Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành bởi một bên mua và một bên bán, nhưng việc thực hiện theo đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng lại không chỉ phụ thuộc vào 2 chủ thể mua
Trang 2NHẬN XÉT CỦA THẦY HƯỚNG DẪN MÔN HỌC
Trang 3
Mục lục
SO SÁNH CÁC CH Đ NH V MI N TRÁCH C A S KI N B T KH Ế ĐỊNH VỀ MIỄN TRÁCH CỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ ỊNH VỀ MIỄN TRÁCH CỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ Ề MIỄN TRÁCH CỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ ỄN TRÁCH CỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ ỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ Ự KIỆN BẤT KHẢ ỆN BẤT KHẢ ẤT KHẢ Ả KHÁNG CISG 1980 VÀ CH Đ NH HARDSHIP (TR NG I KHÁCH Ế ĐỊNH VỀ MIỄN TRÁCH CỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ ỊNH VỀ MIỄN TRÁCH CỦA SỰ KIỆN BẤT KHẢ Ở NGẠI KHÁCH ẠI KHÁCH QUAN) THEO PHÁP LU T DÂN S VI T NAM ẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Ự KIỆN BẤT KHẢ ỆN BẤT KHẢ
Lời mở đầu 4
Phần 1 Chế định miễn trách của sự kiện bất khả kháng trong CISC 1980 5 I Miễn trách là gì? 5
II Miễn trách nhiệm theo CISG 1980 về sự kiện bất khả kháng 5
1 Sự kiện bất khả kháng là gì? 5
2 Điều 79 CISG 1980 5
Phần 2 Chế định Hardship (trở ngại khách quan) theo BLDSVN 2015 5
III Thực tiễn pháp lý Việt Nam về điểu khoản Hardship 5
IV Chế định Hardship (trở ngại khách quan) theo BLDSVN 2015 6
3 Trở ngại khách quan là gì? 6
4 Điều 420 (BLDSVN 2015) Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản 6
Phần 3 So sánh các chế định về miễn trách của sự kiện CISG 1980 và chế định hardship (trở ngại khách quan) theo pháp luật dân sự Việt Nam 7
Giống nhau: 7
Khác nhau 8
Phần 4 Thực tiễn áp dụng: 10
Trang 4Lời mở đầu
Sau Đại hội Đảng khóa VI năm 1986, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất nước Việt Nam trên con đường hội nhập chủ động tích cực vào nền kinh tế thế giới, giao dịch thương mai quốc tế ngày càng sôi nổi và trờ thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Bên cạnh những loại hình giao dịch kinh doanh quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều như cung ứng dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế thì mua bán hàng quốc tế vẫn là hoạt động mạnh mẽ nhất, là động lực quan trong cho
sự tăng trưởng kinh tế quốc gia
Tuy nhiên hoạt động mua bán hàng quốc tế lại phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro do sự khác biệt về nhiều yếu tố như: văn hóa, địa lý, khí hậu và đặc biệt là luật pháp Quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành bởi một bên mua và một bên bán, nhưng việc thực hiện theo đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng lại không chỉ phụ thuộc vào 2 chủ thể mua và bán mà còn bị tác nhiều từ bên thứ ba cũng như sự kiện và hoàn cảnh khác Chính vì vậy các quy định miễn trách có ý nghĩa rất lớn đối với các bên trong hợp đồng mua bán hàng quốc tế, là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi một trong hai bên bị xâm hại
Với các quy định miễn trách thì các doanh nghiệp, các thương nhân Việt Nam đang đau đầu trong việc chọn luật để bảo vệ quyền lợi cho mình Vì giữa quy định miễn trách theo pháp luật dân sự Việt Nam ( cụ thể là điều 420 BLDSVN 2015), mặc khác Việt Nam là thành viên của Công ước viên 1980 (CISC 1980) quy định về miễn trách của sự kiện bất khả kháng chưa tương thích với nhau
Do đó nhóm lựa chọn đề tài: “So sánh các chế định về miễn trách của sự kiện CISG
1980 và chế định hardship (trở ngại khách quan) theo pháp luật dân sự Việt Nam
2015, phần nào đó cung cấp các thông tin thiết thực
Nội dung đề tài gồm có 4 phần:
Phần 1: Chế định miễn trách của sự kiện bất khả kháng trong CISG 1980
Phần 2: Chế định hardship (trở ngại khách quan) theo BLDSVN 2015
Phần 3: So sánh các chế định về miễn trách của sự kiện CISG 1980 và chế
định hardship (trở ngại khách quan) theo pháp luật dân sự Việt Nam
Phần 4: Thực tiễn áp dụng
Trong quá trình làm tiểu luận không tránh khỏi như sai sót mong nhận được sự góp ý
từ thầy và các bạn để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn Nhóm xin chân thành cảm ơn
Trang 5Phần 1 Chế định miễn trách của sự kiện bất khả kháng trong CISC 1980
I Miễn trách là gì?
Là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ hoặc đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên vì thiệt xảy ra trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trừ toàn bộ
II Miễn trách nhiệm theo CISG 1980 về sự kiện bất khả kháng
1 Sự kiện bất khả kháng là gì?
Sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó
Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng (force majeure) thường được hiểu có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo
2 Điều 79 CISG 1980
Một bên không phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ nếu việc
đó là do trở ngại nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ và họ không thể tiên liệu một cách hợp lý vào thời điểm giao kết hợp đồng hoặc không thể khắc phục được
Phần 2 Chế định Hardship (trở ngại khách quan) theo BLDSVN 2015
III Thực tiễn pháp lý Việt Nam về điểu khoản Hardship
Pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện hành chưa chấp nhận cơ chế hardship quy định việc đàm phán lại để điều chỉnh nội dung của hợp đồng trong trường hợp hoàn cảnh có sự thay đổi làm mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng giữa các bên Tuy vậy, trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và trong các chính sách điều hành của Chính phủ, điều kiện hardship cũng đã được đề cập đến ở một mức độ nhất định
Có thể kể đến một số quy định cụ thể, như quy định cho phép điều chỉnh phí bảo hiểm khi xảy ra những biến cố làm tăng mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Điều 20); quy định cho phép các bên thỏa thuận thay đổi giá bán trong hợp đồng khi có những thay đổi của Nhà nước về chính sách tiền lương, chính sách giá các mặt hàng do Nhà nước kiểm soát giá trong Luật Đấu thầu 2005 (Điều 50 (2) và 57); hoặc trường hợp Chính phủ cho
Trang 6phép điều chỉnh giá tiền mua hóa giá nhà thuộc quyền sở hữu nhà nước do giá vàng tăng đột biến (43); hay việc cho phép điều chỉnh giá trong hợp đồng xây dựng hình thức “giá cố định” và hình thức “giá trọn gói” do “giá vật liệu xây dựng biến động ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu” (44)… Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định tương đối đặc thù để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng chuyên biệt, nên không được xem là căn cứ chung để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng khác
Về thực tiễn, có nhiều vụ tranh chấp phát sinh trong thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, nhưng do quy định về vấn đề này trong luật thực định còn thiếu sót, nên đã gây ra nhiều khó khăn cho các bên liên quan trong việc áp dụng pháp luật Sau đây là một
số vụ tranh chấp điển hình có liên quan đến việc thay đổi hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng và đã làm cho các bên liên quan, các nhà tư vấn và cả
IV Chế định Hardship (trở ngại khách quan) theo BLDSVN 2015
3 Trở ngại khách quan là gì?
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định
mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức, phải điều trị nội trú hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của
4 Điều 420 (BLDSVN 2015) Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnv
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
Trang 7c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích
2 Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý
3 Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi
5 Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Phần 3 So sánh các chế định về miễn trách của sự kiện CISG
1980 và chế định hardship (trở ngại khách quan) theo pháp luật dân sự Việt Nam
Về chế định miễn trách do sự kiện bất khả kháng theo CISG 1980 (Điều 79) và chế định hardship (trở ngại khách quan) theo luật Dân sự Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt:
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, xảy ra những rủi ro bất thường từ thiên nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thậm chí là rủi ro về con người, làm cho không còn sự cân bằng vốn có của hợp đồng, làm một bên gặp khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thậm chí không thực hiện được nghĩa vụ của mình trong hợp đồng
Bên vi phạm được miễn trách khi có sự kiện xảy ra theo đủ điều kiện quy định:
Trang 8- Điều kiện về tính chất: là một sự kiện khách quan, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng
- Điều kiện về thời điểm: sự kiện này xảy ra sau khi ký hợp đồng
- Điều kiện về dự trù: Do là sự kiện xảy ra không thể dự đoán trước được
- Điều kiện hậu quả: Có tính tất yếu khách quan, tức là bên vi phạm đã sử dụng hết tất cả biện pháp cần thiết nhưng cũng không thể ngăn ngừa, phòng chống cũng như hạn chế thiệt hại xảy ra Tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành động vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này
a Khái niệm
Theo CISG 1980: Sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của
