Các cơ quan hành chính nhà nước ngoài hoạt động quản l c n chịu trách nhiệm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công nh m phục vụ lợi ích công cộng, hông vì lợi nhuận, đáp ứng các nhu cầu c
Trang 1HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ THỦY
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TỪ THỰC TIỂN QUẬN BÌNH THẠNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hành chính và Luật Hiến pháp
Mã số: 60.38.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Kim Liễu
Phản biện 1: ………
………
Phản biện 2: ………
………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng
năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 31
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước Việt Nam hình thành và phát triển từ một chế độ phong kiến nửa thuộc địa, chưa trải qua giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa, lại liên tục trải qua 2 cuộc chiến tranh lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vì vậy từ khi thành lập nhà nước cho đến nay thì hệ thống pháp luật của Việt Nam từng bước hoàn thiện, và chỉ được quan tâm nhiều nhất từ thời kỳ đổi mới cho đến nay
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nêu: “cấp xã là cấp gần
gũi nhân dân nhất, là nền tảng của hành chính, cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi” Vì vậy việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đã được Người quan tâm và đưa ra Sắc lệnh
số 63, ngày 22/11/1945 và số 77, ngày 21/12/1945 ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trải qua hơn 72 năm chính quyền địa phương các cấp ngày càng phát huy hiệu quả, trong đó hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý hành chính nhà nước ngày càng đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Các cơ quan hành chính nhà nước ngoài hoạt động quản l c n chịu trách nhiệm cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công nh m phục vụ lợi ích công cộng, hông vì lợi nhuận, đáp ứng các nhu cầu chung và hợp pháp của tổ chức, công dân, xã hội; các hoạt động này được diễn ra thường xuyên, liên tục và để bảo đảm phục vụ mọi nhu cầu hàng ngày của công dân thì chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện, giải quyết ịp thời các nhu cầu trên của nhân dân
Trong thời gian qua, chính quyền cấp xã đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đáng ghi nhận Tuy nhiên, những đổi mới cũng như những cải cách về cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung và Ủy ban nhân dân nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục điều chỉnh, cải cách Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương ở hu vực đô thị và ở nông thôn dù đã
có sự tách bạch cụ thể, nhưng đô thị ở Thành phố đô thi đặc biệt vẫn khác hẳn đô thị ở các Tỉnh, Thành hác nên việc quản lý của chính quyền đô thị vẫn c n nhiều bất cập so với yêu cầu nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh ơn nữa bộ máy hành chính hiện nay vẫn c n quá
Trang 42
cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, hông xác định rõ chức năng thẩm quyền cụ thể của một số cơ quan nên dễ dẫn đến chồng chéo, trùng lắp đùn đẩy công việc và theo xu hướng dồn việc về cho cơ sở
Là một công chức đang công tác tại một đơn vị hành chính cấp
cơ sở thuộc Thành phố ồ Chí Minh, bản thân thức được sự cần thiết và cấp bách của việc nghiên cứu từ thực tiễn, đối chiếu với lý luận để góp phần giải đáp các vấn đề trên Với các l do trên, bản
thân chọn đề tài là “Tổ chức và hoạt độ của Ủy ban nhân dân phường từ thực tiễ Q ậ B h Thạ h, Th h phố Hồ Chí
Mi h” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành uật iến Pháp và ành
Chính
2 Tình hình nghiên cứu
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường không còn là vấn đề mới nhưng luôn là đề tài mang tính thời sự, là vấn đề phức tạp, hông đơn giản Vì thế mà Đảng và Nhà nước ta đã nêu lên rất nhiều quan điểm, chủ trương lãnh đạo tổ chức, hoạt động cũng như giới khoa học pháp l cũng rất quan tâm nghiên cứu
Thể hiện cụ thể trong sách “ Tổ chức chính quyền nhà nước ở địa phương” (lịch sử và hiện tại) của PGS.TS Nguyễn Đông Dương (nay
là GS.TS), NXB Đồng Nai năm 1997 Sách “ Cải cách hành chính địa Phương – lý luận và thực tiễn” của tác giả Tô Tử Hạ, Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn Hữu Đức, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội năm
1998
Cũng như các đề tài cấp Bộ về: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nh m xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo tinh thần Nghị quyết Trung Ương 5 hóa X do PGS.TS
Lê Thị Vân Hạnh làm chủ nhiệm năm 2009 Ngoài ra c n rất nhiều bài Luận văn thạc sĩ cũng nêu về đề tài này
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến Chính quyền địa phương trong đó có Ủy ban nhân dân nhìn trên khía cạnh là cơ sở khoa học để tác giả kế thừa, phát triển cho đề tài nghiên cứu của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần tham gia nghiên cứu, khảo sát về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân phường trong giai đoạn thi hành
Trang 53
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (hiệu lực từ ngày 01/01/2016), từ thực tiễn tại quận Bình Thạnh để đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Ủy ban nhân dân – bộ máy hành chính nhà nước tại phường nh m hướng đến mục tiêu hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương ở phường hoặc kiến nghị, đề xuất chuyển đổi sang thực hiện mô hình đơn vị hành chính inh tế
đặc biệt tại Thành phố ồ Chí Minh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn sẽ trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường theo uật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 uận văn hảo sát thực trạng tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân các phường trong điều kiện hiện nay tại quận Bình Thạnh, Thành phố ồ Chí Minh để làm r cơ cấu tổ chức, hoạt động của ủy ban nhân dân, các thành viên và mô tả công việc của các chức danh cán bộ, công chức, bán chuyên trách tại
ủy ban nhân dân phường
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động của bộ máy ủy ban nhân dân phường
và cơ chế phối hợp hoạt động với các tổ chức liên quan trong điều kiện thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở đề tài và mục đích nghiên cứu của Luận văn là “Tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường theo uật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015”, tác giả sẽ tập trung chủ yếu vào các vấn đề về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường
4.2 Phạm vi nghiên cứu
uận văn chỉ nghiên cứu hoạt động của Ủy ban nhân dân phường (tại quận Bình Thạnh), hông nghiên cứu Ủy ban nhân dân xã và thị trấn
Chỉ nghiên cứu cơ quan ủy ban nhân dân phường (cơ quan hành chính) với các cán bộ chuyên trách và đội ngũ hông chuyên trách có liên quan đến hoạt động điều hành của cơ quan ủy ban nhân dân phường; không bao hàm các thành tố khác trong hệ thống chính trị
Trang 64
như Đảng ủy phường, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp trong mối liên hệ phối hợp công tác với ủy ban nhân dân phường
Chỉ tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường về cơ cấu tổ chức bộ máy; về nhiệm vụ của ủy ban nhân dân, của các thành viên ủy ban nhân dân và công việc cụ thể của các công chức chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân phường; về mối quan công tác của ủy ban nhân dân phường Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ viện dẫn thực trạng tổ chức và hoạt động tại một số phường thuộc quận Bình Thạnh (là một quận đang thực hiện đô thị hóa) để chứng minh hiệu quả hoạt động các Ủy ban nhân dân Phường, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp với thực tế hiện nay
Giới hạn về mặt thời gian để nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào thời điểm Luật Tổ chức chính quyền địa phương có hiệu lực đến thời điểm viết luận văn
5 Phươ pháp luậ v phươ pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận khoa học và phương pháp nghiên cứu của ngành uật iến pháp và ành chính, tác giả đã phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong luận văn như sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh: Trên cơ sở thu thập thông tin thứ cấp, tiến hành phân tích dữ liệu, tài liệu, từ đó so sánh, tổng hợp để rút ra kết luận về đối tượng nghiên cứu
Phương pháp thống ê, chọn mẫu: sử dụng trong mô tả và phân tích về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn nghiên cứu
6 Ý hĩa lý l ận và thực tiễn của luậ vă :
Về mặt lý luận, Luận văn đã góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã góp phần làm rõ về tổ chức, về hoạt động cũng như cơ chế phối hợp của cơ quan Ủy ban nhân dân Phường với các tổ chức liên quan trong điều kiện mới hiện nay, mặt hác cũng là cơ sở để chính quyền và Đảng bộ Thành phố ồ Chí Minh nghiên cứu đề xuất xây dựng mô hình đơn vị ành chính – inh tế đặc biệt trong tương lai
Trang 75
7 Kết cấu của Luậ vă :
Ngoài phần mở đầu và phần ết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của ủy ban nhân dân phường tại Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức, hoạt động của ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn Quận Bình Thạnh, Thành phố ồ Chí Minh
_
Trang 86
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1 hái át về Ủy ba hâ dâ Phường
Khái niệm ủy ban nhân dân phường
Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có thẩm quyền chung, hoạt động với tư cách là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân phường, chịu sự giám sát của nhân dân
Đặc điểm của ủy ban nhân dân phường:
Luận văn nêu những đặc điểm chung của Ủy ban nhân dân
phường trên cơ sở đó, xác lập vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân phường được thể hiện cả trong hệ thống chiều ngang lẫn chiều dọc và thể hiện ở các nội dung được quy định trong pháp luật
Theo điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã nêu: “Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”
Nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân phường
Luận văn dựa vào quy định tại Điều 63 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương nêu các nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban nhân dân phường
+ Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân Phường quyết định các nội dung (quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 61 của Luật này)
và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường + Tồ chức thực hiện ngân sách địa phương (quản l , điều hành ngân sách Nhà nước tại Phường)
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền
Nguyên tắc hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường Ủy ban
nhân dân hoạt động theo nhiệm kỳ (5 năm) cùng với Hội đồng nhân dân cùng cấp; theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định rõ những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền
Trang 97
hạn của Ủy ban nhân dân thì phải do Ủy ban nhân dân quyết định, những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND do cá nhân chủ tịch UBND quyết định Có sự phân định rõ phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân và chủ tịch UBND đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của chủ tịch Ủy ban nhân dân
Sự khác nhau giữa Ủy ban nhân dân Phường với Ủy ban nhân dân xã và thị trấn:
Mặc dù về địa vị pháp lý thì vai trò của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là giống nhau, nhưng cũng có nhiều nội dung quản
lý khác nhau:
+ Về vị trí, vai trò: Phường n m trong đô thị, “Đô thị là trung tâm
chính trị, hành chính, kinh tế - xã hội”, là hạt nhân và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương (vùng, tỉnh, thành phố)
+ Về kinh tế: kinh tế phường là kinh tế đa ngành, chủ yếu là phi
nông nghiệp tập trung các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, … tốc độ tăng trưởng cao, tập trung và
là nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phương C n inh tế ở Xã chủ yếu là kinh tế đơn ngành, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
+ Về địa giới hành chính và dân cư, cơ sở hạ tầng: địa giới hành
chính của Phường nhỏ, chỉ thực sự có nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước, mọi lĩnh vực hoạt động khác hầu như hông có sự phân biệt địa giới hành chính Mật độ dân số cao, thành phần dân cư
đa dạng, có nguồn gốc từ nhiều nơi tập trung lại, không thuần nhất, mang theo những phong tục, tập quán và lối sống khác nhau, liên kết lỏng lẻo Người dân ở Phường có trình độ học vấn và dân trí cao hơn
ở nông thôn Do đó quản l dân cư đô thị hó hăn và phức tạp hơn nhiều so với nông thôn Dân cư nông thôn đơn giản thuần nhất, gắn kết với nhau từ lâu đời có tính truyền thống và huyết thống tạo nên những bản sắc, phong tục, tập quán riêng của từng địa phương, thậm chí của từng ấp, từng xã
1.2 Tổ chức và hoạt động của Ủy ba hâ dâ Phường
Ủy ban nhân dân Phường gồm có Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên phụ trách quân sự, ủy viên phụ trách công an Ủy ban nhân dân phường loại I có không quá hai phó chủ tịch; Phường loại II và loại III có một phó chủ tịch
Trang 108
Hoạt động của Ủy ban nhân dân Phường: Thực thi các nhiệm vụ
quản l hành chính nhà nước trên địa bàn theo cơ chế phân cấp, phân quyền của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.Tổ chức việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Hiến Pháp và pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Đảng ủy, ĐND Phường đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn ướng dẫn, tạo điều kiện để các Khu phố, tổ dân phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ có tính chất tự quản trong hu dân cư
Thông qua các phiên họp thành viên Ủy ban nhân dân hàng tháng và đột xuất để đánh giá xem ết quả thực hiện công tác trong tháng trước và đề ra chương trình công tác tháng sau, bàn giải pháp thực hiện các nội dung theo chỉ đạo của cấp trên và Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân Phường cũng như giải quyết các đơn thư, phản ánh, kiến nghị của nhân dân
Là một cơ quan thuần túy về quản l hành chính nhà nước, thực hiện các công việc quản l hành chính nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và một số nhiệm vụ do cấp trên giao cụ thể như sau:
+ Về lĩnh vực Kinh tế: UBND Phường xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trình ĐND quyết định, trên cơ sở thực hiện quản
lý hoạt động của các tổ chức kinh tế (gồm kinh tế hộ gia đình, cá thể, Doanh nghiệp, công ty…) trú đóng trên địa bàn phường b ng hệ thống Pháp luật cũng như tổ chức kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo các quy định
+ Về ngân sách: UBND Phường xây dựng dự toán thu chi ngân sách vào cuối năm trước trình ĐND phê duyệt để tổ chức thực hiện cho năm sau theo chỉ tiêu được UBND quận phân bổ ngân sách cho địa phương, phối hợp cùng với các cơ quan chuyên môn cấp quận (phòng tài chính, kho bạc) trong việc hướng dẫn quản lý và
sử dụng ngân sách đúng quy định của Luật Ngân sách và cơ chế tự chủ, cũng như báo cáo thu chi đúng tiến độ
+ Về lĩnh vực đô thị, quản l địa giới hành chính:
UBND Phường thực hiện quản l đất đai, địa giới hành chính,
cơ sở hạ tầng, cảnh quang môi trường cũng như các công trình công cộng tại địa phương Tổ chức và phối hợp kiểm tra các công trình xây dựng, trật tự đô thị trên địa bàn, đồng thời được phép huy động
sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để thực hiện các công trình
Trang 119
công cộng, phúc lợi theo nguyên tắc “dân chủ, tự nguyện” (xã hội hóa) có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng theo chế độ qui định
+ Về lĩnh vực văn hóa: UBND Phường chịu trách nhiệm quản
lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân; quản lý và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, các công trình nghệ thuật trên địa bàn cũng như iểm tra xử lý các trường hợp không thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về lĩnh vực Văn hóa Tổ chức thực hiện các mô hình văn hóa tại cộng đồng dân cư trong phong trào “Toàn dân đoàn ết xây dựng đời sống văn hóa”, thông qua các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các lễ hội, cũng như bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa, các điểm du lịch tại địa phương
+ Về lĩnh vực xã hội: công tác quản l nhà nước đối với lĩnh vực xã hội là việc thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước
nh m điều chỉnh những quan hệ xã hội của con người, giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra, thực hiện bình đẳng, công b ng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người; mục tiêu là chăm lo, phục vụ tốt cho mọi công dân kể từ lúc người đó được sinh ra cho đến hi người đó qua đời; giải quyết các chính sách theo đúng quy định pháp luật cho trẻ em, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó hăn, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo; thực hiện các chính sách đền ơn đáp nghĩa; phối hợp tổ chức chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh; tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động, thực hiện chính sách giảm hộ nghèo và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn Phường
+ Về lĩnh vực An ninh – quốc phòng: Quản l nhà nước về quốc phòng – an ninh là quá trình nắm và điều hành b ng pháp luật, chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của cơ quan nhà nước để giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, thế trận An ninh nhân dân; thực hiện công tác tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế hoạch; đăng , quản lý và huấn luyện quân nhân dự bị động viên; huấn luyện và sử dụng lực lượng Dân quân tự vệ
Trang 1210
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo An ninh trật tự trên toàn địa bàn, quản lý việc đăng tạm trú, tạm vắng của công dân và người nước ngoài tại địa phương Thực hiện các giải pháp, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, kéo giảm Phạm pháp hình sự và xây dựng phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc’
+ Về công tác dân tộc, tôn giáo: Quản l nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo là việc thực hiện các chính sách Pháp luật của Nhà nước đối với người dân tộc và các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo tại địa phương nh m đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đạt tiêu chí: Bình đẳng, đoàn ết và công b ng xã hội (Tốt đời đẹp đạo), thể hiện tinh thần đoàn ết các dân tộc, đoàn ết tôn giáo cùng xây dựng địa phương
+ Về việc thực hiện cải cách hành chính và thi hành pháp luật: Công tác cải cách hành chính là một nhiệm vụ trọng tâm cho việc duy trì hiệu quả hoạt động của UBND Phường, nâng cao niềm tin của người dân đối với Nhà nước Việc thi hành Pháp luật, trong đó phổ biến giáo dục pháp luật là hâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối đề chuyển tải pháp luật đi vào cuộc sống, để cho tất cả các cơ quan, tổ chức và đoàn thể xã hội biết và sử dụng một cách có hiệu quả công cụ, phương tiện Nhiệm vụ của UBND Phường là phải truyền tải thông tin pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống của nhân dân nh m nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật dần dần hình thành niềm tin và thói quen chấp hành pháp luật của công dân; thành lập các tổ công tác hòa giải nh m hạn chế các mâu thuẫn tranh chấp trong nhân dân, giảm bớt các vụ việc tại Phường cũng như đề xuất Quận xử lý các vi phạm theo quy định của Pháp luật
+ Về quản lý biên chế và sử dụng định biên cán bộ công chức
và đội ngũ bán chuyên trách: thực hiện đúng theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã Số lượng công chức ở Phường được giao từ 22 đến 25 biên chế
và nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh được quy định tại Thông tư
số 06/2012/TT-BNV 30/10/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã,
Trang 1311
phường, thị trấn quy định công chức xã, phường, thị trấn làm công
tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã
Trong phần này Luận văn trình bày cụ thể mô tả hoạt động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Phường, của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, hoạt động của các ủy viên UBND và của các khối trực thuộc UBND (công chức chuyên môn và những người hoạt động hông chuyên trách - bán chuyên trách)
1.3 Các yếu tố tác độ đến tổ chức và hoạt động của Ủy ban
+ Các yếu tố văn hóa - xã hội và yếu tố quan trọng nhất,
+ Đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy Ủy ban nhân dân Phường
động của bộ máy Ủy ban nhân dân phường hiện nay