Câu 1:bất kì nhà quản trị nào cũng cần phải có tầm nhìn toàn cầu - Tầm nhìn toàn cầu là tầm nhìn về hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp vượt qua ngoài biên giới quốc gia - Tầm nhìn toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, hoạt động tốt hơn bởi những lý do sau: + tìm kiếm được thị trường, biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay nếu chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. khi cung của doanh nghiệp lớn hơn cầu và sản lượng chưa đạt mức tối ưu thì vấn đề mở rộng thị trường cần phải được đáp ứng nhanh chóng +tìm kiếm được nguồn lực, do nguồn lực ở các nơi trên thế giới là khác nhau, khác nhau về số lượng, giá cả, chất lượng và sự phù hợp, doanh nghiệp luôn muốn tối thiểu chi phí đầu vào nên toàn cầu hóa sẽ giúp doanh nghiệp tìm được đầu vào có chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả, số lượng phù hợp đặc biệt đối với những đầu vào có tính mùa vụ + vấn đề hiệu quả, doanh nghiệp luôn có mục tiêu đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Tổng hợp thảo luận Câu 1:bất kì nhà quản trị nào cũng cần phải có tầm nhìn toàn cầu - Tầm nhìn toàn cầu là tầm nhìn về hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp vượt qua ngoài biên giới quốc gia - Tầm nhìn toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, hoạt động tốt hơn bởi những lý do sau: + tìm kiếm được thị trường, biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay nếu chỉ kinh doanh trên thị trường nội địa thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. khi cung của doanh nghiệp lớn hơn cầu và sản lượng chưa đạt mức tối ưu thì vấn đề mở rộng thị trường cần phải được đáp ứng nhanh chóng +tìm kiếm được nguồn lực, do nguồn lực ở các nơi trên thế giới là khác nhau, khác nhau về số lượng, giá cả, chất lượng và sự phù hợp, doanh nghiệp luôn muốn tối thiểu chi phí đầu vào nên toàn cầu hóa sẽ giúp doanh nghiệp tìm được đầu vào có chất lượng, tiêu chuẩn, giá cả, số lượng phù hợp đặc biệt đối với những đầu vào có tính mùa vụ + vấn đề hiệu quả, doanh nghiệp luôn có mục tiêu đạt hiệu quả kinh doanh cao. +vấn đề an toàn, khi kinh doanh trên nhiều thị trường ở các nước khác nhau, doanh nghiệp có thể thất bại ở thị trường này nhưng lại thành công ở thị trường khác do đó doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt, giảm thiểu rủi ro + không 1 DN nào nằm ngoài quá trình toàn cầu hóa, nhà quản trị cần có tầm nhìn toàn cầu để nắm bắt cơ hội, giảm thiểu khó khăn của thách thức, có những chính sách linh hoạt để phát triển + nếu không có tầm nhìn toàn cầu, hàng hóa thị trường nước ngoài mà nhảy vào thị trường trong nước thì hàng hóa nội địa phải cạnh tranh, không có tầm nhìn toàn cầu thì ta không thể nhận biết được điều này dễ dẫn đến thụ động + bất cứ nhà quản trị cấp nào cũng cần có cái nhìn toàn cầu. nhà quản trị cấp cao phải có tầm nhìn toàn cầu để có những chính sách, chiến lược, …phù hợp với sự phát triển của công ty. Cấp thấp hơn cũng cần có tầm nhìn toàn cầu vì họ cần hiểu được những chiến lược của nhà quản trị cấp cao đề ra và đóng góp ý kiến, cố vấn cho nhà quản trị cấp cao và có quyền tự chủ hơn. Đồng thời trong quá trình kd, có nhiều vấn đề nảy sinh trong từng bộ phận nên các nhà quản trị cấp thấp cần có tầm nhìn toàn cầu để xử lý nhanh chóng và nhạy bén Câu 2. Ý kiến “ chỉ có những công ty lớn mới có thể tham gia kinh doanh quốc tế là hoàn toàn sai. Tất cả mọi công ty đều có thể tham gia kinh doanh quốc tế. kinh doanh quốc tế là tập hợp tất cả các giao dịch kinh doanh vượt qua biên giới quốc gia nhằm phục vụ lợi ích của các chủ thể khác nhau. Khi tham gia kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp huy động và sử dụng nguồn lực để tổ chức sản xuất và kinh doanh trên thị trường nước ngoài. Nguồn lực ở đây bao gồm yếu tố hữu hình và vô hình: con người, vốn, máy móc thiết bị, công nghệ, kinh nghiệm, bí quyết…… các doanh nghiệp nào cũng nguồn lực của mình, do đó họ có thể sử dụng chucngs để kinh doanh trên thị trường nước ngoài, họ cần phải xây dựng chiến lược riêng cho mình Những DN nhỏ cũng có thể trở thành người khổng lồ khi họ tìm được cơ hội và tạo được sự khác biệt. họ có thể dựa vào sự trợ giúp của nhà nước về vốn, CN,… và với môi trường toàn cầu, các DN nhỏ sẽ thành công khi tìm ra thị trường ngách. Đại Dương Xanh; đi trước đón đầu công nghệ với công thức phù hợp hay tìm ra điểm khác biệt của sp và cũng có thể phát triển sp phụ trợ, phương pháp bán hàng mới,… thì họ sẽ thành công Câu3 Toàn cầu hóa sẽ dẫn đến hình thành thị trường thống nhất Lợi ích của toàn cầu hóa - Giúp DN tiếp cân được khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới - Giảm chi phí vận tải thông tin liên lạc thế giới - Những nước đang phát triển thu hút được FDI, đẩy mạnh thương mại với các nước phát triển - Mở rộng thị trường, tạo được thị trường chung - Giao lưu quốc tế được mở rộng, có điều kiện tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại - DN mở rông thị trường, hoạt động kd hiệu quả hơn Mặt trái của toàn cầu hóa - Năng lực của các quốc gia là khác nhau, các quốc gia kém phát triển nếu không bắt kịp được cơ hội toàn cấu hóa sẽ bị thụt lùi, chênh lệch giàu nghèo càng lớn trên toàn cầu - Cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trong nước mà là toàn cầu - Mặc dù tự do kd, thương mại tự do nhưng còn tồn tại sự bất bình đối với một số quốc gia đặc biệt là những nước nghèo, ví dụ như trong vấn đề đàm phán hợp đồng kinh doanh - Những quốc gia đang phát triển, chậm phát triển được tiếp cận khoa học kĩ thuật , máy móc thiết bị thì đó chỉ là những công nghệ đời thứ 2, 3 thậm chí là phế thải của các nước công nghiệp nên hiệu quả đầu tư không cao, phát triển kte chậm - Phân hóa xã hội ngày càng mạnh mẽ - Đối mặt với nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như vấn đề môi trường - Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên - Nảy sinh nhiều vấn đề toàn cầu, tệ nạn xã hội, tội phạm quốc tế……… Chương 2: của thủy nè Câu 1: Hai SV tranh luận với nahu về lý do họ không chọn môn học kinh doanh quốc tế. SV thứ nhất nói: “Công việc dự kiến của mình chẳng liên quan gì đến kinh doanh quốc tế cả, và mình cũng không có ý định ra nước ngoài làm việc”. “Đúng vậy”, sinh viên thứ 2 tán đồng, “Văn hóa các nước khác thật xa lạ, và có lẽ họ nên học cách thức kinh doanh của chúng ta”. Bạn sẽ phản bác như thế nào ý kiến của các sinh viên này? Như ở chương trước chúng ta đã biết “Bất kì nhà quản trị doanh nghiệp nào cũng phải có tầm nhìn toàn cầu” nhất là trong thời kì mở cửa hội nhập hiện nay.Việc có tầm nhìn toàn cầu dù chưa mở cửa hay hội nhập đều là rất cần thiết, DN luôn phải ở thế chủ động trước khi tham gia hội nhập. Nếu DN hài lòng với thị trường nội địa thì trong thời gian tới, DN sẽ phải chịu rất nhiều áp lức từ những đối thủ cạnh tranh cùng ngành trong và ngoài nước với các sản phẩm, dịch vụ với chi phí rẻ hơn và chất lượng tốt hơn. Do đó dù bạn làm việc ở vị trí nào tỏng DN, khi DN đã có định hướng tham gia kinh doanh quốc tế thì bạn nhất thiết cần phải biết các kiến thức liên quan đến lĩnh vực này. Kinh doanh quốc tế không phải là chỉ những kiến thức liên quan đến việc hoạt động hướng ra bên ngoài của công ty mà sự vận hàng của nội bộ công ty khi công ty quyết định phát triểm ra toàn cầu, nó liên quan đến vấn đề nhân sự và liên quan trực tiếp đến việc làm của mỗi cá nhân. Với ý kiến cảu SV thứ 2 “Văn hóa các nước khác thật xa lạ, và có lẽ họ nên học cách thức kinh doanh của chúng ta”. Đúng điều này tất nhiên đúng khi 1 công ty nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam. “” Nhập gia tùy tục” có hiểu cặn kẽ cách thức kinh doanh và con người thì mới có thể phát triển được công việc kinh doanh. Nhưng ngay cả khi 1 DN nước ngoài làm việc tại Việt Nam họ vẫn mang theo cách thức làm việc của nước họ, nên nếu muốn công việc được suôn sẻ thì điểu tất yếu là chúng ta cần học và tìm hiểu về cách thức làm việc của nước họ. Nhất là khi nước ta vẫn đang là nước đang phát triển việc thể hiện 1 thái độ cầu thị có nhu cầu tìm hiểu và thích ứng nhanh với môi trường làm việc mới luôn gây được thiện cảm và khả năng phát triển tốt cho DN Việt Nam ngay cả khi làm việc trong nước hay hướng ra nước ngoài. Việc học môn kinh doanh quốc tế là điều thực sự cần thiết với 1 sinh viên kinh tế. Câu 2: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: Bản hợp đồng ký kết có thể sẽ có lợi cho bên nào hơn? Tại sao? Bạn suy nghĩ như thế nào về hành vi của các nhà quản trị Mỹ và Nhật Bản trong tình huống này? Theo em nghĩ bản hợp đồng có thể sẽ có lợi cho bên Mỹ. Đối với người Mỹ “SỐNG ĐỂ LÀM VIỆC” do đó công việc tạo nên tính cách của con người Mỹ. Khi phía đối tác Nhật mời nhà kinh doanh người Mỹ đi chơi gôn và sau 2 ngày chơi ông ta luôn thắng, điều đó có thể chứng tỏ ông ta không hề muốn thua trong bất cứ lĩnh vực nào. Thái độ hành xử trong cuộc sống cũng chính là thái độ trong làm việc của người Mỹ. Vậy nên bản hợp đồng được kí kết sẽ có lợi cho bên Mỹ. Với người Mỹ thời gian chính là nguồn của cái quý giá giống như nước và than đá, những thứ mà con người có thể sử dụng tốt và cũng có thể sử dụng không tốt: “Thời gian là tiền bạc”, “Cuộc đời bạn chỉ có từng ấy thời gian và bạn nên sử dụng nó một cách khôn ngoan”. Khi người Mỹ đã lên lịch thì họ sẽ nhất định sẽ làm theo kế hoạch đó. Do vậy nhà kinh doanh người Mỹ trong tình huống đã rất khó chịu khi đến ngày thứ 3 trong chuyến đi của mình mà vẫn nhận được lời mời đi chơi gôn. Nhưng ngay cả khi chơi gôn người Mỹ vẫn dành ưu thế, điều này tạo ra lợi thế cho họ khi kí kết hợp đồng. Đối với đối tác kinh doanh người Nhật, họ cũng rất quý trọng thời gian, họ luôn theo sát kế hoạch đã đề ra và làm việc liene tục trong 1 khoảng thời gian dài. Kế hoạch đi chơi gôn đã nằm sẵn trong kế hoạch của họ, đó không chỉ là việc đi chơi bình thường mà đó là việc đánh giá thái độ và khả năng xử lý tình huống của đối tác người Mỹ. Việc đó có thể tạo ra lợi thế cho họ và giúp họ có sự chuẩn bị tốt cho việc kí kết hợp đồng. Bài của Thủy viết theo văn mà giờ t không tổng hợp được nữa nên mọi người đọc cả 2 bài nhé. Chương 2 của lan Không phải cứ công viêc có liên quan tới quốc tế thì mới học kinh doanh quốc tế Trước hết ta cần phải hiểu kinh doanh quốc tế là tổng hợp các giao dịch kinh doanh vượt ra biên giới các quốc gia nhằm phục vụ lợi ích của các chủ thể khác nhau. Khi kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp huy động sử dụng nguồn lực để tổ chức sx kinh doanh trên thị trường nước ngoài Như vậy kinh doanh quốc tế đề cập tới rất nhiều vấn đề như vấn đề toàn cầu hóa, môi trường kinh doanh quốc tế, văn hóa, chính trị, thương mại hóa,…đây là các vấn đề mà ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống, mọi khía cạnh của kinh doanh. Khi học kinh doanh quốc tế, ta không chỉ học về quốc tế mà còn học về quốc gia, so sánh, tiếp thu và giao lưu văn hóa, kinh nghiệm kinh doanh ,…ở các quốc gia khác để làm giàu vốn kinh doanh của mình, trau dồi kinh nghiệm, tích lũy kiến thức để có cái nhìn tổng quát hơn về thế giới kinh doanh, có phản ứng nhanh nhạy trước những biến động của thị trường. Trước hết tất cả những điều ấy phục vụ cho kinh doanh ở trong nước. Xu thế toàn cầu hóa là xu thế chung của thế giới hiện nay. Thế giới bây giờ được coi là “ thế giới phẳng”, tất cả các hoạt động kinh doanh của các công ty liên kết với nhau như 1 mắt xích không thể tách rời. nếu 1 mắt xích đó biến động thì tất cả các mắt xích khác trong chuỗi đó cũng bị ảnh hưởng. vì vậy khi không có cái nhìn chính xác và toàn diện về môi trường kinh doanh quốc tế thì công ty sẽ bị cô lập và có nguy cơ bị phá sản, mình sẽ bị tụt hậu với kiến thức của nhân loiaj và mọi người Khoảng cách về địa lý không còn là trở ngại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã làm cho mọi người trở nên gắn kết. và trên thế giới, các sự việc, hiện tượng thay đổi từng giờ. vì vậy không học hỏi kinh doanh quốc tế, ta không có cái nhìn đúng đắn và phù hợp, không thể giao tiếp,…với mọi người ở nước khác thì công việc kinh doanh của chúng ta không thể tốt đẹp được. mặt khác, 1 trong những điều hết sức quan trọng trong cuộc sống hiện nay là “quan hệ” vì vậy, học hỏi về kinh doanh quốc tế chính là 1 bước đệm quan trọng cho mõi con người phát triển mối quan hệ của mình. Ai cũng chỉ muốn làm ăn và nói chuyện với người có hiểu biết chứ không ai muốn làm việc với những người cổ hủ, lạc hậu và chậm tiến Theo quan điểm của Lê- nin thì mỗi người cần “ học, học nữa, học mãi”. Chỉ khi có 1 vốn kiến thức nhất định thì ta mới có thể tự tin và từng bước chinh phục thương trường, dù đó là thương trường ở đau và như thế nào Câu 2: bản hợp đồng đó có lợi cho bên Nhật hơn ngày t1: người Nhật mời người Mỹ thì có thể là tìm hiểu đối tác và tạo sự thân thiết, gần gũi và đàm phám với người Mỹ nhưng người Mỹ không hiểu điều ấy vì theo văn hóa Mỹ, thì chơi là đi chơi, thời gain giao dịch chỉ được tính từ khi ngòi vào bàn đàm phán tới lúc kết thúc đàm phán ngày thứ 2: có thể người Nhật đã biết văn hóa của người Mỹ muốn thể hiện cái tôi cá nhân nên người Nhật lợi dụng trong khi người Mỹ không hiểu văn hóa của người Nhật nên bị tốn thời gian mà, nước chủ nhà là Nhật, có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng những điều khoản trong hợp đồng, soạn thảo được những điều có lợi cho mình trong khi người Mỹ là khách, không hiểu văn hóa của Nhật, lại chịu sức ép thời gian hoàn thành công việc và thời gian về nước nên sẽ không nghiên cứu sâu, và không có nhiều thời gian để đàm phán về những điều khoản có lợi có mình. Như vậy, người Mỹ phải ký hợp đồng khi thời gian hết sức eo hẹp Hành vi của người Nhật và người Mỹ: sự khác biệt về văn hóa Người Nhật: coi thời gian đàm phán là từ lúc 2 bên tìm hiểu nhau. Đối với người Nhật, thời gian khởi đầu của đàm phán là rất quan trọng. họ có thói quen tìm hiểu nhau, tạo lòng tin rồi mới ngồi vào bàn đàm phán Nhưng đối với người Mỹ: họ rất coi trọng thời gain. Họ không quan trọng thời gian cho khởi đầu đàm phán. Họ nghĩ thời gian đó không cần thiết và họ chỉ coi thời gian đàm phán là từ lúc ngồi vào bàn thương lượng. người mỹ lại làm việc có lịch trình sẵn, cụ thể, nơi làm việc phải cụ thể rõ ràng còn người Nhật thì nơi làm việc linh hoạt hơn, họ có thể vừa chơi, vừa bàn luận công việc. người Mỹ tỏ thái độ khó chịu khi ngày t3 người Nhật mời đi chơi- đây là 1 thái độ không tốt trong giao dịch và đàm phán Người Mỹ thì không hiểu được văn hóa đó của người Nhật nên đã gây lãng phí thời gian cho mình Người Nhật thì hiểu được văn hóa và tác phong của người Mỹ nên lợi dụng, rủ họ đi chơi, khơi dậy lòng tự tôn, cái TÔI cá nhân và dùng sức ép thời gian với người Mỹ Nếu người Mỹ hiểu được văn hóa người Nhật thì ngay ngày thứ 1 họ có thể bàn công việc 1 cách khái quát và ngày t2 thì nên khéo léo từ chối. vì người Nhật có thể bàn công việc khi đi chơi Chương 3: CÂU 1: Bạn đánh giá như thế nào về mức độ rủi ro chính trị đối với các công ty nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam? TRẢ LỜI: -Mức độ rủi ro ở VN nhìn chung là thấp. -Những rủi ro chính: sự thay đổi chính sách của chính phủ hệ thống luât pháp thếu rành mạch, hay thay đổi không đồng bộ và chưa đầy đủ. Tệ nạn quan liêu của bộ máy công chức được xem là rào cản “phi thuế suất” lớn nhất của Việt Nam bởi nó làm chậm các dự án và cản trở thương mại tham nhũng là một yếu tố làm giảm hiệu năng hoạt động của chính phủ việt Nam, bên cạnh các vấn đề như thiếu giải trình, thiếu linh hoạt, guồng máy hánh chính quan liêu, công trình kém hiệu quả. tham nhũng có thể bất lợi đối với người nước ngoài tới đầu tư tại VN, Nếu một người hiểu văn hóa lại có thể kinh doanh tốt tại VN,tham nhũng được xếp các nguy cơ đến sự phát triển của Việt Nam và là rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tranh chấp lãnh thổ có nguy cơ xảy ra chiến tranh: năm 2011, vấn đề nóng về chính trị của VN là tranh chấp giữa VN và TQ xung quanh vấn đề quần đảo Trường Sa, khiến lien hợp quóc cũng vào cuocj và bênh vực VN, nhưng nhìn chung chúng ta vẫn giữ được hòa bình trong cả nước Hệ thống chính trị lỏng lẻo và do luật pháp thiếu minh bạch và vẫn còn tham nhũng nhiều của công an lên vẫn còn nhiều tội phạm có thể ngày cang tăng theo qui mô cũng như tăng sự tinh tế cua chúng. -bạo động, xung đột, bất ổn chính trị trong vấn đề giải phóng mặt bằng, giải quyết đất đai liên quan đến các đơn vị . Các cuộc đình công và biểu tình của công nhân cũng xảy ra ở một số nơi, phản đối của nông dân do việc nhà nước thu đất đai điều đó đã làm ra những trở ngại cho công việc làm ăn của các doanh nghiệp ngoại quốc. Tuy nhiên những điều này không nhiều và không gây nên chấn động lớn. Đội ngũ công an, an ninh đã làm rất tốt việc giữ ổng định chính trị và hạn chế các vụ nổi loạn Bạo động biểu tình xảy ra ít. Gần đây đã xảy ra những vụ phản đối của người dân trong đó có một cuộc biểu tình ở tỉnh Hà Nam gần Hà Nội để phản đối việc thu hồi đất cho một dự án xây công viên, trước đó vào năm ngoái đã có một vài vụ phản đối xảy ra ở những nơi khác. Xảy ra một số vụ phiến loạn đã từng xảy ra ở Tây Nguyên, ở SAPA và vương quốc Mèo ở Hà Giang đã gây lên hậu quả rất nặng nề và nghiêm trọng không chỉ về người và của mà còn ảnh hưởng tới quốc gia. -Bắt cóc và khủng bố gần như không có ở VN -Tẩy chay: mới lấp ló tại VN ( công ty vedan bị nông dân khởi kiện và đe dọa tẩy chay nhưng đó là do công ty không coi trọng vấn đề môi trương và vấn đề đạo đức trong kinh doanh) CÂU 2: Các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh ở Mỹ có thể gặp phải những rủi ro gì về chính trị và pháp lý? Theo bạn thì các doanh nghiệp đó cần làm gì để hạn chế những rủi ro đó? TRẢ LỜI: Sau khi VN trở thành thành viên chính thức của tô chức thương mại quốc tế (WTO) việc cấm vận thương mại của Mỹ đối với VN đã hoàn toàn được tháo gỡ mang lại cho VN những cơ hội thuận lợi để thâm nhập vào thị trường Mỹ. Sự thay đổi quan điểm của giới cầm quyền Mỹ với VN tạo điều kiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro một số trong giới cầm quyền Mỹ , môt vài tầng lớp xã hội khác chưa thực sự ủng hộ việc kinh tế hóa quan hệ giữa hai nước, kinh doanh ở nước ngoài luôn có những rủi ro pháp lý, những rủi ro có thể xảy ra. Nhưng nhìn chung đều xuất phát từ việc doanh nghiệp VN chưa thực sự hiểu biết đầy đủ những luật pháp và chính sách Mỹ, thông lệ quốc tế, văn hóa Mỹ, thị trường Mỹ về hoạt động, về sản phẩm . hệ thống luật pháp ở Mỹ rất phức tạp( họ sử dụng thông luật trong khi VN sử dụng dân luật). Các đối tác tại Mĩ thường lợi dụng điều này cùng với sự kém hiểu biết về pháp luật của người VIệt để gây bất lợi. Mà đặc trưng ở Mỹ là các bang trong hệ thống liên bang, mỗi bang có 1 luật riêng và các vấn đề lại phải dựa vào luật lien bang trước. Đây cũng là 1 bất lợi cho VN thị trường Hoa Kì cho các yếu tố về rào cản thuế quan đó là một vấn đề gây trở ngại lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp tại VN. -Mỹ sử dụng luật pháp làm công cụ để tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các tầng lớp, giai cấp đối với các doanh nghiệp VN. -Cộng đồng người Việt ở Mỹ vẫn cần những người có tư tưởng thù địch chống phá VN _Các DN VN hay bị kiện bán phá giá trên thị trường Mĩ và bị áp một mức thuế chống bán phá giá cao, gây thiệt hại cho các DN sản xuất và kinh doanh _Công đoàn, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và các tổ chức xã hội có sức mạnh và hoạt động có hiệu quả, gây sức ép lớn cho DN _ Tiêu chuẩn về kĩ thuật và chất lượng cao, được kiểm định khắt khe _hay xảy ra khủng bố và bạo loạn với quy mô lớn, khó kiểm soát. Xung đọt về tôn giáo cũng là một khó khăn về chính trị tại Mĩ - VN đứng thứ 26/30 quốc gia có lượng hàng hóa lớn nhất vào Mỹ. Nhưng năm gần đây xuât siêu của VN vào thị trường này luôn trên dưới 10 tỷ USD. Đây là những thành công lớn nhất của chính phủ VN trong việc thực hiện các hiệp định thương mại và hội nhập tăng cường xuất khẩu và đầu tư. Trước năm 2000 xuất khẩu VN sang thị trường Hoa Kì chỉ khoảng 400 triệu USD nhưng tới năm 2009 đã lên tới 13 tỷ USD, trong đó mặt hàng gia công như dệt may và giày da chiếm con số khá lớn. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO Tìm hiểu kĩ và nắm rõ luật pháp là giải pháp quan trọng để khắc phục những khó khăn về pháp lí taị thị trường Mĩ Khi muốn thâm nhập và thị trường Mĩ, việc thành lập công ty con tại xem là cần thiết, vì theo quy định của pháp luật Mỹ, công ty mẹ tại Việt Nam hoàn toàn không liên quan đến trách nhiệm trả nợ đối với công ty con nếu làm ăn thua lỗ. Đồng thời, việc thành lập công ty con cũng sẽ giúp cho các đơn vị có thể kiểm soát được hàng hóa của mình, tránh được các rủi ro khi phải thông qua nhà phân phối của Mỹ như mất thương hiệu, khó khăn khi nhận thanh toán… “Cộng đồng 1,3 triệu người Việt Nam đang sống và làm việc tại quốc gia này sẽ là một kênh quan trọng giúp doanh nghiệp vừa có thể tìm hiểu nhu cầu của đối tác, vừa quảng bá giới thiệu cho các sản phẩm. Điều này không những không mất nhiều chi phí mà còn giúp doanh nghiệp hạn chế được các rủi ro khi phải thông qua các nhà phân phối tại Mỹ” CÂU 3: Bạn suy nghĩ như thế nào về tình trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề an toàn và trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam? TRẢ LỜI: Đây là vấn đề nóng, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước đang phát triển khác. từ khi VN gia nhập WTO thì vấn đề bảo vấn đề quyền sở hữu trí tuệ được quan tâm tâm hơn nhưng tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vấn khá phổ biến và ngày càng phức tạp. xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng CN cao, sử dụng các thiết bị hiện đại làm cho người tiêu dùng khó phân biệt hàng thật / giả. Các hành vi này ngày càng nguy hiểm hơn ử tính chất vi phạm, các có tính chất chặt chẽ không những trong phạm vi lãnh thổ VN mà còn mở rộng đối với các tổ chức nước ngoài. Ví dụ nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc,