Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua và gần đây đã đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách đột biến, nhất là sự chuyển dịch của ngành dịch vụ. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, ngành dịch vụ đó thay đổi một cách đáng kể trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là du lịch- “ngành kinh tế không khói”. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch. Vì vậy hướng phát triển du lịch như thế nào cho đúng mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam thật sự là thách thức không nhỏ. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, phát triển kinh tế du lịch của những tỉnh, thành phố giàu tiềm năng du lịch đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng. Sự phát triển kinh tế du lịch tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quốc gia. Quảng Nam-“một điểm đến hai di sản văn hóa thế giới” là một mảnh đất hội tụ đủ các yếu tố đặc sắc về du lịch, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa lâu đời, tạo sức hấp dẫn và thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, do tác động mạnh mẽ của các chủ trương chính sách phát triển đổi mới của Đảng, Nhà nước, tiềm năng thế mạnh của đất nước được phát huy, đòi hỏi phát triển kinh tế du lịch phải không ngừng phát triển cả về loại hình du lịch, chất lượng phục vụ và các loại dịch vụ du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách quốc gia. Tuy nhiên kết quả đạt được cũng rất khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có. Chính vì vậy mục tiêu của chúng ta là làm thế nào để ngành du lịch Quảng Nam có hiệu quả hơn, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Đây cũng chính là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước và những người làm công tác du lịch. Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu phát triển của ngành du lịch như trên, cần phải xây dựng kế hoạch phát triển trước mắt cũng như lâu dài, tìm ra những giải pháp thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động của ngành mà trước hết là tăng doanh thu. Nhận thức được vấn đề quan trọng này, em đã chọn đề tài “ Phân tích thống kê biến động của doanh thu ngành du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2010 và 2011” cho đề án môn học của mình.
LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua và gần đây đã đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách đột biến, nhất là sự chuyển dịch của ngành dịch vụ. Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, ngành dịch vụ đó thay đổi một cách đáng kể trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là du lịch- “ngành kinh tế không khói”. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch. Vì vậy hướng phát triển du lịch như thế nào cho đúng mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam thật sự là thách thức không nhỏ. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, phát triển kinh tế du lịch của những tỉnh, thành phố giàu tiềm năng du lịch đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú trọng. Sự phát triển kinh tế du lịch tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của quốc gia. Quảng Nam-“một điểm đến hai di sản văn hóa thế giới” là một mảnh đất hội tụ đủ các yếu tố đặc sắc về du lịch, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa lâu đời, tạo sức hấp dẫn và thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, do tác động mạnh mẽ của các chủ trương chính sách phát triển đổi mới của Đảng, Nhà nước, tiềm năng thế mạnh của đất nước được phát huy, đòi hỏi phát triển kinh tế du lịch phải không ngừng phát triển cả về loại hình du lịch, chất lượng phục vụ và các loại dịch vụ du lịch. Trong những năm qua, ngành du lịch Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách quốc gia. Tuy nhiên kết quả đạt được cũng rất khiêm tốn so với tiềm năng sẵn có. Chính vì vậy mục tiêu của chúng ta là làm thế nào để ngành du lịch Quảng Nam có hiệu quả hơn, 1 trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Đây cũng chính là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước và những người làm công tác du lịch. Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu phát triển của ngành du lịch như trên, cần phải xây dựng kế hoạch phát triển trước mắt cũng như lâu dài, tìm ra những giải pháp thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động của ngành mà trước hết là tăng doanh thu. Nhận thức được vấn đề quan trọng này, em đã chọn đề tài “ Phân tích thống kê biến động của doanh thu ngành du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2010 và 2011” cho đề án môn học của mình. Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề án này gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về hoạt động du lịch tỉnh Quảng Nam - Chương 2: Phương pháp chỉ số và vận dụng trong phân tích biến động doanh thu du lịch - Chương 3: Phân tích biến động doanh thu ngành du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2010 và 2011 Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: Th.S Trần Hoài Nam, Khoa Thống Kê, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân trong quá trình em làm đề án môn học. Do trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên đề án không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý nhiều hơn nữa của thầy để bài của em được hoàn thiện hơn. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM 1.1 Khái quát về ngành du lịch tỉnh Quảng Nam 1.1.1 Điều kiện tự nhiên: Tỉnh Quảng Nam nằm ở trung độ của Việt Nam, cách Hà Nội 860 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam. Với vị trí trung độ của cả nước, giao điểm giữa 2 vùng kiến tạo địa lý, giao thoa 2 miền khí hậu Bắc - Nam, địa hình da dạng với núi, trung du, đồng bằng ven biển cùng với những ưu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con người, danh thắng . tạo cho Quảng Nam tiềm năng lớn mạnh để phát triển du lịch ở hiện tại cũng như trong tương lai. Qua thăng trầm biến cố, Quảng Nam vẫn lưu giữ được những tài nguyên văn hóa vô cùng độc đáo, có giá trị nhân văn sâu sắc, tiêu biểu là 2 Di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, bên cạnh đó còn có kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương .ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt. Quảng Nam có tài nguyên vô cùng phong phú với 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ cùng với Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy Sơn, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông Trường Giang và xứ đảo Cù Lao Chàm là những điểm du lịch sinh thái lý tưởng; ngày nay trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách. Ven biển Duy Hải- Tam Tiến và ven sông Trường Giang, biển Rạng, ven biển Điện Ngọc- Cẩm An và ven sông Cổ Cũ. Khu du lịch này là điểm nối tiếp giữa hai trung tâm du lịch Hội An và Đà Nẵng có diện tích 1800ha, Khu Kinh tế Mở Chu Lai gần khu công nghiệp Dung Quất cũng được biết đến với những thắng cảnh Bàn Than, biển Rạng . thích hợp với những loại hình tắm biển, lướt ván, câu cá . Ngoài ra, đến Tam Kỳ cũng có Hồ Phú Ninh là một danh thắng có cảnh quan hiền hòa, hệ động thực vật phong 3 phú, có nguồn nước khóang có thể khai thác dịch vụ tắm nước nóng hiệu quả. Ngoài ra, tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn rất riêng rất đặc trưng cho vùng đất Quảng Nam. Các yếu tố tự nhiên kết hợp với các di sản văn hóa, truyền thống lịch sử của Quảng Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạnh ngành du lịch. Kết hợp hài hòa giữa du lịch và di sản luôn là bài toán đặt ra tại nhiều địa phương, nhất là khi du lịch ngày càng phát triển. Quảng Nam, địa phương có một điểm đến, hai di sản đó giải quyết bài toán này theo hướng lồng ghép văn hóa và du lịch nhằm phát triển bền vững, góp phần tạo nên điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách. Quảng Nam được biết đến là nơi có” một điểm đến, hai di sản” với đô thị cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn cùng một khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và nhiều làng nghề, kiến trúc Việt cổ như đình, chùa, đền, miếu, nhà ở… có niên đại cách đây 300-500 năm…Chính vì sở hữu nhiều di sản mà du lịch địa phương phát triển nhanh. Năm 2011, Quảng Nam đã đón hơn 2,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế. Trong những năm qua, hàng loạt khu du lịch, khu lưu trú, khu nghỉ dưỡng ra đời. Thách thức đối với Quảng Nam là làm thế nào để xây dựng một kế hoạch chiến lược, trong đó tăng cường lợi ích cộng đồng, phát triển cao nhất tiềm năng du lịch nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn, bảo tồn nguyên vẹn di sản. Trong quá trình phải kết hợp di sản với phát triển du lịch, Quảng Nam từng bước phải giải quyết những vấn đề chính như bảo tồn, phát huy giá trị của di sản, sự cam kết tham gia của cộng đồng, tính bền vững về môi trường,phát triển các tuyến và sản phẩm du lịch mới, cải thiện cho chiến lược du lịch hiện đại, tiếp thị và quảng bá du lịch văn hóa, phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch… 4 1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Nam năm 2010 và 2011 Bảng 1 Nguồn khách Năm 2010 Năm 2011 Số khách (lượt khách) Số ngày khách ( ngày khách) Doanh thu (triệu đồng) Số khách (lượt khách) Số ngày khách (ngày khách) Doanh thu (triệu đồng) Khách quốc tế 1.168.000 395.200 1.110.277 1.243.697 425.200 1.230.143 Khách trong nước 1.132.000 317.100 556.723 1.302.124 376.862 636.897 Toàn bộ 2.400.000 712.300 1.667.000 2.545.821 802.062 1.867.040 Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam - Tổng lượng khách năm 2011 là 2.545.821 lượt khách, tăng 6,075% so với năm 2010. Trong đó có: + 1.243.697 lượt khách quốc tế, tăng 6,48% + 1.302.124 lượt khách trong nước, tăng 15,028% -Tổng số ngày khách phục vụ khách du lịch năm 2011 là 672.200 ngày khách, tăng 13,241% so với năm 2010. Trong đó: + Khách quốc tế là 432.100 ngày khách, tăng 9,337 % + Khách trong nước là 240.100 ngày khách, tăng 21,018% Qua kết quả trên chúng ta có thể đánh giá được nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Khi đời sống kinh tế phát triển, có của cải để dành, việc đi đây đi đó, lựa chọn cho mình những địa điểm tuỳ thích, hay học hỏi những kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội; mở rộng không gian của cuộc sống, mang tính giải trí,… là điều hoàn toàn tất yếu. Bên cạnh lý do về mức thu nhập tăng thì chúng ta nhận thấy trong xã hội hiện đại, khi khối lượng và áp lực công việc lớn, phải xử lý bằng sử dụng đầu óc là chính, stress là vấn đề thường xuyên gặp phải; do đó mà sự lựa chọn cho mình một nơi để giải trí, nghỉ 5 ngơi là hình thức tốt nhất. Đó là cách để họ có thể cân bằng cuộc sống, lấy lại sức lực và tinh thần để làm việc hiệu quả hơn. 1.2 Một số khái niệm về doanh thu du lịch 1.2.1 Doanh thu du lịch Trong sự phát triển không ngừng của xã hội, cùng với các lĩnh vực khác, du lịch ngày càng trở nên phổ biến với xã hội. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu tổng hợp, nó không chỉ bao gồm một loại nhu cầu nào đó, mà nó bao gồm rất nhiều loại như: nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lưu trú, nhu cầu ăn uống và nhu cầu giải trí. Mỗi khi hành khách di chuyển từ nơi này đến nơi khác, họ cần đến các dịch vụ về lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi và giải trí. Đó là những nhu cầu thiết yếu vì du lịch là để nghỉ ngơi và giải trí.Trong kinh doanh du lịch, ”ý tưởng kinh doanh” bắt đầu từ khách. Trên cơ sở bắt đầu từ khách, các công ty du lịch cung cấp các sẩn phẩm, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách, từ đó mang lại lợi nhuận cho mình. Bất kỳ một ngành nào, nói đến kinh doanh là nói đến lợi nhuận. Bên cạnh các mục tiêu khác nhau thì mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào là tối đa hoá lợi nhuận, doanh thu. Vậy doanh thu du lịch là gì? Doanh thu du lịch hay cũng chính là doanh thu về khách du lịch là toàn bộ số tiền thu được từ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu do hoạt động phục vụ các loại khách của công ty du lịch. Doanh thu bao gồm 2 loại chính: + Doanh thu bán hàng: Gồm các khoản thu được do bán hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm và các loại hàng hoá khác. + Doanh thu dịch vụ: Gồm các khoản thu được về buồng ngủ, vận chuyển, hướng dẫn du lịch. 6 1.2.2 Tổng doanh thu chia theo loại hình hoạt động. a) Doanh thu dịch vụ Doanh thu dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được do kết quả hoàn thành các hoạt động dịch vụ,các loại của đơn vị kinh doanh du lịch. Doanh thu dịch vụ du lịch bao gồm: Doanh thu cho thuê buồng là tổng số tiền cho thuê phòng, kể cả cho thuê buồng mà có nhân viên đơn vị phục vụ. Doanh thu lữ hành là tổng số tiền thu được do hoạt động lữ hành quốc tế và nội địa; bao gồm toàn bộ doanh thu kinh doanh dịch vụ theo chương trình du lịch theo tour hoặc không theo tour. Doanh thu vận chuyển hành khách là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ chuyên trở khách du lịch đi lại và tham quan du lịch. Doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí: là tổng số tiền thu được do thực hiện các dịch vụ tổ chức cho khách vui chơi giải trí. Đây chính là các dịch vụ làm sống động hơn kỳ nghỉ và thời gian vui chơi giải trí như: tổ chức đua thuyền, tham quan, học cách nấu ăn, câu cá, . Doanh thu từ các dịch vụ khác như: giặt, là, làm đẹp, bưu chính viễn thông, hướng dẫn, . b) Doanh thu bán hàng: Là tổng số tiền thu được do bán hàng hoá các loại cho khách du lịch có nhu cầu. Doanh thu bán hàng hoá bao gồm: Doanh thu bán hàng hoá thông thường và doanh thu bán hàng hoá lưu niệm. Trong doanh thu bán hàng hoá thì doanh thu bán hàng hoá ăn uống là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh thu bán hàng ăn uống là: Tổng số tiền thu được do bán các sản phẩm ăn uống tại chỗ của khách. Doanh thu bán hàng ăn uống ban gồm: Sản phẩm do đơn vị tự pha chế, và hàn chuyển bán phục vụ bữa ăn, ăn uống trong khi ăn và giải khát của khách hàng. 7 1.2.3: Tổng doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu Mục đích của việc phân chia tổng doanh thu du lịch theo tiêu thức này là để thấy rõ cơ cấu doanh thu đối với từng loại khách trong tổng doanh thu là bao nhiêu . Doanh thu phục vụ khách quốc tế là những người đi du lịch tới một đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích của chuyến đi không phải là để hoạt động kiếm tiền trong phạm vi nước tới thăm. Khách quốc tế phải đi qua biên giới, tiêu ngoại tệ nơi mà họ sẽ đến du lịch, đồng thời tiêu thụ sản phẩm du lịch do các công ty du lịch cung cấp. - Doanh thu phục vụ khách quốc tế là toàn bộ số tiền thu được do hoạt động dịch vụ cho khách du lịch quốc tế (Kể cả khách là người của các tổ chức nước ngoài hiện đang sinh sống và làm việc tại nước sớ tại có nhu cầu đi tham quan du lịch) Cùng với quá trình đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, nước ta ngày càng mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực. Do đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Tuy mức tiêu dùng của khách quốc tế chưa cao nhưng có sự tăng lên đã làm cho doanh thu du lịch khách quốc tế ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. - Doanh thu phục vụ khách du lịch trong nước: Là toàn bộ số tiền thu được do phục vụ người trong nước. Trong đó khách du lịch trong nước được hiểu là công dân của một nước đi đến một nơi trong phạm vi nước đó nhưng ngoài môi trường thường xuyên của họ trong một thời gian ít nhất 24h hoặc là một tối trọ và thời gian không quá một năm với mọi mục đích trừ mục đích kiếm tiền. - Doanh thu phục vụ khách du lịch đi nước ngoài: Là toàn bộ số tiền thu được do việc tổ chức cho khách đi du lịch nước ngoài (Không kể tiền phải nộp của khách do về quá hạn) 8 9 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ VÀ VẬN DỤNG TRONG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DU LỊCH 2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và yêu cầu của phương pháp chỉ số 2.1.1 Khái niệm chỉ số: Chỉ số là số tương đối ( đơn vị lần, %) biểu hiện quan hệ so sánh hai mức độ của một hiện tượng. Khái niệm trên cho ta những nhận thức chung về chỉ số và giúp ta phân biệt chỉ số với số tương đối chỉ có các số tương đối động thái, kế hoạch, không gian là chỉ số. Các số tương đối khác nhau như số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ…không phải là chỉ số vì nó không biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số không chỉ bó hẹp theo nội dung và ý nghĩa của các số tương đối đã nêu trên. Trong khi tồn tại các số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối địa phương, chỉ số vẫn xuất hiện và trở thành một trong những phương pháp chủ yếu của thống kê là do yêu cầu phân tích các hiện tượng kinh tế phức tạp. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của phương pháp chỉ số là các hiện tượng phức tạp, gồm các phần tử, đơn vị có đặc điểm, tính chất khác nhau mà người ta không thể cộng trực tiếp để so sánh. 2.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số Xuất phát từ yêu cầu so sánh các mức độ của hiện tượng phức tạp khi thiết lập chỉ số, phương pháp chỉ số có hai đặc điểm cơ bản bao gồm: 10