PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA Ở VIỆT NAM SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐIỀU TRA MỨC SỐNG DÂN CƯ

63 2.6K 22
PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN  NĂNG SUẤT LÚA Ở VIỆT NAM SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU  ĐIỀU TRA MỨC SỐNG DÂN CƯ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều sản phẩm có lượng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lớn như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, các loại rau quả, trái cây,... Đây là các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế so sánh trên cơ sở các nguồn lực về tài nguyên và lao động sẵn có. Trong thời gian gần đây, mặc dù cơ cấu kinh tế nước ta đã chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp hóa nhưng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống hàng ngày, an ninh lương thực quốc gia và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu . Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân ngày càng được cải thiện; việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp chế biến nông sản, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Có thể khẳng định thành tựu trong phát triển tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước không những góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và nhân dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm tiền đề tích lũy cần thiết góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo lý luận kinh tế học và thực tiễn, quá trình sản xuất nông nghiệp và năng suất cây trồng, vật nuôi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Việc phân tích định lượng các yếu tố này sẽ giúp tìm ra những giải pháp để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung chủ yếu vào ba yếu tố chính đó là: đất đai, lao động và vốn cùng với các yếu tố thuộc về đặc điểm của các hộ gia đình với nhiều phương pháp khác nhau; trong đó một số nghiên cứu điển hình có thể kể đến như nghiên cứu của Odoemenem và Inakwu (2011), Yu và Fan (2009) về sản xuất lúa gạo ở Campuchia hoặc nghiên cứu của Leaker (1982) về các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa ở Srilankar. Ở Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sản lượng nông nghiệp như các nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2011), Phạm Văn Hùng (2005). Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy có sự tác động tích cực của một số yếu tố sản xuất; tuy nhiên việc sử dụng cơ sở dữ liệu và phương pháp tiếp cận, phạm vi nghiên cứu khác nhau, chủ yếu tập trung ở một số địa bàn cụ thể, chưa phản ánh được tổng thể, hệ thống của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, nghiên cứu của Phạm Lê Thông(2011) sử dụng dữ liệu của 477 hộ ở 4 tỉnh ở ĐBSCL; nghiên cứu của Phạm Văn Hùng(2005) chỉ bó hẹp trong 2 tỉnh Hà Tây cũ và Yên Bái. Do đó, kết quả của những nghiên cứu này chưa thể đặc trưng cho toàn bộ các hộ nông dân trồng lúa ở Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ở Việt Nam sử dụng cơ sở dữ liệu điều tra mức sống dân cư”; trong đó sử dụng mô hình kinh tế lượng phù hợp và cơ sở dữ liệu điều tra mức sống dân cư để phân tích, đánh giá tác động, ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lúa của hộ gia đình ; trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị chính sách và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất lúa nói riêng cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” NĂM 2012 Tên công trình: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VIỆT NAM SỬ DỤNG SỞ DỮ LIỆU ĐIỀU TRA MỨC SỐNG DÂN Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội HÀ NỘI, 2012 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Tên tiếng Anh Dịch nghĩa ADP Automatic Data Processing Xử lý dữ liệu tự động ACIAR Australian Centre for International Agricultural Research Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Ôxtrâylia CSES Cambodia Socio- Economic Survey Điều tra kinh tế xã hội Campuchia ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng FAOSTAT Food and Agriculture Organization of the United Nations’ Statistical database Số liệu thống kê của tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc GSO General Statistics Office Tổng cục Thống kê IPSARD Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development Viện chính sách và phát triển chiến lược nông nghiệp nông thôn MHSS Matlab Health and Socio- Economic Survey Khảo sát y tế và kinh tế xã hội Matlab Thana MLE Maximum Likelihood estimation Phương pháp ước lượng khả năng tối đa NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất VHLSS Vietnam Housing Living Standard Survey Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam MỤC LỤC 3 Trang TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .6 1.1 Lý do nghiên cứu .6 1.2 Mục đích nghiên cứu .8 1.3 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và số liệu 9 1.4 Vấn đề nghiên cứu chính và các giả thuyết nghiên cứu .10 1.5 Bố cục của đề tài 10 CHƯƠNG 2: SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT NÔNG NGHIỆP 12 2.1 sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp 12 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình .16 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VIỆT NAM 29 VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA 29 3.1 Tóm tắt tình hình phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam .29 3.2 Tình hình sản xuất lúa gạo và những vấn đề đặt ra hiện nay nước ta 33 3.2.1 Vị trí, vai trò của sản xuất lúa gạo trong nông nghiệp .33 3.2.2 Tình hình sản xuất lúa gạo và những vấn đề đặt ra .34 3.3 Một số vấn đề đặt ra đối với sản xuất lúa gạo 37 3.3.1 Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội .37 3.3.2 Dân số và vấn đề lương thực .38 3.3.3 Chi phí đầu vào cao trong khi giá đầu ra tương đối thấp dẫn đến thu nhập từ sản xuất lúa gạo không cao .39 3.3.4 Ô nhiễm môi trường 40 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA SỬ DỤNG SỞ DỮ LIỆU ĐIỀU TRA MỨC SỐNG DÂN .42 4.1 Phương pháp nghiên cứu và mô hình lựa chọn 42 4.2 sở dữ liệu .45 4.3 Kết quả định lượng .46 4 4.3.1 Kiểm định .46 4.3.2 Kết quả định lượng 47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN CÁO CHÍNH SÁCH 53 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .54 5.2 Một số khuyến nghị chính sách 55 5.3 Hạn chế của nghiên cứu 58 5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo .58 PHỤ LỤC 1 .59 PHỤ LỤC 2 .60 PHỤ LỤC 3 .61 Tài liệu tham khảo .62 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Vòng tuần hoàn sản xuất giản đơn………………………………… .13 Hình 2: Sản lượng, diện tíchnăng suất lúa cả nước 2000-2011………… .35 Hình 3: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 2000-2011……………… .37 Hình 4: Dân số Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011…………………………….38 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Diện tích gặt lúa, năng suất, tổng sản lượng, dân số và bình quân tổng sản lượng lúa 1975 - 2005 ………………………………………………… 31 Bảng 2: Mô tả các biến trong mô hình 3………………………………….….43 5 Bảng 3: Phân tích thống kê bản của số liệu……………………………….46 Bảng 4: Kết quả ước lượng mô hình 3……………………………………….47 Bảng 5: Ma trận tương quan giữa các biên độc lập trong mô hình 3……… .59 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu tập trung vào phân tích định lượng các yếu tố tác động đến năng suất lúa, cụ thể thông qua việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố chi phí sản xuất và đặc điểm hộ gia đình đến năng suất lúa sử dụng sở dữ liệu điều tra mức sống dân năm 2008 (VHLSS 2008). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố chi phí sản xuất trực tiếp như phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ - dụng cụ lao độngcác yếu tố đặc điểm hộ gia đình, đặc biệt là yếu tố vốn con người thể hiện qua trình độ giáo dục và tình trạng sức khoẻ của chủ hộ tác động, ảnh hưởng tích cực đến năng suất lúa mặc mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố này khác nhau. Trên sở kết quả phân tích định lượng và thực chứng về thực trạng ngành sản xuất lúa nước ta, đề tài đưa ra một số khuyến cáo chính sách và giải 6 pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất lúa nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung nước ta trong thời gian tới. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do nghiên cứu Việt Nam là một nước nông nghiệp với nhiều sản phẩm lượng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lớn như lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, các loại rau quả, trái cây, . Đây là các mặt hàng mà Việt Nam lợi thế so sánh trên sở các nguồn lực về tài nguyên và lao động sẵn có. Trong thời gian gần đây, mặc cấu kinh tế nước ta đã chuyển dịch từng bước theo hướng công nghiệp hóa nhưng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể và giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống hàng ngày, an ninh lương thực quốc gia và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu 1 . Kinh 1 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 5-7 triệu tấn trong những năm gần đây. 7 tế nông thôn và đời sống nông dân ngày càng được cải thiện; việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển giống mới năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp chế biến nông sản, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp . đã tác động tích cực đến sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. thể khẳng định thành tựu trong phát triển tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước không những góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống nông dân và nhân dân trên phạm vi cả nước, mà còn ngày càng tạo thêm tiền đề tích lũy cần thiết góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo lý luận kinh tế học và thực tiễn, quá trình sản xuất nông nghiệp và năng suất cây trồng, vật nuôi chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Việc phân tích định lượng các yếu tố này sẽ giúp tìm ra những giải pháp để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của ngành nông nghiệp. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung chủ yếu vào ba yếu tố chính đó là: đất đai, lao động và vốn cùng với các yếu tố thuộc về đặc điểm của các hộ gia đình với nhiều phương pháp khác nhau; trong đó một số nghiên cứu điển hình thể kể đến như nghiên cứu của Odoemenem và Inakwu (2011), Yu và Fan (2009) về sản xuất lúa gạo Campuchia hoặc nghiên cứu của Leaker (1982) về các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng lúa Srilankar. Việt Nam cũng đã một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất sản lượng nông nghiệp như các nghiên cứu của Phạm Lê Thông (2011), Phạm Văn Hùng (2005). Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy sự tác động tích cực của một số yếu tố sản xuất; tuy nhiên việc sử dụng sở 8 dữ liệu và phương pháp tiếp cận, phạm vi nghiên cứu khác nhau, chủ yếu tập trung một số địa bàn cụ thể, chưa phản ánh được tổng thể, hệ thống của toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, nghiên cứu của Phạm Lê Thông(2011) sử dụng dữ liệu của 477 hộ 4 tỉnh ĐBSCL; nghiên cứu của Phạm Văn Hùng(2005) chỉ bó hẹp trong 2 tỉnh Hà Tây và Yên Bái. Do đó, kết quả của những nghiên cứu này chưa thể đặc trưng cho toàn bộ các hộ nông dân trồng lúa Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa Việt Nam sử dụng sở dữ liệu điều tra mức sống dân cư”; trong đó sử dụng mô hình kinh tế lượng phù hợp và sở dữ liệu điều tra mức sống dân để phân tích, đánh giá tác động, ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất lúa của hộ gia đình 2 ; trên sở đó đưa ra các khuyến nghị chính sách và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất lúa nói riêng cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung. 1.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài cụ thể như sau: Thứ nhất: Tóm tắt sở lý luận, tình hình thực tiễn tác động ảnh hưởng của các yếu tố liên quan, kết quả nghiên cứu phân tích định lượng của các tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện về năng suất nông nghiệp, năng suất lúa; đồng thời đề tài đưa ra những phân tích, đánh giá thực trạng và các vấn đề đặt ra đối với sản xuất lúa nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung nước ta hiện nay. 2 sở dữ liệu điều tra mức sống dân do Tổng cục thống kê thực hiện 2 năm một lần với sự trợ giúp kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới; trong đó đối tượng điều tra phạm vi rộng (khoảng hơn 40 ngàn hộ gia đình), đại diện toàn bộ các tỉnh thành, lĩnh vực của nền kinh tế. 9 Thứ hai: Phân tích, đánh giá định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của hộ gia đình sử dụng mô hình kinh tế lượng hồi qui và sở dữ liệu điều tra mức sống dân cư. Thứ ba: Trên sở phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất lúa và kết quả phân tích định lượng nói trên, đề tài đưa ra khuyến cáo chính sách nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất lúa nói riêng. 1.3 Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và số liệu Đề tài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của hộ gia đình Việt Nam; trong đó được chia làm hai nhóm chính là: nhóm các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân/hộ gia đình tham gia sản xuất lúa như trình độ giáo dục, tuổi, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ, vùng miền… và nhóm yếu tố tính vào chi phí sản xuất như chi phí đất đai, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ - dụng cụ sử dụng trong sản xuất lúa. Về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng mô hình kinh tế lượng hồi qui cùng với phần mềm kinh tế lượng Stata và sở dữ liệu điều tra mức sống dân với các biến sốcác yếu tố liên quan trực tiếp đến năng suất nông sản phẩm, mà cụ thể trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất sản lượng lúalúa là cây lương thực chính, đại diện cho nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Về sở dữ liệu, đề tài nghiên cứu sử dụng sở dữ liệu điều tra thu nhập dân VHLSS 2008 là sở dữ liệu bao gồm khá đầy đủ các yếu tố sản xuất liên quan và đặc điểm của cá nhân/hộ gia đình để thể phân tích định lượng các nhân tố ảnh hướng đến năng suất lúa của hộ gia đình. 10 1.4 Vấn đề nghiên cứu chính và các giả thuyết nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu chính (hay câu hỏi nghiên cứu chính) của đề tài là: Các yếu tố chi phí và đặc điểm hộ gia đình tác động thế nào đến năng suất lúa của hộ gia đình? Các giả thuyết nghiên cứu đối với vấn đề nghiên cứu chính trên đây như sau: • Giả thuyết 1: Các yếu tố chi phí trực tiếp như chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ - dụng cụ sử dụng trong sản xuất lúa tác động, ảnh hưởng tích cực đến năng suất lúa của hộ gia đình. • Giả thuyết 2: Năng suất lúa còn chịu tác động, ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm hộ gia đình/cá nhân, trong đó vốn con người (thể hiện qua trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe) tác động tích cực đến năng suất lúa của hộ gia đình. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như quy mô hộ, khu vực thành thị/nông thôn, dân tộc, tuổi chủ hộ,… cũng tác động, ảnh hưởng nhất định đến năng suất lúa của hộ gia đình. 1.5 Bố cục của đề tài Để phục vụ mục đích nghiên cứu, ngoài chương 1 giới thiệu đề tài nghiên cứu, bố cục nội dung của đề tài được chia thành các chương như sau: Chương 2: sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Chương này cung cấp tổng quan lý luận về cách tiếp cận phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sử dụng hàm sản xuất và áp dụng hàm sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung vào sản xuất lúa; trong đó phân tích, đánh giá sở lý luận, thực tiễn của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, bao gồm những yếu tố thuộc về chi phí sản xuất, đặc điểm hộ gia đìnhcác yếu tố khác. Đồng thời, chương này

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan