Cuối cùng dựa vào đánh giá thực trạng về ứng dụng các công cụ E-marketing trong hoạt động thương mại điện tử của thegioididong.com kết hợp với kết quả nghiên cứu khảo sát, người viết sẽ
Trang 1i
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin chân thành cám ơn Công ty Cổ phần Thế giới di động đã hỗ trợ em trong thời gian thực tập tại công ty Em cũng xin cám ơn cô Hoàng Thị Phương Thảo đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài
Sau 2 tháng làm việc tại công ty, em đã học được nhiều bài học bổ ích và quý báu, nhờ các anh chị trong công ty hướng dẫn em đã có cơ hội tiếp xúc, kiểm chứng những kiến thức về marketing đã được học trên giảng đường, đồng thời biết thêm được nhiều kiến thức thực tế về marketing
Cuối cùng, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến phản phồi từ Cô đã giúp em hoàn thiện hơn đề tài của mình Cô đã chỉnh sửa đề cương chi tiết/ nội dung, hướng dẫn em hoàn thành bản câu hỏi khảo sát, chỉnh sửa bản nháp giúp em hoàn thành chuyên đề của mình tốt hơn và phân bổ thời gian thực hiện chuyên đề hợp lí
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn
Xin chúc Cô nhiều sức khỏe
Xin chúc quý công ty ngày càng phát triển
Trang 2ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 3iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 4
iv
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Chuyên đề xoay quanh việc tìm hiểu tác dụng và cách thức ứng dụng các công cụ E-marketing trong hoạt động thương mại điện tử B2C
của Công ty Cổ phần Thế giới di động
Chuyên đề được thực hiện dựa trên việc tìm hiểu cơ sở lý luận tổng quát về thương mại điện tử, E-marketing và các công cụ phổ biến của E-marketing Sau khi tìm hiểu kĩõ cơ sở lý luận đó, người viết tiến hành một cuộc khảo sát nghiên cứu thị trường nhỏ, với mục đích muốn biết người dùng Internet hiện nay cảm thấy như thế nào về thegioididong.com, về trang web cũng như về một số công cụ E-marketing khác
Sau khi kết thúc cuộc khảo sát, sẽ tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS Cuối cùng dựa vào đánh giá thực trạng về ứng dụng các công cụ E-marketing trong hoạt động thương mại điện tử của thegioididong.com kết hợp với kết quả nghiên cứu khảo sát, người viết sẽ đề ra một số kiến nghị nhỏ giúp hoàn thiện việc ứng dụng E-marketing của Công ty
Trang 5v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
Trang 6vi
1.1 Đặt vấn đề: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu: 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu: 3
1.5 Hạn chế của đề tài: 3
1.6 Kết cấu đề tài: 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
2.1 Thương mại điện tử: 4
2.1.1 Khái niệm thương mại điện tử: 4
2.1.2 Phân loại thương mại điện tử: 6
2.1.3 Những lợi ích và hạn chế trong thương mại điện tử: 8
2.1.3.1 Những lợi ích: 8
2.1.3.2 Những hạn chế: 10
2.1.4 Thương mại điện tử B2C: 11
2.2 E-marketing: 12
2.2.1 Khái niệm E-marketing: 12
2.2.2 Vì sao nên sử dụng E-marketing? 14
2.2.3 Các công cụ E-marketing phổ biến: 17
2.2.3.1 Thư điện tử (Email marketing): 17
Trang 7vii
2.2.3.2 Quảng cáo trực tuyến ( Online advertising): 23
2.2.3.3 Trang web (Website and Microsite): 28
2.2.3.4 Truyền thông xã hội (Social Media): 30
2.2.3.5 Công cụ tìm kiếm (Search Engine Machine): 31
2.2.3.6 Mobile Marketing: 33
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG 35 3.1 Vài nét về Công ty Cổ phần Thế giới di động: 35
3.1.1 lịch sử hình thành: 35
3.1.2 Quá trình phát triển: 37
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 41
3.1.3.1 Chức năng: 41
3.1.3.2 Nhiệm vụ: 41
3.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thế giới di động: 42
3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty: 42
3.1.4.2 Nhiệm vụ các phòng ban: 43
3.1.6 Mô hình kinh doanh trực tuyến của thegioididong.com: 50
3.2 Thực trạng ứng dụng các công cụ E-marketing trong hoạt động kinh doanh trực tuyến tại thegioididong.com: 53