và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó
Theo thông lệ chung, sự kiện bất khả kháng (force majeure) thường được hiểu có thể
là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… hoặc các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ
Theo BLDSVN 2015 Việt Nam: Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh
khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
Trở ngại khách quan là trường hợp đương sự không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ; đương sự đi công tác ở vùng biên giới, hải đảo mà không thể gửi đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn; tai nạn, ốm nặng đến mức mất khả năng nhận thức, phải điều trị nội trú hoặc do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan, cá nhân khác dẫn đến việc đương sự không thể yêu cầu thi hành
án đúng hạn hoặc đương sự chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hóa mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật
b Phạm vi đối tượng:
Theo CISG 1980: trường hợp bất khả kháng đề cập đến bên thứ 3 mà một bên nhờ
thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng mà việc không thực hiện nghĩa vụ của bên đó là do việc không thực hiện nghĩa vụ của bên thứ 3
Trang 9Theo BLDSVN 2015: trở ngại khách quan- trường hợp là nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến vi phạm nghĩa vụ (hoàn cảnh thay đổi cơ bản, Điều 420) chỉ đề cập đến 2 bên là bên có lợi ích bị ảnh hưởng và bên kia
c Trách nhiệm thông báo khi trở ngại xảy ra Theo CISG 1980: bên không thực hiện nghĩa vụ phải thông báo cho bên kia về trở
ngại và hậu quả của trở ngại đó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình Nếu bên kia không nhận được thông báo trong thời hạn hợp lí sau khi bên không thực hiện nghĩa vụ biết hoặc phải biết về trở ngại, bên kia có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra do việc không nhận được thông báo
Luật BLDSVN 2015: không đề cập rõ vấn đề này
d Thời hiệu áp dụng:
Theo luật Dân sự Việt Nam: “trở ngại khách quan” chỉ được dùng để xác định thời
gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự hoặc thi hành án dân sự mà không được áp dụng cùng với “sự kiện bất khả kháng” để dẫn đến miễn trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng
e Miễn trách Theo CISG 1980: Miễn trách được áp dụng trong khoảng thời gian tồn tại trở ngại Theo BLDSVN 2015: Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án
giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.( điểm 4 khoản 2 điều 420)
f Về cách xử lý và hệ quả pháp lý:
Theo CISG 1980: không đề cập rõ cách thức các bên xử lý sự kiện bất khả kháng
(kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, chấm dứt hợp đồng,….) mà việc xử lí hầu như
đc áp dụng theo tập quán thương mại của các nước
Quy định tại điều điều 79 CISG 1980 không làm mất bất kì quyền nào của các bên trừ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo các quy định trong công ước này
Theo BLDSVN 2015: bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm
phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:
+Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
Trang 10+Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi
Phần 4 Thực tiễn áp dụng:vi
Tình huống: Tranh chấp giữa một công ty Áo (người bán) và một công ty Bulgari
(người mua) Người bán kiện người mua ra trọng tài đòi người mua bồi thường thiệt hại do người mua không mở thư tín dụng (L/C) Người mua cho rằng mình không mở thư tín dụng là do gặp bất khả kháng Hai bên tranh cãi về sự kiện bất khả kháng mà bên mua viện dẫn Gỉa sử tình huống được giải quyết theo CISG
1980 và theo hardship BLDSVN 2015
Hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) vì cả Áo và Bungari đều là thành viên của Công ước này
Theo điều 79 khoản 1 CISG, sự kiện bất khả kháng là một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của các bên, các bên không lường trước được vào lúc ký kết hợp đồng
và các bên không tránh được cũng như không khắc phục được các hậu quả của sự kiện này
Trong tranh chấp trên, việc Chính phủ Bulgari ra lệnh đình chỉ thanh toán các khoản nợ nước ngoài là một sự kiện xảy ra một cách khách quan, ngoài tầm kiểm soát của người mua Tuy nhiên lệnh đình chỉ đó đã được thông báo vào thời điểm
kí kết hợp đồng, vì vậy người mua chắc chắn đã phải tiên liệu được rằng lệnh đình chỉ đó sẽ gây khó khăn cho việc mở thư tín dụng Như vậy, sự kiện này không phải
là “không thể lường trước được”
Đối với người mua trên tình huống trên khi bên có nghĩa vụ phải gánh chịu tổn hại nặng nề thay vì lợi nhuận dự kiến đạt được hay việc thực hiện hợp đồng Tòa án có thể buộc bên từ chối đàm phán hay chấm dứt đàm phán với dụng ý xấu phải bồi thường thiệt hại cho những tổn hại xảy ra Và tình huống trên không cho sự việc nào là mình đã gặp sự cố nên không mở được thư tín dụng Và có thể ra tòa án để