1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới

17 456 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 368,5 KB

Nội dung

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...

Trang 1

BỆNH GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới là một bệnh tổn thương không hồi phục thành tĩnh mạch, gây phình tĩnh mạch không đều nhau, thiểu năng van tĩnh mạch, dẫn đến tình trạng máu tĩnh mạch chảy ngược và bệnh tiến triển ngày càng nặng

Tĩnh mạch có những chức năng gì?

Tĩnh mạch là mạch máu dùng để đưa máu đen (máu các cơ quan đã sử dụng chứa nhiều khí CO2) từ ngoại biên trở về tim

Khác với động mạch, tĩnh mạch có thành mỏng, không có cơ bao quanh, máu được đưa

về tim nhờ các cơ của bắp thịt co bóp Trong lòng của tĩnh mạch có các van khiến máu chỉ đi được một chiều từ ngoại biên (chân, tay… ) về tim mà không chảy ngược lại

Bệnh giãn tĩnh mạch gây nên những hậu quả gì?

Khi các van tĩnh mạch ở chân hoạt động không tốt, thành tĩnh mạch bị suy yếu, sẽ làm cho máu bị ứ lại khiến tĩnh mạch bị giãn Huyết tương trong máu thoát ra ngoài thành tĩnh mạch làm cho chân bị phù lên, da bị viêm, hoại tử

Trong trường hợp nặng hơn, máu bị đông lại thành cục gây tắc mạch Cục máu đông có thể di chuyển vào tĩnh mạch sâu đến phổi làm tắc mạch máu phổi gây nhồi máu phổi

Nguyên nhân nào gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới?

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể do các nguyên nhân:

• Thành tĩnh mạch bị căng mạnh do tư thế đứng lâu, hay tĩnh mạch bị chèn ép bởi thai, bởi khối viêm nghẽn tĩnh mạch, nhiễm khuẩn tĩnh mạch, chấn thương đụng dập

• Thiểu năng van tĩnh mạch

Trang 2

• Rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết

• Di truyền

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

• Đau đau âm ỉ, cảm giác nặng chân, chèn ép ở vị trí bị giãn tắc Triệu chứng tăng khi đứng, giảm khi nâng cao cẳng chân

• Chân sưng phù

• Da ngứa ngáy Có khi bị viêm da, lở loét

• Nổi gân xanh ngoằn ngoèo ở chân hoặc nổi gân tím như vết rạn nếu tĩnh mạch ở sát mặt da

Bệnh giãn tĩnh mạch gây ra những biến chứng gì?

Bệnh có thể gây ra các biến chứng sau:

• Thiểu dưỡng chân bị giãn tĩnh mạch nông: dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng, chảy máu tại ổ loét làm mất khả năng lao động, thậm chí có khi phải cắt cụt chân

• Viêm nghẽn các tĩnh mạch sâu do hậu quả của loét thiểu dưỡng và nhiễm trùng ổ loét ở chân Trường hợp bệnh nặng, tạo nên cục máu đông di chuyển lên gây tắc động mạch phổi, dẫn tới tử vong đột ngột

Trang 3

Tiến triển của bệnh giãn tĩnh mạch như thế nào?

Bệnh giãn tĩnh mạch được điều trị như thế nào?

A Sinh hoạt:

• Không nên ngồi lâu một chỗ, thỉnh thoảng phải đứng lên đi lại vận động trong vài phút

• Khi nằm ngủ, gác chân lên cao cho máu về tim dễ

• Tập thể dục thể thao như đi bộ, bơi lội…

• Không nên để bị béo phì

B Các phương pháp điều trị hiện nay:

Trang 4

Phương pháp điều trị hiệu quả nhất và nhằm tránh tái phát bệnh là phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn (phẫu thuật stripping)

NGUỒN : http://bomongoaiydhue.net/?cat_id=124&id=59

VỚ Y KHOA ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TĨNH MẠCH VENOSAN 6000 (20/02/12)

 THÀNH PHẦN

- 70% Nylon Polyamide

- 30% Lycra Elastane

ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT

- Đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt của RAL – GZ 387, Oeko – Tex 100, CEN – ENV 12`718 (Tiêu chuẩn về chất lượng, độ chuẩn, độ an toàn về việc áp dụng áp lực vớ trên người.)

- Chất liệu Lycra: Co dãn làm cho vớ VENOSAN tự thở, tạo cảm giác mát mẽ khi mang vớ

- Thanh lịch, hợp thời trang: Giúp người mang có cảm giác thoải mái

- Chất lượng và độ bền cao, đạt áp lực chuẩn trên 6 tháng

Trang 5

CHỈ ĐỊNH

- Cho các trường hợp bị giãn Tĩnh mạch nguyên phát hay thứ phát, giãn Tĩnh mạch trong suốt thời gian thai kỳ

- Sau phẫu thuật Tĩnh mạch bằng liệu pháp gây xơ, sau phẫu thuật điều trị viêm Tĩnh mạch huyết khối (Tĩnh mạch nông), sau điều trị viêm sưng Tĩnh mạch, sau điều trị thuyên tắc Tĩnh mạch sâu

- Hội chứng sau huyết khối hoặc phòng ngừa huyết khối cho Bệnh nhân không

đi lại được

- Trong Suy Tĩnh mạch mãn tính mức độ I đến độ III theo phân độ Widmer hoặc mức độ C1S-C6 theo phân độ CEAP

- Phòng ngừa lở loét Tĩnh mạch chân, Suy Tĩnh mạch, sự loạn phát triển Tĩnh mạch, phù bạch huyết, phù sau phẫu thuật, phù tuần hoàn chu kỳ tự phát, giai đoạn

II hoặc trên của phù mỡ, sự xung huyết sau bất động kéo dài (Hội chứng ứ trệ tuần hoàn trong viêm khớp, bại liệt và bại liệt chi toàn phần)

- Có thể sử dụng trong: Sau bỏng, sẹo lồi tăng sinh

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định tuyệt đối:

- Rối loạn Tuần hoàn Động mạch trầm trọng

- Rối loạn Thần kinh trầm trọng

- Rối loạn Vi mạch máu trầm trọng

Trang 6

- Bệnh nhân liệt giường

Chống chỉ định tương đối

- Phù rất nặng (phù chân voi)

- Viêm da chảy nước

- Suy tim mất bù

- Ngay sau thuyên tắc Tĩnh mạch sâu

TÁC DỤNG PHỤ

- Vớ Venosan có miếng đệm trên bằng Silicone (vớ đùi), có thể gây kích ứng

da đối với các làn da nhạy cảm

LƯU Ý:

- Phải chọn đúng kích thước vớ khi mang

- Không được gập phần trên của vớ vì có thể nguy hiểm do làm tăng áp lực gấp đôi

- Nếu cảm giác đau hay khó chịu tăng lên khi mang vớ, hãy hỏi ý kiến Bác sĩ ngay

- Không dùng kem, dầu thoa vào chân khi mang vớ

- Có thể dùng cồn để làm sạch miếng đệm Silicone 2 – 3 lần / tuần để làm tăng

độ bám dính

- Có thể giặt bằng máy giặt, không được dùng với chất làm mềm vải, chất tẩy Tốt nhất giặt bằng tay, bằng xà phòng không có chất tẩy Không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp

- Khi mang giày dép nên mang theo đôi vớ thông thường bên ngoài để tránh làm hư sợi vớ

Trang 7

CÁC ÁP LỰC CỦA VỚ VENOSAN 6000

ÁP LỰC 1

18-21 mmHg

ÁP LỰC 2

23-32 mmHg

ÁP LỰC 3

34-46 mmHg

Trang 8

- Phù nhẹ

- Giãn tĩnh mạch nhẹ

- Phòng ngừa giãn tĩnh

mạch khi mang thai

- Phù nặng

- Giãn tĩnh mạch nặng

- Giãn tĩnh mạch khi mang thai

- Sau chích xơ hoặc phẫu thuật tĩnh mạch

- Suy tĩnh mạch mãn tính

- Lymphoedema (Phù bạch mạch)

Đây là chỉ định đề nghị của nhà sản xuất Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng, Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng áp lực nào

CÁCH ĐO VÀ CHỌN VỚ VENOSAN 6000

CHÚ Ý:

Nên đo ở tư thế thẳng đứng, phải chọn đúng kích cở vớ để có tác dụng điều trị và tránh tác dụng phụ

BƯỚC 1: CHỌN SIZE VỚ (ĐVT: cm)

