Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển nhưng trong những năm gần đây găp nhiều biến động do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Năm 2010 là một năm thách thức với toàn bộ nền kinh tế. Để khôi phục và đứng vững, nền kinh tế cần tiềm lực đầu tư không chỉ trong kinh doanh mà còn trong tiêu dùng. Đóng góp phần lớn trong vốn kinh doanh là vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung mà còn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Vì thế, hoạt động này vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cũng như những biến động của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây nên em chọn đề tài: “Một số giải pháp tảng hiệu quả hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam”. Mong với những kiến thức được học trong môn lý thuyết tài chính tiền tệ và những thông tin thu thập từ thực tế sẽ giúp em hoàn thiện nghiên cứu và có những kiến nghị hữu ích cho hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Bài nghiên cứu là cơ hội để em học hỏi và nghiên cứu sâu hơn về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại nói riêng và môn lý thuyết tài chính tiền tệ nói chung
Trang 2Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại không chỉ ảnh hưởng tới nềnkinh tế nói chung mà còn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng Vìthế, hoạt động này vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ.
Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cũngnhư những biến động của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại trong thời giangần đây nên em chọn đề tài: “Một số giải pháp tảng hiệu quả hoạt động cho vay của cácngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam”
Mong với những kiến thức được học trong môn lý thuyết tài chính tiền tệ vànhững thông tin thu thập từ thực tế sẽ giúp em hoàn thiện nghiên cứu và có những kiếnnghị hữu ích cho hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Bài nghiên cứu là cơ hội để em học hỏi và nghiên cứu sâu hơn về hoạt động chovay của ngân hàng thương mại nói riêng và môn lý thuyết tài chính tiền tệ nói chung.Bài viết gồm hai phần:
Chương I: Lý luận chung về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại
Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay cuả ngân hàng thương mại tạiViệt Nam
Trang 3CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của ngân hang thương mại
Đầu tiên, để tiếp cận hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, cần phải có cái nhìnkhái quát về ngân hàng thương mại cũng như hoạt động của ngân hàng thương mại Đểthực hiện mục tiêu ấy cần nắm bắt một số khái niệm sau đây:
Đầu tiên là về ngân hàng thương mại Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam năm
2011, ngân hàng thương mại là 1 loại hình ngân hàng nằm trong các loại hình tổ chức tíndụng và được định nghĩa như sau:
Ngân hàng thương mại (NHTM): là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạtđộng ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mụctiêu lợi nhuận
Trong luật các tổ chức tín dụng Việt Nam 2011cũng định nghĩa về hoạt động ngân hàng.Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một sốnghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tàikhoản
Tương tự vậy, NHTM với vai trò là một ngân hàng cũng thực hiện 3 nghiệp vụ trên.Trong đó, nghiệp vụ được coi là quan trọng là cấp tín dụng
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc camđoan cho phép sử dụng một khoản tiền nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ chovay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán và bảo lãnh Và cho vay là hoạt độngxuất hiện đầu tiên cũng như là nền tảng cho hoạt động của ngân hàng
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho kháchhàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất địnhtheo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
1.2 Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.1 Phân loại theo hình thức tài trợ
Cho vay được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào tiêu thức phân loại khác nhaunhư: theo hình thức bảo đảm, theo thời gian, theo mục đích sử dụng, theo đối tượng chovay… Một trong những cách phân loại được sử dụng nhiều là phân theo hình thức tài trợ.Với cách phân loại này, cho vay được chia thành các nhóm sau:
* Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người đi vay được chi trộitrên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trong mộtkhoảng thời gian nhất định
Trang 4Giới hạn cho vay được gọi là định mức thấu chi
Để được thấu chi, khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu cho và thời gianthấu chi Trong thời gian hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập ủy nhiệm chi,… vượtquá số dư tiền gửi Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thugốc và lãi
Số tiền lãi mà KH phải trả = lãi suất thấu chi * thời gian thấu chi * số tiền thấu chi
Thấu chi là hình thức dựa trên cơ sở thu chi của khách hàng không phù hợp về thời gian
Đối với ngân hàng, hình thức này đem lại lợi nhuận lớn do lãi suất thấu chi thường caohơn lãi suất cho vay thông thường và nhu cầu đối với cho vay thường lớn đặc biệt với cácdoanh nghiệp Nhưng bên cạnh đó, hình thức này cũng chứa rủi ro lớn do thường không
có tài sản đảm bảo và chi phí lớn do phải giữ lượng tiền mặt dự phòng do không biết nhucầu vay sẽ phát sinh vào bao giờ
* Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến tại các ngân hàng đối với đốitượng khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để cấp hạnmức thấu chi
Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay Ngânhàng phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạngiải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu tài sản đảm bảo
Số lượng cho vay = Nhu cầu vốn cho SXKD – VCSH tham gia – Các NV khác tham giaNhu cầu vốn cho SXKD = Nhu cầu vốn đầu tư cho TSLĐ, TSCĐ - Giá trị TS và CPkhông thuộc đối tượng tài trợ
Ngoài ra còn được so sánh với giá trị cho vay tính trên tài sản đảm bảo
Giá trị cho vay = Giá trị TSĐB * tỉ lệ cho vay dựa trên TSĐB
Tỷ lệ này được quy định trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm
2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro tín và theo quy định riêng của từng ngân hàng
Theo đúng thời kì quy định trong hợp đồng, ngân hàng sẽ định kì thu lãi và gốc Trongthời gian khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm tra mục đích và hiểu quả sửdụng
Trang 5Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản, an toàn đối với ngân hàng nhưng nếukhách hàng có nhu cầu vay thêm vốn thì lại phải thực hiện quy trình lại một lần nữa vàviệc quản lý hồ sơ và đánh giá tìn dụng khách hàng sẽ rắc rối hơn
* Cho vay theo hạn mức tín dụng là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng thỏa thuậncấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kì
Hạn mức tín dụng được tính trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn vay,nhu cầu vốn của khách hàng
Đối với mỗi nhu cầu sử dụng vốn khác nhau mà các bước xác định nhu cầu vốn vay khácnhau
Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vaythường xuyên tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
Trong phương thức nay, ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ nên chủ động chokhách hàng nhưng lại gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý , kiểm soát mụcđích, hiệu quả sử dụng vốn cũng như rủi ro cao trong quá trình thu nợ
* Cho vay trả góp là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép trả gốc theo nhiềulần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận Cho vay trả góp thường được áp dụng đối vớicác khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền Số tiền trảmỗi lần thường được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ
Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dung thông qua hạn mức nhất địnhCho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp chính tài sản, hàng hóa mua trảgóp Chính vì rủi ro cao hơn nên lãi suất cho vay cũng thường cao hơn các phương thứckhác
* Cho vay gián tiếp là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian khác
Có hai loại hình cơ bản
Thứ nhất là cho vay thông qua tổ chức trung gian:
B1: Ngân hàng phân tích tín dụng khách hàng trước khi vay
B2: Ngân hàng chuyển tiền vay cho khách hàng thông qua trung gian
B3: Tổ chức trung gian thực hiện chuyển tiền vay và thu nợ giúp ngân hàng
B4: Tổ chức trung gian trả nợ ngân hàng giúp khách hàng
Thứ hai là cho vay thông qua người bán lẻ
B1: Ngân hàng kí hợp động tín dụng với người vay
B2: Người vay mua hàng
B3: Người bán tập trung hóa đơn bán hàng gửi lên ngân hàng đề nghị thanh toán Sau đóngân hàng thu nợ khách hàng
Trang 61.2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng
Mục đích vay là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một khoản vay Nó giúp NH biết đượcnhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay
từ đó ra các quyết định về lãi suất, giá trị khoản vay và thời hạn cho vay
Có rất nhiề mục đích sử dụng vốn khác nhau nhưng NHTM thường chia các khoản vay rathành hai nhóm bao gồm: cho vay tiêu dùng và cho vay sản xuất kinh doanh
- Cho vay tiêu dùng: là các khoản cho vay phục vụ các mục đích tiêu dùng như: mua, sửachữa nhà cửa, mua ô tô, du học,… Các khoản vay này phục vụ mục đích tiêu dùng nênkhông tạo ra được dòng tiền Chính vì vậy rủi ro thường lớn và NH thu nợ dựa trên thunhập của KH Lãi suất các khoản vay này thường lớn và giá trị khoản vay thường bị giớihạn
- Cho vay sản xuất kinh doanh: là các khoản vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanhcủa cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp Các khoản tiền này được đầu tư và sinh lợi
NH thu nợ dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh Giá trị khoản vay thường được căn cứtheo nhu càu vốn kinh doanh vì thế giá trị thường lớn và thời hạn cho vay cũng dài hơn
1.3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với ngân hang thương mại và đối với sự phát triển của nền kinh tế
1.3.1 Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, cho vay là hoạt động cơ bản kết nối nguồn vốn nhãn rỗi với những người cónhu cầu sử dụng vốn trong nên kinh tế Cho vay làm tăng thu nhập của những người chưa
có kế hoạch sử dụng vốn và làm tăng năng lực cũng như hiệu quả hoạt động của nhữngngười cần sử dụng vốn
Thứ hai, bằng hoạt động cho vay, ngân hàng thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh
tế, làm cho hoạt động tài chính phát triển, làm cơ sở cho tiền tệ lưu thông, tăng hiệu quả
sử dụng vốn cho nên kinh tế
Ngoài ra, thông qua lãi suất cho vay của ngân hàng, nhà nước có thể sử dụng lãi suất chovay như công cụ điều tiết nền kinh tế với các mục tiêu khác nhau hay thực hiện cơ cấunền kinh tế với việc sử dụng lãi suất ưu đãi với một số ngành nghề hay lĩnh vực nhất địnhTóm lại, hoạt động cho vay của các NHTM có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triểncủa các doanh nghiệp nói riêng và trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung
1.3.2 Đối với hoạt động của ngân hàng thương mại
Không chỉ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia, hoạt độngcho vay cũng đóng góp một vai trò vô cùng qua trọng đối với hoạt động của NHTM
Trang 7Cho vay là hoạt động nền tảng của một ngân hàng Nguồn thu chủ yếu của NHTM là từhoạt động cho vay NHTM dùng nguồn thu này để trang trải chi phí hoạt động cũng nhưtạo lợi nhuận cho ngân hàng
Đối với NHTM thì tiền được coi như một loại hàng hóa, hoạt động huy động tiền gửi như
là thương mại đầu vào và cho vay là thương mại đầu ra Vì thế cho vay không chỉ đóngvai trò mang lại lợi nhuận cho NHTM mà còn làm cơ sở cho việc lưu thông và hoạt động
ổn định của NHTM, cân đối lượng tiền trong ngân hàng
Hoạt động cho vay cũng là hoạt động thu hút nhiều khách hàng cho ngân hàng Lượngkhách hàng này sẽ là cơ sở để ngân hàng thực hiện cung cấp các dịch vụ khác như: thẻ,chuyển tiền, thanh toán…
Chính vì thế, việc phát triển hoạt động cho vay là cơ sở cho sự phát triển của NHTM
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng của tới hoạt động cho vay của ngân hang thương mại
Hoạt động cho vay cũng như các hoạt động khác của ngân hàng chịu tác động của rấtnhiều các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng Sau đây là một số những yếu tố
có tác động lớn tới hoạt động cho vay Các yếu tố tác động được chia làm 2 nhóm Nhómnhững yếu tố thuộc về môi trường và nhóm những yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng
1.4.1 Các yếu tố thuộc về môi trường
Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bao gồm các yếu tố sau:
- Cung cầu về vốn trong nền kinh tế: Đối với hoạt động cuả một ngân hàng, đặc biệt làhoạt động cho vay thì vốn chính là hàng hóa Với loại hàng hóa đặc biệt này, ảnh hưởngcủa yếu tố cung cầu vốn là vô cùng quan trọng Khi mức độ cung cầu vốn lên cao, đây làyếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động cho vay Nó cũng cho thấy mức thu nhậpcũng như nhu cầu nền kinh tế tốt và phản ánh một nền kinh tế đầy triển vọng
- Mức độ hiệu quả của các kênh huy động vốn khác
Có rất nhiều kênh trung gian tài chính mà một nhà đầu tư có thể tiếp cận để huy động vốnnhư: tổ chức tài chính, quỹ tín dụng hay thị trường chứng khoán Nếu các kênh này hoạtđộng tốt, người có nhu cầu vốn có nhiều hơn những lựa chọn cho hoạt động huy độngvốn vì thế mà hoạt động cho vay của ngân hàng trở nên khó khăn Ngược lại, khi việctiếp cận các kênh trên gặp khó khăn, nhà đầu tư sẽ tìm tới ngân hàng nhiều hơn Hoạtđộng cho vay sẽ tốt hơn
- Chính sách của nhà nước về lãi suất và hoạt động cho vay của NHTM
Hoạt động cho vay của ngân hàng bị tác động rất lớn của chính sách nhà nước đặc biệt làcác chính sách liên quan tới lãi suất và những chính sách nhằm điều chỉnh hoạt động chovay của ngân hàng Khi các chính sách này thông thoáng sẽ tạo điều kiện tích cực chohoạt động cho vay tăng trưởng
Trang 8- Quan điểm của khách hàng về sử dụng vốn vay của ngân hàng
Quan điểm của khách hàng là một yếu tố quan trọng Trong những thời kì mà nhà đầu tưhay khách hàng cá nhân có cái nhìn tích cực về hoạt động cho vay của ngân hàng thì hoạtđộng cho vay sẽ dễ dàng phát triển hơn
- Lạm phát và lãi suất thị trường
Lãi suất được coi là chi phí sử dụng vốn hay chính là giá cả của vốn vay Theo đúng nhưquy luật cung cầu của thị trường Giá có quan hệ tỷ lệ thuận với cung và tỷ lệ nghịch vớicầu hàng hóa, với hoạt động cho vay cũng vậy Khi lãi suất thị trường gia tăng, hoạt độngcho vay sẽ gặp khó khăn
Một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng tới hoạt động cho vay như: giai đoạn phát triểncủa nền kinh tế, đặc thù cũng như cơ cấu nền kinh tế, môi trường cạnh tranh giữa cácNHTM…
Đối với các yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường là những yếu tố khách quan, nó khôngthuộc phạm trù mà ngân hàng có thể thay đổi được Vì thế trong hoạt động cho vay, ngânhàng cần tiến hành nghiên cứu, dự báo, đánh giá và đưa ra những biện pháp đề phòngnhững biến động của những yếu tố đó
1.4.2 Các yếu tố thuộc về ngân hàng
Nhóm những yếu tố thuộc về nội bộ ngân hàng bao gồm:
- Mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng
Đối với một ngân hàng, mức độ tín nhiệm hay thương hiệu là vô cùng quan trọng Lý dobởi ngân hàng là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, một trong những lĩnh vựcnhạy cảm, yêu cầu mức tin tưởng cao Hơn thế nữa, các sản phẩm của ngân hàng thườngkhông có nhiều khác biệt, nên khác hàng thường lựa chọn ngân hàng và sử dụng sảnphẩm và dịch vụ mà ngân hàng mình tin tưởng Vì thế đối với các ngân hàng, việc xâydựng hình ảnh bền vững là vô cùng quan trọng
- Chất lượng dịch vụ ngân hàng
Chất lượng dịch vụ là tiêu chí hàng đầu giúp khách hàng đánh giá một ngân hàng và cũng
là yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu cho ngân hàng Chất lượng dịch vụ sẽđược phản ánh thông qua thái đó phục vụ của nhân viên, thủ tục hành chính mà kháchhàng tiếp cận, thời gian chờ đợi,… Việc hoàn thiện dịch vụ sẽ làm cơ sở cho khách hàng
sử dụng dịch vụ của ngân hàng cũng như lựa chọn ngân hàng cho hoạt động cho vay
- Quy định của ngân hàng về cho vay
Các quy định của ngân hàng về khả năng tiếp cận vốn vay, mức cho vay hay mức độphong phú trong sản phẩm cho vay là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt độngcho vay của ngân hàng
Những yếu tố khác có ảnh hưởng như: Mức độ dồi dào về nguồn vốn cho vay, các chínhsách và phương tiện công nghệ thông tin hỗ trợ hỗ trợ khác,…
Trang 9Các yếu tố thuộc về ngân hàng là những yếu tố chủ quan mà ngân hàng hoàn toàn có thểthay đổi Vì thế, để phát triển hoạt động cho vay, ngân hàng ngày càng phải hoàn thiệnhơn nữa nhằm thu hút và thỏa mãn khách hàng.
1.5 Quy trình cho vay của các ngân hàng thương mại
Các NHTM thường sử dụng mô hình qui trình khái quát bao gồm những bước sau:
B1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng
Trong bước này, nhân viên tín dụng tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốncủa khách hàng và từ đó tư vấn cho khách hàng những sản phẩm cho vay phù hợp
Sau đó nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ thủ tục vay vốn ngân hàng
và tiếp nhận hồ sơ khi khách hàng hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn
B2: Thẩm định tín dụng
Hồ sơ khách hàng được chuyển tới để thẩm định Nhân viên thẩm định thực hiện kiểm tratính trung thực của những thông tin mà khách hàng cung cấp Các vấn đề về cá nhânkhách hàng, về tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng Nếu vay với mục đíchkinh doanh, nhân viên thẩm định phải tiến hành thẩm định dự án, xem xét giá trị tài sảnđảm bảo
Sau quá trình thẩm định, nhân viên chịu trách nhiệm thẩm định sẽ đề nghị mức cho vayđối với khách hàng
B3: Xét duyệt
Sau khi nhận được đề nghị cho vay của nhân viên tín dụng, người phụ trách hoạt động tíndụng có thẩm quyền (thông thường là trưởng phòng tín dụng hoặc giám đốc chi nhánh,tùy theo quy định của từng ngân hàng) thực hiện xem xét và duyệt hồ sơ cho vay
Nếu hồ sơ không được chấp nhận, ngân hàng gửi lời từ chối tới khách hàng
B4: Ký hợp đồng tín dụng
Khi hồ sơ được chấp nhận, khách hàng và ngân hàng thực hiện kí hợp đồng tín dụng.Trong hợp đồng sẽ ghi rõ giá trị của khoản vay, phương thức cho vay, phương thức giảingân, thời gian trả nợ, lãi suất, lãi phạt,…
B5: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Ngân hàng thực hiện hoạt động giải ngân cho khách hàng theo đúng phương thức và thờigia đã ghi trong hợp đồng Đồng thời ngân hàng thường xuyên kiểm tra hoạt động sửdụng vốn của khách hàng có đúng mục đích và hiệu quả hay không
B6: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng
Ngân hàng tiến hành thu nợ như trong thỏa thuận của hợp đồng và có thể ra một số phánquyết tín dụng khác như:
Trang 10Nếu trong quá trình kiểm tra, ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đíchthì có thể xử phạt hoặc thu hồi nợ sớm
Nếu đánh giá khả năng thu hồi vẫn còn nhưng khách hàng chậm trả nợ theo hợp đồngngân hàng có thể ra quyết định cơ cấu lại khoản nợ
Trang 11CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY
2.1 Thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Hoạt động cho vay là một phần của hoạt động tín dụng tại các NHTM Xét kết quả hoạtđộng tín dụng trong những năm vừa qua có rất nhiều biến động
Biểu đồ: Tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán trong 15 năm qua
Trên biểu đồ dữ liệu tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán của hơn 15 nămtrở lại đây, kết quả của năm 2011 tạo một điểm rơi rõ rệt, thấp hơn cả hai điểm trũng củanăm 1998 và 2002 Bản thân năm 2011, kết quả của nó cũng thấp hơn hẳn các chỉ tiêu đề
ra Đầu năm, triển khai Nghị quyết số 11 của Chính phủ, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụngnăm nay giới hạn dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16% Thế nhưng,kết quả ước tính lần lượt chỉ là 12% và 10% Ngân hàng Nhà nước nhấn mạnh kết quả đó
ở giá trị kiềm chế lạm phát, ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế cải thiện Tuy nhiên,mặt trái của hai tỷ lệ quá thấp đó đến nay vẫn chưa được phân tích một cách rõ ràng và cụthể Còn trên thực tế, đó là hai trở ngại lớn đối với nỗ lực giảm lãi suất, với khả năng tiếpcận vốn của các doanh nghiệp
Trang 12Mặt khác lãi suất trần do nhà nước quy định cũng có nhiêu bất cập Năm 2010, trần lãisuất huy động VND 14%/năm Đến năm 2011 nó diễn biến phức tạp và căng thẳng Từtháng 8 trở về trước, hiện tượng phá trần trở nên phổ biến gây méo mó, bất ổn trong hoạtđộng của các ngân hàng thương mại Từ tháng 8 trở về sau, trần lãi suất được làmnghiêm, gắn với những quyết định xử phạt xôn xao trên thị trường, trong đó có cả dư luận
về cái gọi là ngân hàng “cài bẫy” ngân hàng Thế nhưng, thời điểm cuối năm, chính thức
và bên lề, thông tin ngân hàng vượt trần lãi suất lại rộ lên và một lần nữa đặt ra yêu cầuvào cuộc, giám sát gắt gao từ Ngân hàng Nhà nước
Điều này gây khó khăn rất lớn tới hoạt động cho vay của NHTM, hoạt động cho vay gặpnhiều khó khăn nhưng vẫn có những bước tiến Tăng trưởng cho vay vẫn đạt kế hoạch,theo đó, quy mô tổng tài sản toàn hệ thống đến cuối tháng 10/2011 đạt 4.713,2 nghìn tỷđồng, tăng 13,5% so với cuối 2010 Trong khi khối nhà nước mặc dù có quy mô lớn nhấtnhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khối cổ phần Cụ thể, thị phần khối nhà nướcgiảm từ 47,6% năm 2009 xuống 41,3% năm 2010 và đến hết tháng 10/2011 chỉ còn39%.Khối ngân hàng thương mại cổ phần đang thể hiện sự bứt phá mạnh mẽ: năm 2011,tốc độ tăng trưởng khối này đạt mức 16,4% so với cuối 2010; thị phần năm 2009 là41,2%, năm 2010 là 44,3% và cuối tháng 10/2011 là 45,4%, trong khi thị phần khối ngânhàng thương mại liên doanh và chi nhánh nước ngoài biến động “loanh quanh” 12%.Đối với tăng trưởng tín dụng, những năm trước trung bình ở mức 35%/năm nhưng sang
2011, do thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên tính đếncuối tháng 10/2011, dư nợ từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 2,5 triệu tỷ đồng, tăng9,1% so với cuối 2010
Nhờ đó mà hoạt động kinh doanh của các NHTM đạt tang trưởng tốt Đến tháng10/2011, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế so với tài sản có (ROA) toàn hệ thống đạt 1,02% vàlợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 10,4% Trong đó, ROA, ROE khối ngân hàngthương mại nhà nước lần lượt là 1,02 và 13,05%; khối cổ phần: 1,03 - 10,8%; khối tổchức tín dụng nước ngoài: 1,16% - 6,9%; khối tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 0,1% -0,82%
Điều này cho thấy hoạt động cho vay gặp khó khăn nhưng vẫn phát triển do nhu cầu vốncủa nền kinh tế cao và từ đó hứa hẹn triển vọng của hoạt động này trong tương lai