1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Luật thương mại quốc tế

25 5,8K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 213,89 KB

Nội dung

Tiểu luận môn Luật thương mại quốc tế tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các...

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói không có mậu dịch nếu không có vận tải Thật vậy, vận tải ngày càng đóng vai trò chính yếu trong mậu dịch quốc tế Trong chuyên chở hàng hóa ngoại thương thì vận tải hàng hóa bằng đường biển chiếm 90% tổng khối lượng hàng xuất nhập khẩu của thế giới Bên cạnh những điều kiện thuận lợi thì vận tải hàng hóa bằng đường biển cũng phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi Đáng lưu ý nhất là những tai nạn, rủi ro bất ngờ ngoài biển mà nguyên chính là do thời tiết, khí hậu hoặc các yếu tố khác không lường trước được Theo thống kê trung bình hàng tháng có đến 300 tàu bị các tai nạn trên biển

Trong một chuyến hành trình đường biển có rất nhiều dạng tai nạn bất ngờ khác nhau Hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp cho người bảo hiểm và người được bảo hiểm phân định rõ ràng hơn phạm vi trách nhiệm của mình trong các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, có cở sở để giải quyết các tranh chấp nếu có xảy ra

Sự phát triển của hàng hải, thương mại đã dẫn đến sự phát triển của bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt là ở những nước sớm có ngành thương mại và hàng hải phát triển Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các nhà xuất nhập khẩu thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cần trang bị cho mình những hiểu biết này để có thể tiến xa hơn trong mậu dịch quốc tế

Trang 2

RỦI RO VÀ TỔN THẤT CỦA VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ

nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm

1.2 Phân loại rủi ro:

1.2.1 Căn cứ vào nguồn gốc sinh ra rủi ro:

 Rủi ro do thiên tai: là những rủi ro do thiên nhiên gây ra mà không

phải do tác động của con người và con người không chi phối được như sóng thần, núi lửa, bão, gió lốc, thời tiết xấu, biển động, sét, áp thấp…

 Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển:

bị mắc cạn, đắm, cháy nổ, đâm va nhau, đâm va phải đá ngầm, tàu bị lật úp, bị mất tích, cướp biển,…

 Rủi ro phụ: là những thiệt hại do tác động ngẫu nhiên bên ngoài

không thuộc những tai hoạ của biển nói trên như đỗ vỡ, rò chảy, mất cắp vặt, thiếu hụt, mất trộm, không giao hàng, hành động phi pháp của thuyền trưởng và thuyền viên…

 Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lỗi của người

được bảo hiểm gây nên

địch hoặc tàu và hàng bị bắt, bị tịch thu, bị chiếm giữ, thiệt hại do bom, mìn, ngư lôi,…

Trang 3

 Rủi ro đình công, bạo động, nổi loạn của dân chúng và các hành

động khủng bố hoặc do người khủng bố gây ra…

 Rủi ro do bản chất hoặc tính chất đặc biệt của hàng hoá như nội

tỳ, ẩn tỳ của hàng hoá trong quá trình sản xuất… hoặc những thiệt hại mà nguyên nhân trực tíêp là chậm trễ

1.2.2 Căn cứ vào điều kiện bảo hiểm:

 Rủi ro thông thường được bảo hiểm: là những rủi ro có tính chất

tự nhiên, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm Đây là những rủi

ro mà trong bất cứ một điều kiện nào cũng được người bảo hiểm bồi thường như các rủi ro do bão, lốc, tàu đắm, tàu mất tích, tàu mắc cạn, tàu bị đâm va, bị nổ, bị cháy…

 Rủi ro được bảo hiểm riêng : là những rủi ro không liên quan đến

tự nhiên mà liên quan đến hoạt động của con người như chiến tranh, nội chiến, đình công, mất cắp, cướp biển… Mặc dù là tai nạn bất ngờ nhưng vì đặc điểm của loại rủi ro này không liên quan đến tự nhiên mà do con người gây ra nên để được bảo hiểm người ta phải

áp dụng những điều kiện riêng cho chúng Theo nguyên tắc của bảo hiểm riêng thì chỉ khi nào người đựơc bảo hiểm thoả thuận với người bảo hiểm để mua riêng cho từng loại rủi ro cụ thể và sự thoả thuận này đựơc quy định rõ ràng trong hợp đồng bảo hiểm thì thiệt hại xảy ra đối với người được bảo hiểm mới được người bảo hiểm bồi thường Nếu không có thoả thuận riêng thì các rủi ro này đựơc coi như rủi ro ngoại trừ

 Rủi ro ngoại trừ: là những rủi ro không được bảo hiểm ( trừ trường

hợp được các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm) Loại rủi ro loại trừ thông thường là các rủi ro liên quan tới hành động chủ ý của con người hoặc do tính chất tự nhiên của hàng hoá Theo các điều

Trang 4

kiện bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm London, các rủi ro ngoại trừ bao gồm:

- Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui cho hành vi xấu cố ý

của người được bảo hiểm

- Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường

- Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp

- Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng được bảo hiểm

- Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay

cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra

- Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người điều hành tàu

- Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự

- Thiệt hại đối với hàng hoá do tàu không đủ khả năng đi biển và

không thích hợp cho việc chuyên chở mà người được bảo hiểm đã biết tình trạng đó vào lúc hàng hoá được xếp lên phương tiện vận chuyển

Trang 5

- Mất mát, hư hỏng hàng hoá do chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra hoặc chống lại bên tham chiến

- Mất mát hư hỏng hàng hóa do bị bắt giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ (loại trừ cướp biển) và hậu quả của những hành động đó hoặc bất kỳ mưu toan nào nhằm thực hiện những hành vi đó

- Mất mát hư hỏng hàng hoá do mìn, thủy lôi, bom hoặc những

vũ khí chiến tranh hoang phế khác

- Thiệt hại hàng hóa gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối lao động, náo loạn hoặc bạo động dân sự hay hậu quả của đình công, baọ động

- Thiệt hại hàng hoá gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị

2 Tổn thất:

2.1 Định nghĩa :

Tổn thất là những thiệt hại mất mát của đối tượng được bảo hiểm do

những rủi ro gây nên Những tổn thất này được thể hiện ở việc hư hỏng hay biến chất, mất mát của một phần hoặc toàn bộ của hàng hoá là đối tượng của bảo hiểm

2.2 Phân loại tổn thất:

2.2.1 Căn cứ trên mức độ tổn thất:

 Tổn thất bộ phận: là thiệt hại liên quan tới một phần đối tượng được bảo

hiểm của hợp đồng được bảo hiểm Tổn thất này thường xảy ra trong các trường hợp liên quan tới sự hao hụt khối lượng, trọng lượng hoặc sự giảm sút đối với phẩm chất của hàng hóa

Trang 6

 Tổn thất toàn bộ: là thiệt hại đối với toàn bộ đối tượng được bảo hiểm

Trên thực tế không phải bất cứ tổn thất toàn bộ nào cũng có thể xác định được Do vậy, tổn thất toàn bộ được chia làm 2 loại:

 Tổn thất toàn bộ thực sự là tổn thất đối với toàn bộ đối tượng được bảo

hiểm, theo đó toàn bộ giá trị thương mại của đối tượng được bảo hiểm đã bị mất Tổn thất toàn bộ thực tế thường xảy ra trong các trường hợp sau:

• Hàng hoá được bảo hiểm bị huỷ hoại toàn bộ, thông thường do cháy,

bị nước biển cuốn trôi hoàn toàn hoặc bị hàng mục nát, bị phân huỷ,

bị biến chất hoàn toàn

• Hàng hoá đựơc bảo hiểm hỏng đến nỗi không còn là loại hàng hoá như ban đầu đã được bảo hiểm nữa ( gọi là tổn thất biến dạng ) Trường hợp này hàng hoá đã mất đi tác dụng chính của nó và hóa hàng này chỉ có thể sử dụng vào phần việc khác

• Người được bảo hiểm bị mất hàng không thể lấy lại đựơc, chứ không có nghĩa là hóa hàng không còn tồn tại nữa như hàng bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu hay tàu chở vàng bị đắm mà không thể trục vớt được…

• Tàu chở hàng bị mất tích

 Tổn thất toàn bộ ước tính: là thiệt hại đối với gần như toàn bộ đối tượng

được bảo hiểm Điều này có nghĩa là sự thiệt hại chưa đến mức toàn bộ nhưng thực tế thì tổn thất này sẽ xảy ra một cách toàn bộ thực sự, hoặc chi phí để khắc phục tổn thất có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị của đối tượng được bảo hiểm Vì vậy người được bảo hiểm đã tuyên bố từ bỏ toàn bộ hàng hoá một cách hợp lý để được bồi thường tổn thất toàn bộ “Từ bỏ hàng” là điều kiện pháp lý bắt buộc đối với người được bảo hiểm để được người bảo hiểm xem xét bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá trong trường hợp xảy ra tổn thất toàn bộ ước tính

Trang 7

2.2.2 Căn cứ vào tính chất của tổn thất:

 Tổn thất chung : là những hi sinh hoặc những chi phí cần thiết cho việc

bảo vệ quyền lợi chung của các bên liên quan Bộ luật hàng hải Việt Nam định nghĩa: “Tổn thất chung là những thiệt hại xảy ra do các chi phí hoặc hi sinh đặc biệt được tiến hành một cách có ý thức, hợp lý nhằm cứu tàu, hàng

và tiền cước trên tàu hoặc tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi nguy hiểm chung thực sự đối với chúng ” Một hành động được coi là tổn thất chung phải thỏa 6 điều kiện sau:

 Hành động phải tự nguyện và chủ ý do thuyền trưởng hoặc thuỷ thủ tiến hành như vứt hàng xuống biển nhằm cứu cho tàu nổi lên, khỏi bị mắc cạn

 Hy sinh hoặc chi phí phải hợp lý và thích hợp với hoàn cảnh xảy ra

 Hy sinh hoặc chi phí phải là sự hi sinh và chi phí đặc biệt phi thường

 Hy sinh hoặc chi phí phải vì sự an toàn chung cho tất cả các quyền lợi trong hành trình;

 Tai hoạ mà buộc phải hy sinh hoặc phải trả chi phí phải là tai hoạ thực sự

và rất nghiêm trọng

 Hành động phải xảy ra trên biển

 Tổn thất riêng: là những thiệt hại ngẫu nhiên xảy ra đối với hàng hóa Tổn

thất riêng có thể là tổn thất toàn bộ hay bộ phận hàng hoá

Một số đặc điểm của tổn thất riêng:

 Tổn thất xảy ra không phải do hành động cố ý của con người vì sự bảo vệ quyền lợi chung

 Tổn thất riêng có thể xảy ra trên biển hoặc bất cứ nơi đâu

 Tổn thất riêng của người nào thì người đó phải chịu mà không có sự đóng góp của các bên liên quan

 Tổn thất riêng có được người bảo hiểm bồi thường hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong quá trình ký kết hợp đồng bảo hiểm

Trang 9

CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT

NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1 Giới thiệu chung về các điều kiện bảo hiểm:

Điều kiện bảo hiểm là những điều quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm bị tổn thất Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất, hư hỏng của hàng hóa có nghĩa là tổn thất nào của hàng hóa được người bảo hiểm bồi thường và tổn thất nào không được bồi thường Trách nhiệm này lại phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm Khi hàng hóa được bảo hiểm theo điều kiện nào thì chỉ những tổn thất do các rủi ro trong điềi kiện đó gây ra mới được người bảo hiểm bồi thường

Thời xa xưa của bảo hiểm hàng hải người ta dùng một mẫu hợp đồng bảo hiểm của Lloyds có tên là SG form ( Ship Goods Form ) có từ năm 1779 Mẫu SG này quy định người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi đối tượng được bảo hiểm bị tổn thất do: các hiểm họa biển

cả, binh sỹ, hỏa hoạn, cướp biển, trộm, vứt hàng xuống biển, chặn giữ, ngăn cản, cầm giữ bởi vua chúa và nhân dân bất cứ nước nào, tất các hiểm họa khác, các tổn thất không may làm phương hại đến tàu và hàng,…

Việc gộp chung tất cả rủi ro tổn thất trong một mẫu SG này làm cho người mua bảo hiểm mất khả năng lựa chọn, bắt buộc mua bảo hiểm với tất cả rủi ro tổn thất mà thực tế không càn thiết phải như vậy Mặt khác sư dụng một mẫy SG để bảo hiểm cho cả tàu và hàng là không thích hợp Cách diễn đạt rủi

ro, tổn thất như vậy cũng không rõ ràng, thường dẫn đến tranh chấp

Sự phát triển của hàng hải, thương mại đã dẫn đến sự phát triển của bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt là ở những nước sớm có ngành thương mại và hàng hải phát triển Trong quá trình phát triển, mỗi nước có những luật lệ bảo hiểm cũng như những điều

Trang 10

kiện bảo hiểm riêng Tuy nhiên, hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến nhiều nước khác nhau Vì vậy, đòi hỏi phải có những luật lệ, các điều kiện bảo hiểm thống nhất, mang tính quốc tế

Anh là nước xây dựng luật bảo hiểm hàng hải sớm nhất (1906-The Marine Insurance Acts) Trong bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển, có các bộ điều kiện bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London (ILU-Institue Cargo Clauses of London Underwriters) ban hành:

• ICC 1963 (ILU ban hành ngày 01/01/1963)

• ICC 1982 (ILU ban hành ngày 01/01/1982) Bắt đầu từ ngày 01/04/1983, thị trường bảo hiểm London và quốc tế đã vận dụng tinh thần của bộ điều khoản mới này thay cho toàn bộ điều khoản hàng hóa cũ đã có trên 200 năm Bộ điều khoản mới hiện nay đã được trên 50 nước áp dụng Dựa trên cơ sở luật này mà Việt Nam xây dụng các điều kiện bảo hiểm cơ bản bao gồm:

• QTC 1965 (Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 1965 do Bộ tài chính ban hành)

• QTC 1990 (Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 1990 do Bộ tài chính ban hành)

• QTC 1995 (Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 1995 do Bộ tài chính ban hành)

Năm 1997, trên cơ sở QTC 1995, Bảo Việt ban hành quy tắc chung 1998b, công ty bảo hiểm Petrolimex ban hành quy tắc chung 1998 PJCO

Trang 11

quan đến bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm Luật bảo hiểm 1906 gồm 94 điều Tuy nhiên trong mỗi đơn bảo hiểm chỉ đưa ra một số điều có tính chất cơ bản cần thiết, thường xuyên nhất và đã trở thành nguyên tắc Do đó, nế có rủi ro xảy ra không nằm trong đơn bảo hiểm thì phải áp dụng theo luật bảo hiểm này Nếu có rủi ro nằm ngoài

94 điều đã quy định trong bộ luật thì hai bên, nhất là bên bảo hiểm có chấp nhận bồi thường hay không phụ thuộc vào án lệ

2.2 Công ước Brussels 1924:

Đây là công ước quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn, ký tại Brussels ngày 25/8/1924 gồm 16 điều khoản và bổ sung là nghị định thư Visby Rules, 1968 gồm 17 điều khoản Các công ước này nhằm thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của người chuyên chở cũng như người gửi hàng Qua

đó giải quyết tranh chấp giữa người chuyên chở và người gửi hàng, cũng như giữa người chuyên chở và người bảo hiểm

2.3 Quy tắc York-Antwerp 1974 về tổn thất chung:

Đây là quy tắc thuộc hội đồng hàng hải quốc tế chuẩn y tại hội nghị Hambourg tháng 4/1974 về tổn thất chung, xoay quanh vấn đề về hành vi tổn thất chung và các chi phí tổn thất chung để làm cơ sở giải quyết khi tàu có sự

cố tổn thất chung

3 Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1982: Gồm 3 điều khoản

3.1 Institue Cargo Clause A (1/1/1982)

3.2 Institue Cargo Clause B (1/1/1982)

3.3 Institue Cargo Clause C (1/1/1982)

Trang 12

SO SÁNH 3 ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM A, B, C

Ba điều kiện bảo hiểm A,B,C khác nhau cơ bản ở phạm vi bảo hiểm và ở những

rủi ro loại trừ không được bảo hiểm Cụ thể:

 Điều khoản rủi ro

điều kiện A điều kiện B điều kiện C

tổn thất, tổn hại hợp lý quy cho:

• cháy hay nổ;

• tàu hay thuyền bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

• tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất cứ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

• dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn;

• phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hay trật bánh;

tổn thất, tổn hại gây ra bởi:

• hi sinh tổn thất chung

• Ném hàng xuống biển

tổn thất, tổn hại hợp lý quy cho:

• động đất, núi lửa phun, sét đánh

tổn thất, tổn hại gây ra bởi:

• hàng bị nước cuốn xuống biển

• nước biển, nước hồ hay nước song chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, container hay nơi chứa hàng

• tổn thất toàn bộ bất kỳ kiện hàng nào rơi mất khỏi tàu hay rơi trong khi đang xếp hàng hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan

Ngày đăng: 19/05/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w