Vòng 1: Là vòng để xác định size vớ, đo tại vị trí vừa ngay trên xương mắt cá 1cm Vòng 2: Đo vòng bắp chân tại nơi lớn nhất

Vòng 4: Đo vòng đùi, đo dưới bẹn 5 – 8 cm

Chú ý: Vòng 2 và vòng 4: Để xác định lại độ vừa của size vớ

- Nếu lớn hơn khoảng cho phép, thì nên chọn tăng 1 size

Size S(Nhỏ) Size M(Vừa) Size L(Lớn) Size XL

Vớ Đùi

Vớ Hông

Vớ Gối

Vòng 1 20-22 23-25 26-28 29-31 Vòng 2 30-39 33-41 36-44 39-47 Vòng 3 29-38 32-40 35-43 38-46

Trang 9

Vòng 4 49-63 54-66 58-70 63-74

BƯỚC 2: CHỌN CHIỀU DÀI VỚ (ĐVT: cm)

Vớ Gối: Đo chiều dài gót đến dưới gối

Vớ Đùi: Đo chiều dài từ gót đến vòng đùi

Vớ Hông: Đo chiều dài từ gót đến sát bẹn

THÔNG TIN KÊ TOA:

Loại vớ: Vớ gối ¨ Vớ đùi ¨ Vớ hông ¨

Áp lực: Loại I ¨ Loại II ¨

Size vớ: Size S ¨ Size M ¨ Size L ¨ Size XL ¨ Chiều dài: Ngắn ¨ Vừa ¨

PGS TS Nguyễn Hòai Nam

Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP Hồ Chí Minh

Trang 10

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA DÃN TĨNH

MẠCH NÔNG CHI DƯỚI MẠN TÍNH

Văn Minh Trí*, Nguyễn Hoài Nam*

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: bệnh lý tĩnh mạch mạn tính chi dưới ngày càng được quan tâm rộng rãi hơn Việc

điều trị bao gồm cả nội khoa lẫn ngoại khoa Cho dù chích xơ để điều trị bệnh lý dãn tĩnh mạch ngày càng được chú ý, thì vai trò của phẫu thuật vẫn còn quan trọng Nghiên cứu này nhằm đánh giá lại kết quả điều trị phẫu thuật dãn tĩnh mạch nông chi dưới, qua đó rút ra chỉ định, phương pháp phẫu thuật cùng các yếu tố nguy cơ

Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu, mô tả đoàn hệ.

Kết quả: từ 08/2004-06/2005 có 52 bệnh nhân dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính được phẫu

thuật tại BV Đại Học Y Dược vì dãn tĩnh mạch nông chi dưới Nữ gặp nhiều hơn nam (2,7/1)

và có liên quan đến yếu tố nghề nghiệp Chỉ định ngoại khoa được áp dụng cho những trường hợp dãn tĩnh mạch từ độ II trở lên Phẫu thuật Stripping đơn thuần hoặc kèm theo Muller đạt thành công cao và mang tính thẩm mỹ

Kết luận: phẫu thuật điều trị dãn tĩnh mạch nông chi dưới ít biến chứng, đạt kết quả tốt và

mang lại sự hài lòng cho bệnh nhân Chỉ định điều trị ngoại khoa cho những bệnh nhân bị dãn tĩnh mạch từ độ II trở lên

ABSTRACT

THE RESULTS OF SURGICAL TREATMENT OF CHRONIC VENOUS

INSUFFICIENCY

Van Minh Tri, Nguyen Hoai Nam * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 11 - No 1 - 2007: 27 – 31

Background: The lower extremity varicose disease is being paid more and more

attention to nowadays, and this disease requires both internal and surgical treatment Although sclerotherapy is being applied more often, operation still plays important role in

the treatment This study seeks to value the results of surgery for the lower extremity

varicose disease, in order to recommend some indications, methods operation and risk factors

Method: cohort, prospective

Results: From 2004-August to 2005-June, at the Medical University Hospital, we

performed operation for 52 the lower extremity varicose disease More females were

subtracted to kind of disease than male (2.7/1) Risk factors related to working condition

Trang 11

Surgical indications were for cases from class two above Stripping only or with Muller resulted in great success and better cosmetic

Conclusion: Surgical treatment of the lower extremity varicose disease has lower

complications, and the results are more satisfactory Operation should be given to patient from class two

