1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn thương mại quốc tế vai trò của thương mại quốc tế với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của việt nam

10 621 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 155 KB

Nội dung

Thực tiễn những năm qua cho thấy việc mở rộng hoạt động thương mại quốc tế là một chủ trương đúng đắn, đã góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội quan trọng của đất

Trang 1

Kể từ năm 1986, Việt Nam thực hiện đường lối Đổi mới, bằng sự nỗ lực

to lớn của toàn dân và sự ủng hộ và hợp tác của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã

vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được những thành tựu to lớn và có ý

nghĩa lịch sử: Đất nước đã ra kh ỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm

nước có thu nhập trung bình; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ

tăng trưởng khá cáo ( bình quân khoảng 7%/năm); đời sống vật chất và tinh thần

của nhân dân được cải thiện rõ rệt, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; chính

trị- xã hội được ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã

hội được đảm bảo; vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao Việt Nam đã trở

thành địa điểm được ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tin cậy, lựa chọn

đầu tư, kinh doanh

Thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, trong những năm qua, Chính phủ

Việt Nam đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh Hệ thống

pháp luật chinh sách đầu tư đã không ngừng được cải thiện môi trường đầu tư,

kinh doanh Hệ thống pháp luật chính sách đầu tư đã không ngừng được hoàn

thiện theo hướng ngày càng đơn giản, thông thoáng, minh bạch và thuận lợi hơn

cho các nhà đầu tư Chính phủ cũng đã nỗ lực huy động các nguồn vốn đầu tư

trong nước và nước ngoài để nâng cấp hệ th ống kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn

nhân lực Hệ thống quy hoạch ngành, lãnh thổ được rà soát, cập nhật và bổ sung

tạo dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy hoạt động cạch tranh lành mạnh

Thực tiễn những năm qua cho thấy việc mở rộng hoạt động thương mại

quốc tế là một chủ trương đúng đắn, đã góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát

triển kinh tế- xã hội quan trọng của đất nước Hoạt động thương mại quốc tế tác

động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần vào quá trình

tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

I/ Nhận diện tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Thành công của đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong

hơn 25 năm qua đã được thừa nhận một cách rộng rãi ở cả trong và ngoài nước

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2000 -2010 là 7,26%;

GDP theo thực tế năm 2011 đã gấp hơn 3,8 lần so với năm 2000; nước ta đã trở

thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp Đã đạt được thành tích vượt

bậc về xóa đói giảm nghèo; cơ cấu kinh tế đã từng bước chuyển đổi tích cực

theo hướng hiện đại; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể cả

về số lượng và chất lượng; đã thu hẹp đáng kể khoảng cách phát triển so với các

nền kinh tế khác trong khu vực

Mục tiêu tổng quát của tái c ơ cấu kinh tế đến năm 2020 là nâng cao hiệu

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 2

quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động, năng suất các

yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; trên cơ sở đó, hình

thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực c ạnh tranh cao hơn

và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn; thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng

từ chiều rộng sang chiều sâu, góp phần đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế

-xã hội mà Chiến lược phát triển kinh tế - -xã hội 2011-2020 đã xác định Đồng

thời, chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang thời tăng trưởng dựa chủ yếu vào các

nhân tố gia tăng năng suất, gia tăng hiệu quả; từ 2020 tiếp tục cũng cố và phát

triển vững chắc các yếu tố tăng năng suất và hiệu quả, tạo tiền đề đưa nền kinh

tế nước ta chuyển l ên trình độ phát triển cao hơn vào khoảng cuối 2030

Bốn mục tiêu thành phần của tái cơ cấu kinh tế:

(1)Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần ổn định kinh tế vĩ

mô một cách vững chắc với lạm phát thấp và các nền tảng vĩ mô vững mạnh; và

giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội

(2) Thiết lập phát triển cân đối, hợp lý giữa các địa phương, vùng miền

trên cThơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương, từng vùng và sự hỗ trợ có

hiệu quả từ Trung ương

(3) Cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành kinh tế nói riêng

và nền kinh tế nói chung thông qua việc các ngành sử dụng công nghệ cao, có

giá trị gia tăng cao từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, thâm dụng lao

động và giá trị gia tăng thấp để trở thành những ngành kinh tế chủ lực của nền

kinh tế

(4) Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập

quốc tế và củng cố vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế; giữ vững ổn định

chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Ba khâu chủ yếu của Tái cấu trúc kinh tế đã đượ c chỉ rõ là Tái cấu trúc đầu

tư, trước hết là đầu tư công, Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trước hết là các

Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế, Tái cấu trúc ngân hàng và các tổ chức tài

chính, trước hết là các ngân hàng thương mại Từng việc đã được giao cho một

Bộ chủ trì xây dựng đề án Như vậy, guồng máy tái cấu trúc đã khởi động và hy

vọng sự tăng tốc

Có thể đánh giá, đã có những khởi động và kết quả bước đầu của tái cơ cấu

kinh tế Tình trạng đầu tư nhà nước dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ… đã đượ c

phát hiện và bước đầu có sự khắc phục Công cuộc tái cơ cấu hệ thống các tổ

chức tín dụng mà trọng tâm là các ngân hàng thương mại đã được triển khai và

đã có một số dấu hiệu tích cực

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 3

Để có thể thành công trong tái cơ cấu nền kinh tế cần phải tiếp tục l àm rõ và

triển khai quyết liệt các công việc sau:

Trước hết, có một kế hoạch tổng thể cho tái cấu trúc cả nền kinh tế không

chỉ cho một vài năm mà cho cả một giai đoạn phát triển của đất nước Việc tập

trung vào ba khâu chủ yếu là đúng và trúng, vì đó chí nh là những điểm yếu nổi

trội và cần thiết trong giai đoạn hiện nay Nhưng nếu chỉ có vậy thì chưa đủ, bởi

vì, trước mắt và nhìn về lâu dài thì nền kinh tế nước ta còn nhiều điểm yếu khác

như tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn và lao động giản đơn, năng suất lao động

xã hội, chất lượng đầu tư và hiệu quả thấp, phát triển thiếu bền vững, nền kinh tế

còn chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn mang tính vĩ mô kéo dài và khá nặng, cơ cấu

kinh tế lạc hậu và chậm đổi mới, phát triển kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào bên

ngoài… Những vấn đề này không được quan tâm giải quyết một cách đồng bộ

sẽ không tạo lập được mô hình phát triển hợp lý và có hiệu quả cả trong trước

mắt và lâu dài

Thực hiện tái cơ cấu kinh tế có nghĩa là ít nhất trong một số năm trước mắt,

các nguồn lực xã hội phải được phân bố lại trên quy mô lớn, và kết quả của quá

trình nói trên có thể chỉ phát huy tác dụng trong trung hạn Điều đó có nghĩa là

trong những năm trước mắt, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể không cao, thậm

chí thấp hơn so với nhiều năm trước đâ y Đây là thách thức không nhỏ trong bối

cảnh tư duy, quán tính theo đuổi tốc độ và cách thức tăng trưởng theo chiều

rộng, tăng trưởng nóng vẫn còn khá phổ biến, nhất là ở các cấp chính quyền địa

phương Cho đến nay, những thay đổi để chuyển dần sang mô hình tăng trưởng

mới, tăng trưởng theo chiều sâu là chưa thực sự rõ nét

Đó là chưa kể những căn bệnh mà Hội nghị Trung ương Đảng 3,4 khóa XI

đã chỉ ra Ngoài ra, ba khâu đột phá chiến lược mà Đại hội XI đã xác định (thể

chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tần g) cũng cần gắn với quá trình tái cấu trúc

nền kinh tế trong phát triển trung hạn và dài hạn

Thứ hai, sự tham gia tích cực chủ động của mọi lực lượng trong nền kinh tế

Để tái tái cấu trúc kinh tế thành công đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của Đảng,

Quốc hội và Chính phủ mà cần có sự tham gia một cách tích cực nhất của mọi

chủ thể, mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế

Tái cơ cấu kinh tế có thể tác động không thuận đến một số nhóm người có

liên quan, làm phát sinh một số chi phí xã hội cần được bù đắp Kết quả của tái

cơ cấu kinh tế có thể thu hẹp quy mô đầu tư, sản xuất một số ngành, một số

vùng và có thể tạo điều kiện cho các vùng, các ngành khác có tiềm năng hơn sẽ

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 4

được mở rộng và phát triển Trong giai đoạn đầu của tái cơ cấu, nếu làm quyết

liệt sẽ có hàng nghìn dự án đầu tư, nhất là đầu tư từ ngân quỹ nhà nước phải

đình hoãn; hàng chục nghìn doanh nghiệp, nhà đầu tư có liên quan sẽ bị thua lỗ,

một phần vốn đầu tư của họ có thể không thu hồi được; nhiều doanh nghiệp có

liên quan phải đóng cửa, giải thể hoặc phá sản; một số lao động tạm thời bị mất

việc, giảm việc làm và phải chuyển đổi kỹ năng lao động; một số địa phương có

thể phải thay đổi lại định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với

những phí tổn không nhỏ Cần có một kế hoạch tổng thể từ Nhà nước Trung

ương Trên cơ sở đó các các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp chủ

động triển khai, tránh những lúng túng hoặc tình trạng mỗi nơi làm một kiểu và

điều đó sẽ dẫn tới một mô hình phát triển méo mó Nói một cách khác, cần có sự

phân vai rõ ràng, phân việc và trách nhiệm rành mạch giữa Chính phủ, các địa

phương và các doanh nghiệp sẽ hiệu hơn

Thứ ba, cần có các giải pháp kinh tế - tài chính đồng bộ, gắn kết và hữu

hiệu hơn nữa để làm đòn bẩy thúc tái cấu trúc kinh tế, thúc đẩy các doanh

nghiệp ổn định phát triển và đi theo hướng mong muốn Bởi vì nói cho cùng mô

hình phát triển kinh tế của đất nước tùy thuộc khá lớn vào hành vị và trách

nhiệm của các doanh nghiêp Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp như thuế,

phí, lãi suất, khoanh nợ, giản nợ, cơ cấu lại nợ, mua lại nợ đối với doanh nghiệp,

nhà đầu tư, hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại và chuyển đổi nghề nghiệp đối với người

lao động Mặc dù, những giải pháp kinh tế tài chính là chưa đủ, nhưng nếu các

giải pháp đã đưa ra được thực hiện một các đồ ng bộ sẽ góp phần bù đắp hợp lý

lợi ích chính đáng cho các bên có liên quan, nhất là nhóm những người lao

động, nhóm những người yếu thế, dễ bị tổn thương khác

Có thể nói, các nhóm giải pháp chủ yếu cho tái cơ cấu đã được đưa ra,

nhưng còn thiếu co sư găn kêt, chưa đảm bảo sự đông bô giữa cac đề án tái cơ

cấu cac nganh, linh vưc va thiếu cac giai phap đối với vấn đề xa hôi, môi trường

Cần quan tâm đến các giai phap vê măt xa hôi và bảo vệ môi trường đê đam bao

phat triên kinh tê bên vưng Cần xây dựng một hệ thống chính sách để tập trung

thực hiện ba đột phá: về thể chế, nguồn nhân lực va cơ sơ ha tâng Trên cơ sở

đó, triển khai các đề án thành phần theo ngành, lĩnh vực, vùng, xác định rõ thứ

tự ưu tiên, chủ thể thực hiện và lộ trình thực hiện tái cơ cấu b ao gồm những

ngành, lĩnh vực trọng điểm, cần thực hiện trước, những ngành, lĩnh vực thực

hiện sau hoặc thực hiện đồng thời, có bước đi hợp lý tránh gây đột biến lớn với

khung thời gian cụ thể là đến năm 2020

Thứ tư, gắn tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam t rong bối cảnh tái cấu trúc

kinh tế toàn cầu Hội nhập kinh tế thế giới đã và đang đòi hỏi mỗi quốc gia phải

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 5

phát triển và hành động theo chuẩn mực và cam kết quốc tế Khi triển khai tái cơ

cấu nền kinh tế cần quan tâm tới quá trình tái cấu trúc đang diễn r a trong nền

kinh tế toàn cầu, tránh những lệch pha không đáng có Ví dụ ta còn đang phải

gồng mình chuyển từ công nghiệp gia công sang chế biến và chế tạo thì đi đôi

với nền kinh tế tri thức, thiên hạ đang chuyển sang nền kinh tế xanh; nếu ta

không bắt nhịp kịp thì sản phẩm làm ra sẽ khó tiêu thụ vì không đáp ứng được

đòi hỏi của xu hướng mới

Thứ năm, tìm ra được nguồn lực cần thiết để tiến hành tái cấu trúc vì để tái

cấu trúc cả một nền kinh tế là khá tốn kém Cần phải thống nhất về nhận thức,

tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng không phải là gói cứu

trợ nền kinh tế để vượt qua khủng hoảng Do đó, xét trên tổng thể, tái cấu trúc

nền kinh tế, không làm tiêu hao nguồn lực của xã hội Tuy nhiên, đối với tái cơ

cấu trên một số lĩnh vực v à một số bên có liên quan, có thể phát sinh chi phí

nhất định Trước mắt đó là biện pháp và nguồn lực cho xử lý nợ xấu và hàng tồn

đọng, hai nút thắt lớn của pháp triển kinh tế Hơn nữa, muốn đổi mới được công

nghệ để có nền kinh tế có hiệu quả và năng suất cao rất cần phải có đủ nguồn

lực Muốn có hiệu quả thì phải giảm nhân công, lấy quỹ nào để đào tạo lại hay

trợ giúp người lao động Mọi công việc đều cần đến nguồn lực tài chính và

nguồn nhân lực Lẽ tất nhiên phải động viên và huy động nguồn l ực toàn xã hội,

cần có cơ chế, chính sách khuyến khích và huy động

Trong giai đoạn hiện nay, thể chế kinh tế thị trường còn ở trình độ thấp, môi

trường kinh doanh còn chứa đựng nhiều rủi ro và bất ổn sẽ làm phát sinh rào

cản đối với huy động, chuyển dịch và phân bố nguồn lực xã hội theo các yêu cầu

của tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng Tuy nhiên, nguồn lực và

tiềm năng kinh tế lớn được tích lũy qua thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế với

quy mô tới hàng trăm tỷ USD Vấn đề quan trọng là phải tạo sự đồng thuận xã

hội về yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế

Về chi phí cho tái cơ cấu kinh tế cần được tính toán kỹ mức độ chi phí và

nguồn lực Cần phân tích kỹ mối quan hệ lợi ích và chi phí khi thực hiện các giải

pháp, trong đó xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tính toán cả chi

phí xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng, đối ngoại

II/ Vai trò của thương mại quốc tế với tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới

mô hình tăng trưởng.

Trong giai đoạn đầu mở cửa, thương mại quốc tế là giải ph áp hữu hiệu góp

phần đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 6

vận; khẳng định xu thế mở cửa và quan điểm “ Việt Nam muốn làm bạn của các

nước trong cộng đồng thế giới” Trong các giai đoạn tiếp theo, thương mại quốc

tế góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản

xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất

khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát

triển nguồn nhân lực chất lượng ca o và tạo thêm việc làm

Bên cạch những đóng góp trực tiếp nêu trên, thương mại quốc tế đã có tác

động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc

khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi

mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành

công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị

toàn cầu Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu

trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon,

Samsung, Intel… Với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó góp phần

khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần

tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằ m thích ứng trong

bối cảnh toàn cầu hóa Thương mại quốc tế cũng đóng góp tích cực trong việc

hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến kích đổi mới thủ

tục hành chính và hoàn thiện thể chế thị trường

Thứ nhất, Thương mại quốc tế góp ph ần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư trong nước.

Thương mại quốc tế góp phần làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo

hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng

hàng chế tạo, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hoa kỳ, EU, làm thay đổi đáng

kể cơ cấu xuất khẩu; góp phần ổn định thị trường trong nước, hạn chế nhập siêu

thông qua việc cung cấp cho thị trường nội địa các sản phẩm chất lượng cao

Thứ hai, Thương mại quốc tế thúc đẩy chu yển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thương mại quốc tế góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông

nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và

tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, gi ống cây, giống con có năng suất, chất

lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả

cao, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồ n nguyên liệu, góp phần cải

thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa

phương

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 7

lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm,

kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, logistic, siêu thị… Các dịch vụ này cũng

góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích

thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng

hóa

Thứ ba, Thương mại quốc tế tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực và thay đổi cơ cấu lao động.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế được xem là

tiên phong trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài, nâng cao trình độ của

công nhân, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý, trong đó một bộ phận đã có năng lực

quản lý, trình độ khoa học, công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài

Ngoài ra, thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất

lượng lao động thông qua hiệu ứng lan tỏa lao động cho các bên lien quan

Thứ tư, Thương mại quốc tế là kênh chuyển giao công ng hệ quan

trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.

Thương mại quốc tế đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến

vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực Xét về cấp độ

chuyển giao công nghệ, công nghệ chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất Theo

Bộ Khoa học và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt việc chuyển giao

công nghệ như dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo , ô tô, xe máy,

dệt may và giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí được đá nh giá có hiệu quả

nhất

Thứ năm, Thương mại quốc tế có tác động nâng cao năng lực cạnh

tranh ở cả ba cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm.

Nhiều sản phẩm xuất khẩu Việt Nam đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng

vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Kết quả phân tích các chỉ tiêu

về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường ( đầu vào và

tiêu thụ sản phẩm) và năng lực tham gia mạng sản xuất toàn cầu cho thấy năng

lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng cao Đồn g thời,

thương mại quốc tế đã và đang có tác động thúc đẩy cạnh tranh của khu vực

trong nước nói riêng và của nền kinh tế nói chung thông qua thúc đẩy năng suất,

tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, nâng cao trình độ

công nghệ, trình độ lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động

Thứ sáu, Thương mại quốc tế góp phần nâng cao năng lực quản lý kinh

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 8

tế, quản trị doanh nghiệp, tạo thêm áp lực đối với cải thiện môi trường kinh

doanh.

Thực tiễn, thương mại quốc tế đã cho nhiều bài học , kin h nghiệm bổ ích về

công tác quản lý kinh tế và doanh nghiệp, góp phần thay đổi tư duy quản lý, thúc

đẩy quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách theo hướng bình đẳng, công khai,

minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý phù

hợp với xu thế hội nhập

Thứ bảy, Thương mại quốc tế góp phần quan trọng vào hội nhập quốc

tế.

Hoạt động Thương mại quốc tế đã góp phần phá thế bao vây cấm vận, mở

rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN, ký

Hiệp định khung với EU, Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định khuyến

kích và bảo hộ đầu tư với 62 quốc gia/vùng lãnh thổ và Hiệp định đối tác kinh tế

(EPA) với Nhật Bản và nhiều nước

III Một số kiến nghị tiếp tục tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng

trưởng

Có sự đồng thuận xã hội cho rằng tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình

tăng trưởng là tất yếu trong giai đoạn hiện nay; và hành động và kết quả tái cơ

cấu kinh tế cho đến nay là chậm so với yêu cầu phục hồi tăng trưởng kinh tế

Tuy có sự đồng thuận nói trên, nhưng nhận thức, quan điểm và quan niệm về

bản chất, nội dung của tái cơ cấu kinh tế là chưa giống nhau, ngay cả trong các

cơ quan hoạch định và thực thi chính sách Có quan niệm cho rằng tái cơ cấu chỉ

là điều chỉnh, khắc phục một số sai lầm, yếu kém nhất thời của giai đoạn vừa

qua; và như vậy, nền kinh tế sẽ từng bước phục hồi, trở lại quỹ đạo tăng trưởng

cao như trước đây Ý kiến khác (trong đó có tác giả của bài viết này) cho rằng

tái cơ cấu chuyển đổi mô hình tăng trưởng về bản chất phải là cuộc cả i cách lần

hai; là quá trình thay đổi sâu rộng và nâng cấp thể chế kinh tế thị trường ở Việt

nam, tạo hệ thống động lực khuyến khích mới theo chuẩn mực kinh tế thị trường

phổ biến và hiện đai để thông qua đó thực hiện phân bố lại và sử dụng nguồn lực

quốc gia có hiệu quả hơn Và như vậy, đổi mới kinh tế phải đi cùng với đổi mới

đồng bộ hệ thống chính trị

Ngoài ra, trước sức ép của các vấn đề cấp bách trước mắt, cách tiếp cận

lựa chọn chính sách phù hợp để phục hồi tăng trưởng cũng khác nhau, và lựa

chọn “trọng cầu”có vẻ đang thắng thế Sự lựa chọn đó cũng đang cản trở đối với

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 9

chuyển đổi mô hình tăng trưởng Như vậy, để thực hiện tái cơ cấu kinh tế, phải

thực hiện nhiều thay đổi trên nhiều cấp độ khác nhau, từ tư duy, quan niệm, chủ

trương quan điểm đến các giải pháp cụ thể tương ứng Phần kiến nghị sau đây

không có tham vọng làm điều đó, mà chỉ tập trung vào một số giải pháp có thể

thực hiện được trong khung thể chế hiện hành Cách tiếp cận xoay quang mục

tiêu “HIỆU QUẢ, HIỆU QUẢ VÀ HIỆU QUẢ”

Trong bối cảnh hiện hiện, việc thiết lập một môi trường kinh doanh công

bằng, bình đẳng là việc không dễ làm Tuy vậy, có thể thực hiện cải cách, giảm

thời gian và chi phí tuân thủ, giảm chi phí giao dịch và qua đó tăng thêm hiệu

quả, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh Việt nam xếp thứ 99/185 nền kinh tế

trong xếp hạng hàng năm của WB về năng lực cạnh tranh của môi trường kinh

doanh Trong mấy năm nay, Việt nam hầu như không có cải cách, không có tiến

bộ trong cải thiện môi trường kinh doanh Chúng ta có thể cải thiện được trên

một số chỉ số và sẽ có tác động đáng kể trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động

kinh doanh, tăng thêm giá trị gia tăng cho nền kinh kinh tế Các giải pháp đó là:

-Bỏ 4 thủ tục gia nhập thị trường sau đăng ký, gồm thủ tục đăng báo, thủ

tục đăng ký lao động, đăng ký công đoàn và đăng ký bảo hiểm Việc mở tài

khoản ngân hàng có thể kết hợp với đăng ký kinh doanh

- Bỏ yêu cầu đăng ký ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh;

- Thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và giảm chi

phí xuất khẩu và nhập khẩu, v.v Nếu đặt mục tiêu cải cách đứng trong tnhoms

10 nền kinh tế có thuận lợi nhất trong xuất khẩu và nhập khẩu, thù chắ c

chắn sẽ có tác động lớn đến giảm chi phí giao dịch và tăng giá trị gia tăng cho

nền kinh tế Bởi vì, cải cách đó trực tiếp tác động đến doanh số hơn 200 tỷ US$

Tính toán sơ bộ, nếu chúng ta giảm được 15 ngày trong thực hiện thủ tục nhập

khẩu và 15 ngày trong thủ tục xuất khẩu, thì GDP có thể tăng thêm hơn 27 tỷ

US$

Vietnam on DB 2013: 99 th of 185

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Trang 10

- Ngoài ra, còn có thể thực hiện hàng loạt các thay đổi khác như ban hành,

thực hiện trình tự đặc biệt cho việc giải quyết tranh chấp và t hực thi các tranh

chấp hợp đồng có giá trị nhỏ; hay đơn giản hóa thủ tục để được cung cấp

điện,.v.v

Việc thực hiện các giải pháp nói trên cần có hành động cụ thể với một lộ

trình hợp lý hơn là liên tục ban các nghị quyết của chính phủ Những bài học về

Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp trong các năm 2000-2003 có thể vẫn

hữu ích cho việc thực hiện các giải pháp nói trên

This document was created using

Solid Converter

To remove this message, purchase the product at

http://www.SolidDocuments.com/

Ngày đăng: 26/07/2015, 19:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w