Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải miền trung nên có khí hậu tương đối khắc nghiệt ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng lúa nói riêng. Chẳng hạn năm 1998, thời tiết khô hạn kéo dài bởi nguồn nước tưới từ sông, suối, hồ trong tỉnh đều ở mức báo động khô cạn.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
VIỆN SAU ĐẠI HỌC - o0o -
Bộ môn: KTNN - PTNT
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT
LÚA Ở BÌNH ĐỊNH
HVTH: Đinh Thị Gấm Lớp: KTPTĐêm - Khóa: K21
GVHD: PGS – TS Đinh Phi Hổ
Tp Hồ Chí Minh – Tháng 04/2013
Trang 2MỤC LỤC
I Đặt vấn đề 3
II Cơ sở lý thuyết 4
2.1 Cobb – Douglas 4
2.2 Hàm sản xuất 4
III Phân tích hiện trạng 5
* Mô hình phân tích 6
* Hệ thống kiểm định Tests 7
* Thảo luận kết quả hồi quy 9
* Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập 10
* Xác định đóng góp của vốn, lao động, TFP trong năng suất lúa năm 2011 10
IV Gợi ý chính sách 11
V Kết luận 12
Phụ lục 13
Tài liệu tham khảo 14
Trang 3CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA Ở
BÌNH ĐỊNH
I Đặt vấn đề
Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải miền trung nên có khí hậu tương đối khắc nghiệt ảnh hưởng rất lớn đến ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng lúa nói riêng Chẳng hạn năm 1998, thời tiết khô hạn kéo dài bởi nguồn nước tưới từ sông, suối, hồ trong tỉnh đều ở mức báo động khô cạn Diện tích trồng lúa ở Bình Định giảm tới hai nghìn ha so với năm 1997, song năng suất bình quân vẫn đạt ở mức hơn
36 tạ/ha Sang năm 1999, điều kiện sản xuất lúa ở Bình Định gặp không ít khó khăn:
vụ đông xuân mưa lớn đầu vụ, khiến nhiều diện tích bị ngập phải cấy lại hai – ba lần, cuối năm vấp phải ba đợt mưa lũ lớn kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, gây ngập nước một số lớn diện tích chưa kịp thu hoạch…
Cây lúa là một trong những cây chủ lực và có tiềm năng phát triển khá tại Bình Định Trong những năm qua nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: thời vụ, giống, phân bón, chăm sóc… đưa các giống lúa có năng suất cao, ít sâu bệnh Đặc biệt là chất lượng gạo ngày càng thơm, ngon, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ, đồng thời thay thế những giống lúa đã thoái hóa, nhiễm sâu bệnh, chất lượng gạo kém, ít phù hợp với yêu cầu tiêu dùng thị trường Ngành Nông nghiệp đã đào tạo hướng dẫn những biện pháp kỹ thuật thâm canh những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, đã được bà con nông dân trên toàn tỉnh ứng dụng vào sản xuất đại trà Nhất là việc nâng cao trình độ hiểu biết cho nông dân về hiệu quả của cây lúa
Với tình hình chung như vậy, tôi quyết định nguyên cứu tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa ở Bình Định để xác định yếu tố nào đóng vai trò quyết định đến năng suất lúa Đồng thời đề nghị những chính sách phù hợp góp phần nâng cao năng suất lúa, cải thiện đời sống bà con nông dân
Trang 4II Cơ sở lý thuyết
2.1 Cobb – Douglas
Hàm chuẩn cho sản xuất hàng hóa với hai yếu tố lao động (L) và vốn (K):
Trong đó:
Y = tổng sản lượng (giá trị thực của tất cả các hàng hoá sản xuất trong năm)
L = lao động đầu vào (tổng số người/giờ làm việc trong một năm)
K = vốn đầu vào (giá trị thực của tất cả các máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất)
A = tổng năng suất nhân tố
α và β là độ co giãn đầu ra của vốn và lao động Những giá trị này là hằng số xác định
Ví dụ: α = 0,45 có nghĩa là nếu tăng 1% trong sử dụng vốn sẽ dẫn đến một sự gia tăng khoảng 0,45% trong sản lượng
Hơn nữa:
Nếu α + β = 1, hàm sản xuất có lợi nhuận cố định theo quy mô, có nghĩa là tăng gấp đôi sử dụng vốn K và L lao động cũng sẽ tăng gấp đôi sản lượng Y
Nếu α + β <1 giảm dần theo quy mô và nếu α + β> 1 tăng dần theo quy mô
Cobb và Douglas có bằng chứng thống kê cho thấy rằng lao động và vốn làm cho tổng sản lượng không đổi theo thời gian trong các nước phát triển, họ giải thích điều này bằng cách thống kê theo mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất
2.2 Hàm sản xuất
Chức năng sản xuất mô tả sản lượng tối đa có thể được sản xuất từ bất kỳ sự kết hợp của yếu tố đầu vào trong một khoảng thời gian nhất
Q = f (L, K)
Q: Số lượng sản lượng sản xuất trong một thời gian nhất định
L: lao động
K: vốn
Chức năng sản xuất: được sử dụng để giải quyết vấn đề kinh tế, chẳng hạn như tối
đa hóa sản lượng, tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí
Trang 5Một số hình thức của hàm sản xuất: hàm sản xuất tuyến tính, chức năng sản xuất bậc, chức năng sản xuất vuông gốc, chức năng sản xuất Mitscherlich-Spillman, chức năng sản xuất điện (hàm sản xuất Cobb-Douglas)
III Phân tích hiện trạng
Tỉnh Bình Định hiện có diện tích trồng lúa hàng năm khoảng 120 nghìn ha Giai đoạn từ 1993 –1997, năng suất lúa bình quân ở Bình Định khoảng 32,99 tạ/ha, sản lượng thóc toàn tỉnh mỗi năm đạt 401 nghìn 277 tấn
Tại mười ba hợp tác xã, là Nhơn Hậu, Nhơn An, thị trấn Bình Định, Nhơn Hạnh, Đập Đá, Nhơn Mỹ 1, Nhơn Lộc 1, Phước Sơn, Phước Lộc, Phước Hiệp, Cát Thắng, Cát Tân và Vĩnh Thịnh thuộc bốn huyện An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát và Vĩnh Thạnh, năng suất lúa trung bình ở đây đạt khoảng 59,2 tạ/ha Những nơi gieo trồng thưa, năng suất tăng từ 9,1 % đến 18,2 % so với phương pháp gieo trồng dày, đồng thời giảm được hơn 50 % lượng thóc giống ( gieo dày mỗi ha 220 kg thóc giống trong khi gieo thưa chỉ có 104 kg) Năm 1999, Bình Định có 60 nghìn đến 90 nghìn ha được gieo trồng bằng các giống lúa mới 13/2 (còn gọi là IR 17494), X21,Xi 23 và NX 30, mật độ gieo trồng thưa (chừng 120 kg thóc giống/ha) và sản lượng lương thực của tỉnh tăng thêm so với trước từ 54 nghìn 600 tấn đến 81 nghìn 900 tấn
Tuy nhiên, cái khó hiện nay ở Bình Định là tập quán canh tác của nông dân còn nặng về kinh nghiệm, tính bảo thủ cao, không muốn xóa bỏ lối làm cũ và thói quen sử dụng giống lúa trung và ngắn ngày (chín mươi hoặc một trăm linh năm ngày) với nếp nghĩ "ngắn ngày mau thu hoạch" đã hằn sâu vào tư tưởng của người sản xuất Trong mấy năm qua, Các huyện Phù Cát, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tây Sơn, An Lão đã xây dựng hàng trăm mô hình sản xuất lúa giống mới ở xã, thôn bản rồi nhân rộng ra khu vực lân cận giúp nông dân Bình Định nắm vững kỹ thuật, từng bước thay thế giống lúa năng suất thấp
Phó GS, TS Tạ Minh Sơn, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, cho biết: Trong thời gian tới, nếu Bình Định triển khai việc đưa giống lúa trung và dài ngày trồng đại trà theo công thức hai vụ lúa chính và một vụ lúa chét thì sản lượng lương thực của tỉnh sẽ nâng từ 500 nghìn tấn/năm lên 600 nghìn tấn/năm Đưa bình
Trang 6quân lương thực tính theo đầu người từ chỗ hơn 200 kg lên khoảng gần 400 kg/người mỗi năm, góp phần xóa đói, dành lương thực đầu tư cho chăn nuôi, từng bước nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh
* Mô hình phân tích
LnY = LnA + βLnL + α LnK
Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Square, OLS) trong kinh
tế lượng để ước lượng β và α
Phương trình ước lượng:
LnY = LnA + βLnL + α LnK
Chạy mô hình hồi quy ta được kết quả như sau:
Coefficients a
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized Coefficients
t Sig
Collinearity Statistics
B
Std
Toleranc
Từ mô hình ta thấy: α = 0,236 và β = 1,195
Kết luận: Hệ số co giãn của lao động (L) là 1,195, hệ số co giãn của vốn (K) là 0,236
Và α + β = 0,236 + 1,195 = 1,431 > 1 Năng suất biên tăng dần, nếu tăng 1 đơn vị yếu
tố đầu vào K, L thì năng suất biên sẽ tăng lên 1,431 đơn vị
Trang 7* Hệ thống kiểm định Tests
(1) Kiểm định hệ số hồi quy
Coefficients a