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lý dãn tĩnh mạch nông chi dưới có liên quan tới sự trào ngược và suy giảm hồi lưu trong lòng tĩnh mạch Tuy bệnh không gây tử vong, nhưng theo thời gian gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Bệnh gặp nhiều ở các nước phát triển, có liên quan mật thiết đến lối sống Ở Mỹ, có trên 20 triệu người dân mắc bệnh này Ở Nhật, 45% nữ công nhân bị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính

Sự phát triển kinh tế đất nước trong thời gian đã qua mang lại đời sống kinh tế cao cho nhân dân, thì đồng thời bệnh dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính cũng phát triển theo và được người dân chú ý hơn Nhu cầu điều trị bệnh ngày càng tăng, nhưng lựa chọn phương pháp điều trị nào vẫn còn chưa thống nhất trong các thầy thuốc nội và ngoại khoa Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa bệnh dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính tại bệnh viện Đại học Y dược, qua đó rút

ra chỉ định, phương pháp phẫu thuật và tìm hiểu yếu tố nhằm đánh giá tiên lượng của bệnh

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tiền cứu, mô tả và đoàn hệ

Với 52 trường hợp bệnh nhân dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính được phẫu thuật tại Đơn vị Phẫu thuật Lồng ngực mạch máu bệnh viện Đại học Y dược từ tháng 08/2004 đến tháng 06/2005

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu 52 trường hợp dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính được phẫu thuật trong thời gian 10 tháng từ tháng 8 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005, tại đơn vị Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu bệnh viện Đại học y dược Các kết quả được ghi nhận như sau:

Giới: 38 nữ, 14 nam Tỷ lệ nữ/nam khoảng 2,7/1

Tuổi: trung bình là 46,8; nhỏ nhất: 26; lớn nhất: 73

Có 37 bệnh nhân bị cả 2 chân, chiếm 71,2%, 15 (28,8%) bệnh nhân chỉ bị 1 chân

Nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số ca Tỷ lệ %

Giáo viên 8 15,4%

Buôn bán 12 23,1%

Trang 13

Nghề nghiệp Số ca Tỷ lệ %

Nhân viên hành

chính

Đa số bệnh nhân có nghề nghiệp liên quan đến đi đứng nhiều (84,6%)

Thời gian từ lúc bệnh đến lúc phẫu thuật

< 5 năm 11 (21,2%)

5-10 năm 15 (28,8%)

> 10 năm 26 (50%)

Đa số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh kéo dài

Dấu hiệu lâm sàng

Triệu chứng Số ca Tỷ lệ %

Dãn tĩnh mạch nông 52 100%

Nặng chân, phù 36 69,2%

Xếp loại lâm sàng theo CEAP

CEAP Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Chúng tôi chỉ xếp loại theo lâm sàng, chưa tính đến bệnh nguyên, giải phẫu và sinh bệnh học Chúng tôi xếp loại theo độ cao nhất, ghi nhận độ 2 và 3 chiếm đa số (84,6%)

Dấu hiệu cận lâm sàng

Siêu âm Doppler Số bệnh nhân

Trang 14

Dãn tĩnh mạch nông 52 (100%)

Suy van tĩnh mạch sâu 43 (82,7%)

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp phẫu

thuật

Số lần Tỷ lệ %

PT Stripping đơn thuần 47 52,8%

PT Stripping + Muller 42 47,2%

Chúng tôi thực hiện phẫu thuật Stripping lấy bỏ tĩnh mạch hiển lớn qua đường rạch da ở vùng bẹn và mắt cá trong

Biến chứng và kết quả

%

Đau và bầm dọc đường rút tĩnh

mạch

12 23,1%

Nhiễm trùng vết mổ 3 6,7%

Chỉ 3 trường hợp nhiễm trùng vết mổ ở bẹn và có rỉ dịch bạch huyết kéo dài

BÀN LUẬN

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

Tác giả G Fowkes, Giáo sư chuyên ngành dịch tễ học, Giám đốc của Wolfcon về dự phòng bệnh lý mạch máu ngoại vi Anh quốc, 2001: bệnh lý tĩnh mạch chi dưới là bệnh thường gặp gần khoảng 1/3 dân

số phương Tây Tần suất mắc bệnh gia tăng theo tuổi, có thể có liên quan đến yếu tố cơ địa Việc đứng lâu là một yếu tố nguy cơ

Ngoài ra còn có tình trạng béo phì, những lần có thai trước đây thường kết hợp với sự hiện diện của dãn tĩnh mạch nhưng bằng chứng về mối liên quan này không hằng định

Jari O Laurikka, Phần Lan, trong một nghiên cứu về dịch tễ cho thấy tỷ lệ nam/ nữ là 1/3, yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển là phái nữ, số lần có thai, tính di truyền gia đình, tuổi càng lớn càng dễ mắc bệnh, và cuối cùng

Trang 15

là hoạt động nghề nghiệp phải đứng lâu Việc đứng lâu làm bơm cơ kém hoạt động nên không ép máu tĩnh mạch về đưa đến sự ứ đọng máu tĩnh mạch(2)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (tỷ lệ nữ/nam là 2,7/1) và hầu hết bệnh nhân có nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng lâu (84,6%)

Phân loại lâm sàng

Năm 1994, một nhóm các chuyên gia Quốc tế đưa ra bảng phân loại CEAP về bệnh lý tĩnh mạch chi dưới và nhanh chóng được chấp nhận trên toàn thế giới Phân loại CEAP được xem là phân loại lý tưởng nhất vì nó xem xét đến tất cả những khía cạnh chính của bệnh lý tĩnh mạch chi dưới như lâm sàng, bệnh nguyên, giải phẫu học và sinh lý bệnh v.v (5)

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân cũng được xếp loại theo CEAP Tuy nhiên không đánh giá đầy

đủ tất cả các mặt, chỉ xếp loại theo lâm sàng, trong đó độ 2 và 3 gặp nhiều nhất chiếm đến 84,6%

Siêu âm Doppler là phương tiện chẩn đoán đơn giản hiệu quả và an toàn trong việc khảo sát bệnh lý tĩnh mạch Chụp tĩnh mạch cản quang có hiệu quả hơn siêu âm Doppler trong việc phân biệt nguyên nhân nguyên phát và thứ phát tuy nhiên khó thực hiện và có thể có tai biến thậm chí đưa đến tử vong do choáng với thuốc(5)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ sử dụng siêu âm Doppler để khảo sát hệ tĩnh mạch, và tất cả đều phát hiện được bệnh lý

Về chỉ định và phương pháp phẫu thuật

Mục đích của phẫu thuật là phải đảm bảo lấy hết những tĩnh mạch dãn và nguồn gây ra tăng áp lực tĩnh mạch, đạt tính thẩm mỹ cao nhất khi có thể và làm giảm tối đa các biến chứng(3)

J Ciucci 1999(1), trong công trình nghiên cứu về bệnh lý tĩnh mạch chi dưới cho thấy: ông chỉ định mổ cho những bệnh nhân bị dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính từ độ 3 CEAP trở lên và phương pháp là 100% cột quai tĩnh mạch hiển – đùi, 88% lột bỏ tĩnh mạch hiển trong kèm hoặc không với lột bỏ tĩnh mạch hiển ngoài và 2,9% phẫu thuật Muller

Theo Khirurgiia 2002(4), để điều trị bệnh lý tĩnh mạch chi dưới, phẫu thuật cột quai Tĩnh mạch hiển – đùi, rút bỏ tĩnh mạch hiển trong và lấy các nhánh từng đoạn (phẫu thuật Muller) là phẫu thuật đơn giản,

ít biến chứng và thẩm mỹ

Chúng tôi chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa cho những bệnh nhân dãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính từ độ 2 trở lên Tức là khi đã có tĩnh mạch dãn trên lâm sàng Phương pháp phẫu thuật là rút bỏ tĩnh mạch hiển lớn (phẫu thuật Stripping) với đường mổ nhỏ ở vùng bẹn và mắt cá trong Những tĩnh mạch dãn tại chỗ được lấy bỏ qua những đường rạch da ngắn tại chỗ (phẫu thuật Muller)

Với phương pháp mổ này hầu như tất cả các tĩnh mạch dãn đều được lấy bỏ, đồng thời với những đường rạch da ngắn đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao Sau mổ toàn bộ chân của bệnh nhân được băng ép bằng băng thun để cầm máu

Ngày đăng: 01/12/2017, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w