3.2.1 Trang Web ( Website & Microsite): 53
3.2.2 Truyền thông xã hội (Social Media): 61
3.2.3 Công cụ tìm kiếm ( Search Engine Machine): 62
Trang 8viii
3.2.4 Quảng cáo trực tuyến ( Online advertising): 63
3.2.5 Thư điện tử ( Email marketing): 65
3.2.6 Mobile marketing: 66
3.3 Kết quả nghiên cứu khảo sát: 67
3.3.1 Thông tin về mẫu nghiên cứu: 67
3.3.2 Phân tích phần chính của bản khảo sát: 69
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
4.1 Đánh giá thực trạng ứng dụng các công cụ E-marketing trong hoạt động kinh doanh trực tuyến của thegioididong.com: 78
4.1.1 Điểm mạnh: 78
4.1.2 Điểm yếu: 81
4.2 Kiến nghị: 82
4.2.1 Trang web (website): 82
4.2.2 Công cụ tìm kiếm (Search Engine Machine): 84
4.2.3 Truyền thông xã hội (Social Media): 85
4.2.4 Thư điện tử (Email Marketing): 86
4.2.5 Quảng cáo trực tuyến (Online Advertising): 86
KẾT LUẬN 89
PHỤ LỤC A 90
Trang 9ix
PHỤ LỤC B 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 - Một số tiêu chí phân nhóm phổ biến
Trang 10DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Người sử dụng Internet tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 1
Trang 16xvi
Hình 4.2: Mục đích sử dụng Internet
7
2
Trang 171
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề:
Theo Cimigo, một công ty nghiên cứu thị trường, trong năm 2009 doanh thu từ các hoạt động quảng cáo và tiếp thị trực tuyến tại Việt Nam đạt khoảng 15,5 triệu USD, tăng trưởng 71% so với năm 2008 Ngoài ra, hiện nay Việt Nam là một trong 10 quốc gia sử dụng internet nhiều nhất châu Á với khoảng 26,7 triệu người dùng (tháng 12/2010 – Theo thống kê của trung tâm Internet Việt Nam VNNIC) Và theo ước tính thì mỗi người trung bình sử dụng từ 1-2 giờ/ngày để vào internet Những điều đó chứng tỏ Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển Internet rất cao trên thế giới, hoạt động thương mại điện tử cũng không nằm ngoài vòng xoáy này Tuy chỉ mới bắt đầu, nhưng hoạt động thương mại điện tử lại tỏ ra khá hiệu quả đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Một trong những cách thức đẩy mạnh sự phát triển của thương mại điện tử không thể không nhắc đến đó là: các giải pháp E-marketing E-marketing đang được các chuyên gia tại Việt Nam nhận định sẽ là một công cụ mới đầy tiềm năng đẩy mạnh thương mại điện tử và E-marketing sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt Nam trong tương lai không xa
Trang 182
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, đến nay, Việt Nam đã có khoảng 38% số doanh nghiệp có website và hơn 93% số doanh nghiệp kết nối Internet sử dụng vào sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Thế giới di động với hoạt động thương mại điện tử mạnh mẽ, vì vậy kết hợp với E-marketing sẽ mang lại bước đột phá to lớn
Chính vì những lý do trên, khi thực tập tại Công ty Cổ phần Thế
giới di động, em đã quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng các công cụ
E-marketing trong hoạt động kinh doanh trực tuyến của thegioididong.com” làm chuyên đề thực tập
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là(1) tổng hợp các lý thuyết về E-marketing, các công cụ E-marketing được sử dụng trong thực tế, các kỹ thuật và cách thức sử dụng chúng, (2) phân tích thực trạng ứng dụng các công cụ E-marketing trong hoạt động kinh doanh trực tuyến của Công ty Cổ phần Thế giới di động, (3) đề xuất một số kiến nghị có thể đóng góp cho Công ty
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động ứng dụng e-marketing
tại công ty Cổ phần Thế Giới Di Động
Trang 193
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Nhằm thu thập các thông tin thứ cấp Cách thực hiện: tìm kiếm thông tin thứ cấp trên sách báo, tạp chí, đặc san, internet, các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức/ cơ quan chức năng…
Nghiên cứu định lượng : Phỏng vấn khách hàng khi mua sản phẩm bán tại Thế giới di động bằng bản câu hỏi soạn sẵn
Khảo sát: Đo lượng độ nhận biết và hiệu quả truyền thông trực
tuyến cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của thegioididong.com
Đối tượng thu thập thông tin: Người dùng Internet đã từng vào biết đến thegioididong.com
Phương pháp chọn mẫu: Thuận tiện
Kích thước mẫu: 85
Phương thức thu thập thông tin: Khảo sát trực tuyến trên Internet Công cụ xử lý: Phần mềm SPSS phiên bản 11.5
1.5 Hạn chế của đề tài:
Trong quá trình thực hiện em cũng nhận ra đề tài có một số hạn chế Thứ nhất, nguồn tài liệu chính thống về E-marketing tại Việt Nam chưa nhiều Thứ hai, sự thiếu thốn nguồn tài liệu từ phía Công ty Chính
vì thế nội dung phần đánh giá có phần không hoàn chỉnh Trong khả
Trang 204
năng của mình em đã cố gắng hoàn chỉnh chuyên đề này trong phạm vi
có thể
1.6 Kết cấu đề tài:
Nội dung của chuyên đế tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Thực trạng Công ty Cổ phần Thế giới di động
Chương 4: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Thương mại điện tử:
2.1.1 Khái niệm thương mại điện tử:
Hiện nay, định nghĩa thương mại điện tử (TMĐT) được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào từng quan điểm sau:
Theo Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia:
Trang 215
Hiểu theo nghĩa hẹp: Thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp
trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử
bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet"
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc
kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số"
Hiểu theo nghĩa rộng: Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử
được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh"
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng;
Trang 226
mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
2.1.2 Phân loại thương mại điện tử:
Có nhiều tiêu chí để phân loại thương mại điện tử:
Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Có dây hoặc không dây
Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện
tử, tài chính điện tử…
Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác…
Phân loại theo đối tượng tham gia: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C)…Đây là cách phân loại phổ biến nhất, theo cách này sẽ có những loại hình thương mại điện tử sau:
Doanh nghiệp:
B2B (Business To Business): đây là loại hình giao dịch diễn ra trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau Các công ty chủ yếu sử dụng mạng Internet để đặt hàng, từ phía nhà cung cấp hoặc nhận các hóa đơn và thanh toán…
Trang 237
B2C (Business To Consumer): là hoạt động TMĐT mà trong đó doanh nghiệp sản xuất (hoặc nhà phân phối) tiến hành mua bán trực tiếp với người tiêu dùng
B2G (Business To Government): là hoạt động TMĐT giữa công ty với chính phủ trong đó chính phủ đóng vai trò khách hàng
Người tiêu dùng:
C2C (Consumer To Comsumer): là loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường
C2B (Consumer To Business): người tiêu dùng với doanh nghiệp Mỗi cá nhân sử dụng Internet để bán sản phẩm hay dịch vụ tới các tổ chức Cá nhân có thể đề nghị sản phẩm, kỹ năng của mình cho các công ty và các công ty sẽ trả tiền họ qua mạng Internet Mô hình này hiện nay khá phổ biến, thích hợp cho các cá nhân đơn lẻ, các công ty nhỏ hoặc mới thành lập
C2G (Consumer To Government): là hoạt động trao đổi thông tin hoặc thương mại giữa cá nhân với chính phủ: khiếu nại, tố cáo, chính phủ mua hàng hóa của cá nhân…
Chính phủ:
G2C (Government To Consumer): mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính qua mạng Internet giữa cơ quan chính phủ với người dân + G2B (Government To Business):
Trang 242.1.3 Những lợi ích và hạn chế trong thương mại điện tử:
2.1.3.1 Những lợi ích:
Đối với tổ chức, doanh nghiệp:
Tiết kiệm rất nhiều chi phí: chi phí trong sản xuất, chi phí bán hàng và tiếp thị; giảm thời gian và chi phí giao dịch…
Tạo ra mô hình kinh doanh mới và tăng khả năng phục vụ khách hàng: brochure điện tử, catalog điện tử, báo giá, cải thiện hệ thống phân phối…
Mở rộng thị trường với chi phí thấp, dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tác, khách hàng trên thế giới, tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn
Thông tin được cập nhật liên tục: giá cả, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, nhà cung ứng, khách hàng…
Đối với người tiêu dùng:
Trang 25 Vượt giới hạn về thời gian và không gian, cho phép người tiêu dùng mua hàng mọi lúc mọi nơi
Giá thấp hơn: do thông tin phong phú nên khách hàng có thể so sánh giá giữa các nhà cung cấp
Giao hàng nhanh hơn với các sản phẩm số hóa: phim, nhạc, soft…
Cộng đồng mạng: thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẽ thông tin và kinh nghiệm một cách hiệu quả và nhanh chóng
Vừa là người mua, nhưng cũng đồng thời là người bán
Đối với xã hội:
Thương mại điện tử là động lực kích thích phát triển ngành công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp liên quan, giảm việc đi lại, ô nhiễm và tai nạn…
Nâng cao mức sống: do canh tranh về giá cao tạo ra áp lực giảm giá cho các nhà cung ứng nên khách hàng có thể mua sắm nhiều hơn
Trang 26 Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy
Khó khăn khi kết hợp các phần mềm thương mại điện tử với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống
Thực hiện các đơn hàng loại B2B đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn
An ninh và riêng tư của khách hàng luôn bị đeo dọa bởi nạn lấy cắp thông tin, dẫn đến cảm trở tâm lý của người tiêu dùng
Thiếu lòng tin giữa người mua và người bán
Luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT chưa có hiệu quả cao
Cần có một thời gian khá dài để chuyển đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm của khách hàng từ thực tế sang ảo
Tội phạm trực tuyến ngày càng nguy hiểm và tăng về số lượng
Trang 2711
2.1.4 Thương mại điện tử B2C:
Tập đoàn Oracle, trong tài liệu “Application Developers Guide” (2000), định nghĩa TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C)
là “một thuật ngữ mô tả sự giao tiếp giữa các doanh nghiệp và người
tiêu dùng trong việc bán hàng hoá và dịch vụ”
Tuy nhiên, tập đoàn Sybase đưa ra định nghĩa TMĐT B2C là “khả
năng của doanh nghiệp trong việc cung ứng các sản phẩm, hàng hoá, sự hỗ trợ và thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân trên Internet”
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, IBM định nghĩa TMĐT B2C là “việc sử
dụng các công nghệ trên cơ sở Web để bán hàng hoá, dịch vụ cho một người tiêu dùng cuối cùng”
Ba định nghĩa đưa ra trên đây có điểm tương đồng là cùng xem xét B2C dưới dạng “sự giao tiếp giữa”, “khả năng của” và “việc sử dụng”, khác hẳn cách hiểu được sử dụng phổ biến hiện nay mô tả TMĐT B2C đơn giản là “việc bán hàng hoá, sản phẩm hoặc dịch vụ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng” TMĐT B2C bao gồm cả việc bán hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ; đồng thời bao gồm cả việc trao đổi thông tin hai chiều giữa người sử dụng (người tiêu dùng) và hệ thống thương mại (doanh nghiệp)
Trang 2812
Như vậy, tham gia vào quá trình giao dịch B2C là doanh nghiệp (đóng vai trò bên bán) và các cá nhân (hoặc hộ gia đình – đóng vai trò bên mua) Việc trao đổi giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng về hàng hoá, dịch vụ và tri thức biểu hiện (explicit knowledge) về hàng hoá, dịch vụ (hoặc các thông tin về người tiêu dùng) nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng; đổi lại sẽ thu được một khoản tiền thanh toán hoặc khả năng thu một khoản tiền tương ứng
2.2 E-marketing:
2.2.1 Khái niệm E-marketing:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của internet, các ứng dụng của công nghệ này cũng ngày càng phát triển phong phú Từ đây, chúng ta thấy xuất hiện những thuật ngữ kèm theo tiền tố “E” như E-mail, E-book, E-card,… Ở đây “E” là viết tắt của từ “electronic” có nghĩa là thuộc về điện tử Theo một cách hiểu khác, “E” cũng là biểu tượng của
“Launch Internet Explorer Browser”, trình duyệt web của Microsoft Và những thuật ngữ kèm theo tiền tố này dùng để ám chỉ những khái niệm ngoài cuộc sống được ứng dụng trên internet Không chỉ những khái niệm từ cuộc sống mà ngay cả những khái niệm về kinh tế cũng dần được “Internet hoá”, và E-marketing là một trong số đó
E-marketing và marketing trong đời thường đều hướng tới mục đích là thoả mãn khách hàng và tìm kiếm lợi nhuận cho công ty, điều
Trang 2913
khác biệt là ở chỗ E-marketing sử dụng những công cụ của Internet để thực hiện mục đích của mình
E-marketing có nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia: “E-marketing là
hoạt động marketing cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng Internet kết nối toàn cầu”
Theo Rob Stokes, tác giả của cuốn “eMarketing - Những hướng dẫn cần thiết để đến với tiếp thị trực tuyến” (eMarketing - The essential
guide to online marketing), xuất bản năm 2008, đã viết: “Marketing ở
trong môi trường kết nối internet và sử dụng nó để kết nối với thị trường thì gọi là E-Marketing”
Còn theo Dave Chaffey, đồng tác giả cuốn “eMarketing xuất sắc” (eMarketing excelllence) xuất bản năm 2002, trên website của mình ông
cho rằng: “Internet Marketing là tìm cách đạt được những mục tiêu
marketing thông qua công nghệ kỹ thuật số E-marketing đôi khi được hiểu gần giống với Internet Marketing Tuy nhiên bên cạnh đó E- marketing còn bao gồm cả việc quản lí dữ liệu khách hàng thông hệ thống quản lí mối quan hệ khách hàng điện tử (E-CRM)”
Tóm lại, trong nội dung chuyên đề này chúng ta sẽ hiểu marketing là cách thức marketing vận dụng các tính năng của Internet
Trang 30E-14
nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ
2.2.2 Vì sao nên sử dụng E-marketing?
Kết nối toàn cầu không còn là một tương lai xa vời:
Trong những năm 90, khái niệm Internet chỉ phổ biến ở những quốc gia phát triển Tuy nhiên càng về sau, Internet càng trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ, phạm vi ảnh hưởng của nó giờ đây mang tính toàn cầu và trở thành một phần quan trọng của cuộc sống chúng ta ngày nay
Lấy đất nước Việt Nam chúng ta là một ví dụ điển hình cho sự phát triển này Theo VNNIC (trung tâm Internet Việt Nam), vào năm
2000, số người sử dụng Internet tại Việt Nam vào khoảng 200.000 người, năm 2003 con số này là 3,1 triệu người, năm 2008 là 20,8 triệu người, 2009 là 22.5 triệu người, và đến cuối năm 2010 là 26.7 triệu người, chiếm 30% tổng dân số Tức là sau một thập kỉ, số người sử dụng Internet của Việt Nam đã tăng gấp hơn 110 lần – Tốc độ tăng trưởng thuộc hàng cao nhất thế giới
Trang 3115
Hình 2.1 : Người sử dụng Internet tại Việt Nam giai đoạn 2003 –
2010 (Nguồn: VNNIC)
Với tốc độ phát triển như thế này trong một tương lai không xa bất
kí nơi nào trên toàn thế giới cũng có thể kết nối với nhau thông qua Internet Vậy tại sao ta không sử dụng E-marketing?
E-marketing giúp ta tương tác với thị trường nhanh hơn:
Tương tác với thị trường là cách tốt nhất để hiểu về họ và đáp ứng được các mong đợi tiềm ẩn của thị trường mục tiêu, một yếu cực kỳ tố quan trọng của Marketing
Trang 3216
Internet ngày càng chứng tỏ nó là một công cụ kết nối hữu hiệu Khi chưa có Internet việc truyền một thông điệp từ người này đến người khác sẽ bị các yếu tố như không gian, thời gian, lượng thông tin giới hạn Tuy nhiên khi Internet xuất hiện những giới hạn này dường như không còn Tính tương tác trong môi trường Internet ngày càng được cải thiện và trở thành một lợi thế đáng kể, nhờ đó sự giao tiếp diễn ra hai chiều Đối với những nhà marketer thì điều này có nghĩa là họ sẽ dễ dàng hiểu hơn về thị trường của mình
Trong kinh doanh nói chung, và trong marketing nói riêng, giao tiếp với thị trường nhanh hay chậm, thông tin đưa đến khách hàng nhiều hay ít đều quyết định sự thành bại Và E-marketing sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán “nhanh” hơn Với tốc độ đường truyền như hiện nay thông điệp từ các nhà marketer sẽ đến với khách hàng chỉ trong vòng vài giây cho dù họ ở cách xa nhau đến nửa vòng trái đất Bên cạnh đó thông tin dường như là không giới hạn Đối với một sản phẩm muốn tiếp cận, khách hàng có thể tìm thấy hình ảnh sản phẩm, các bài đánh giá về sản phẩm, video nói về sản phẩm đó, hoặc những chia sẻ về việc sử dụng sản phẩm của người sử dụng… Đồng thời, Khách hàng cũng dễ dàng phản hồi các thông tin đến công ty thông qua các chức năng trên website hoặc các diễn đàn, blog… Như vậy tình
Trang 3317
trạng “bất đối xứng” về thông tin giữa khách hàng và nhà cung cấp dường như không còn nữa
Yếu tố chi phí của E-marketing:
Do đặc thù của E-marketing nên yếu tố chi phí được cắt giảm đáng kể Ngoại trừ bước lên ý tưởng thì hầu hết các bước triển khai còn lại đều thực hiện trên máy tính và internet Như vậy so với Marketing truyền thống, chi phí của E-marketing sẽ thấp hơn Ví dụ: Bạn cần bao nhiêu người và chi phí để gửi thông điệp quảng cáo đến 500 khách hàng trong Marketing truyền thống? Trong E-marketing, chỉ cần một người soạn thư, một chiếc máy tính được nối mạng internet và cài đặt phần mềm gửi thư hàng loạt, và điều cuối cùng là một danh sách các địa chỉ email chính xác, thế là đủ Trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, những nhà marketing cần cân nhắc khoảng ngân sách của mình và E-marketing không phải là lựa chọn tồi
2.2.3 Các công cụ E-marketing phổ biến:
2.2.3.1 Thư điện tử (Email marketing):
Có thể nói thư điện tử (Email) là công cụ được dùng phổ biến nhất trong E-marketing Đây là công cụ hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, trong đó gồm cả những khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng Theo trang Wordnet Search 3.0, Email được định
Trang 3418
nghĩa như sau: “Email là một hệ thống truyền thông toàn cầu, trong đó
thông điệp sẽ được tạo ra tại một máy tính và truyền đến một máy tính khác, để xem được thông điệp người nhận cần đăng nhập vào tài khoản của riêng mình”
Email marketing theo định nghĩa của Google là: “một hình thức
marketing trực tiếp trong đó sử dụng thư điện tử như một phương tiện giao tiếp với khách hàng.”
Trên thực tế email marketing bao gồm nhiều dạng thức:
Quảng cáo tới các khách hàng tiềm năng dưới dạng email giới thiệu thông tin sản phẩm dịch vụ, bản tin khuyến mãi giảm giá
Gửi bản tin (newsletter) cập nhật thông tin dịch vụ, thị trường, tin tức tới các khách hàng đã đăng ký nhận tin
Chăm sóc các khách hàng hiện tại bằng cách gửi các hướng dẫn sử dụng (manual), thông tin hữu ích, các ebook, video
Gửi thiệp điện tử (e-card) cho khách hàng hiện tại vào các dịp đặc biệt như sinh nhật để tăng cường mối quan hệ và tăng lượng khách hàng trung thành
Gửi email mời tham gia vào các sự kiện trực tuyến trên website
VV
Trang 3519
Mọi chiến dịch email marketing đều bao gồm các bước cơ bản sau:
Hình 2.2: Các bước cơ bản của một chiến dịch email marketing
(Nguồn BlinkContact http://blinkcontact.com)
Trước khi triển khai một chiến dịch email marketing nên lập kế hoạch, đó là cách tốt nhất để chiến dịch email marketing hoạt động tích cực và đem lại hiệu quả Dưới đây là sơ đồ giúp tạo dựng một kế hoạch triển khai email marketing:
Trang 3620
Hình 2.3: Sơ đồ giúp tạo dựng một kế hoạch triển khai email marketing
(Nguồn BlinkContact http://blinkcontact.com )
Bước 1: Xây dựng danh sách email:
Trang 3721
Danh sách các địa chỉ email chính là tài sản quý giá nhất trong email marketing Phải bỏ công sức và thời gian để xây dựng mới có được một danh sách tốt Không những cần địa chỉ email chính xác mà còn phải tìm hiểu các thông tin liên quan như tên, giới tính, tuổi, nguồn thông tin, ngày sinh,…Và lưu giữ cẩn thận
Sau đo tiến hành phân nhóm danh sách người nhận Bằng cách chia nhỏ cơ sở dữ liệu về khách hàng theo những tiêu chí nhất định như sở thích hay giới tính, như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút khách hàng và nâng cao kết quả kinh doanh
Bảng 2.1: Một số tiêu chí phân nhóm phổ biến
Với người tiêu dùng Với doanh nghiệp
Theo khu vực địa lý
Theo nghề nghiệp
Theo thu nhập
Theo giới tính
Theo độ tuổi
Theo khu vực địa lý Theo lĩnh vực hoạt động Theo quy mô vốn
Theo loại hình doanh nghiệp Theo năm thành lập
Theo mục tin ưa thích (người nhận lựa chọn khi đăng ký nhận tin)
(Nguồn BlinkContact
http://blinkcontact.com )
Bước 2: Thiết kế email:
Thiết kế email không đơn giản như soạn thảo văn bản trên Word, nó giống với việc thiết kế mẫu cho website hơn vì email sử dụng định
Trang 3822
dạng HTML Tuy nhiên nó cũng không hề phức tạp như thiết thiết kế website Vì vậy Công ty cần có nhân viên chuyên thiết kế, nếu không có thể thuê ngoài hoặc sử dụng những mẫu có sẵn trong các phần mềm email marketing trực tuyến
Phần cốt lõi tạo ra giá trị cho email là sự hấp dẫn của nội dung Một email với nội dung thu hút người đọc sẽ đem lại thành công cho chiến dịch email marketing
Nên để nội dung chính và hấp dẫn nhất xuất hiện ngay phần đầu của email, nhằm thu hút sự chú ý của người đọc ngay lúc đầu Nếu email bao gồm nhiều bài viết, hãy đưa phần mục lục các bài viết lên đầu Nếu email giới thiệu về sản phẩm, hãy đưa những lợi ích thiết thực hoặc khuyến mãi gây sốc lên đầu Nội dung phải phù hợp với những gì người nhận đã đăng ký Nếu không, người đọc sẽ xóa email ngay tức khắc
Nội dung email cần phải được cá nhân hóa Người nhận đều thích sự thân thiện và cảm giác được tôn trọng Gửi đi một thông điệp chung tới tất cả những người nhận với những lời chào chung “Chào bạn”, “Cảm
ơn bạn” sẽ không bao giờ hiệu quả bằng những thông điệp mang thông tin của chính người nhận
Bước 3: Gửi và theo dõi kết quả:
Trang 3923
Gửi một số lượng email cực lớn phải cần những công cụ kỹ thuật chuyên môn, nên cần phải có bộ phận IT chuyên trách riêng hoặc sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp phần mềm email marketing trực tuyến
Trong marketing, thời gian là một yếu tố quan trong quyết định đến sự thành công hay thất bại của cả chiến dịch Mọi người thường sử dụng một khoảng thời gian nhất định để đọc và trả lời email, do vậy cần phải nắm được khi nào là thời điểm tốt nhất để gửi email cho khách hàng
Cuối cùng, dựa trên các chỉ số lượng open, lượng người open, tỷ lệ click, số lượng email hỏng, Công cụ thống kê sẽ giúp đánh giá được hiệu quả của cả chiến dịch, và sẽ trở thành tiền đề để thực hiện các chiến dịch sau này
2.2.3.2 Quảng cáo trực tuyến ( Online advertising):
Online Advertising (Quảng cáo trực tuyến), hay còn gọi là Online Ads, là loại hình quảng cáo thực hiện trên Internet
Theo từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến wikipedia:
Cũng như các loại hình quảng cáo khác, quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa người mua và người bán Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các
Trang 4024
phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo Khách hàng có thể nhấn vào quảng cáo để lấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thể mua cả sản phẩm từ các quảng cáo online trên Website
Như quảng cáo truyền thống, quảng cáo trực tuyến sẽ đảm nhận những vai trò sau: Xây dựng sự nhận biết về thương hiệu, tạo ra nhu cầu cho khách hàng, cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty đăng quảng cáo, kích thích bán hàng và cuối cùng là tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm
Các loại hình quảng cáo trực tuyến thường gặp:
Pop-ups: Quảng cáo xuất hiện dười dạng những cửa sổ khi click
vào các trang web