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized Coefficients
t Sig
Collinearity Statistics
B
Std
Toleranc
Nhận diện các biến độc lập có ý nghĩa
Kết luận: Biến K và L đảm bảo có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%
(2) Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
- Mức độ giải thích:
Model Summary b
Mode
l
R
R Square
Adjuste
d R Square
Std
Error of the Estimat
e
Change Statistics
R Square Chang
e
F Chang
Sig F Chang
e
6
R2 điều cỉnh = 0.728 ( Kiểm định F, sig <0,05)
Kết luận: 72,8% thay đổi của năng suất được giải thích bởi Lao động và Vốn
- Mức độ phù hợp của mô hình:
ANOVA b
Mô hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu thực tế Các biến độc lập có tương quan tuyến
Trang 8(3) Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Coefficients a
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized Coefficients
t Sig
Collinearity Statistics
B
Std
Toleranc
Ta có: VIF = 1,672 <10
Kết luận: Không có hiện tượng đa cộng tuyến
(4) Kiểm định phương sai của phần dư thay đổi
Sử dụng kiểm định Spearman để kiểm tra giữa các biến độc lập có ý nghĩa thống kê với giá trị tuyệt đối của số dư được chuẩn hóa
Correlations
Spearman's rho ABSRES Correlation
Coefficient
1.000 -.052 -.299
Sig (2-tailed) 800 137
LnK Correlation
Coefficient
-.052 1.000 703
Sig (2-tailed) 800 000
LnL Correlation
Coefficient
-.299 703 1.000
Sig (2-tailed) 137 000
Tiêu chuẩn đánh giá: Các hệ số tương quan hạng Spearman có mức ý nghĩa có thể kết luận: Phương sai sai số không thay đổi
KẾT LUẬN: Qua 4 kiểm định được đảm bảo biến L, K có tương quan tuyến tính với Y
Trang 9* Thảo luận kết quả hồi quy
Coefficients a
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized Coefficients
t Sig
Collinearity Statistics
B
Std
Toleranc
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
- BL = 1,195:
Dấu dương ( + ): Quan hệ cùng chiều
Khi lao động tăng thêm 1%, năng suất lúa sẽ tăng thêm 1,195 %
- BK = 0,236:
Dấu dương ( + ): Quan hệ cùng chiều
Khi vốn tăng thêm 1% thì năng suất lúa sẽ tăng thêm 0,236%
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
- BL = 0,468:
Dấu dương ( + ): Quan hệ cùng chiều
Khi lao động tăng thêm 1%, năng suất lúa sẽ tăng thêm 0,468 %
- BK = 0,052:
Dấu dương ( + ): Quan hệ cùng chiều
Khi vốn tăng thêm 1% thì năng suất lúa sẽ tăng thêm 0,052%
Trang 10* Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập
Biến độc lập Giá trị tuyệt đối %
- Biến vốn đóng góp 90% trong khi biến lao động góp 10%
- Thứ tự ảnh hưởng: Vốn ảnh hưởng quan trọng nhất, kế đó là lao động
* Xác định đóng góp của vốn, lao động, TFP trong năng suất lúa năm 2011
Ta có: Y = TFPλ LαKβ
< == > LnY = λLnTFP + αLnL + βLnK
< == > gY = λgTFP + αgL + βgK
< == > 100% = (TFP) + (L) + (K)
TFP = 100% - (L) + (K)
- Tốc độ tăng trưởng Y, K, L
2010 2,665.8 945.0 118.0
2011 2,774.8 983.6 123.0 4.1 4.1 4.24
- Tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố (%)
Đóng góp của lao động L (αgL) 1.195 *4.24 = 5.07
Đóng góp của vốn K (βgK) 0.236*4.1 = 0.97
Đóng góp của TFP λgTFP = gY –
Kết luận: Năm 2011 tăng trưởng lao động (1) vốn (2) công nghệ (3)
Trang 11IV Gợi ý chính sách
- Từ kết quả mô hình hồi quy cần cải tiến công nghệ, tạo mọi điều kiện để nâng cao trình độ công nghệ góp phần nâng cao năng suất lúa Hiện tại, chính phủ chỉ chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực công nghiệp, còn lĩnh vực nông nghiệp thì không được chú trọng Để phát triển nền nông nghiệp cần phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp để cải thiện toàn diện nền kinh tế
- Tổ chức nhiều cuộc tập huấn cho bà con nông dân, tập trung nghiên cứu những giống lúa mới có chất lượng tốt và cho năng suất cao để cung cấp cho bà con nông dân,…
- Nâng cao trình độ học vấn cho bà con nông dân để họ có thể tự nghiên cứu hay học hỏi kinh nghiệm cũng như tiếp thu kiến thức trồng trọt nhanh và dễ dàng hơn
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định phối hợp Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ đã in ấn hàng nghìn tài liệu có nội dung hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa giống mới tại địa phương cung cấp cho nông dân, đồng thời hỗ trợ giống, đầu tư kỹ thuật thâm canh, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho các điểm làm mô hình chuyển giao công nghệ tại thôn, xã vùng trung du và miền núi của tỉnh
- Đầu tư xây dựng trạm khí tượng thủy văn để dự báo thời tiết chính xác và kịp thời đến bà con Nhằm tránh những tổn thất do thiên tai gây ra như hạn hán, lụt lội, bão,
- Xây dựng những hợp tác xã nhằm giúp đỡ bà con nông dân cùng nhau sản xuất có hiệu quả,…
Trang 12V Kết luận
Nhìn chung tình hình sản xuất cây lúa tại Bình Định đã chuyển đổi mạnh mẽ các loại cây trồng phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng, từng địa phương, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần tăng trưởng ngành Nông nghiệp nói riêng và của cả tỉnh nói chung
Tuy nhiên, sản xuất cây lúa hiện nay tại Bình Định chủ yếu được thực hiện tại các
hộ nông dân Trình độ thâm canh không đồng đều giữa các hộ, giữa các địa phương, giữa các mùa vụ dẫn đến có sự khác biệt về năng suất cây trồng Việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong những năm qua ở Bình Định đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả, song nhận thức về khoa học kỹ thuật của một bộ phận nông dân còn hạn chế Chính vì vậy, việc nâng cao hơn nữa trình độ thâm canh, nâng độ đồng đều giữa các địa phương là rất cần thiết, góp phần tăng nhanh năng suất, hiệu quả, bảo
vệ môi trường trong sản xuất cây lúa là một trong những vấn đề cần quan tâm của các ngành, các cấp tại địa phương
Trang 13Phụ lục
Năm Y K L Năm Y K L
1986 1,075.0 241.1 94 1999 1,562.9 293.4 119
1987 1,062.8 293.0 95 2000 1,615.0 453.3 120
1988 1,101.5 259.2 96 2001 1,645.6 357.2 118
1989 1,178.7 58.7 98 2002 1,659.9 361.3 113
1990 1,190.4 80.0 100 2003 1,804.7 423.3 117
1991 1,216.3 70.3 102 2004 1,871.7 418.6 116
1992 1,300.0 120.6 104 2005 1,956.7 455.4 119
1993 1,342.6 170.3 106 2006 2,132.9 509.2 127
1994 1,387.8 209.7 107 2007 2,192.0 640.9 106
1995 1,237.3 261.9 114 2008 2,364.8 755.5 111
1996 1,308.0 269.0 115 2009 2,502.1 847.0 116
1997 1,416.6 281.9 111 2010 2,665.8 945.0 118
1998 1,449.8 282.8 113 2011 2,774.8 983.6 123 Bảng: Sản lượng, Vốn và lao động nông nghiệp tỉnh Bình Định ( Giá so sánh 1994 nghìn đồng)
Trang 14Tài liệu tham khảo
1 http://www.thuvienbinhdinh.com/diachi/uniisis.asp?action=view&PID=1043
2 http://cucthongke.binhdinh.gov.vn/content.php?id=48&pr=46
3 http://cucthongke.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=130&id=2
4 Đinh Phi Hổ (2001), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, NXB Phương Đông,
TP HCM
5 Đinh Phi Hổ (2006), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, TP HCM
6 Đinh Phi Hổ (2012), Phương pháp nghiên cứu định lượng & những nghiên cứu thực tiễn trong kinh tế phát triển – Nông nghiệp, Nxb
Phương Đông , Tp HCM
7 Đinh Phi Hổ (2010), “Từ mô hình định lượng, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp ở tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Phát triển Kinh Tế, Số 241, tháng 11 năm 2010
8 Đinh Phi Hổ (2011), “Năng suất lao động nông nghiệp: Chìa khóa của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu kinh tế và thu nhập nông dân”, Tạp chí Phát triển Kinh Tế, Số 247, tháng 5 năm 2011
9 Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê
10 Đinh Phi Hổ (2010), “Ứng dụng hàm Cobb-Douglas trong việc nhận diện các yếu tố ảnh hưởng để tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường ĐH Kinh Tế TP HCM, tháng 1 năm 2010, trang
142-146