Phân tích tài chính của công ty XYZ

15 261 0
Phân tích tài chính của công ty XYZ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các tỷ số tài chính của công ty XYZ còn chưa cao,hiệu quả quản lý tài chính cũng tương đối tốt nhưng cần nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản và vốn.Khả năng thanh toán nợ cũng tương đối tốt,các chỉ tiêu đều ở mức trung bình của ngành.Cần nâng cao bộ máy quản lý để đạt được những chỉ tiêu tốt hơn,tăng khả năng sinh lời.

Họ và tên:Trần Quốc Hoàng Lớp: Kinh Tế Học MSV:CQ511466 I.Tổng quan về ngành nhựa ở Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức khá cao Sản xuất nhựa ở Việt Nam là một ngành công nghiệp tiềm năng, phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm gần đây luôn giữ ổn định ở mức 20-25% /năm. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa năm 2009 đạt 31.252 tỷ đồng, tăng 5.624 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm 4,48% tỷ trọng so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong cả nước. Tổng sản lượng nhựa năm 2010 đạt 3.8 triệu tấn tăng 18.75% so với năm 2009 và tăng gần gấp đôi so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam năm 2010 đạt 1 tỷ USD. Hình 1 1 Ngành nhựa có tỷ trọng 4.48% so với toàn ngành công nghiệp nội địa và giữ vai trò một ngành phụ trợ thiết yếu cần phát triển trong các kế hoạch kinh tế của Nhà Nước. Ngành Nhựa là một trong 10 ngành được Nhà Nước ưu tiên phát triển do có tăng trưởng tốt và ổn định, xuất khẩu khá mạnh, và có khả năng cạnh tranh tốt với các nước trong khu vực. Tăng trưởng mạnh về số lượng, vượt chỉ tiêu - Thị trường xuất khẩu: 44 quốc gia và vùng lãnh thổ. - Thị trường EU, Nhật, Mỹ chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu - Thổ NHĩ Kì, Ucraina, Ấn Độ, Lào kim ngạch xuất khẩu không cao nhưng tăng trưởng mạnh ở mức 90-300% - Hướng tới khai thác thị trường mới ở Đông Âu, Châu Phi • Kim ngạch xuất khẩu Cơ cấu sản phẩm ngành nhựa Các sản phẩm từ nhựa hiện nay đang được tiêu thụ rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bởi tính nhẹ, bền, dẻo dai và chi phí thấp. Chính vì những ưu điểm đó đã tạo cho các sản phẩm này lợi thế mà ít các sản phẩm hay chất liệu khác có thể dùng để thay thế được. Ngành nhựa Việt Nam hiện đang đầu tư và phát triển một cơ cấu sản phẩm đa dạng và được chia làm 4 nhóm ngành chính gồm nhựa bao bì – lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của các sản phẩm nhựa Việt Nam – chiếm 39% giá trị toàn ngành trong năm 2009, nhựa dùng trong vật liệu xây dựng và nhựa gia dụng đều chiếm 21% giá trị ngành, nhựa kỹ thuật cao có tỷ trọng thấp nhất và chiếm 19% giá trị ngành.(hình 2) 2 Hình 2 Hình 3 Theo báo cáo của hiệp hội nhựa Việt Nam, ngành nhựa hiện nay có khoảng 2.000 doanh nghiệp với cả quy mô lớn và nhỏ, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp đều tap trung tại miền nam và 95% là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư nhân. Sản phẩm của doanh nghiệp nhựa Việt Nam tập trung chủ yếu vào sản xuất nhựa gia dụng và nhựa bao bì. Trong đó lĩnh vực nhựa gia dụng có 794 doanh nghiệp chiếm 39,7%. Các sản phẩm của nhóm ngành này phục vụ nhu cầu thiết yếu như: bàn ghế, chén đĩa nhựa, đồ chơi, giày dép, khuôn nhựa, áo mưa,… Nhu cầu nhựa trong nước có tiềm năng phát triển và giá trị xuất khẩu không ngừng tăng cao 3 Trong bối cảnh ngành nhựa thế giới đang hơi chững lại sau khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng của ngành Nhựa Việt Nam cho thấy nhu cầu trong nước vẫn duy trì ở mức cao. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nhựa trong nước đã đạt 32 kg/người/năm, tăng 15% so với 2009 và gấp đôi năm 2006 (16kg/người/năm), xấp xỉ mức trung bình thế giới (40kg/năm). So với các quốc gia khác và mức trung bình trên thế giới thì chỉa số chất dẻo trên đầu người ở Việt Nam là khá thấp, cho nên cơ hội tăng trưởng của ngành vẫn còn rất lớn và tiếm đến năm 2010 đã đạt mức (40kg/người/năm) Nhu cầu nhựa bình quân trong nước có nhiều khả năng sẽ lên cao hơn nữa, góp phần cải thiện sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu của nhựa Việt Nam. Hiện tại, ngành nhựa đã mở rộng trên 55 thị trường xuất khẩu thường xuyên với mức độ tăng trưởng bình quân từ 25-43%. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu nhựa lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ (29%) cho thấy sức bật của ngành nhựa nội địa cũng như thế giới năm vừa qua. Mười thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Campuchia, CHLB Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Đài Loan, Malaysia, Phillippin, ….Chiếm 80% kim ngạch thu được tại các thị trường này là từ các sản phẩm bao bì như: hộp nhựa, túi nhựa, (túi siêu thị, túi rác…), màng nhựa các loại và màng pallet, 10% là các sản phẩm Nhựa phục vụ cho lĩnh vực xây dựng như: 4 ống và các phụ kiện .10% còn lại là các sản phẩm nhựa gia dụng, sản phẩm phục vụ văn phòng. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2012 sản phẩm bằng nhựa của nước ta đã được xuất khẩu sang 34 thị trường trên thế giới thu về 224,81 triệu USD, chiếm 1,46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2011; trong đó riêng tháng 2/2012 đạt 127,59 triệu USD, tăng 31,14% so với tháng 1/2012. Dự báo kim ngạch XK sản phẩm nhựa năm 2012 sẽ đạt 1,7 tỉ USD, tăng từ 25 đến 28% so với năm 2011 Rủi ro hoạt động cao chủ yếu do biến động giá chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào và tỉ giá hối đoái Hiện nay, các doanh nghiệp ngành nhựa của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân nhỏ, quy mô gia đình với năng lực cạnh tranh yếu. Theo kết quả khảo sát của các cơ quan chức năng, có đến hơn 90% doanh nghiệp chủ yếu làm gia công và chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Chi phí nguyên liệu chiếm từ 70 -80% giá thành sản xuất, do đó giá trị gia tăng trong các sản phẩm nhựa là không cao. Chi phí đầu vào của công ty sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp - tỷ lệ thuận với giá dầu thô trên thế giới. Mỗi năm ngành nhựa cần trung bình khoảng 2.2 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS,…, trong khi sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 450,000 tấn nguyên liệu (tương ứng 20% nhu cầu) nên các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu đầu vào để dáp ứng nhu cầu gia công, tương đương với khoảng 2.1 tỷ USD/năm. Năm 2008 giá hạt nhựa nhập khẩu tăng cao, có những thời điểm đạt 1.800 - 2.000 USD/tấn, nguyên nhân của sự tăng giá này bắt nguồn từ giá dầu thô tăng cao kỷ lục vào tháng 7/2008 (gần 147 USD/thùng); sau đó, giá hạt nhựa giảm xuống còn khoảng 800 – 900 USD/tấn do giá dầu thô giảm xuống còn khoảng 42 USD/thùng vào cuối năm 2008. Hiện nay, giá hạt nhựa đã tăng khoảng 30% so với giá đầu năm lên 1.100- 1.200 USD/tấn; trong thời gian năm 2010, do nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục dần nên giá dầu cũng như giá hạt nhựa được dự báo có xu hướng tăng làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VND năm 2011 dao động xung quanh mức 20,800 – 21,100 đồng/1USD, tăng khoảng 9% so với năm 2010. Như vậy, cùng với chênh lệch tỷ giá, thì giá nguyên vật liệu nhựa tăng thêm khoảng 5 25% so với năm 2010. Điều này sẽ tăng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành nhựa và làm giảm lợi nhuận biên Ngoài ra, chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỉ giá việc lãi suất tăng cao trong thời gian vừa qua ở mức 16-20% ảnh hưởng lớn đến chi phí lãi vay của doanh nghiệp do phần lớn doanh nghiệp nhựa có tỉ lệ lãi vay cao đặc biệt là vay ngắn hạn. Hơn nữa, đáng chú ý là mặt hàng nhựa cũng chịu rủi ro thuế chống bán phá. Hiện Mỹ đang áp thuế ở mức cao nhất, 75% lên túi nhựa Việt Nam. Ngoài ra, ngành nhựa còn phải chịu các rủi ro hoạt động như đổ nhựa, hỏa hoạn… Định hướng chính sách phát triển Trong những năm qua, các DN ngành nhựa đã tập trung đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuất đi vào quỹ đạo, có qui hoạch và định hướng. Rất nhiều DN đã và đang đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư đón đầu những công nghệ hiện đại, mở rộng nhà xưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và sản xuất. Hiện công nghệ hiện đại của ngành nhựa trong nước có thể bắt nhịp được các ngành kinh tế kỹ thuật nhựa như: Công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa, DVD, CD, chai 4 lớp, chai Pet, Pen, màng ghép phức hợp cao cấp BOPP… Nhiều công nghệ hiện đại cũng đã được các DN nhựa Việt Nam đầu 6 tư như Công nghệ ép phun (Injection Technology), Công nghệ đùn thổi (Blowing Injection Technology), Công nghệ đùn đẩy liên tục (Profile)… Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp trong nước chủ động hơn về nguồn nguyên liệu. Bộ Công Thương cho biết ngành nhựa sẽ được Chính phủ hỗ trợ 175.000 tỉ đồng để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020. Nguồn vốn này sẽ là động lực lớn giúp ngành nhựa tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hiện tại, ngành hóa dầu của Việt Nam đang dần phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhựa Việt Nam chủ động hơn trong việc tìm nguồn nguyên liệu nhựa phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong tương lai gần. Bên cạnh đó, việc tập trung đẩy mạnh sản xuất nguồn nguyên liệu nhựa thông qua các nhà máy lọc dầu đã được đưa vào hoạt động như Dung Quất sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhựa chủ động về giá cả nguyên liệu nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam. II .PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1.Bảng kết quả kinh doanh 7 2011 2010 2009 2008 2007 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 1,852,672 1,441,655 1,156,150 831,578 680,231 Các khoản giảm trừ doanh thu 26,248 24,795 12,996 10,614 231 Doanh thu thuần 1,826,423 1,416,860 1,143,154 820,964 680,000 Giá vốn hàng bán 1,355,892 1,035,351 806,603 633,927 538,023 Lợi nhuận gộp 470,531 381,510 336,550 187,037 141,977 Doanh thu hoạt động tài chính 14,595 10,402 4,174 1,633 8,121 Chi phí tài chính 8,787 7,239 3,348 23,774 510 Trong đó: Chi phí lãi vay 848 1,130 2,229 10,236 298 Chi phí bán hàng 52,309 39,348 25,271 25,476 19,645 Chi phí quản lý doanh nghiệp 41,308 33,046 28,448 27,526 19,528 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 382,722 312,279 283,657 111,895 110,416 Thu nhập khác 1,564 1,503 1,528 2,239 893 Chi phí khác 4 50 21 0 38 Lợi nhuận khác 1,560 1,453 1,508 2,238 856 Lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 384,283 313,731 285,164 114,133 111,272 Chi phí thuế TNDN hiện hành 90,280 38,373 18,266 15,262 Chi phí thuế TNDN hoãn lại -527 61 -57 Chi phí thuế TNDN 89,753 38,434 35,245 18,210 15,262 Lợi ích của cổ đông thiểu số Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 294,530 275,298 249,919 95,923 96,010 Về mặt thành tích: - Tổng doanh thu hoạt động từ kinh doanh tăng dần theo các năm, tăng nhiều nhất là năm 2011( tăng 172.4% so với năm 2007) 8 -Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007( giảm -79,9% so với 2007) nhưng những năm sau đó có xu hướng tăng lên.Đặc biệt là năm 2011 tăng 79,7% so với năm 2007  DT hoạt động tài chính tăng cho thấy qui mô doanh nghiệp tăng về cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính, đặc biệt là hoạt động đầu tư tài chính góp phần vào tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Về mặt quản lí chi phí - -Chi phí tài chính:Từ năm 2008 chi phí tài chính bắt đầu tăng dần.Năm 2008 tăng 4561,5%, 2009 tăng 556,5%, 2010 tăng 1319%, 2011 tăng 1622,9% Nguyên nhân của việc này do sự biến động lãi suất ngân hang giai đoạn từ 2007-2011, đặc biệt là giai đoạn 2008-2010 có sự biến động mạnh về lãi suất cho vay do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế.Trong năm 2008, dưới sức ép của tình trạng lạm phát tăng cao và tác động từ các giải pháp chống lạm phát của Chính phủ, mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM trên thị trường đã có những biến động bất thường và gây ra nhiều xáo trộn trong nền kinh tế, trong đó khu vực DN là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Lãi suất tiền gửi được đẩy lên liên tục, cao nhất là 19-20%/năm, theo đó lãi suất cho vay được đẩy lên đúng bằng lãi suất tối đa, 21%/năm,vì vậy chi phí tài chính của doanh nghiệp trong thời gian này bị đẩy lên cao nhất. Bước sang năm 2009, bằng nhiều giải pháp của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất đã liên tục được điều chỉnh giảm, nguồn cung tín dụng được nới lỏng, cùng với chính sách kích cầu thông qua hỗ trợ lãi suất vay vốn phục vụ SXKD cho các DN, hoạt động SXKD của các DN trong nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi trở lại, nhu cầu vay vốn của DN cũng như số tiền giải ngân cho nền kinh tế của các NHTM đã tăng trở lại,thông qua đó mà chi phí tài chính của doanh nghiệp năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008 tới -85,9%. Tuy nhiên đến năm 2010, lãi 9 suất tăng cao do lạm phát tăng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động khiến cho chi phí tài chính tăng 116,2% so với năm 2009.Năm 2011 chi phí tài chính tăng so voái năm 2010 nhung cũng không quá lớn. Chi phí tài chính tăng ít hơn DT hoạt động tài chính=>hoạt động đầu tư tài chính có đạt hiệu quả. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tăng qua các năm, năm 2008 tăng 40,9%, năm 2009 tăng 45,7%, 2010 tăng 69,2%,năm 2011 tăng 111,5%. % => quản lý chi phí chưa được tốt. - Chi phí bán hàng tăng dần qua các năm, tăng nhiều nhất là năm 2011 : tăng 166,3% so với năm 2007 do: DN kinh doanh chưa tốt phải bỏ nhiều chi phí bán hàng để tăng doanh thu DN tăng vị thế => bỏ ra nhiều chi phí để bán được hàng Chi phí bán hàng tăng góp phần làm giảm lợi nhuận của DN -Giá vốn hàng bán tăng dần qua các năm, tăng mạnh vào năm 2011: tăng 152%. Ta thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm 2008,2009,2010,2011 < tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ => DN đã quản lý chi phí đầu vào tốt hơn trong năm 2008, 2009,2010,2011. Lợi Nhuận - Lợi nhuận tăng qua các năm, tuy nhiên tăng phần lớn là từ hoạt động khác như hoạt động đầu tư tài chính => tiềm ẩn nhiều rủi ro KL: DN quản lý chi phí chưa thực sự tốt  DN cần nâng cao quản lý chi phí, tăng lợi nhuận vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của DN 10 . cả nguyên liệu nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhựa Việt Nam. II .PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1.Bảng kết quả kinh doanh 7 2011 2010. hữu tăng 153,5% 3. phân tích các tỷ số tài chính: Dựa vào số liệu của bảng Bảng cân đối kế toán và báo cáo Báo cáo kết quả SXKD của công ty cổ phần nhựa ,

Ngày đăng: 25/07/2013, 09:06

Hình ảnh liên quan

Hình 1 - Phân tích tài chính của công ty XYZ

Hình 1.

Xem tại trang 1 của tài liệu.
Hình 2 - Phân tích tài chính của công ty XYZ

Hình 2.

Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan