PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SPM

27 519 0
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SPM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SPM

Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA KINH TẾ ………………… 000…………………… BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SPM SINH VIÊN: PHẠM THỊ SIM LỚP: ĐHLTQT2A1 SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 1 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập LỜI MỞ ĐẦU Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả các nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính cho tương lai. Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tích tài chính cho ta biết những điểm mạnh điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy những nhược điểm cần khắc phục. Qua đó các nhà quản lý tài chính thể xác định được nguyên nhân gây ra đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới. Xuất phát từ đó, trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần SPM, em đã cố gắng tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua phân tích tình hình tài chính Công ty trong vài năm gần đây nhằm mục đích tự nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề tài chính doanh nghiệp nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích tài chính các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại Công ty Cổ Phấn SPM” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề của em được chia làm 3 chương: CHƯƠNG I – Giới thiệu chung về Công Ty CP SPM CHƯƠNG II - Thực trạng tình hình tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ Phần SPM. CHƯƠNG III – Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực tài chính của Công Ty Cổ Phần SPM. “EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN GIÁO NGUYỄN THỊ CHI CÙNG TOÀN THỂ CÁC CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CÔNG TY XÂY LẮP KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐÃ GIÚP ĐỠ EM THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NÀY !.” SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 1 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SPM. 1.1 Lịch sử hình thành phát triển. Ngày 07/03/2010 Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã cấp Quyết định số 88/QĐ- SGDHCM cho phép Công ty Cổ phần S.P.M niêm yết cổ phiếu trên SGDCK TP.HCM. Theo kế hoạch ngày 21/05/2010, cổ phiếu Công ty Cổ phần S.P.M sẽ chính thức giao dịch. Như vậy, Công ty Cổ phần S.P.M đã trở thành công ty thứ 256 niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Tp.HCM với mã chứng khoán là SPM. Để giúp quý độc giả thêm thông tin về công ty, trang Web của SGDCK TP.HCM xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động những kết quả kinh doanh đáng chú ý của Công ty Cổ phần S.P.M trong những năm qua. Tiền thân của Công ty S.P.M là Công ty Dược phẩm Đô Thành được thành lập năm 1988. Năm 2001, công ty TNHH S.P.M chính thức ra đời theo giấy phép số 4102004241 do Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM cấp vào ngày 26/03/2001. Đến 12/02/2007, Công ty chuyển đổi loại hình trở thành Công ty Cổ Phần S.P.M. Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty là 140.000.000.000 đồng.  Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất mua bán mỹ phẩm, thực phẩm; Sản xuất dược phẩm; Dịch vụ cho thuê mặt bằng, văn phòng; Dịch vụ cho thuê kho; Mua bán dược phẩm; Kinh doanh nhà; Bán buôn máy móc, thiết bị Y tế; Khai thác quặng sắt, quặng kim loại, đá, cát, sỏi, đất sét.  cấu cổ đông: theo Sổ theo dõi cổ đông của Công ty chốt ngày Tính đến 09/04/2010, công ty 203 cổ đông trong đó cá nhân trong nước sở hữu 84,56%, tổ chức trong nước sở hữu 7,57% còn lại 7,87% là cổ đông nước ngoài. Năm 1988 Tiền thân là Công ty Dược phẩm Đô Thành hoạt động với tư cách nhà phân phối dược phẩm trực thuộc Tendipharco (Công ty Dược SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 2 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập Quận 10). Năm 1995 Công ty TNHH Dược phẩm Đô Thành (Saigon Pharma) chính thức được thành lập. Năm 1998 Chi nhánh Saigon Pharma tại Hà Nội thành lập. Năm 2001 Công ty TNHH SPM chính thức ra đời. Nhà máy SPM khánh thành đi vào hoạt động tại KCN Tân Tạo, TP.HCM, Việt Nam. Năm 2002 Đạt chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practices – Thực hành sản xuất thuốc tốt), GLP (Good Labolatory Practices – Thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt), GSP (Good Storage Practices – Thực hành bảo quản thuốc tốt) theo tiêu chuẩn ASEAN cho dây chuyền sản xuất thuốc viên, viên nang, thuốc nhỏ mắt thuốc dùng ngoài da. Năm 2003 Đạt chứng nhận GMP theo tiêu chuẩn ASEAN cho phân xưởng sản xuất viên sủi bọt. Năm 2005 Viên bổ sủi bọt MyVita xuất khẩu sang thị trường Mỹ. MyVita Multi là sản phẩm viên bổ sủi bọt bán chạy nhất của Việt Nam (Theo IMS). Năm 2006 Hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Tổ chức Chứng nhận Chất lượng Quốc tế UKAS (Anh) chứng nhận. Đạt chứng nhận GMP theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế giới (GMP- WHO). MyVita Multi tiếp tục là sản phẩm viên bổ sủi bọt bán chạy nhất SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 3 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập Việt Nam (Theo IMS). Ngày 15/9/2006: Công ty tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng. Năm 2007 Ngày 12/02/2007: Công ty TNHH SPM chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần SPM. Ngày 11/05/2007: Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần SPM tăng lên 100 tỷ đồng. Năm 2008 Tháng 10: Hệ thống Quản lý Môi trường đạt tiêu chuẩn ISO 14001:2004 do Tổ chức Chứng nhận Chất lượng Quốc tế UKAS (Anh) chứng nhận. Năm 2009 Tháng 5: Đưa vào hoạt động Nhà máy mới theo tiêu chuẩn c-GMP với vốn đầu tư 180 tỷ đồng. 1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty Phát triển mạnh mẽ từ một nhà phân phối dược phẩm, Công ty Cổ phần SPM hiện là nhà sản xuất phân phối dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Sau khi chính thức thành lập nhà máy đến nay, chúng tôi đã nghiên cứu sản xuất thành công hơn 60 sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Cùng nhóm sản phẩm điều trị được đội ngũ bác sĩ tin dùng, Công ty Cổ phần SPM luôn tự hào về dòng sản phẩm không kê toa (OTC) phong phú chất lượng. Sứ mạng Chúng tôi cam kết cung cấp đầy đủ những sản phẩm, dịch vụ dược phẩm hàng tiêu dùng đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của cộng đồng, cũng như không ngừng gia tăng giá trị cho các nhà đầu tư mọi thành viên trong công ty. Tầm nhìn Công ty Cổ phần SPM luôn nỗ lực khẳng định vị trí dẫn đầu tại Việt Nam SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 4 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập vươn xa trên thị trường thế giới trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc chất lượng cuộc sống cộng đồng. 1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh 1.3.1 Các chủng loại sản phẩm: Sản phẩm trong nước do S.P.M sản xuất hiện tại gồm có: 88 sản phẩm thuộc 9 nhóm công dụng (Kê toa/điều trị (Rx) không kê toa (OTC)). Các nhóm sản phẩm được sản xuất dưới nhiều dạng: viên nén, viên nang cứng, viên nang mềm, viên bao phim, viên bao đường, viên sủi bọt, thuốc bột, thuốc kem, mỡ, … với nhiều quy cách đóng gói khác nhau như đóng chai, ép gói, ép vỉ, …. Mẫu mã bao bì được thiết kế độc đáo, hấp dẫn, đảm bảo yêu cầu bảo quản chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Các sản phẩm chủ đạo của Công ty gồm có: MyVita Multivitamin, Myvita C75 Chanh, , Myvita C75 Cam Biseptol, Helinzole, Septidas, Enpovid AD, Dailyvit, Devomir, , Maxgel. Đặc biệt, công ty đã thêm một nhóm sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên. Đây là nhóm sản phẩm đang được các nước tiên tiến đã sử dụng rất nhiều là xu hướng của thị trường dược trong tương lai. Doanh thu lợi nhuận gộp từng nhóm sản phẩm năm 2009 STT Nhóm sản phẩm Doanh thu (tỷ đồng) Phầntrăm doanhthu Lợi nhuận ( tỷ đồng) Phần trăm lợinhuận 1 Vitamin khoáng chất 71,41 32,46% 29,23 29,51% 2 Giảm đau- hạ nhiệt- kháng viêm-dị ứng 25,94 11,79% 10,77 10,88% SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 5 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập 3 Tim mạch- thần kinh- giãn cơ-tuần hoàn não 29,55 13,43% 20,56 20,75% 4 Kháng nấm-kháng sinh-diệt ký sinh trùng 6,57 2,99% 3,44 3,47% 5 Tiêu hóa-thận niệu 9,84 4,47% 3,06 3,09% 6 Giảm ho long đàm 38,33 17,42% 10,75 10,85% 7 Đông dược 19,96 9,07% 9,4 9,49% 8 Nội tiết 2,95 1,34% 0,84 0,85% 9 Hàng gia công đại nam 15,44 7,02% 11,01 11,11% Tổng 220 100% 99,06 100% Nhóm sản phẩm Vitamin khoáng chất mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty nhờ các sản phẩm chủ lực sức cạnh tranh cao trong thị trường nội địa như MyVita. Trong nhiều năm liền, viên sủi MYVITA luôn là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực viên sủi ở thị trường Việt Nam với sản lượng trung bình lên đến 100.000.000 viên/năm. Công ty đã bán ra thị trường hơn 500.000.000 viên từ năm 2004 đến nay Dây chuyền sản xuất Hiện nay, Nhà máy SPM 5 xưởng sản xuất, bao gồm: Xưởng sản xuất thuốc viên; Xưởng sản xuất viên nhộng; Xưởng sản xuất thuốc mỡ; Xưởng sản xuất viên sủi Xưởng sản xuất viên nang mềm. Với dây chuyền công nghệ hiện đại không ngừng được chú trọng đầu tư, sản lượng nhà máy SPM liên tục tăng trưởng đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 6 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập Biểu đồ sản lượng nhà máy SPM (Triệu đơn vị) Đặc biệt, tất cả 5 xưởng đều tuân thủ nghiêm ngặt các qui định GMP-WHO, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. Sơ đồ 1 quy trình sản xuất SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 7 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập 1.3.2 Hệ thống quản lý chất lượng Với phương châm Chất lượng quốc tế, vì sức khỏe cộng đồng, Công ty Cổ phần SPM không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng nhà máy theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 GMP-WHO, GLP, GSP. Đây là tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo công ty nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tầm quốc tế phục vụ tốt cho cộng đồng cũng như tạo lợi thế xuất khẩu sang châu Âu các nước trong khu vực. * Kiểm soát chất lượng Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt chất lượng ngay từ ban đầu. Kiểm soát qui trình sản xuất, môi trường. Kiểm soát đo lường, đào tạo, duy trì hệ thống chất lượng. Thẩm định hệ thống, đánh giá nhà cung cấp. Triển khai thanh tra nội bộ, đánh giá hàng năm. Qui trình kiểm soát trong sản xuất *. Kiểm tra chất lượng Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm đầu ra nhằm đảm bảo sản phẩm trước khi xuất xưởng đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được Bộ Y Tế chứng nhận. Kiểm tra chất lượng Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu bao bì phục vụ sản xuất thuốc. Kiểm tra chất lượng nước cấp, nước RO. Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm thành phẩm thuốc. SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 8 Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Báo cáo thực tập Theo dõi báo cáo chất lượng theo định kỳ. Kiểm soát môi trường Kiểm tra môi trường sản xuất, tình trạng vệ sinh, tẩy trùng nhà xưởng. Kiểm tra tình trạng vệ sinh cá nhân. Báo cáo, đề xuất biện pháp phòng ngừa để cải thiện môi trường sản xuất. Theo dõi độ ổn định thuốc Thiết lập chương trình nghiên cứu dài hạn lão hóa cấp tốc thuốc. Lưu mẫu thành phẩm, đối chiếu chất lượng thuốc trên thị trường. Theo dõi đánh giá tuổi thọ của thuốc, nhằm xác định hạn dùng chính xác, định hướng cho việc cải tiến chất lượng thuốc. Nghiên cứu thẩm định Thẩm định qui trình vệ sinh, sản xuất, môi trường nước sản xuất. Thẩm định hiệu năng thiết bị kiểm nghiệm. Nghiên cứu, xây dựng phương pháp kiểm nghiệm cho sản phẩm mới cải tiến phương pháp tiết giảm chi phí kiểm nghiệm. Thẩm định tham gia đánh giá nhà cung cấp nguyên phụ liệu bao bì. Quản lý khai thác thiết bị kiểm nghiệm, tài sản phòng KTCL Quản lý khai thác sử dụng hiệu quả tài sản phục vụ công tác KTCL. Lập kế hoạch bảo trì, bảo quản, hiệu chuẩn thiết bị kiểm nghiệm. Kiểm soát hóa chất, thuốc thử trong sử dụng lưu trữ. Kiểm soát Qui trình thao tác chuẩn được lưu trữ kiểm soát theo thủ tục kiểm soát hồ sơ D2/AM-S001. Chứng nhận chất lượng SV: Phạm Thị Sim Lớp ĐHLTQT2A1 9 . BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SPM SINH VIÊN: PHẠM THỊ SIM. nói riêng. Vì vậy, em chọn đề tài Phân tích tài chính và các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính tại Công ty Cổ Phấn SPM làm chuyên đề thực tập

Ngày đăng: 23/07/2013, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan