiên cứu thị trường là việc làm hết sức quan trọng, chính vì thế việc chuẩn bị nguồn nhân lực, các cán bộ có năng lực và kinh nghiệm là việc làm cần thiết. Thứ hai, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành để công tác nghiên cứu thị trường được diễn ra nhanh chóng, chính xác và kịp thời. . Bài làm I. Khái quát về thất thoát lãng phí trong đầu tư. 1. Quan niệm về thất thoát, lãng phí. 1. 1 Thất thoát là gì? Thất thoát vốn trong đầu tư là tất cả. III. Các nhân tố tác động đến thất thoát lãng phí trong đầu tư. 1. Nhân tố con người. 1. 1 Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý con người yếu kém. Phẩm chất